Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông

60 412 0
Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ yamaha Phương Đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, động lực chính sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là đội ngũ trí thức cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Các nhà phân tích hiện nay ngoài định nghĩa tài sản là những thứ có thể đo lường được, ví dụ như nhà máy và trang thiết bị…đã đưa ra định nghĩa tài sản ảo, ví dụ như kỹ thuật, thông tin tích lũy về người tiêu dùng, thương hiệu, danh tiếng và văn hóa Công ty là vô giá đối với năng lực cạnh tranh của Công ty. Thực ra những tài sản này thường là nguồn lực duy nhất trong lợi thế cạnh tranh. Việc phân biệt nguồn lực và năng lực của Công ty rất quan trọng: nguồn lực là tài sản mang tính sản xuất mà Công ty sở hữu, năng lực là những gì mà Công ty có thể làm. Nguồn lực cá nhân không tạo ra lợi thế cạnh tranh, chúng phải được kết hợp với nhau để tạo ra cái gọi là năng lực tổ chức.Chính năng lực là thứ cần thiết tạo ra năng suất và lợi thế cạnh tranh. Phát huy nhân tố con người là vấn đề rộng lớn và rất phức tạp. Làm thế nào để phát huy được nhân tố con người để họ phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là một vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu tương đối cơ bản.Nguồn lực con người là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp, nó mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Một doanh nghiệp muốn phát triển đi lên thì phải sử dụng triệt để nguồn lực con người.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh MỤC LỤC 1 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 2 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, động lực chính sẽ là nguồn nhân lực có chất lượng cao, là đội ngũ trí thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các nhà phân tích hiện nay ngoài định nghĩa tài sản là những thứ có thể đo lường được, ví dụ như nhà máy và trang thiết bị…đã đưa ra định nghĩa tài sản ảo, ví dụ như kỹ thuật, thông tin tích lũy về người tiêu dùng, thương hiệu, danh tiếng và văn hóa Công ty là vô giá đối với năng lực cạnh tranh của Công ty. Thực ra những tài sản này thường là nguồn lực duy nhất trong lợi thế cạnh tranh. Việc phân biệt nguồn lực và năng lực của Công ty rất quan trọng: nguồn lực là tài sản mang tính sản xuất mà Công ty sở hữu, năng lực là những gì mà Công ty có thể làm. Nguồn lực cá nhân không tạo ra lợi thế cạnh tranh, chúng phải được kết hợp với nhau để tạo ra cái gọi là năng lực tổ chức.Chính năng lực là thứ cần thiết tạo ra năng suất và lợi thế cạnh tranh. Phát huy nhân tố con người là vấn đề rộng lớn và rất phức tạp. Làm thế nào để phát huy được nhân tố con người để họ phục vụ tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, kinh tế đất nước nói chung đang là một vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu tương đối cơ bản.Nguồn lực con người là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia cũng như của mỗi doanh nghiệp, nó mang ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Một doanh nghiệp muốn phát triển đi lên thì phải sử dụng triệt để nguồn lực con người. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông(Công ty) được thành lập năm 2002, là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ với hoạt động chính là chuyên phân phối cho khách hàng những những dòng xe gắn máy do YAMAHA Motor Việt Nam sản xuất, chuyên cung 3 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh cấp phụ tùng YAMAHA chính hiệu và dịch vụ sau bán hàng. Để có thể đạt được các chỉ tiêu kế hoạch cũng như mục tiêu chiến lược đã đề ra, Công ty cần có sự kết hợp và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó không thể không chú ý đến nguồn lực con người. Khi nhân viên có động lực làm việc thì họ rất hăng say, nhiệt tình, đam mê với công việc, điều đó sẽ góp phần vào việc đạt được mục tiêu của Công ty. Việc kinh doanh hiệu quả góp phần cải thiện điều kiện lao động, đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao. Vấn đề người lao động quan tâm giờ đây không chỉ đơn thuần là những nhu cầu vật chất mà còn bao gồm cả những nhu cầu về tinh thần. Vì vậy Công ty cần phải nhận biết được nhu cầu đang tồn tại của nhân viên để đáp ứng nhu cầu đó.Trên thực tế, công tác tạo động lực nói chung và tạo động lực phi kinh tế nói riêng cho nhân viên tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đôngmặc dù được chú trọng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, em mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông” cho chuyên đề thực tậpvới mong muốn trau dồi kiến thức bản thân về vấn đề quản lý nhân sự nói chung và tạo động lực cho người lao động nói riêng, cũng như đóng góp một phần cho sự phát triển bền vững của Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến việc tạo động lực phi kinh tế làm việc cho người lao động - Phân tích thực trạng công tác tạo động lực phi kinh tế làm việc cho người lao động tại Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông - Đánh giá thực trạng việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông trong thời gian vừa qua 4 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông 3. Đối tượng nghiên cứu Là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến động lực phi kinh tế cho người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu các chính sách nhằm tạo động lực phi kinh tế cho nhân viên tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông - Về thời gian: Giải pháp được đề xuất trong đề tài có ý nghĩa cho thời gian trước mắt 5. Phương pháp nghiên cứu (lý luận và thực tế) Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên thì đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử,phương pháp điều tra tham khảo thực tế, tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu và các phương pháp khác. 6. Cấu trúc chuyên đề:Gồm 3 chương - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về động lực và tạo động lực phi kinh tế trong lao động  Chương 2: Tình hình thực hiện công tác tạo động lực phi kinh tế cho nhân viên tại Công tyTNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông  Chương 3: Các biện pháp có tính phi kinh tế để tạo động lực cho người lao động tại Công tyTNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông 5 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ TẠO ĐỘNG LỰC PHI KINH TẾ TRONG LAO ĐỘNG 1.1. Thực chất của quá trình tạo động lực phi kinh tế 1.1.1.Khái niệm về nhu cầu Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “nhu cầu”, tuy nhiên, một cách lý giải dễ hiểu nhất đó là: nhu cầu là những đòi hỏi, mong muốn và nguyện vọng của con người về vật chất cũng như tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy vào mỗi đối tượng khác nhau, tại những thời điểm khác nhau, môi trường sống khác nhau và trình độ nhận thức khác nhau mà nảy sinh những nhu cầu khác nhau. Và nhu cầu cũng là một loại động lực hay nói một cách chính xác là động lực kéo. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý con người nói chung và hành vi nói riêng, nhu cầu càng cấp bách thì động lực thúc đẩy con người hành động càng lớn. 1.1.2. Khái niệm về động lựcvà động lực phi kinh tế Theo giáo trình Quản trị nhân lực của ThS. Nguyễn Văn Điềm – PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân thì “Động lực là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tăng kết cường nỗ lực nhằm hướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó” Theo một cách lý giải khác thì “Động lực trong lao động là những nhân tố nằm nội tại trong người lao động, có tác dụng kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao và hoàn thành chỉ tiêu đặt ra.” Trong một số trường hợp, khi động lực đủ lớn thì khó khăn sẽ biến mất.Động lực là thứ giúp chúng ta hoàn thành công việc ngay cả khi chúng ta mệt mỏi, chán nản, thất vọng hay đau khổ. 6 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh Trên thực tế, động lực được chia thành hai loại: động lực kinh tế và động lực phi kinh tế. Thuật ngữ “kinh tế” và “phi kinh tế” là hai phạm trù trái ngược nhau. Nếu như động lực kinh tế tác động tới các nhu cầu vật chất của người lao động thì động lực phi kinh tế tác động tới nhu cầu tinh thần. Ví dụ, các doanh nghiệp thường tạo động lực kinh tế thông qua các chế độ chi trả lương, thưởng, phụ cấp, quà biếu, quà tặng… Và doanh nghiệp thường tạo động lực phi kinh tế bằng việc tạo môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, quan tâm, chăm lo tới đời sống tinh thần không chỉ của người lao động mà còn gia đình, người thân của họ… Có thể đưa ra khái niệm: Động lực phi kinh tế trong lao động là những kích thích con người làm việc hiệu quả hơn thông qua những giải pháp không mang tính kinh tế, ví dụ như môi trường làm việc, mối quan hệ giữa mọi người trong doanh nghiệp… Trong giới hạn nghiên cứu của chuyên đề thực tập, chúng ta sẽ chỉ tập trung đi sâu, nghiên cứu, đánh giá và phân tích vấn đề tạo động lực phi kinh tế cho người lao động. 1.1.3. Thực chất của quá trình tạo động lực phi kinh tế Tạo động lực phi kinh tế trong lao động rất quan trọng, nó giúp người lao động tìm được lý do để hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất ngay cả khi gặp những khó khăn, thách thức. Vậy, vai trò của người lãnh đạo là làm thế nào để tạo được động lực đó. Nói một cách khoa học, “Tạo động lực phi kinh tế trong lao động là hệ thống các chính sách, các biện pháp và thủ thuật quản lý có tính phi kinh tế nhằm tác động đến người lao động, làm cho người lao động có được động lực để làm việc” Và để có thể tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần phải hiểu rõ nhu cầu của họ là gì. Cũng giống như một người đi câu cá, chúng ta câu cá bằng giun, bằng mồi câu chứ không ai câu cá bằng hoa quả và bánh kẹo cả. 7 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh 1.2. Một số thuyết tạo động lực phi kinh tế 1.2.1. Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivationvà là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân… Theo đó, biện pháp tạo động lực kinh tế tác động vào nhu cầu cơ bản, và tạo động lực phi kinh tế nhằm tác động đến các nhu cầu bậc cao hơn. Vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow, biện pháp tạo động lực phi kinh tế trong lao động tác động đến những nhu cầu dưới đây: 1.2.1.1. Nhu cầu an toàn Con người cần có cảm giác yên tâm về độ an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản cần được bảo đảm. Ví dụ như khi chúng ta đi mua quần áo, mà nơi để xe không an toàn, không có người coi xe thì cũng không thể toàn tâm mua sắm một cách thoải mái được. 1.2.1.2. Nhu cầu xã hội Là nhu cầu được giao tiếp với cộng đồng, muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, có một gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy… 8 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh 1.2.1.3. Nhu cầu được tôn trọng Đây là một loại nhu cầu bậc cao của con người, khi đã đạt được các nhu cầu tối thiểu, nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội, con người nảy sinh một loại nhu cầu mới được gọi là nhu cầu được tôn trọng, điều này xuất phát từ những thành quả mà con người đạt được trong quá khứ, và họ tự hào về những gì mà mình đang sở hữu và muốn được mọi người tôn trọng, kính mến, tin tưởng. Nhu cầu loại này dẫn tới những sự thỏa mãn như quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin. 1.2.1.4. Nhu cầu tự hoàn thiện Là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow, đó là nhu cầu muốn sáng tạp, được thể hiện khả năng của mình, được cống hiến và công nhận.Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa. Như vậy, áp dụng lý thuyết của Maslow, các biện pháp tạo động lực phi kinh tế cho người lao động sẽ tác động tới các nhu cầu sau: nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự hoàn thiện. 1.2.2. Vận dụng học thuyết tăng cường của B.F.Skiner Học thuyết Skiner khẳng định: mỗi cá nhân sẽ lặp lại hành vi của mình nếu như hành vi đó được đánh giá một cách tích cực,và ngược lại, hành vi đó sẽ không lặp lại nếu như họ không nhận được sự đánh giá nào từ phía lãnh đạo hay đồng nghiệp. Vì thế, bằng những hành vi tăng cường, người lãnh đạo, quản lý cần đánh giá tích cực những cống hiến của người lao động đầy đủ và kịp thời để người lao động có thể phát huy tối đa khả năng của mình và cống hiến nhiều hơn nữa cho tổ chức. 9 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Mai Ngọc Anh Nếu như lý thuyết của Maslow tác động tới các phương diện, các yếu tố của việc tạo động lực thì lý thuyết của Skiner tác động tới các thức thực hiện các phương diện, yếu tố đó. Áp dụng lý thuyết của Skiner vào quá trình tạo động lực phi kinh tế:  Khen thưởng nhân viên (theo thuyết quản lý của phương Tây còn gọi là củ cà rốt): đó là người lãnh đạo cần phải khuyến khích, khen thưởng những gì mà người lao động làm tốt trước đó, để anh ta hiểu được đó là tín hiệu tích cực và sẽ tiếp tục làm nó ở những lần sau. Phần thưởng ở biện pháp phi kinh tế có thể chỉ là sự khen ngợi, sự đánh giá chính xác, khách quan cho những nỗ lực, cố gắng của người lao động nhưng những điều này lại có những tác động lâu dài và bền vững nếu duy trì phương thức này thường xuyên, thậm chí hình thành văn hóa trong doanh nghiệp.  Sử dụng hình phạt (hay còn gọi là cây gậy): người lãnh đạo cần phải phê bình người lao động khi anh ta mắc lỗi, chỉ rõ cho anh ta biết những gì anh ta được làm và không được làm và anh ta cần phải sữa chữa khuyết điểm đó như thế nào. Bên cạnh những lời khen, những lời chê trách, phê bình, cảnh cáo một các chính xác, kịp thời chính là những “cây gậy” tác động tới tâm lý, thói quen của người lao động để họ điều chỉnh hành vi thích hợp hơn.  Làm ngơ: người lãnh đạo, quản lý có thể làm ngơ trước những sai phạm của nhân viên trong trường hợp người lãnh đạo biết rằng sai phạm đó không có ảnh hưởng nghiêm trọng và chỉ là nhất thời, có thể bỏ qua được. Việc làm ngơ có thể tạo tâm lý thoải mái, người lao động không cảm thấy quá áp lực, gò bó, từ đó tạo tinh thần sảng khoái, kích thích năng động và sáng tạo. 1.3. Sự cần thiết tạo động lực phi kinh tế cho nhân viên trong doanh nghiệp 10 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A [...]... HIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰCPHI KINH TẾ CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ YAMAHA PHƯƠNG ĐÔNG 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông Tên Công ty: Công tyThương mại và dịch vụ ô tô xe máy Yamaha Phương Đông Địa chỉ trụ sở: 118 Thượng Lý - Hồng Bàng - Hải Phòng Công ty được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 11208, do Sở Kế hoạch và Đầu... động nhằm tạo động lực phi kinh tế cho người lao động Áp dụng cơ sở lý thuyết của Maslow và B.F.Skiner, ta có thể xây dựng mô hình các biện pháp tác động nhằm tạo động lực phi kinh tế cho người lao động: 12 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Mai Ngọc Anh Sơ đồ 1.1: Yếu tố tác động nhằm tạo động lực phi kinh t cho người lao động 1.4.1 Xác định nhiệm vụ và tiêu... nền kinh tế. Một nền kinh tế phát triển khi từng tổ chức,doanh nghiệp phát triển Tạo động lực không chỉ góp phần tác động tích cực đối với người lao động và tổ chức, mà còn tạo hiệu ứng tích cực đối với toàn xã hội 1.4 Phương hướng tạo động lực phi kinh tế trong lao động cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Việc xác định phương hướng tạo động lực phi kinh tế cần dựa vào Mô hình yếu tố tác động. .. cần đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm 2014 2.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực phi kinh tế cho người lao động tại Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yahama Phương Đông 2.2.1 Yếu tố thuộc về người lao động 30 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Mai Ngọc Anh Như đã phân tích ở trên, con người làm việc là để thỏa mãn các nhu cầu và phù... Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo cho các khách hàng trên - phạm vi toàn quốc Nâng cao thị phần của Công ty trên thị trường Yamaha motor Việt Nam Nâng cao năng suất lao động và trình độ nghiệp vụ thông qua việc làm chủ công nghệ và áp dụng các công cụ tiên tiến 2.1.5.Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông 2.1.5.1 Nguyên tắc... chán, không có động lực Do đó, một trong những hoạt động tạo động lực cho người lao động đó là “làm giàu công việc” Tại Yamaha Phương Đông, người quản lý thường đặt ra mục tiêu cao hơn 20% so với khả năng của Công ty để mục tiêu mang tính thách thức, và cũng là để toàn Công ty nỗ lực hơn nữa, từ đó nâng cao khả năng của mình, và có tới 84% số nhân viên cho rằng việc đặt kỳ vọng cao trong công việc là... lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha Phương châm của Công ty dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng” 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động Yamaha Phương Đông là Công ty chuyên phân phối cho khách hàng những những dòng xe gắn máy do YAMAHA Motor Việt Nam Sản xuất, chuyên cung cấp Phụ tùng YAMAHA chính hiệu và dịch vụ sau bán hàng Các dịch vụ của... ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông 2.3.1 Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên Bảng 4: Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên về công tác xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn làm việc Rất tốt Trung Bình Tốt Yếu Rất yếu Công ty truyền thông để nhân viên hiểu biết về tầm nhìn, sứ mệnh và phương châm hoạt động của Công ty 19% 75% 6% 0% 0% Công ty truyền thông... công nghệ thông tin, pháp chế và truyền thông 2.1.6 Đặc điểm hoạt động của Công ty có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động 2.1.6.1 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh - Bán buôn, bán lẻ xe máy và phụ tùng xe máy chính hãng Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông là một đại lý xe máy lớn, tuy nhiên nguồn hàng phụ thuộc vào nhà máy sản xuất, có những giai đoạn mà một số mặt hàng cung... 72% và tập trung tại bộ phận bảo dưỡng và sửa chữa Một số bộ phận cần có những kiến thức chuyên môn cao thì tập trung những đối tượng có bằng cử nhân và kinh nghiệm làm việc thực tế 2.1.6.3Phân tích kết quả kinh doanh 28 SV: Nguyễn Thị Bích Ngọc Lớp: Quản lý kinh tế 52A Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Mai Ngọc Anh Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông . HIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰCPHI KINH TẾ CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ YAMAHA PHƯƠNG ĐÔNG 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Yamaha Phương Đông Tên Công ty: . động lực phi kinh tế làm việc cho người lao động - Phân tích thực trạng công tác tạo động lực phi kinh tế làm việc cho người lao động tại Công tyTNHH Thương mại và Dịch vụ Yamaha Phương Đông -. giá và phân tích vấn đề tạo động lực phi kinh tế cho người lao động. 1.1.3. Thực chất của quá trình tạo động lực phi kinh tế Tạo động lực phi kinh tế trong lao động rất quan trọng, nó giúp người

Ngày đăng: 27/01/2015, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan