TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

18 11.8K 199
TIỂU LUẬN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai I. PHẦN MỞ ĐẦU Tôn giáo là hiện tượng xã hội tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đến mọi mặt của đời sống nhân loại. Hiện nay, tôn giáo ngày càng can thiệp sâu hơn vào đời sống chính trị với nhiều hình thức khác nhau; là một trong những vấn đề nhạy cảm không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới; tôn giáo và dân tộc là một trong những nhân tố tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy, không một quốc gia nào không đặt ra vấn đề phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, số lượng người theo tôn giáo khá đông (chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, số tín đồ đã chiếm khoảng 1/4 dân số). Tín đồ các tôn giáo tuyệt đại đa số là nhân dân lao động nên có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách mạng, nhiều chức sắc đã tích cực cùng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, có lúc, có nơi do nhiều nguyên nhân và sự tác động nhiều mặt của tình hình thế giới, cũng như chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch càng làm cho các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, có một số ít tôn giáo đã bị kẻ xấu lôi kéo, kích động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và tổ quốc, cũng như lợi ích của đại đa số tín đồ. Do đó, việc đề ra chính sách tôn giáo đúng đắn và thực hiện có hiệu quả chính sách đó là một vấn đề hệ trọng, không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp và nhu cầu của một bộ phận nhân dân, mà còn tác động không nhỏ đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đưa ra và thực hiện được chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Như Nghị quyết 24 (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hoạt 1 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai động tôn giáo Ngày 18/6/2004 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004; tiếp theo, ngày 01/3/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 22 nhằm cụ thể hóa tư tưởng - tinh thần Pháp lệnh, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay Đồng bào và chức sắc tôn giáo phấn khởi tín tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào chế độ XHCN thực hiện nếp sống “tốt đời đẹp đạo” góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công tác tôn giáo giúp các Giáo hội hoạt động và tiến hành các sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng luật pháp Nhà nước, ngăn ngừa được kẻ xấu lợi dụng hoạt động tôn giáo để gây rối, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - an ninh quốc phòng. Đồng thời là một địa bàn phức tạp về tôn giáo, bên cạnh những tín ngưỡng - tôn giáo cổ truyền còn một số tôn giáo được du nhập và phát triển vào những thời điểm, hoàn cảnh lịch sử khác nhau. Trong những năm gần đây tôn giáo phát triển mạnh ở vừng đồng bào dân tộc đặc biệt là tin lành kéo theo vấn đề chính trị phức tạp, nóng bỏng, nhất là khi các thế lực chính tự lợi dụng tôn giáo kết hợp với vấn đề dân tộc để thực hiện ý đồ chính trị, thì vấn đề càng phức tạp hơn nhiều, luôn được các thế lực đế quốc và bọn phản động lưu vong nước ngoài tìm mọi cách để tách khỏi lãnh thổ Việt Nam, trong quá trình thực hiện ý đồ đó các thế lực phản động luôn triệt để khai thác lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc trên địa bàn tạo nên sự bất ổn định về chính trị - xã hội. Như thực tế năm 2000, 2004 được Mỹ hậu thuẫn, nhóm người thượng lưu vong phản động (Fulrô cũ) đã thành lập ra cái gọi là “Nhà nước ĐêGa” lưu vong ở Mỹ. Chúng Tuyên truyền tư tưởng ly khai và lập ra cái gọi là “Tin lành ĐêGa” - Một tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo, lôi kéo các mục sư, truyền đạo và tín đồ Tin lành là người dân tộc ở vùng Tây nguyên nói chung và ở tỉnh Gia Lai nói 2 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai riêng đi theo cái gọi là “ Nhà nước ĐêGa độc lập” để chống phá ta trước mắt cũng như lâu dài. Xã Ia O thuộc huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai trong những năm gần đây tôn giáo có sự phát triển mạnh chủ yếu là đạo tin lành số tín đồ ngày một phát triển cả bề rộng và bề sâu ở nhiều thôn làng trên địa bàn xã nhiều thành phần, lứa tuổi tham gia. Tín ngưỡng tôn giáo đang có những tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách của một bộ phận không nhỏ trong đời sống của đồng bào dân tộc hiện nay và vấn đề tôn giáo ở địa bàn cũng không nằm ngoài âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch chống phá cách mạng. Nhận thức vai trò, vị trí của công tác vận động quần chúng trong sự nghiệp đổi mới trên địa bàn xã Ia O trong những năm qua, công tác vận động tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước và Mặt trận ngày cành được chú trọng hơn. Song kết quả vận động tôn giáo còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên em chọn đề tài : “Tìm hiểu thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai” làm tiểu luận nghiên cứu thực tế của mình. Trong quá trình thực hiện tiểu luận nay, do trình độ lý luận chính trị còn hạn chế cũng như đứng trước một vấn đề lớn và nhạy cảm của xã hội bản thân em không tránh được những sai sót. Rất mong thầy giáo, cô giáo góp ý, bổ sung để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. 3 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai II. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng việc thực hiện vấn đề chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O – huyện Ia Grai. 1.1/ Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội. Xã Ia O gồm có 10 thôn làng và 15 đội sản xuất thuộc công ty 74 – công ty 75, công ty 715 thuộc Binh đoàn 15, trong đó các thôn làng đa số là người dân tộc Jrai sinh sống và phần ít là các dân tộc khác như: dân tộc Kinh, Thái, Tày, Mường di cư vào sinh sống trên địa bàn xã và 15 đội sản xuất thuộc công ty 74, 75, 715 – Binh đoàn 15. Xã Ia O nằm về phía Tây của huyện Ia Grai, phía Bắc giáp sông Sesan (huyện Sa Thầy, Kom Tum), phía Nam giáp xã Ia Chía, phía Đông giáp xã Ia Krăi, phía Tây giáp huyện Moray tỉnh Kom Tum và tỉnh Natarakiri -Campuchia. Ia O có diện tích đất tự nhiên: 13.708ha, trong đó: đất nông nghiệp 7.827ha ; đất lâm nghiệp 4.134ha ; đất phi nông nghiệp 2.703ha ; 1.2/ Điều kiện kinh tế - xã hội Tổng dân số trong toàn xã theo số liệu điều tra năm 1/4/2009 là: 7.029 người với 1.506 hộ gia đình. Trong đó: + Dân tộc Jrai : 5.611 người với 1.150 hộ. + Dân tộc Kinh : 1.368 người với 352 hộ + Dân tộc khác : 50 người với 4 hộ. Do điều kiện địa lý tự nhiên, địa bàn cư trú nên vùng dân tộc thiểu số mang những nét riêng của miền núi và Tây Nguyên. Đồng bào dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông, làm nương rẫy, năng suất lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trong nhân dân còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu Do đời sống kinh tế khó khăn, phương tiện sản xuất thô sơ, sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, do trình độ dân trí thấp, nên quần chúng rất tin vào Giàng (thần). Họ luôn trông chờ vào sự giúp đỡ, che chở của Giàng, hay là những lực lượng siêu nhiên khác. Cũng chính vì vậy, họ chỉ quan tâm những vấn đề thiết thực đối với cuộc sống hàng ngày của họ, mang lại lợi ích cụ thể trước mắt cho họ. Họ chỉ tin, nghe theo những gì họ có thể nhìn thấy sờ thấy. Mặt khác, do sống xen kẽ với 4 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai người Kinh, một dân tộc có đời sống và dân trí cao hơn, thì đồng bào dân tộc thiểu số lại luôn có tư tưởng mặc cảm, tâm lý tự ti. Chính những nguyên nhân đó mà đồng bào đân tộc dễ bị lợi dụng trong vấn đề tôn giáo cũng như là điều kiện thuận lợi để truyền bá tôn giáo trong cộng đồng đồng bào dân tộc ở địa bàn Tây nguyên nói chung và xã Ia O nói riêng. Trên địa bàn tình hình tôn giáo cũng diễn ra tương đối phức tạp chủ yếu là đạo tin lành phát triển mạnh trong những năm gần đây. Trước năm 2000 toàn xã có khoảng 50 tín đồ và 3/10 thôn làng có đạo tin lành và sinh hoạt đạo. đến nay số tín đồ phát triển lên đến 170 người và 10/10 làng trên địa bàn xã đã có người theo đạo trên địa bàn không có nhà thờ cũng như chức sắc chủ yếu là từ nhà thờ xã Ia Der lên sinh hoạt và truyền đạo vào ngày thứ bảy hàng tuần và có sự quản lý của cơ quan chức năng. 2. Thực trạng tình hình tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, huyện Ia Grai. Xã Ia O hiện có khoảng: 170 tín đồ theo các tín ngưỡng tôn giáo, chủ yếu là Tin Lành trong đó không có chức sắc nhà thơ chỉ có 4 địa điểm đăng ký thờ tự sinh hoạt hàng tuần hợp pháp. Trong những năm qua, những thành tựu đã đạt được trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, thì bên cạnh lại xuất hiện những vấn đề mới phát sinh đáng chú ý như: khoảng cách giữa các bộ phận dân cư còn chênh lệch trong cuộc sống, nhiều sinh hoạt xã hội chịu ảnh hưởng khá nặng nề về tâm linh khiến con người tìm đến với tín ngưỡng tôn giáo và cả mê tín dị đoan. Mặt khác, các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã và đang ráo riết lợi dụng tôn giáo để hoạt động chống phá gây mất ổn định chính trị của đất nước. Xã Ia O thuộc huyện Ia Grai là một xã biên giới cũng là một trong những địa bàn hội đủ các yếu tố về chiến lược, chính trị kinh tế, an ninh và quốc phòng. Là mục tiêu mà các thế lực thù địch đang ra sức khai thác để lợi dụng và hoạt động chống phá chính quyền và Nhà nước ta, đặc biệt trong thời điểm trước mắt hiện nay là chính 5 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta. Thực tế đã diễn ra trong thời gian gần đây như: 2.1/ Các tổ chức tôn giáo có pháp nhân: Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận: Phật giáo, và Tin lành (CMA) hoạt động bình thường, tuân thủ pháp luật. Đồng hành với dân tộc trong vấn đề xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đa số tín đồ thể hiện sự tin tưởng vào chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yên tâm tham gia vào các phong trào tại địa phương. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ, tín đồ do khuynh hướng cực đoan, cơ hội, thiếu nhận thức, bề ngoài tỏ ra thân thiện với các cấp chính quyền, nhưng bên trong luôn tìm những sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước của ta để kích động, xúi giục gây tâm lý chia rẽ trong bộ phận tín đồ, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Đặc biệt là đưa những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam ra nước ngoài và nhận lưu hành tài liệu có nội dung xấu ngược lại để tán phát gây ảnh hưởng xấu về chính trị. Trong công cuộc đổi mới của đất nước, thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở của Đảng về Nhà nước, các tôn giáo đều tranh thủ tạo mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài, nhất là các tổ chức phi chính phủ, chủ yếu tìm kiếm nguồn tài trợ về tài chính để phục vụ cho xây dựng các cơ sở thờ tự, các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Phần lớn các hoạt động nói trên đều mang tính hướng thiện, tín ngưỡng tôn giáo thuần tuý, chính đáng. Hoạt động tôn giáo ổn định chiếm đa số, song cũng có số trường hợp thường thông qua các hoạt động này để lợi dụng gây thanh thế, thu hút số cực đoan, tập hợp lực lượng để chống lại sự nghiệp đổi mới, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước gây mất ổn định chính trị của đất nước, phục vụ cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch. 6 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai 2.2/ Các tà giáo, tạp giáo: Do mang tính bất hợp pháp nên các tổ chức tôn giáo này hoạt động thường lén lút tập trung ở những địa bàn nơi hẻo lánh mà chính quyền ở đó còn yếu, hoặc lơi lỏng quản lý. Sinh hoạt của loại tôn giáo này đều giống nhau ở chỗ là thiếu hệ thống tổ chức, mang nặng tính chất chính trị hoá, truyền bá tư tưởng đối lập chống đối nhà nước, phương thức chủ yếu đánh vào tâm lý đời thường của cuộc sống thực dụng. Mặt khác do các cấp chính quyền chưa được nghiên cứu sâu về từng loại hình tôn giáo này nên khó nhận biết, thậm chí đôi khi còn xem thường về tính chất phức tạp hoặc không phân biệt giữa tín ngưỡng thuần tuý tôn giáo và tín ngưỡng tôn giáo không thuần tuý, bỏ qua các hoạt động quản lý Nhà nước về tôn giáo. Các tà đạo như Tin Lành DeGa, đạo Hàmon, Pháp Luân Công Thực trạng tôn giáo hiện nay tại địa bàn xã Ia O huyện Ia Grai đã diễn ra khá đa dạng. Giữa tích cực và tiêu cực, đan xen trong các hoạt động tôn giáo, đặc biệt các tôn giáo có tư cách pháp nhân đều xác định được đường hướng hành đạo, có đăng ký, tính thuần tuý tôn giáo luôn thể hiện trên tinh thần hướng thiện gắn kết đạo đời, với nhu cầu tâm linh trong xã hội như một sự tác động qua lại rất khách quan. Việc khai thác và phân biệt tính hai mặt giữa tích cực và tiêu cực là cả một vấn đề hết sức tế nhị, khoa học, cần sớm có một kế hoạch xây dựng chuyên đề nghiên cứu, chọn lọc vận dụng vào nhu cầu thúc đẩy cho xã hội phát triển. 3. Những quán triệt của tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Nhà nước về tôn giáo. 3.1. Ưu điểm: Sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch, các chương trình, dự án phát triển kinh tế được quan tâm triển khai thực hiện kịp thời. Công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm triển khai tích cực, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh phát sinh. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ. Hoạt động văn hóa, thông tin tuyên truyền có sự đổi mới. Các vấn đề xã hội bức xúc được giải quyết, các chính sách xã hội được đảm bảo. 7 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức về pháp luật cho người dân. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên; chương trình, tiêm chủng mở rộng, điều trị bệnh xã hội triển khai kịp thời. Công tác y tế dự phòng và kiểm soát dịch bệnh được triển khai tích cực. Tình hình chính trị ổn định, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; cải cách hành chính, chống tham nhũng, lãng phí được quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, được đẩy mạnh. Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục được coi trọng. Kịp thời và kiên quyết bốc gỡ những tụ điểm sinh hoạt truyền bá tà đạo trái phép. Tạo điều kiện cho tín đồ chức sắc đăng ký hoạt động đúng theo pháp luật Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền những chính sách của nhà nước về vấn đề tôn giáo để nhân dân không tin và theo các tổ chức đạo phản động trái phép. 3.1.1 Nguyên nhân của những kết quả được: Trong giai đoạn hiện nay tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm. Vì vậy, chúng ta cần vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo đó là: - Tăng cường đoàn kết, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc như quan điểm của Hồ chí Minh “Tính ngưỡng tự do và lương giáo đoàn kết” - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân. - Coi trọng việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào lấy công tác vận động quần chúng làm trọng tâm. 3.2/ Khuyết điểm : Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, tuy có sự đổi mới nhưng chưa rõ nét; chưa có kế hoạch để củng cố nâng cao chất lượng thôn làng và gia đình văn hóa đã được công nhận. 8 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai Tình hình an ninh chính trị vẫn còn tiềm ẩn, khó lường, các thế lực thù địch và bon phản động lưu vong nước ngoài không từ bỏ âm mưu chống phá. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng chưa thường xuyên, liên tục. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân chưa thường xuyên. Hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chưa đổi mới phương thức hoạt động nên hiệu quả chưa cao, còn nhiều hạn chế đặc biệt là đội ngũ làm công tác tôn giáo còn yếu và thiếu. 3.2.1 Nguyên nhân của những hạn chế: Là xã biên giới, địa bàn nhạy cảm về tình hình an ninh chính trị nên vừa tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, vừa phải lo các đấu tranh với các âm mưu thủ đoạn chống phá của bọn phản động mà chủ yếu là lợi dụng vấn đề tôn giáo, tổ chức vượt biên trái phép. Trình độ dân trí, tập quán và sinh hoạt của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Việc thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo có lúc, có nơi thực hiện chưa tốt, chưa thực sự đi vào đời sống xã hội Hiệu lực quản lý nhà nước của một số ban ngành của xã còn yếu, làm việc còn mang tính sự vụ, chưa gần dân. Tâm lý tự ti, thụ động, ỷ lại, dựa dẫm. Một số cán bộ, đảng viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, năng lực lý luận và thực tiễn chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Thiếu chủ động sáng tạo. 4. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả công tác quản lý và thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã : - Trên cơ sở thực trạng về tình hình hoạt động tôn giáo và vận dụng chỉ đạo của Trung ương tại Nghị quyết 25NQ/TW ngày 13/06/2003 tại hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng khoá IX về công tác tôn giáo. Một số vấn đề về nhận thức và giải pháp cần đặt ra trong thời gian tới là : Thực hiện nhất quán quan điểm, 9 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai chính sách của Đảng về công tác tôn giáo, tăng cường hơn nữa việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân tộc trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu : dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. -Một số giải pháp về công tác tôn giáo trong thời gian tới : 1. Thống nhất đồng bộ về quan điểm nhận thức tôn giáo trong hệ thống chính trị. - Thứ nhất : Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ cùng tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Là vấn đề có mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tôn giáo và dân tộc, giữa đồng bào có đạo với đồng bào không theo đạo và mang nhiều yếu tố nhạy cảm về chính trị - Thứ hai : Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. - Thứ ba : Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, “Tôn giáo đồng hành cùng CNXH”. Trong tín ngưỡng tôn giáo, có thể nhận thấy là họ không thể làm cho con người hoàn thiện ngay được, nhưng họ có khả năng to lớn trong việc ngăn không cho con người trở nên quá xấu. - Thứ tư : Cần khắc phục nhận thức cũ kỹ, lạc hậu trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và công tác tôn giáo nhất là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, tạo tâm lý nặng nề, để lại ấn tượng thiếu tin tưởng vào chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tự do tín ngưỡng nhất là trong chính sách đối với tín đồ các tôn giáo. 2. Công tác tổ chức tuyên truyền sâu rộng và chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật giáo Nhà nước về tôn giáo *2.1 Đối với hệ thống chính trị : Cần nâng cao nhận thức về vấn đề tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp cho cán bộ, Đảng viên trong hệ thống chính trị hiểu rõ quan điểm, chủ trương 10 [...].. .Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai của Đảng, Nhà nước ta về chính sách tôn giáo Phân biệt được các loại hình, đặc điểm và thái độ chính trị của các tôn giáo để vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời đề cao những giá trị đạo đức tôn giáo mang tính nhân văn phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mặt khác... máy tổ chức và cán bộ làm công tác tôn giáo : 14 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai Tập trung củng cố và kiện toàn lại bộ máy, nhân sự làm công tác tôn giáo ở các cấp, chính là cấp xã, huyện và cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị Xác định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng cấp, ngành trong Đảng và Nhà nước, đoàn thể mặt trận Trên cơ sở... trong công tác phong trào và trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở * Trong Nhân dân : Thông qua các thôn trưởng, già làng và cácn bộ tôn giáo làm trung tâm để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn 11 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai giáo trong Nhân dân làm cho... hợp với các tổ chức chính trị Xã hội, không được thường xuyên nên hiệu quả phối hợp không cao Vì vậy, cần phải có kế hoạch xúc tiến các cuộc toạ đàm chuyên đề để xây dựng chương trình phối hợp, từng bước đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả thiết thực 15 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai III Kết luận Tôn giáo là một hiện tượng Xã hội, văn hoá, đạo... thiện, nhân đạo của các tôn giáo Đây là vấn đề Xã hội rất phức tạp, quản lý không tốt sẽ dẫn đến kẻ địch lợi dụng và số cực đoan kích động, lôi kéo gây ảnh hưởng xấu về chính trị Do vậy, 13 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai cần thống nhất sự quản lý theo đúng các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương - Xây dựng kế hoạch... giải quyết vấn đề tôn giáo không chỉ thuần tuý là vấn đề tinh thần mà còn phải nhìn nhận và đánh giá như một lực lượng Xã hội rộng lớn Lịch sử Đảng chứng minh, tôn giáo luôn bị các thế lực thống trị, phản động sử dụng nhằm thiết lập, duy trì và thực hiện quyền thống trị, bóc lột của chúng đối với Nhân dân lao động 16 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai... đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Tuy nhiên, trên thực tế một số chính sách tôn giáo của Đảng chậm được thể chế hoá, mặt khác kẻ địch và các phần tử chống đối luôn theo đuổi những âm mưu, thủ đoạn lôi kéo, lợi dụng của các tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn Xã hội trên địa bàn xã Gần đây tôn giáo ở địa bàn xã Ia O có chiều hướng phát triển,... tắc được quy định 12 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai tại Nghị quyết 25/BCHTW Đảng kỳ họp thứ 7 (Khoá IX) và các quy định khác của pháp luật về đất đai + Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động nhập tu, tạm tu : cần thực hiện theo pháp luật hiện hành Hiện nay ở hầu hất các tôn giáo đều có trường hợp nhập tu, tạm tu hoặc lôi kéo người vào tu trái phép nhưng... trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, giúp họ nắm, hiểu và vận dụng vào thực tế địa phương để giải quyết về vấn đề tôn giáo đúng chính sách và pháp luật 2.2 Đối với chức sắc, tín đồ: Đặc biệt giải thích, cảm hoá sự nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa giáo hội với Xã hội, giữa chức sắc, tín đồ với trách nhiệm về bổn phận công dân trước pháp luật, sự bình đẳng được hiểu là, pháp luật... các tôn giáo được truyền bá và tồn tại phát triển ở Việt Nam nói chung và xã Ia O huyện Ia Grai tỉnh Gia Lai nói riêng đều gắn liền với thực dân đế quốc Trong công cuộc đổi mới đất nước, công tác tôn giáo cũng từng bước được đổi mới, và thựchiện chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là ‘ tôn trọng bảo đảm tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo, thực hiện đoàn kết lương giáo, . làng và cácn bộ tôn giáo làm trung tâm để tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn 11 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã. bước đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả thiết thực. 15 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai III. Kết luận Tôn giáo là một hiện tượng Xã hội,. dân vùng tôn giáo về kinh tế, văn hoá, Xã hội 17 Thực trạng và giải pháp thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn xã Ia O, Ia Grai và đời sống, quan tâm đến lợi ích thiết thực của tôn giáo,

Ngày đăng: 27/01/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • III. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan