TRAC NGHIEM SINH THAI HOC

3 379 3
TRAC NGHIEM SINH THAI HOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHẦN SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1 / Giới hạn sinh thái là: A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sinh sản tốt nhất. C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có khả năng sống tốt nhất. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời. 2/ Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình. C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt. 3/ Các loại nhân tố sinh thái gồm A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. 4/ Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6 0 C và 42 0 C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6 0 C đến 42 0 C được gọi là A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi. C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái. 5/ Đối với mỗi nhân tố sinh thái, các loài khác nhau A. có giới hạn sinh thái khác nhau. B. có giới hạn sinh thái giống nhau. C. lúc thì có giới hạn sinh thái khác nhau, lúc thì có giới hạn sinh thái giống nhau. D. Có phản ứng như nhau khi nhân tố sinh thái biến đổi. 6/ Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 0 C đến 42 0 C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng? A. Nhiệt độ 5,6 0 C gọi là giới hạn dưới, trên 42 0 C gọi là giới hạn trên. B. Nhiệt độ 5,6 0 C gọi là giới hạn dưới, 42 0 C gọi là giới hạn trên. C. Nhiệt độ dưới 5,6 0 C gọi là giới hạn dưới, 42 0 C gọi là giới hạn trên. D. Nhiệt độ dưới 5,6 0 C gọi là giới hạn trên, 42 0 C gọi là giới hạn dưới. 7/ Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào? A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ. D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. 8/ Một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển lâu dài gọi là: A. giới hạn sinh thái của loài B. ổ sinh thái của loài C. nơi ở của loà D. giới hạn chịu đựng của loài CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT 1/ Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cây cỏ ven bờ B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh D. Cây trong vườn 2/ Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm: A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm tăng mức độ sinh sản. C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. 3/ Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. 4/ Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B.sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C.cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Trang 1/ 3 5/ Kiểu phân bố nào là phổ biến nhất trong tự nhiên? A. Phân bố theo nhóm B. Phân bố ngẫu nhiên C. Phân bố đồng đều D. Phân bố theo độ tuổi 6/ Hình thức phân bố đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể hổ trợ nhau chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường C. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. Các cá thể cạnh tranh gay gắt để giành nguồn sống 7/ Quan hệ giữa mối và trùng roi sống trong ruột mối để phân giải xenlulo là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Hợp tác D. Kí sinh 8/ Khi mật độ trong quần thể cao quá thì 1. Có sự cạnh tranh gay gắt về nơi ở 2. Tỉ lệ tử vong cao 3. Mức sinh sản tăng 4. Xuất cư tăng Phương án trả lời đúng là A. 1,2,3 B. 1,2,3,4 C. 2,3,4 D. 1,2,4 9/ Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là 1. Biến động theo chu kì 2. Biến động không theo chu kì 3. Biến động nửa theo chu kì, nửa không theo chu kì 4. Biến động tự do Phương án trả lời đúng là A. 1,2,3 B. 1,2 C. 1,2,4 D. 1,2,3,4 10/ Quần thể là một tập hợp cá thể A.cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B.khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định. C.cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định. D.cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. 11/ Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ A. hợp tác. B .cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh. 12/ Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. hội sinh. 13/ Quan hệ giữa giun sán với người thuộc quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hãm sinh. D. kí sinh. 14/ Yếu tố quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể là A. mức sinh sản. B. mức tử vong. C. sức tăng trưởng của cá thể. D. nguồn thức ăn từ môi trường. 15/ Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là kiểu biến động A. không theo chu kì. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì tuần trăng. 16/ Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là A. kích thước tối đa của quần thể. B. mật độ của quần thể. C. kích thước trung bình của quần thể. D. kích thước tối thiểu của quần thể. 17/ Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì? A. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng. B. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch. C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm vào mùa đông. D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác. 18/ Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. B. số lượng cá thể có trong quần thể. C. tỉ lệ đực và cái trong quần thể. D. số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. 19/ Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi A. Điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể B. Điều kiện sống phân bố trong đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. Điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao D. Điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn) 20/ Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. B. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. C. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. Trang 2/ 3 QUẦN XÃ-HST- SINH QUYỂN 1/ Quần xã ổn định có đặc điểm gì? A. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài cao B. Thường có số lượng loài lớn và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp C. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài cao D. Thường có số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể trong mỗi loài thấp 2/ Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh thái có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành quần xã sinh vật là : A. hệ vi sinh vật B. hệ động vật C. hệ thực vật D. hệ động vật và vi sinh vật 3/ Diến thế nguyên sinh là diễn thế xảy ra ở A. môi trường chưa có sinh vật hoặc có rất ít loài sinh vật B. môi trường hoàn toàn không có sinh vật C. trên cạn D.dưới nước 4/ Môi trường nào sau đây, quần xã sinh vật có độ đa dạng cao? A. Rừng mưa nhiệt đới B. Các bãi bồi ven biển C. Rừng ôn đới D. Rừng nhân tạo 5/ Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. 6/ Các cây tràm ở rừng U minh là loà A. ưu thế. B. đặc trưng. C. đặc biệt. D. có số lượng nhiều. 7/ Lưới thức ăn là A. gồm nhiều chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 8/ Hình tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn (đáy tháp rộng ở dưới, đỉnh tháp hẹp ở trên) là hình tháp biểu diễn A. năng lượng của các bậc dinh dưỡng. B. sinh khối của các bậc dinh dưỡng. C. số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng. D. sinh khối và số lượng cá thể của các bậc dinh dưỡng 9/ Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3. 10/ Trong quần xã sinh vật, loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã là A. Loài chủ chốt B. Loài ưu thế C. Loài đặc trưng D. Loài ngẫu nhiên 11/ Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là A. Châu chấu và sâu B. Rắn hổ mang C. Chim chích và ếch xanh D. Rắn hổ mang và chim chích 12/ Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật đóng vai trò phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ trả lại môi trường là A. vi khuẩn hoại sinh và nấm. B. động vật ăn thịt. C. động vật ăn thực vật. D. thực vật. 13/ Hiệu suất sinh thái là A. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá từ môi trường vào quần xã sinh vật trong hệ sinh thái. B. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị tiêu hao (chủ yếu qua hô hấp) giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. C. tỉ lệ phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. D. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá vật chất giữa các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái. 14/ Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. C. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. 15/ Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. ______________________________________HẾT______________________________________ Trang 3/ 3 . Các loại nhân tố sinh thái gồm A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại. của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh. một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại nhất thời. 2/ Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật A.

Ngày đăng: 27/01/2015, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan