chuyen de: van dung mot trong cac hinh thuc go dem vao tiet day tdn 8

5 494 1
chuyen de: van dung mot trong cac hinh thuc go dem vao tiet day tdn 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THĂNG BÌNH TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP  Vận dụng một trong các hình thức gõ đệm vào tiết dạy TDN lớp 8 Giáo viên Giáo viên : Hồ Thị Phương Hồng. : Hồ Thị Phương Hồng. Thuộc tổ Thuộc tổ : Năng khiếu : Năng khiếu Tháng 03, năm 2013 CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC GÕ ĐỆM VÀO TIẾT DẠY TĐN LỚP 8 A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Để hướng tới mục đích cuối cùng của môn âm nhạc ở trường THCS là tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần cùng các môn học khác giáo dục toàn diên, cân đối, hài hòa nhân cách học sinh. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư thích đáng về thời gian, công sức để tìm ra nhưng phương pháp tối ưu trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho các em Qua nhiều năm giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy các em học sinh còn lúng túng, chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu khác nhau như thế nào trong một bài hát,bài TĐN cụ thể.Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tùy tiện, lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài TĐN.Mặc khác, việc các em vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ tạo sự sinh động và giúp các em giữ được nhịp độ của bài mà không bị cuốn nhanh. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : Đề rèn luyện kĩ năng đọc nhạc kết hợp gõ đệm cho học sinh, chúng ta cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình dạy TĐN,đồng thời kèm theo mọt số phương pháp hỗ trợ để ọc sinh nắm vững kiến thức âm nhạc và giúp các em đọc nhạc kết hợp với gõ đệm được tốt hơn. 1. Phương pháp đặt câu hỏi : Ở các tiết tập đọc nhạc, trước khi đi vào nội dung chính là đọc nhạc thì giáo viên nên đưa ra một số câu hỏi nhằm củng cố lại kiến thức nhạc lý và để các em ghi nhớ các kí hiệu âm nhạc,tăng thêm khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết ở những tiết học sau Ví dụ : khi dạy bài TĐN số 6 (lớp 8) _ chỉ có một trên đời. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho hs trả lời : ? Bài TĐN viết ở nhịp mấy . Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì? ? Nhịp 6/8 có mấy phách?( Giúp các em nắm được số phách có trong bài ) ? Về cao độ có những nốt nào, về trường độ có những hình nốt nào? ? Trong bài có sử dụng những kí hiệu ghi nhạc nào? Sau khi HS đã nhận xét xong toàn bài, GV cho các em đọc tên nốt 1-2 lần. Sau đó GV dạy cho HS đọc nhạc theo trình tự vẫn tiến hành như khi dạy một bài TĐN 2. Phương pháp đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách Khi hs đã đọc được bài và ghép lời ca hoàn chỉnh, để giúp cho việc luyện tập củng cố, khắc sâu bài học, GV phải giúp các em vừa đọc, vừa gõ đệm theo khi hát sẽ làm cho bài hát sinh động, gây hứng thú và tránh được sự nhàm chán, đơn điệu của tiết học Khi hướng dẫn hs đọc,gõ đệm theo phách thì trước tiên,GV phải hướng dẫn cho hs biết gõ đệm theo phách là thế nào? Gõ đệm theo phách là gõ vào phần mạnh,phần nhẹ của phách tương ứng với một nốt móc đen hoặc hai nốt móc đơn… Nếu bài viết ở nhịp 2/4 thì mỗi ô nhịp gõ 2 phách.viết ở nhịp ¾ thì mỗi ô nhịp gõ 4 phách.còn viết ở nhịp 4/4 thì mỗi ô nhịp gõ 4 phách…GV nêu khái niệm về phách: phách là tên gọi những phần bằng nhau về thời gian.như vậy, các hình nốt cơ bản và các dấu lăng đều có thể là một phách VD:bài TĐN số 1 “ chiếc đèn ông sao” .bài viết ở nhịp 2/4 nên mỗi ô nhịp gõ 2 phách.GV làm mẫu với câu hát đầu sau đó hướng dãn hs lam theo x x x x Với những bài viết ở nhịp 3/4 hoặc 6/8 thì GV chọn cho HS cách gõ đệm theo phách là phù hợp để giữ vững tốc độ của bài mà không bị lỗi nhịp hay cuốn nhanh VD bài TĐN số 2 ( Trờ về surientô) x x x x x x Bài TĐN số 5 Làng tôi xx x xx x xx x x x x 3.Phương pháp đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu: GV nêu khái niệm tiết tấu là tương quan trường độ của các âm thanh nối tiếp nhau.vậy gõ đệm theo tiêt tấu là gõ vào từng nốt trong câu nhạc,chúng ta hát như thế nào thì gõ như thế ấy VD bài TĐN số 4 chim hót đầu xuân .GV làm mẫu với câu hát đầu sau đó hướng dẫn hs làm theo x x x x x x x x x x Tuy nhiên, tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ tiếp thu của hs mà GV lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo hầu hết hs trong lớp dều nắm được cách gõ đệm.với những bài có dấu lặng đơn hoặc lặng đen thi gv nhắc hs khi gõ theo tiết tấu thì không gõ vào các dấu ấy. VD bài TĐN số 7 dòng suối chảy về đâu x x x x x x x x x x x x 4.Phưong pháp đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo nhịp Để các em hát và gõ đúng nhịp thì trước tiên gv để hs xác định, bài viết ở nhịp bao nhiêu, ô nhịp đầu tiên có phải là nhịp lấy đà hay không.nếu chọn gõ theo nhịp thì đánh dấu xác định nhịp sẽ rơi vào nốt nào,gv nhắc lại khái niệm về nhịp cho hs nắm.nhịp là những phần nhỏ có giá trị thời gian bằng nhau được lặp đi lặp lại đều đặn trong một bản nhạc, bài hát,giữa các nhịp có một vạch đứng để phân cách gọi là vạch nhịp VD bài TĐN số 4 chim hót đầu xuân x x x Với những bài viết ở nhịp lấy đà.gv nhắc hs không gõ vào ô nhịp lấy đà vì đó là nhịp thiếu VD bài TĐN số 7 dòng sưối chảy về đâu . x x x 5.Phương pháp lên lớp của GV - Để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học, người GV phải hòa mình với HS, tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình - Tùy vào từng nội dung bài và trình độ của HS mà GV lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả HS trong lớp đều nắm được cách gõ đệm - Hiểu được đặc điểm tâm lý của từng HS cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau, GV phải có sự kiên trì bền bỉ, nhận xét, động viên, luyện tập.Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng nốt, từng nhịp cho đến câu C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, HS trong lớp đều tham gia đọc nhạc và gõ đệm rất tích cực. Rất ít HS còn rụt rè do sợ đọc và gõ đệm sai. Đa số HS trong lớp đều biết phân biệt từng cách gõ đệm khác nhau, từ đó tạo nên sự hứng thú, sự yêu thích đối với môn học Trên đây là phương pháp mà tôi rút ra được qua thời gian giảng dạy.Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị đồng nghiệp. Chân thành cảm ơn ! Người viết: Hồ thị Phương Hồng . THCS TRẦN QUÝ CÁP TRƯỜNG THCS TRẦN QUÝ CÁP  Vận dụng một trong các hình thức go đệm vào tiết dạy TDN lớp 8 Giáo viên Giáo viên : Hồ Thị Phương Hồng. : Hồ Thị Phương. Năng khiếu : Năng khiếu Tháng 03, năm 2013 CHUYÊN ĐỀ: VẬN DỤNG MỘT TRONG CÁC HÌNH THỨC GÕ ĐỆM VÀO TIẾT DẠY TĐN LỚP 8 A.ĐẶT VẤN ĐỀ: Để hướng tới mục đích cuối cùng của môn âm nhạc ở trường. khi dạy bài TĐN số 6 (lớp 8) _ chỉ có một trên đời. Giáo viên đưa ra một số câu hỏi cho hs trả lời : ? Bài TĐN viết ở nhịp mấy . Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp gì? ? Nhịp 6 /8 có mấy phách?( Giúp các

Ngày đăng: 25/01/2015, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan