Tầm quan trọng của nước

4 367 0
Tầm quan trọng của nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào? Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ðể sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và 1 tấn chất bột cần 1.000 tấn nước. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng,là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác… Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn của một thế giới có nhu cầu nước đang tăng lên. Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay thế được, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn đến những xung đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị và nông nghiệp như ở California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vực sông hồ nằm trên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông chảy qua 6 hoặc nhiều nước. Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước có Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được cung cấp của nước họ. Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nó có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên. Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực: Có thể bạn đang nghĩ rằng nguồn nước tự nhiên là tài nguyên vô tận, nhưng bạn đã sai, nước sạch là nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, nếu tình trạng khai thác và sử dụng không hợp lý nguồn tài nguyên nước thì một ngày không xa Viêt Nam sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước sạch, có thể thấy hiện nay vấn đề sử dụng nguồn nước của chúng ta còn nhiều lãng phí, nước sạch bị thất thoát nhiều do rò rỉ hệ thống dãn nước, trong khi đó nước máy được sử dụng tưới cây, rủa xe…, đẻ góp phần giúp bạn đọc thay đổi thói quyen và cachs nghĩ, tôi xin giới thiệu cho bạn đọc về kinh nghiệm và cách thực hiện tiết kiệm nước ở nước Đức, một quốc gia, giàu có, văn minh nhưng lại hết sức tiết kiệm trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Tiết kiệm nước ra sao? Tôi phải học bài nhập gia tùy tục đầu tiên như thế này: tắm nước vòi sen không nên quá 4 phút, xả nước bồn cầu bằng nút tiết kiệm, gắn miếng nút chặn lavabo khi rửa tay hoặc rửa rau cải… Những tiểu tiết sinh hoạt này thoạt đầu tưởng buồn cười và có vẻ “xâm phạm” quyền tự do cá nhân, nhưng chẳng lâu sau tôi thật sự thấm rằng chuyện tiết kiệm nước đã hết sức phổ biến ở Úc từ lâu và là cả một chiến dịch tích cực được chính phủ đẩy mạnh lẫn người dân thực thi rất nghiêm túc. Ở thời điểm này, nước Úc đang trải qua đợt hạn hán nặng nề nhất từ 100 năm qua! Từ giữa năm 2007, vùng đông namQueenslandbị hạn hán chưa từng có trong lịch sử, mực nước trong các đập hạ thấp tới mức trầm trọng. ỞSydney, lượng mưa ít ỏi gây khan hiếm nước và các nhà khoa học đoán chắc tình trạng này sẽ còn kéo dài hàng thập kỷ tới. Trong khi đó, cư dân thành phố lớn nhất Úc này sẽ tăng thêm 1 triệu người trong vòng 25 năm tới (theo The Daily Telegraph, 19-9). Nguồn nước đã giảm mà người sử dụng lại tăng nên lượng nước thiếu hụt là lẽ đương nhiên. Thế là dân Úc rầm rộ tiết kiệm nước! Đáng nói là các chiến dịch về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, nguồn nước… ở Úc được tuyên truyền gắn sát sườn với lợi ích của người dân, và đưa ra những giải pháp thực tế cụ thể chứ không nói suông hay hô hào khẩu hiệu chung chung. Ông chủ nhà Gregory đưa tôi xem lá thư của Công ty cấp nước Sydney Water gửi đến từng hộ gia đình ở Sydney từ đầu tháng 8-2007 loan báo về dịch vụ WaterFixed sẵn sàng cung cấp và gắn vòi hoa sen loại tiết kiệm nước, bồn cầu có nút tiết kiệm nước, sửa chữa các chỗ rò rỉ nước với phí tổn gần như… miễn phí. Thậm chí ai đăng ký WaterFixed còn được bốc thăm trúng thưởng máy giặt tiêu chuẩn 4 sao hoặc 5A (máy giặt tiết kiệm nước). Lá thư ghi rõ: “WaterFixed chỉ là một trong rất nhiều cách mà bạn có thể giúp gìn giữ nguồn nước cho cuộc sống”. Những cách khác là gì? Tùy vào thời điểm khan hiếm nước mà Úc có những mức độ hạn chế, tiết kiệm nước yêu cầu dân chúng thực thi, như từ ngày 1-10 vừa qua Sydney và các vùng phụ cận sẽ áp dụng chế độ tiết kiệm nước mức độ 3 (trước đó vùng đông nam Queensland đã áp dụng chế độ tiết kiệm nước đến mức 5 – mức rất cao). Mức độ tiết kiệm nước có các qui định như chia số nhà chẵn, lẻ và chia thời gian cố định trong ngày để tưới cây, bơm nước; không được dùng nước máy để rửa xe; gia đình nào dùng hơn 800 lít nước/ngày phải nộp giấy thẩm định nước dùng vào các sinh hoạt gì để cơ quan cấp nước kiểm tra và tìm cách giúp hộ đó tiết kiệm nước. Chính quyền luôn khuyến khích người dân dùng ít hơn mức qui định (ví dụ ở mức độ hạn chế 5, mỗi người chỉ được sử dụng 140 lít nước/ngày), sử dụng vòi tắm có những lỗ nhỏ, dùng nước mưa hoặc nước đã qua sử dụng để tưới cây… Điều thú vị là một mặt qui định hạn chế nước khá chi li, mặt khác ủy ban quản trị nước ở các bang của Úc lại xúc tiến chương trình bồi hoàn chi phí phần lớn mà dân chúng đã dùng cho việc mua sắm trang thiết bị tiết kiệm nước, bồn trữ nước mưa, hệ thống dùng nước tái sinh… trong nhà. Không chỉ dân thường mà cả công sở chính quyền cũng phải làm gương tiết kiệm nước. Như trụ sở Quốc hội Úc lên kế hoạch giảm 1/3 lượng nước dùng mỗi ngày, thực hiện nhiều biện pháp tiết kiệm nước như tắt vòi phun nước, thay đổi bông sen phòng tắm… Cần nói hơn nữa, Úc không phải là quốc gia duy nhất kêu gọi tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước. Ở Trung Quốc, để tránh nguy cơ thiếu hụt nước trầm trọng, đã có 100 dự án tiết kiệm nước thực nghiệm để chọn ra dự án tốt nhất đưa vào áp dụng trên toàn quốc nhằm cắt giảm mức nước tiêu thụ trong vòng ba năm tới. Chính phủMalaysiabuộc mọi tòa nhà có mái rộng phải xây bồn chứa để trữ nước mưa (sử dụng để rửa xe, vệ sinh bồn cầu và trồng cây), còn riêng nước máy chỉ dành cho việc ăn uống, tắm rửa. . Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào? Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước. càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên. hoặc nhiều nước. Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước có Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại

Ngày đăng: 27/01/2015, 04:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan