TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI

50 6.3K 21
TÓM TẮT NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, ĐẦU CẬN ĐẠI VÀ CẬN ĐẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

* TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THÒI CỔ ĐẠI, TRUNG ĐẠI, CẬN ĐẠI I. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại 1. Hoàn cảnh lịch sử Về kinh tế: tình hình sản xuất hàng hóa công cụ bằng kim loại được sử dụng rộng rãi, phân công lao động phát triển thành những ngành chăn nuôi; nông nghiệp thủ cong nghiệp. Chế độ nô lệ duy trì áp bức siêu kinh tế. Sự bóc lột khủng khiếp đối với giai cấp nô lệ. Sản phẩm thặng dư của mỗi người nô lệ thì rất ít, nhưng tổng số sản phẩm thặng dư thì khá lớn do chủ nô bóc lột rất đông người nô lệ và trả công không đáng cho kẻ bạo lực. Về xã hội: thời kỳ giai cấp chủ nô bóc lột giai cấp nô lệ và coi người nô lệ như mọi thứ đồ vật khác, các người nô lệ họ không có quyền gì cả quyền về kinh tế, chính trị thậm chí đặt tên riêng cho họ, họ cũng không có quyền. 2. Nội dung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ cổ đại + Mặt tích cực Thời kỳ này nhiều tư tưởng xã hội chủ nghĩa được phản ánh qua những câu chuyện nhân gian truyền thuyết mang tính chất chủ đề huyền thoại, tôn giáo hay là những áng văn chương, những vở hài kịch. Những ước mơ khát vọng ấy chỉ mới chỉ mới dừng lại bởi hai tư tưởng chính sau đây: - Họ phủ định xã hội đương thời (xã hội chiếm hữu nô lệ) - Họ mong muốn ước mơ và tưởng tượng quay trở về với quá khứ ca ngợi công xã tự cung tự cấp, chế độ bình đẳng bình quân không có sự áp bức bóc lột và sự phân biệt giàu nghèo giữa người với người của cộng đồng nguyên thủy, họ coi đó là: “kỷ nguyên của hoàn kim” + Mặt hạn chế: Các tưởng xã hội chủ nghĩa thời cổ đại chưa mang tính độc lập mà lẫn vào với các hình thái ý thức xã hội khác. Đó là tiếng nói của những người lao động (nô lệ, dân tự do…) chống lại chế độ nô lệ. Nội dung chủ yếu vẫn là thi vị hóa quá khứ bằng cách miêu tả xã hội lý tưởng nào đó theo hình mẫu của xã hội cộng sản nguyên thủy, hơn nữa còn tái lập lại dưới dạng công xã. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng như tư tưởng nói chung, trong thời kỳ này, thấm đợm thế giới quan tôn giáo. Các yếu tố chủ nghĩa xã hội còn tản mạn, mơ hồ. Ước mơ về công bằng xã hội và bình đẳng giữa người với người được thể hiện thơ ngây mộc mạc nhưng cũng thật đẹp đẽ bay bổng lạ thường. II. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời trung đại 1 1. Hoàn cảnh lịch sử Thời trung đại (phong kiến), ở phương Đông bắt đầu từ thế kỷ I - II sau công nguyên (từ 211 đến thế kỷ XX). ở phương Tây muộn hơn, bắt đầu tồn tại từ thế kỷ V - XV sau công nguyên. Chia làm 2 giai đoạn (thế kỷ V đến X và thế kỷ XI đến XV). + Giai đoạn đầu của thời đại này, vai trò của thành thị chưa mạnh. Quan hệ kinh tế hàng hoá - tiền tệ chưa có điều kiện phát triển rộng rãi; đời sống nông thôn và quan hệ phong kiến chiếm ưu thế. Mâu thuẫn cơ bản lúc này là mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ - phong kiến với nông dân, thợ thủ công. Mức độ đối kháng giai cấp chưa thật gay gắt và ý thức mang tính chất xã hội chủ nghĩa của các giai cấp, tầng lớp bị áp bức bóc lột cũng chưa xuất hiện đậm nét. + Phải đến nửa sau của thời đại này, bắt đầu từ thế kỷ XI, nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ và thương nghiệp dần dần phát triển với những mức độ khác nhau giữa các nước. + Tôn giáo thống trị đời sống tinh thần xã hội nên thời kỳ này khoa học tự nhiên, khoa học xã hội ít phát triển . 2.Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời trung đại a. Mặt tích cực - Phản ánh khát vọng hạnh phúc của con người nhưng mang màu sắc tôn giáo, trong đó lấy Cơ đốc giáo sơ kỳ là lý tưởng như: đạo đức của chúa”, “giang sơn ngàn năm của chúa”. - Mang tính “tiêu dùng bình quân khổ hạnh” trong từng công xã. Tư tưởng về phân phối mang tính bình quân chủ nghĩa và khổ hạnh - Biện pháp: là các cuộc khởi nghĩa, các phong trào nông dân mang tính “vô chính phủ”: Phủ nhận nhà nước, giáo hội tôn giáo. Những trào lưu tư tưởng và phong trào dị giáo đều đấu tranh chống cả chế độ phong kiến và giáo hội. - Hình thức thể hiện: Trong các phong trào “dị giáo” thông qua các truyền thuyết tôn giáo. b. Mặt hạn chế Nhìn chung những phong trào xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa thời trung đại còn bị hạn chế, các phong trào mang nặng tính chất hòa bình, mang nặng khuynh hướng tiêu dùng, rất ít khuynh hướng tổ chức sản xuất vẫn mang tính chất thần bí, vẫn dựa trên lý thuyết của tôn giáo (cơ đốc giáo). Những tư tưởng đó còn thô sơ cả về hình thức và nội dung, chưa có lý luận và chưa thành hệ thống. Phải từ thế kỷ XVI - XVII trở đi, dưới điều kiện của chủ nghĩa tư bản, những tư tưởng ấy mới được biểu hiện dưới dạng kết tinh hơn, tức thành lý luận, thành một học thuyết. III. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu cận đại 1. Hoàn cảnh lịch sử 2 - Đây là thời kỳ chủ nghĩa tư bản ra đời, trước hết ở Hà Lan thế kỷ XVI, ở Anh thế kỷ XVII và Pháp thế kỷ XVIII, sau thắng lợi của hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản. - Thời kỳ này còn được ghi nhận như một cái mốc lịch sử, với sự xuất hiện những công trường thủ công - tiền đề cho sự ra đời của nền đại công nghiệp cơ khí. - Giai cấp tư sản và vô sản cũng lần lượt ra đời. Đồng thời cũng bộc lộ những bất công xã hội và những hình thức bóc lột mới nặng nề và tàn bạo hơn trước. - Đối với giai cấp tư sản, để tích lũy ban đầu và tạo ra đội quân thất nghiệp lao động làm thuê, ngay từ đầu, sau khi ra đời đã sử dụng nhiều biện pháp, kể cả bạo lực để tước đoạt tài sản của những người lao động, trước hết là ruộng đất của nông dân và cưỡng bức, bót lột vô cùng tàn bạo - Trong bối cảnh đó, bên cạnh các nhà nhân đạo chủ nghĩa tư sản đã xuất hiện một số các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng, học thuyết của họ phản ánh nguyện vọng của nhân dân, mơ ước đến một xã hội nhân đạo hơn, con người được tôn trọng hơn, một xã hội lý tưởng mà ở đó không có sự áp bức, bóc lột, bất công. * Các đại biểu tư tưởng tiêu biểu và các tư tưởng xã hội chủ nghĩa chủ yếu. Đại biểu xuất sắc của thế kỷ XVI - XVII có TomátMorơ và Tomadô Cămpanenla. Những tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ này được mô tả trong những câu chuyện kể, những áng văn chương khá hấp dẫn, tiêu biểu là "Utôpia" của T. Morơ và "Thành phố mặt trời" của T. Cămpanenla. 2. Nội dung tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu cận đại a. Mặt tích cực - Nhìn chung các nhà tư tưởng đều thể hiện tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, không còn chỉ là nhân đạo chủ nghĩa, không còn chỉ là nhân đạo chủ nghĩa tư sản mà là chủ nghĩa nhân đạo ngày càng có nhiều giá trị mới đã vượt khỏi khuôn khổ hệ tư tưởng tư sản. - Các nhà không tưởng, với mức độ khác nhau, đều mang tinh thần phê phán, lên án chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đương thời. - Một số người đã thể hiện tinh thần “xã thân” vì chính nghĩa, chân lý tiến bộ xã hội, thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng. b. Mặt hạn chế - Nhiều nhà tư tưởng của tư sản thế kỷ XVIII, nhất là những nhà tư tưởng của “Phái Ánh sáng” ở nước Pháp, đã quan niệm lý tính và công lý vĩnh cửu là yếu tố 3 quyết định xây dựng một xã hội “tự do – bình đẳng – bác ái”. Nhưng thật ra sự thống trị của lý tính vĩnh cửu đối với xã hội chỉ là sự thống trị của giai cấp tư sản được lý tưởng hóa mà thôi. Thực tế cho thấy sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1789, những nghịch cảnh xã hội vẫn diễn ra trái ngược với mong muốn của quần chúng lao động nghèo khổ. Chịu ảnh hưởng của họ các nhà không tưởng tiếp tục nghĩ rằng người ta còn phải “nối gót” đi tìm “lý tính và chân lý vĩnh cửu”. Đối với họ, chủ nghĩa xã hội được quan niệm như là biểu hiện của lý tính, của chân lý, của chính nghĩa tuyệt đối đâu đó; chỉ cần người ta phát hiện ra và dựa vào đó mà thuyết phục mọi người, ắt là có thể xây dựng một xã hội tốt đẹp. Thêo họ, chân lý, lý tính, chính nghĩa ấy không phụ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian nào của tiến trình lịch sử cả. Chúng đã tồn tại và còn tòn tại mãi mãi. Chỉ cần có những người “tài ba xuất chúng” là sẽ phát hiện ra được. Về cơ bản, những nhà không tưởng chưa thoát khỏi những quan niệm duy tâm về lịch sử. - Hầu hết những nhà không tưởng có khuynh hướng đi theo con đường ôn hòa đề cải tạo xã hội bằng thuyết giáo, cải cách pháp luật, thực hiện xã hội bằng thuyết giáo, cải cách pháp luật, thực nghiệm xã hội, thậm chí hy vọng vào “từ tâm” của những người giàu và vào cả những kẻ đang cầm quyền. Một số ít đã thể hiện được nhiệt tình bằng hành động khởi nghĩa nhưng chưa phải đã là một quá trình chuẩn bị thực sự tự giác, nên nói chung đều không thể đi đến những kết quả theo ước nguyện. * NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA THỜI CẬN ĐẠI I. Tômat Marơ 1. Điều kiện lịch sử nước Anh - Về kinh tế: Nước Anh là trong một trong số ít nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành rất sớm ở châu Âu. Sự phát triển của kỹ thuật đưa tới sự hình thành các ngành sản xuất mới với quy mô và trình độ mới, như nghành cơ khí đóng tàu, ngành dệt len – dạ bằng lông thú… đã làm biến đổi thủ công nghiệp thành thị từ hình thức phường hội phong kiến sang hình thức công trường thủ công tư bản. Ở Luân Đôn có nhiều công trường thủ công thu hút hàng ngàn công nhân vào làm việc. Do sự tác động của kỹ thuật và công nghiệp thành thị (công trường thủ công) trực tiếp là công nghiệp dệt len – dạ bằng lông thú, nông nghiệp Anh có biến đổi lớn. Nghề chăn nuôi cừu đem lại nguồn lợi lớn, do đó bon địa chủ đã dùng bạo lực đuổi nông dân, cướp toàn toàn bộ đất đai, đồng ruộng, cả ruộng công lẫn ruộng tư, biến thành những đồng cỏ chăn nuôi cừu. Có địa chủ nuôi tới hàng vạn con cừu. Nông nghiệp Anh sang thức sản xuất và kinh doanh tư bản chủ nghĩa. 4 Sản xuất hàng hóa tư bản phát triển cả trong công nghiệp và nông nghiệp đã thúc đẩy thương nghiệp ra đời và phát triển, nhiều trung tâm thương nghiệp hình thành như Luân Đôn thúc đẩy sự phát triển ngành hàng hải và tìm thị trường mới. Sự phát hiện ra châu Mỹ và con đường sang châu Phi, châu Á đã làm cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển mạnh mẽ nhờ sự giàu có về tài nguyên và lao động ở những nơi đó - Về chính trị - xã hội Xã hội Anh đang xuất hiện những tầng lớp, giai cấp xã hội mới. Cùng giai cấp địa chủ và nông dân, một giai cấp đang bị đẩy khỏi đồng ruộng, làng mạc, sống lang thang, đói rét, ốm đau, chết dần chết mòn trên con đường vào thành phố kiếm sống; xuất hiện đội ngũ công nhân trong các công trường thủ công, và giai cấp tư sản (bao gồm chủ công trường thủ công, chủ hầm mỏ, thương gia, những tên cho vay nặng lãi, địa chủ và quý tộc tư sản hóa) Do đó, tồn tại song song với mâu thuẩn vốn có trong xã hội tư sản phong kiến, mâu thuẩn giữa nông dân và địa chủ đã xuất hiện những mâu thuẩn mới: “ Mâu thuẫn giữa tư sản với địa chủ phong kiến cấu kết với giáo hội phản động”. Những mâu thuẫn đẩy tới những cuộc xung đột xã hội gắt. Trong quá trình giải quyết mâu thuẩn ấy, tuy có trong tay lực lượng kinh tế lớn, nhưng giai cấp tư sản vẫn chưa giành được thắng lợi chính trị quan trọng nào. Thế kỷ XVI nước Anh vẫn do giai cấp địa chủ thống trị với sự chuyên chế hà khắc tiêu biểu là triều đại Hăngri VIII. - Về văn hóa Mâu thuẩn giữa giai cấp tư sản đang lên với giai cấp phong kiến câu kết với giáo hội phản động ngày càng gay gắt. Phản ánh mâu thuẩn và những xung đột trên của xã hội Anh nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa là “Phong trào văn hóa Phục Hưng” khởi đầu từ thế kỷ XIV ở Italia và phát triển khắp châu Âu vào thế kỷ XVII, và “Phong trào cải cách tôn giáo do Luthơ và Tômát Muyntxơ lãnh đạo vào đầu thế kỷ XVI ở Đức. Với nội dung và hình thức thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn học nghệ thuật… văn hóa Phục hưng phản ánh hệ tư tưởng giai cấp tư sản đang lên chống lại hệ tư tưởng phong kiến cấu kết với giáo lý phản động của giáo hội. Trong số những con người tiêu biểu của thời đại văn hóa Phục hưng phải kể là Tômát Môrơ. Tóm lại, thế kỷ XVI ở nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung vẫn là những quốc gia phong kiến. Nhưng trong lòng nó đang thai nghén một xã hội mới, xã hội tư 5 sản với một nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa tư tưởng…thế kỷ XVI là thế kỷ khởi đầu cho sự tan rã của chế độ phong kiến và sự hình xã hội tư sản ở châu Âu. 2.Tômát Morơ và những tác phẩm Không tưởng * Tiểu sử của Tômát Morơ Tômát Morơ sinh năm 1478 trong một gia đình trí thức ở Luân Đôn, một gia đình có 6 người sống trong cảnh hòa thuận và bình đẳng. Ở hoàn cảnh ấy, Tômát Morơ được hưởng một sự giáo dục và ông cùng tự rèn luyện, tự giáo dục, trở thành một trí thức xuất sắc trong phong trào văn hóa Phục hưng, có tư tưởng nhân đạo cao là bạn của nhiều nhà bác học. Năm 1504, Morơ tham gia hoạt động chính trị, trúng cử nghị viện. Năm 1529, ông trở thành Tể tướng. Với chức vụ cao, uy tín lớn Morơ hy vọng sẽ tác động vào các chính sách của nhà vua theo hướng nhân đạo. Nhưng trong điều kiện chế độ phong kiến hà khắc với triều đại độc tài Hăngri VIII, những ước mơ tốt đẹp của ông trở thành đối lập với nhà vua, bị nhà cua quy thành tội phản quốc. Ông bị bắt giam 15 tháng và bị xử tử ngày 6-7-1535. *Tác phẩm Không tưởng Không tưởng, tên đầy đủ của nó là cuốn sách vàng, vừa thú vị, vừa bổ ích nói về một nhà nước tốt đẹp nhất và hòn đảo Utopi, được Morơ viết vào năm 1514-1516. Không tưởng là một tác phẩm văn học viễn tưởng nổi tiếng của thế kỷ XVI đã được tái bản nhiều lần bởi sự hấp dẫn của nó cả về mặt văn chương và đặc biệt về những tư tưởng tiến bộ và nhân đạo hết sức cao cả. Trong Không tưởng Morơ đã phê phán sâu sắc chế đọ đương thời ở nước Anh, đồng thời phác họa bức tranh toàn cảnh về một xã hội tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…trong đó tất cả mọi người có một đời sống hạnh phúc. 3.Những quan điểm chủ yếu của tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong tác phẩm Không tưởng a. Những giá trị tích cực *Tư tưởng chống áp bức bóc lột bất công vì lợi ích của những người lao động. 6 Trong Không tưởng Morơ đã dành một phần đáng kể để phê phán chế độ đương thời. Đó là chế độ của quá nhiều bọn quý tộc., linh mục – binh lính – bọn ăn bám. Nhà nước phong kiến chỉ là chiêu bài để bọn nhà giàu mưu lợi cho mình. Nhà nước ấy với chính sách hà khắc và những luật lệ phi lý gây ra bao tệ nạn xã hội. Xã hội hình thành một bên là quần chúng lao động nghèo khổ, và một bên là bọn quý tộc giàu sang “bên cạnh sự nghèo nàn thảm hại lại có sự xa hoa táo tợn”. Từ đó ông hô hào “Hãy ngăn chặn hành động vơ vét của bọn nhà giàu; hãy ngăn chặn sự độc đoán và sự độc quyền của chúng; hãy cho bịn chây lười ăn ít thôi, bắt chúng phải lao động”. Morơ lên án mạnh mẽ chính sách cướp đoạt ruộng đất bằng bạo lực của bọn địa chủ đẩy nông dân tới chỗ mất hết điều kiện sinh sống, Nông dân Anh sống lang thang trong cảnh không nhà cửa, chết dần chết mòn trogn khi bọn địa chủ thu những khoản lợi nhuận lớn trên đồng ruộng đã trở thành đồng cỏ nuôi cừu. Morơ đã khái quát tình cảnh ấy trong câu nói “Cừu ăn thịt người”, một hình tượng vừa hiện thực, vừa quái dị của thời kỳ tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản. Ông viết – qua lời nhân vật Raphaen – Ghítlôđây: “Những con cừu của các ngài…nghe nói bây giờ chúng đã trở thành háu ăn và bất trị đến mức ăn cả thịt người, làm cho ruộng đồng, nhà cửa và thành phố bị phá sản tan hoang”. Morơ củng phê phán giai cấp tư sản Anh vừa mới ra đời, vì lợi nhuận, đã bắt người lao động làm thuê phải “làm việc từ sớm tinh sương đến tận khuya”. Thực tế họ phải làm việc từ 14-18 giờ/ngày trong khi nhiều người không có việc làm trở thành lưu manh. Ông cảm thông sâu sắc với cuộc sống của những người lao động nghèo khổ và bị bần cùng nói trên. Khi phê phán xã hội đương thời, cái quan trọng nhất, quý nhất và cũng là cái mới nhất trong Không tưởng của Morơ là ông đã nhận được những nguyên nhân cơ bản của mọi bất công và tệ nạn xã hội là do “chế độ tư hữu” và từ đó đi đến kết luận “Phải xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu”. Ông viết “Tôi hoàn tin tưởng rằng không thể phân phối mọi thứ ngang nhau và công bằng, cũng như không thể quản lý công việc của mọi người một cách tốt nhất, có kết quả nhất bằng cách nào khác ngoài việc hoàn toàn xóa bỏ chế đội tư hữu”. Ông còn chỉ ra rằng, việc cải cách chế độ nhà nước theo quan điểm Platon chỉ có thể giảm nhẹ chứ không có thể xóa được bất công và những tệ nạn xã hội. *Tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người. 7 Trên lĩnh vực kinh tế: nền kinh tế trong xã hội Không tưởng của Morơ là một khối thống nhất dựa trên cơ sở của chế độ công hữu và lao động bình đẳng đối với một thành viên. Hệ thống kinh tế bao trùm là hệ thống kinh tế thủ công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng nhưng là nghề nặng nhọc. Vì vậy, thủ công là nghề chính của mọi người, làm nông nghiệp là nghĩa vụ đối với mọi người; thành thị là nơi cư trú lâu dài, thường xuyên, còn ở nông thôn sản xuất mang tính thời vụ; do đó sẽ phân công theo từng kì hạn hai năm một. Trong xã hội Không tưởng không có nông thôn thuần túy theo đúng nghĩa của nó. Tế bào kinh tế trong Không tưởng là gia đình – gia đình kinh tế có cả người cùng huyết thống và khác huyết thống. Khi gia đình kinh tế phát triển vượt quá khuôn khổ thì nhà nước sẽ chuyển lao động từ gia đình này sang gia đình khác. Trong Không tưởng Morơ đã thể hiện tư tưởng phân phối triệt để: Phân phối theo nhu cầu trên cơ sở của cải dồi dào, đầy ăp trong các kho công cộng. Giải thích về nguồn của cải dồi dào, Morơ nêu ra 4 yếu tố: mọi người đều lao động; phụ nữ chiếm ½ dân số được làm việc; xã hội có thi đua; và nhân viên nhà nước do dân bầu, nên hăng hái làm việc. Qua Không tưởng có thể thấy Morơ đã xuất hiện quan điểm mới: quan hệ xã hội trước hết là những quan hệ trong tổ chức và cùng với sản xuất ông nêu ra quan niệm phân phối, tiêu dùng trên cơ sở vừa tổ chức các nhà ăn công cộng vừa thừa nhận sở hữu cá nhân những tư liệu tiêu dùng đã được phân phối. Ông thừa nhận mỗi người có nhà cửa riêng, vườn tược riêng và việc bếp núc riêng không ảnh hưởng tới chế độ công hữu. Trên lĩnh vực chính trị: Xã hội không tưởng là một xã hội còn nhà nước, nhưng đó là nhà nước thật sự dân chủ. Nhà nước đó chỉ có một mục đích duy nhất là vì nhu cầu xã hội, vì lợi ích và vì cuộc sống của con người. Tất cả nhân viên của nhà nước ấy đều do dân bầu ra bằng bỏ phiếu kín. Đó là một xã hội yêu hòa bình ghét chiến tranh: trong đối nội không có bạo lực. Song Morơ không phản đối chiến tranh nói chung; do đó trong xã hội Không tưởng vẫn có chế độ tập luyện quân sự kể cả đối với phụ nữ. Họ không gây chiến tranh tự vệ 8 hoặc giúp nhân dân một nước thoát khỏi ách thống trị độc tài, tàn bạo. Nếu phải tiến hành chiến tranh thì họ tìm cách giành thắng lợi bằng sự không ngoan, bằng trí tuệ và sự sáng suốt. Họ cũng tìm cách sớm chấm dứt chiến tranh và ngăn chặn không để chiến tranh tái diễn. Trên lĩnh vực xã hội: Morơ rất quan tâm đến thời gian lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Ông phân mỗi người một ngày lao động 6 giờ chia làm hai ca, ngủ 8 giờ, 10 giờ cho hoạt động khoa học, văn học - nghệ thuật, vui chơi giải trí… Ông cho rằng cuộc sống hạnh phúc không chỉ ở chỗ thỏa mản về nhu cầu vật chất mà còn ở chỗ có nhiều thời gian nhàn rỗi cho sự phát triển tự do về tinh thần và mở mang trí tuệ. Trong lĩnh vực giáo dục, tất cả trẻ em được nuôi dưỡng từ nhỏ trong nhà trẻ. Mọi trẻ em nam và nữ đều được hưởng một chế độ giáo dục chung (giáo dục phổ thông). Đối với thanh niên giáo dục cao cấp là bắt buộc. Giáo dục cao cấp cũng dành cho người lao dộng có nhu cầu học tập. Học văn hóa kết hợp với học nghề trong lĩnh vực thủ công nghiệp và nông nghiệp. Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Morơ quy định tuổi thành hôn của nữ là 18, nam là 22. Ông cũng nêu quan điểm hôn nhân tự do “Mọi người được quyền lựa chọn người vợ hoặc chồng của mình”; hôn nhân một vợ, một chồng “chỉ có dân đảo không tưởng mới thỏa mản với chế độ hôn nhân một vợ, một chồng”. Morơ cũng nêu quan niệm về “quyền ky hôn” và “hôn nhân ít bị tan vỡ, rất ít xảy ly hôn”. Trong lĩnh vực tôn giáo, xã hội của Không tưởng vẫn còn tôn giáo nhưng đã duy lý hóa. Morơ cho rằng, phải gạt khỏi tôn giáo những cái có hại cho cuộc sống xã hội, không phù hợp với chủ nghĩa nhân bản. Đưa ra quan điểm “bầu cha cố” Morơ đã làm cho tôn giáo trong Không tưởng hội nhập vào dòng “dị giáo”, góp phần thúc đẩy phong trào đòi cải cách tôn giáo mới bắt đầu ở Đức và thâm nhập vào Anh Morơ cũng là người đầu tiên giải thoát tư tưởng “Cộng đồng tài sản” khỏi màu sắt tôn giáo trước đây. Vấn đề con người luôn được các nhà xã hội chủ nghĩa quan tâm như là vấn đề trung tâm, và con người trong dòng văn hóa xã hội chủ nghĩa là những con người cụ thể - những con người lao động bị áp bức, bóc lột, nghèo khổ. Trong Không tưởng Morơ đã chỉ ra rằng, trong tất cả các tài sản có trên thế giới này, không có gì quý hơn sinh mạng con người, không có gì có thể sánh được với sinh mạng con người. Khi phê 9 phán xã hội đương thời và phác họa một xã hội tốt đẹp Morơ đều đứng hẳn về phía những người lao động. Chính từ sự cảm thông sâu sắc với con người mà Morơ đã dựng lên bức tranh toàn cảnh nước Anh thế kỷ XVI bằng hình tượng vừa quái dị vừa hiện thực “cừu ăn thịt người”. Cũng với tình cảm sâu nặng dành cho người lao động Morơ đã phác họa trong Không tưởng một xã hội cả về kinh tế, sản xuất, chính trị, giáo dục, y tế… đều nhằm mục đích vì cuộc sống của con người lao động. Lao động 6 giờ (2 ca); ngủ 8 giờ vui chơi giải trí cùng với hoạt động khoa học, văn học nghệ thuật 10 giờ; Nhà nước chỉ tồn tại với mục đích duy nhất là vì nhu cầu xã hội, vì hạnh phúc của mọi người; hôn nhân gia đình, giáo dục phổ thông cho tất cả trẻ em nam nữ; nhà ăn công cộng kết hợp với bếp riêng của mỗi gia đình; bệnh viện có đủ phương tiện tốt nhất, thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm, người phục vụ nhiệt tình, thuốc tốt, ăn ngon… người bệnh mau khỏi. Tư tưởng xã hội tốt đẹp được Morơ thực hiện tỏng cuộc sống gia đình “tế bào xã hội, xã hội thu nhỏ”. Đó là một gia đình hòa thuận, bình đẳng, yêu thương, giúp đỡ nhau. Morơ là người có địa vị cao nhưng không hám danh, hám lợi; trái lại ông luôn chăm lo cho lợi ích của mọi người – những người lao động, nghèo khổ - hơn lợi ích của chính mình. Ngoài những vấn đề cơ bản nói trên. Morơ còn nêu ra nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội trong Không tưởng. Tuy không phải là những vấn đề cơ bản nhưng lại có ý nghĩa và sự hấp dẫn. Thí dụ, Morơ đề cập vấn đề thi đua giữa các gia đình, các khối phố tạo ra cảnh giàu đẹp; vấn đề phong cách làm việc dân chủ của hệ thống cơ quan chính quyền đảm bảo lợi ích chung của xã hội, hạn chế những sai lầm của các nhà chức trách. Ông còn đề cập đến vấn đề chống hối lộ, chống dùng tiền mua bán các chức vụ, rồi sau đó tìm cách vơ vét của công bù lại sau khi có chức, có quyền. b.Những hạn chế của Morơ Hạn chế lớn nhất của Morơ là ông chưa có tin một xã hội tốt đẹp như ông đã mô tả, Utopi tiếng Hi Lạp có nghĩa là “Không tồn tại ở đâu cả”. Kẻ thù của chủ nghĩa xã hội hiện nay cũng lợi dụng thiếu sót này của Morơ đề chống chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm của ông còn rất nhiều quan niệm mâu thuẩn, một xã hội tốt đẹp như vậy mà vẫn còn người nô lệ. c.Nguyên nhân hạn chế 10 [...]... nhau” Đây quả là một tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa trước đây và cả ở các nhà xã hội chủ nghĩa đương thời * Những tư tưởng của G.Mêliê và một xã hội tư ng lai Xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập một chế độ công hữu về của cải là hạt nhân trong tư tưởng về một xã hội tư ng lai của Mêliê Trên cơ sở chế độ công hữu của cải chủ yếu là chế độ công xã về ruộng đất của nông dân, xã hội tư ng lai sẽ được xây... về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản chưa thể chín muồi Giai cấp công nhân hiện đại chưa hình thành với tư cách là một giai cấp đã trưởng thành với những đặc điểm ưu việt riêng có; cuộc đấu tranh của giai cấp còn ở trình độ thấp * NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở PHÁP VÀ ANH ĐẦU XIX I Chủ nghĩa xã hội không tư ng đầu thế k đầu thế kỉ XIX ở Pháp 1 Tình hình nước Pháp đầu thế kỷ XIX Đây là thời kỳ. .. c Hạn chế Dựa vào chính phủ tư sản để tiến hành cải tạo xã hội chưa tách ra khỏi sự thần bí của tôn giáo d Nguyên nhân hạn chế Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh khỏi Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tư ng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ *Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tư ng thế kỷ XVIII... Tác phẩm chủ yếu Trong thời kỳ hoạt động cách mạng G.Babớp đã viết một số tác phẩm trong đó chứa đựng nhiều tư tưởng cộng sản không tư ng đặc sắc như: - Danh bạ cố định - Sự bình đẳng hoàn mỹ - Một số thứ (trong đó có thư gởi cho vợ và con) - Tuyên ngôn của những người bình dân b Những giá trị tích cực Một là, chúng ta có thể nói, đây là lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa cận đại, một... dục với những tư tưởng đặc sắc, trong đó đặc sắc nhất là tư tưởng về giáo dục, một nền giáo dục trở về với trần thế, thoát khỏi ảnh hưởng của tôn giáo, một nền giáo dục khuyến khích sự sáng tạo của con người Với những đóng góp ấy Giêrắcđơ Uynxtenli xứng đáng là một trong những nhà xã hội chủ nghĩa tiêu biểu của thế kỷ XVII và là một trong số những nhà xã hội chủ nghĩa tiêu biểu của thời cận đại c Hạn... luật gia là những tên gác tù, và nhân dân là những tù nhân Ông lên án chế độ tư hữu, rằng “Quyền tư hữu ấy là cái đáng nguyền rủa” Những tư tưởng về một xã hội tự do, bình đẳng và dân chủ - Tư tưởng kinh tế: Uynxtenli cho rằng, một xã hội phải tạo được “quyền tự do chân chính” mà yếu tố cơ bản của quyền ấy là “quyền tự do sử dụng chung ruộng đất và quyền được sống của mỗi người” Đó là xã hội “mọi của... chủ nghĩa cận đại, một trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội thành phong trào cách mạng thực tiễn Để thực hiện đều đó, chính G.Babớp đã tổ chức ra Hội những nhà cách mạng” Hệ thống tổ chức cơ sở Hội này có trong công nhân và quyền, đội Ông cũng cho xuất bản 2 tạp chí Diễn đàn nhân dân và Người khai sáng để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và đã cho ra một văn kiện lớn Tuyên... v.v… c Những hạn chế của Ph.Morenli Ph.Morenli chỉ mới nêu ra được một sơ đồ cứng nhắc về việc xây dựng một xã hội mới chứ chưa đề ra được một chương trình với những nhiệm vụ mang tính hiện thực để cải tạo xã hội hiện thời thành xã hội mà ông mơ ước, vì ông chưa tìm ra được mối 26 liên hệ giữa các xã hội ấy Cũng như nhiều xã hội chủ nghĩa không tư ng Ph.Morenli cũng là duy tâm trong lĩnh vực xã hội Ông... toàn xã hội 30 c Hạn chế G.Mabli vẫn là một nhà xã hội chủ nghĩa không tư ng, một nhà nhị nguyên luận khi ông chủ trương dung hòa triết học duy vật với tôn giáo Ông viết: “Trong sự tôn thờ thượng đế có sự tôn thờ những luật lệ của tự nhiên, sự tôn thờ bình đẳng giữa con người với con người” Trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng của ông là tư tưởng dân chủ cách mạng của nông dân d Nguyên nhân hạn chế Những. .. giá Mêliê vẫn là một trong những nhà xã hội chủ nghĩa tiêu biểu của thế kỷ XVIII ở Pháp d Nguyên nhân hạn chế Những hạn chế trên đây là những hạn chế có tính lịch sử, không thể tránh khỏi.Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế có tính chất lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tư ng bắt nguồn từ những điều kiện kinh tế - xã hội lúc bấy giờ V Phrăngxoa Morenli 1 Tóm tắt tiểu sử 24 Đến nay, chúng ta vẫn chưa

Ngày đăng: 25/01/2015, 21:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan