Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung

53 851 2
Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì giá cả được hình thành trên mối quan hệ cung – cầu, cạnh tranh là vấn đề bất khả kháng đối với các công ty. Đặc biệt do sự vận động của môi trường kinh doanh trên thị trường thường xuyên xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới đồng thời có thể làm mất đi các cơ hội kinh doanh hiện có của công ty. Để thích ứng với cơ chế mới này thì cần phải vận dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Và để đạt được mục tiêu trong kinh doanh thì ngoài những biện pháp cần thiết, công ty cần thực hiện tốt những hoạt động trong xúc tiến thương mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xúc tiến, trong luật thương mại hoạt động xúc tiến được hiểu là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: quảng cáo; bán hàng trực tiếp; khuyến mãi; quan hệ công chúng; trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại được xem là cầu nối giúp các công ty quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhằm chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ định nghĩa trên đây có thể suy rộng ra xúc tiến xuất khẩu là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Tuy hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam đã được tăng cường, nhưng chúng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trên thực tế, nước ta còn thiếu một mạng lưới tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch hàng hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết bị hiện đại, ...). Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung nói riêng thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty nhìn chung đạt ở mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh giá là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho công ty, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty tăng lên không đáng kể hơn nữa chất lượng sản phẩm của công ty cũng không nổi trội hơn so với các đối thủ khác vì vậy ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và hiệp hội ngành thủy sản Việt Nam,... thì công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện chính sách xúc tiến của mình để có thể nâng cao sản lượng, doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu của mình xuất khẩu vào một “thị trường khó tính” như EU. Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung” đã được chọn để nghiên cứu với mục đích làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh của công ty và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Từ đó đề ra các giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty. Để hoàn thiện các chính sách xúc tiến thì đề tài cần phải: Tìm hiểu được tình hình kinh doanh và thực trạng về hoạt động xúc tiến sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi của hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu các hoạt động xúc tiến của công ty, dúng phương pháp phân tích số liệu, quan sát và trao đổi với các nhân viên của công ty, nghiên cứu các lý thuyết đã được học áp dụng vào thực tế. Lần đầu làm đề tài nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong chuyên đề thực tập. Kỹ năng viết, cách trình bày, phân tích , ứng dụng lý thuyết vào đề tài còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến trong ngành thủy sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên khi tìm tài liệu viết đề tài gặp nhiều khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương  Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản về thông tin liên lạc, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu hoạt động tổ chức của công ty, tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua, tình hình xuất khẩu của công ty.  Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường EU và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang EU, trình bày mục tiêu, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.  Chương 3: Hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu chung về đặc điểm, tình hình của thị trường thủy sản EU, trình bày mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU của công ty.

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn NỘI DUNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt tiếng Anh STT KÍ HIỆU NGHĨA ĐẦY ĐỦ Tiếng Anh Tiếng Việt 01 ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 02 BRC British Retail Consortium Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh 03 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 04 GMP Good Manufacturing Pratice Tiêu chuẩn Thực hành tốt Sản xuất 05 GSP General System of Preferences Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập 06 HACCP Hazard Analysis on Critical Control Point Tiêu chuẩn phân tích mối nguy hiểm tại điểm kiểm soát giới hạn trọng yếu 07 IT Information Technology Tin học 08 PR Public Relations Quan hệ công chúng 09 ROA Return on total assets Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản 10 ROE Return on common equyty Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu 11 SSOP Sanitation Standard Operating Procedures Kiểm soát chất thải Các từ viết tắt tiếng Việt STT KÍ HIỆU NGHĨA ĐẦY ĐỦ 01 TTQT Thanh toán quốc tế 02 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ A. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG SỐ TRANG Bảng 1.1 Cơ cấu lao động 15 Bảng 1.2 Tình hình sử dụng mặt bằng của công ty 18 Bảng 1.3 Cơ sở vật chất - kĩ thuật của công ty 18,19 Bảng 1.4 Bảng cân đối kế toán của công ty năm 2010-2012 20,21 Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty 23 Bảng 2.2 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012 23 Bảng 2.3 Tình hình xuất khẩu các mặt hàng của công ty 27 SVTH: Thái Thị Thu Hương 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU 27 Bảng 2.5 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU 28 Bảng 3.1 Mục tiêu xác định thị trường chính của công ty năm 2013 43 Bảng 3.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty đến năm 2015 43 B. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ STT TÊN ĐỒ THỊ SỐ TRANG Đồ thị 1.1 Phân theo giới tính 16 Đồ thị 1.2 Phân theo tính chất công việc 16 Đồ thị 1.3 Phân theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ 17 Đồ thị 2.1 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2010 24 Đồ thị 2.2 Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2011 24 C. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ SỐ TRANG Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK thủy sản miền Trung 16 SVTH: Thái Thị Thu Hương 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường hiện nay thì giá cả được hình thành trên mối quan hệ cung – cầu, cạnh tranh là vấn đề bất khả kháng đối với các công ty. Đặc biệt do sự vận động của môi trường kinh doanh trên thị trường thường xuyên xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới đồng thời có thể làm mất đi các cơ hội kinh doanh hiện có của công ty. Để thích ứng với cơ chế mới này thì cần phải vận dụng marketing vào hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và các hoạt động thương mại nói riêng. Và để đạt được mục tiêu trong kinh doanh thì ngoài những biện pháp cần thiết, công ty cần thực hiện tốt những hoạt động trong xúc tiến thương mại. Có nhiều định nghĩa khác nhau về xúc tiến, trong luật thương mại hoạt động xúc tiến được hiểu là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại. Các hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm: quảng cáo; bán hàng trực tiếp; khuyến mãi; quan hệ công chúng; trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ; hội chợ, triển lãm thương mại. Hoạt động xúc tiến thương mại được xem là cầu nối giúp các công ty quảng bá sản phẩm, thương hiệu nhằm chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước. Từ định nghĩa trên đây có thể suy rộng ra xúc tiến xuất khẩu là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài. Tuy hoạt động xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam đã được tăng cường, nhưng chúng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Trên thực tế, nước ta còn thiếu một mạng lưới tổ chức xúc tiến xuất khẩu quốc gia hoạt động có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu (các sàn giao dịch hàng hoá, các trung tâm hội chợ, triển lãm với quy mô lớn, phương tiện thiết bị hiện đại, ). Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung nói riêng thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của công ty nhìn chung đạt ở mức cao, nhưng mang tính không ổn định. Xét theo góc độ thị trường, EU được đánh giá là một thị trường lớn và nhiều tiềm năng cho công ty, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này mỗi năm chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu sang EU của công ty tăng lên không đáng kể hơn nữa SVTH: Thái Thị Thu Hương 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn chất lượng sản phẩm của công ty cũng không nổi trội hơn so với các đối thủ khác vì vậy ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ và hiệp hội ngành thủy sản Việt Nam, thì công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc hoàn thiện chính sách xúc tiến của mình để có thể nâng cao sản lượng, doanh thu cũng như quảng bá thương hiệu của mình xuất khẩu vào một “thị trường khó tính” như EU. Với những lý do nêu trên, đề tài “Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung” đã được chọn để nghiên cứu với mục đích làm rõ thực trạng của hoạt động kinh doanh của công ty và các hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Từ đó đề ra các giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU của công ty. Để hoàn thiện các chính sách xúc tiến thì đề tài cần phải: - Tìm hiểu được tình hình kinh doanh và thực trạng về hoạt động xúc tiến sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. - Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi của hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU. - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU. Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu các hoạt động xúc tiến của công ty, dúng phương pháp phân tích số liệu, quan sát và trao đổi với các nhân viên của công ty, nghiên cứu các lý thuyết đã được học áp dụng vào thực tế. Lần đầu làm đề tài nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định trong chuyên đề thực tập. Kỹ năng viết, cách trình bày, phân tích , ứng dụng lý thuyết vào đề tài còn nhiều hạn chế. Hoạt động xúc tiến trong ngành thủy sản vẫn chưa được quan tâm đúng mức nên khi tìm tài liệu viết đề tài gặp nhiều khó khăn. Em xin chân thành cảm ơn. Kết cấu đề tài: gồm 3 chương  Chương 1: Tổng quan về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu tổng quan Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản về thông tin liên lạc, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu hoạt động tổ chức của công ty, tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua, tình hình xuất khẩu của công ty. SVTH: Thái Thị Thu Hương 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn  Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường EU và đánh giá những thuận lợi và khó khăn khi xuất khẩu thủy sản sang EU, trình bày mục tiêu, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.  Chương 3: Hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu chung về đặc điểm, tình hình của thị trường thủy sản EU, trình bày mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 1.1. Giới thiệu chung về công ty 1.1.1. Khái quát về công ty • Tên đầy đủ : Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung • Tên giao dịch: SEAPRODEX DANANG • Thành lập : 26/02/1983 • Địa chỉ : Số 01- Bùi Quốc Hưng - Phường Thọ Quang - Quận Sơn Trà- TP Đà Nẵng • Điện thoại : (84.511) 3826870 - 3823833 - 3821436 • Fax : (84.511) 3823769 - 3824778 • Email : info@seadanang.com.vn • Website : www.seadanang.com.vn • Hình thức sở hữu : Công ty cổ phần SVTH: Thái Thị Thu Hương 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc : Ông Lê Hồng Sơn • Hệ thống quản lý chất lượng đã áp dụng : ISO 9001:2000, ISO 9001-2008, ISO 22000-2005, HACCP, BRC. • Ngành nghề kinh doanh: • Chế biến - xuất khẩu thuỷ sản. • Sản xuất - kinh doanh thức ăn nuôi thuỷ sản. • Kinh doanh dịch vụ kho vận. • Kinh doanh vật tư nhập khẩu. Với doanh thu hàng năm hơn 1.200 tỷ đồng, Seaprodex Danang là một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Sau hơn 28 năm xây dựng và phát triển Seaprodex Danang đã vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, Huân chương lao động: Hạng ba (năm 1992); Hạng nhì (năm 1998); Hạng nhất (năm 2003), là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 08 năm liền do Bộ Công Thương xét chọn (2004-2011); Doanh nghiệp xuất khẩu xuất sắc năm 2009 do Hội nghề cá bình chọn; đạt Cúp vàng hội nhập kinh tế quốc tế lần thứ nhất năm 2008, lần hai năm 2010; hiện là thành viên Câu lạc bộ 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) và rất nhiều danh hiệu quan trọng khác. Từ năm 2007 đến nay, sau khi bước vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, với sự nỗ lực, tâm huyết của tập thể cán bộ công nhân viên và đội ngũ lãnh đạo, hoạt động của Seaprodex Danang đang dần hoàn thiện theo định hướng khép kín trong chuỗi giá trị: từ sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản đến chế biến - dịch vụ kho vận - xuất khẩu thuỷ sản, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ và khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng đến tạo lập một hệ thống hoạt động năng động - chuyên nghiệp - hiệu quả, một môi trường làm việc thân thiện, văn hoá, và sự hoàn thiện liên tục những tiêu chuẩn chất lượng về hệ thống, về nguồn lực và sản phẩm. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.2.1. Lịch sử hình thành  Vào đầu những năm 1980, trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân đối - tự trang trải” cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế thuỷ sản khu vực Miền Trung, ngày 26 tháng 2 năm 1983 Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà nẵng, tiền thân của Công ty XNK Thuỷ Sản Miền Trung được thành lập, thay thế cho Trạm tiếp nhận thuỷ sản Đà Nẵng xây dựng một mô hình làm ăn mới. SVTH: Thái Thị Thu Hương 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn  Công ty XNK Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TS-QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, tự chủ về tài chính. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh của công ty là gắn thương mại với sản xuất, gắn kinh tế với chính trị - xã hội, không ngừng tạo thế và lực cho mình mà nội dung cơ bản là tạo vốn, tạo cơ sở vật chất, tạo uy tín, phải xây dựng một đội ngũ quản lý, cán bộ nghiệp vụ kỹ thuật và công nhân lành nghề tận tâm, tận lực vì sự phát triển của công ty, linh hoạt thích nghi để hội tụ bạn hàng, đảm bảo hài hoà lợi ích.  Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Seaprodex Danang không thuộc diện giữ lại là doanh nghịêp nhà nước nên Bộ Thủy Sản đã có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hoá và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty cổ phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung. - Ngày 09 tháng 12 năm 2006, Công ty đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung. - Ngày 01/01/2007, Công ty Cổ Phần XNK Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động. 1.1.2.2. Quá trình phát triển Từ khi thành lập đến nay, Seaprodex Danang đã từng bước nâng cao uy tín và vị thế đối với thị trường trong nước và quốc tế. Quá trình phát triển được chia làm 4 giai đoạn cụ thể như sau: - Giai đoạn 1983 – 1988: Đây là giai đoạn hình thành và phát triển, công ty hoạt động theo mô hình tổ chức quản lý tập trung, chỉ đạo trực tuyến. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa trên lĩnh vực xuất khẩu, các hoạt động chế biến, xây lắp, cơ điện lạnh nhỏ, lẻ. Bên cạnh đó, công ty còn tham gia các hoạt động liên doanh liên kết. Trong giai đoạn này doanh nghiệp đã phát huy và tận dụng linh hoạt cơ chế “Tự cân đối – tự trang trả”. - Giai đoạn 1989-1997: Giai đoạn hòa nhập kinh tế thị trường và củng cố đi lên. Cuối năm 1988, cơ chế kinh tế thị trường bắt đầu hình thành và phát huy, công ty đã chuyển đổi hoạt động sang mô hình phân cấp quyền tự chủ đến các đơn vị thành viên. SVTH: Thái Thị Thu Hương 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn Giai đoạn này hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương thức đa dạng đa ngành trong đó lấy xuất khẩu thủy sản làm nòng cốt. - Giai đoạn 1998 – 2006: Giai đoạn đầu tư đổi mới công nghệ tăng cường năng lực sản xuất. Thực hiện chủ trương “mở cửa” nền kinh tế. Giai đoạn này công ty đã đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ mở rộng thị trường. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhờ chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Lĩnh vực nhập khẩu là một mũi nhọn chiến lược của công ty. Ngày 20/10/2005 Bộ thủy sản ban quyết định cổ phần hóa công ty. - Giai đoạn 2007 đến nay: Công ty cổ phần hóa ngày 01/01/2007. Vốn nhà nước chiếm 54%. Nhà nước vẫn chi phối điều hành mọi hoạt động của công ty. Hoạt động của công ty trong giai đoạn này tuy có giảm nhưng vẫn đạt hiệu quả và đứng vững được trong tình hình kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng. Định hướng của công ty trong giai đoạn này lấy chế biến xuất khẩu thủy sản là ngành mũi nhọn tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động trong các lĩnh vực như kinh doanh kho vận, nhập khẩu kinh doanh hàng hóa… 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 1.1.3.1. Chức năng - Là công ty cổ phần trong đó nhà nước chiếm trên 54% cổ phần hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thủy sản. Do đó, công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung có chức năng sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng thủy sản nhưng chủ yếu phục vụ cho mục đích xuất khẩu. - Thực hiện thương mại xuất khẩu cho các sản phẩm thủy sản. Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, máy móc, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng. - Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên như đảm bảo các chế độ, chính sách nhà nước ban hành. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên tổ chức các chuyến tham quan, du lịch, khuyến khích khen thưởng các tổ chức, cá nhân có sáng kiến mới và trợ cấp giúp đỡ các cán bộ, công nhân khi gặp khó khăn. 1.1.3.2. Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách an toàn nhất, làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. Duy trì và phát triển vốn, không ngừng đổi mới nâng cao công nghệ mới vào sản xuất. SVTH: Thái Thị Thu Hương 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn - Tự tạo nguồn vốn kinh doanh đồng thời khai thác và quản lí sử dụng vốn một cách hiệu quả, đảm bảo đầu tư và mở rộng sản xuất theo hướng đa dạng hóa, không ngừng đổi mới trang thiết bị làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. - Phát triển hợp tác, mở rộng kinh doanh, liên kết các đơn vị trong và ngoài nước để tạo nguồn vốn, tiếp thu khao học kỹ thuật hiện đại. - Bảo vệ tài sản của công ty, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự an ninh xã hội. - Quản lí tốt đội ngũ cán bộ, công nhân viên. Đồng thời chăm sóc đời sống nhân viên một cách tốt nhất. 1.1.3.3. Quyền hạn Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung là một doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Thủy Sản có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, công ty có tài khoản mở tại nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Ngoại thương, Vietcombank, Eximbank Đà Nẵng, ngân hàng quốc tế VIB,…để phục vụ công tác giao dịch tài chính được thuận lợi và có các quyền hạn cơ bản như sau: - Quyền tổ chức bộ máy quản lí sản xuất kinh doanh, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. - Quyền sử dụng và huy động vốn từ các đơn vị kinh tế nhưng phải đảm bảo khả năng hoàn trả. - Quyền cân đối nguồn lực sản xuất, toàn chỉnh cơ cấu tài sản, phát triển quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.1.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 1.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần XNK thủy sản miền Trung SVTH: Thái Thị Thu Hương 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn ( Nguồn Ban xuất nhập khẩu) Cơ cấu bộ máy tổ chức là một yếu tố rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có tác động quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ta có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung như sau:  Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các cổ đông. Các cổ đông có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia Đại hội đồng công ty. Là cơ quan tập thể, Đại hội đồng cổ đông không làm việc thường xuyên mà chỉ tồn tại trong thời gian họp và chỉ ra quyết định khi đã được các cổ đông thảo luận và biểu quyết tán thành.  Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu, bãi miễn thành viên. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, phạm vi điều lệ, phạm vi pháp luật gây thiệt hại cho công ty.  Tổng giám đốc: Là người điều hành công việc hoạt động hàng ngày của công ty và là người đại diện pháp lý cho công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.  Kế toán trưởng: Kế toán trưởng giúp Giám đốc quản lý tài chính, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán - thống kê của văn phòng Công ty và các đơn vị thành viên.  Ban kiểm soát: Kiểm soát viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Kiểm soát viên thay mặt các cổ đông kiểm soát các hoạt động của công ty, chủ yếu là các vấn đề tài chính như kiểm tra sổ sách kế toán tài sản, các bảng tổng kết năm tài chính của công ty, báo cáo về sự kiện tài chính bất thường xảy ra. Các kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng. 1.1.4.2. Chức năng của các phòng ban  Ban nhân sự - hành chính - pháp chế: Tham mưu cho Ban lãnh đạo và các tổ chức triển khai các công việc về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lí điều hành, quản lí nhân sự, lao động, công tác tiền lương, công tác nội chính, pháp chế, công tác an toàn vệ sinh lao động, hành chính quản trị,…  Ban Tài chính - kế toán: SVTH: Thái Thị Thu Hương 10 [...]... tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU EU là một khối liên kết chặt chẽ, sâu sắc, phát triển kinh tế ổn định và có triển vọng cao Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty thì thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy sản chiến lược của công ty với thị phần chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu Nhờ có các chính sách hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu của Chính... các lô hàng ( hóa chất và chất kháng sinh) SVTH: Thái Thị Thu Hương 20 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 2.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu của công trong những năm gần đây 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu của công ty Hình thức Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Kim ngạch xuất khẩu. .. thế của mình kết hợp với các hoạt động xúc tiến của công ty sẽ đẩy mạnh việc tăng thị trường, thị phần, khách hàng, ở một thị trường tiềm năng như ở EU Mục tiêu của hoạt động xúc tiến xuất khẩu của công ty sang thị trường EU trong giai đoạn 2010-2015 là:  Quảng bá thương hiệu của công ty đối với các kháng hàng EU  Tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng  Đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho mỗi hoạt động. .. đến xuất khẩu thuỷ sản thực phẩm Mặt khác, sự đa dạng hoá các mặt hàng thuỷ hải sản dưới nhiều hình thức chưa phong phú, vì vậy có thể nói chưa có sự phù hợp cao của mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của công ty với yêu cầu nhập khẩu của thị trường EU 2.3 Hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty SVTH: Thái Thị Thu Hương 26 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn 2.3.1 Đặc điểm hoạt. .. cùng của những hoạt động này nhằm chỉ để tiêu thụ sản phẩm Nhưng ngày nay thì công ty đã ngày càng chú trọng vào các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU bằng các hoạt động :quan hệ công chúng, hội chợ triển lãm thương mại, khuyến mãi Bằng việc chú trọng các hoạt động này mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU của công ty đang ngày một tăng lên 2.3.2 Mục tiêu của hoạt động xúc tiến xuất khẩu. .. khẩu của Chính phủ nên các hoạt động xúc tiến của công ty được hỗ trợ khi xuất khẩu thủy sản sang EU do đó tình hình xuất khẩu sang EU đang có xu hướng tăng lên Thị trường EU có nhu cầu rất lớn không chỉ về số lượng của ngành hàng thủy sản Do vậy, xuất khẩu sang EU có thể giúp ngành hàng thủy sản của công ty được sản xuất mà còn thúc đẩy công ty nâng cao tay nghề, đầu tư công nghệ cao chất lượng cũng... xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2012 (Nguồn: Ban xuất nhập khẩu) SVTH: Thái Thị Thu Hương 21 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn Đồ thị 2.1: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2010 (Nguồn: Ban xuất nhập khẩu) Đồ thị 2.2: Cơ cấu xuất khẩu thủy sản của công ty năm 2011 (Nguồn: Ban xuất nhập khẩu) SVTH: Thái Thị Thu Hương 22 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Đỗ Minh Sơn Đồ thị 2.3: Cơ cấu xuất khẩu. .. Minh Sơn công ty nên việc lựa chọn hội chợ khá mất nhiều thời gian Nhiều hội chợ, triển lãm tổ chức tại EU có quy mô tầm cỡ quốc tế nhưng gian hàng của công ty lại quá nhỏ nên không thu hút được nhiều người xem CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÚC TIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 3.1 Những đặc điểm chủ yếu cảu thị trường thủy sản EU 3.1.1... và giảm mạnh chiếm tỷ trọng thấp trong tổng các mặt hàng xuất khẩu Các sản phẩm khác của công ty giảm dần qua các năm 2.2 Tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU 2.2.1 Về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của công ty sang thị trường EU: Chỉ tiêu Năm 2009 Kim ngạch 5,264,854.21 Năm 2010 7,509,918.62 Năm 2011 6,937,686.95 Năm 2012 7,250,951.98 xuất khẩu Sản lượng 509,323.02 816,823.21 759,983.65... xúc tiến Để đạt được những điều này thì công ty cần có chính sách và ngân quỹ để có thể thực hiện các mục tiêu này 2.3.3 Một số hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU 2.3.3.1 Quảng cáo Theo Luật thương mại thì: “Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh, hàng hóa của mình” Mục tiêu sử dụng quảng cáo sang thị trường . Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Giới thiệu tình hình xuất khẩu của công ty sang thị trường EU và đánh. khi xuất khẩu thủy sản sang EU, trình bày mục tiêu, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU.  Chương 3: Hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU của công. giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách xúc tiến xuất khẩu sang thị trường EU của công ty. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 1.1. Giới

Ngày đăng: 26/01/2015, 15:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công trong những năm gần đây

    • 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của công ty

    • 2.1.2. Hoạt động xuất khẩu

      • 3.4.2.4. Các giải pháp khác

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan