chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp

22 745 3
chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC + C ch chuy n các ngu n l c trên th nh nh ng c s h t ng t o i u ơ ế ể ồ ự à ữ ơ ở ạ ầ để ạ đề ki n cho các ho t ng kinh t -xã h i có th di n ra theo nhu c u phát ệ ạ độ ế ộ ể ễ ầ tri n.ể 16 I. MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước và việc hội nhập kinh tế quốc tế, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Sự phát triển đó mang tính toàn diện ở tất cả các ngành: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức độ ổn định: 4 – 5%/năm. Năm 2006, tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP là khoảng 19,8%. Nông nghiệp nước ta đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hoá quy mô tương đối lớn, lượng nông sản xuất khẩu tăng nhanh (tỷ lệ gạo xuất khẩu đạt 20% sản lượng, cà phê 92%, cao su 80%, chè 60%). Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định được vị trí trên thị trường thế giới như hồ tiêu (đứng thứ 1), gạo (đứng thứ 2 thế giới), cà phê (thứ 3 thế giới)…kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản chiếm khoảng 27% kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2006, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 70% tổng lao động xã hội. (Niên giám thống kê năm 2007). Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn những nhược điểm cần được khắc phục như: Cơ sở hạ tầng nông thôn và cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp vẫn còn yếu kém và lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. Hệ thống kết cấu hạ tầng chuyên dùng cho marketing kém phát triển. Đầu tư mới dừng lại ở khâu sản xuất, chưa chú ý đến đầu tư ra sản phẩm (như đầu tư cho lưu thông hàng hoá, tìm kiếm, mở rộng thị trường ). Hệ thống kho bãi xuống cấp nghiêm trọng do một thời 1 gian dài không sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao sau thu hoạch. Tổ chức sản xuất, chính sách, cơ chế nhằm gắn kết các khẩu sản xuất - chế biến – tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng thương phẩm hàng hoá, chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa đồng bộ và còn thiếu nhiều, ở nhiều vùng, nhiều ngành thậm chí còn có chia cắt sâu sắc giữa các khâu sản xuất - chế biến – tiêu thụ sản phẩm; Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản trong nước và thế giới chưa được quan tâm đúng mức, đầu tư nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn ở mức thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ nhu cầu của thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về bản chất, cơ sở khoa học của chính sách cơ sở hạ tầng cho Marketing trong nông nghiệp. - Thảo luận thực tiễn vấn đề cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp ở Việt Nam. - Đề xuất định hướng chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, nghiên cứu này sẽ thảo luận vấn đề phát triển cở sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam nói chung. Về thời gian, số liệu trong nghiên cứu này phản ánh tình hình phát triển cơ sở hạ tầng từ năm 2000 đến nay. 1.4. Phương pháp thu thập thông tin Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp qua báo chí, hệ thống các tài liệu, các mạng thông tin điện tử. Dựa vào các thông tin có sẵn và các báo cáo đã được công bố. 1.5. Phương pháp phân tích 2 Sử dụng phương pháp phân tích chính sách, cụ thể là phương pháp phân tích phúc lợi. Phương pháp phân tích phúc lợi sử dụng những công cụ chủ yếu của kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Trong đó chúng tôi sử dụng các công cụ: độ co dãn, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng và phúc lợi xã hội để xác định tác động của chính sách. 1.5.1. Độ co dãn Độ co dãn (hệ số co dãn) được hiểu chung là lượng phần trăm thay đổi của đại lượng kết quả so với 1 phần trăm thay đổi của đại lượng nguyên nhân ảnh hưởng. 1.5.2. Thặng dư người sản xuất ( Producer’s Surplus- PS) Thặng dư người sản xuất là phần lợi nhuận mà những người sản xuất nhận được khi bán hàng hoá dịch vụ theo giá thị trường. Nó chính là phần chênh lệch giữa giá thị trường (P E ) với mức giá người sản xuất sẵn sàng bán (P min ) hay chính là phần diện tích nằm trên đường cung dưới đường giá của một công ty hay của một ngành tương ứng. 1.5.3 Thặng dư người tiêu dùng (Consummer’s Surplus- CS) Là phần phần giá trị hoặc lợi ích mà người tiêu dùng nhận được ngoài số chi phí họ bỏ ra để mua hàng hoá dịch vụ. Chính là phần chênh lệch giữa mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả (P max ) với mức giá thực tế họ đã trả tức giá thị trường (P E ) hay đó chính là phần diện tích dưới đường cầu và trên đường giá (đó là phần lẽ ra người tiêu dùng phải trả nhưng họ tránh được). 3 Hình 1.5.1: Thặng dư người sản xuất(PS) và người tiêu dùng(CS) 1.5.4. Phúc lợi xã hội Tính toán hết cái được và cái mất về lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng, cái được bù cho cái mất, kết quả cuối cùng là xã hội có được lợi hay không trên phương diện lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất. Ví dụ: Thay đổi thặng dư người tiêu dùng: a+b+c (được) Thay đổi thặng dư người sản xuất: -a (mất) Kết quả chung (phúc lợi xã hội – an sinh xã hội = được - mất): b+c (được) II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO MARKETING TRONG NÔNG NGHIỆP 2.1. Một số khái niệm 2.1.1. Khái niệm Marketing nông nghiệp “Marketing là sự giải quyết hài hòa các lợi ích gần như mâu thuẫn giữa những người sản xuất, người tiêu dùng và người buôn bán” (Vũ Đình Thắng, Marketing nông nghiệp, NXB Thống kê, năm 2003). Vấn đề cơ bản của Marketing trong nông nghiệp là nông sản được bán ra, vận chuyển đến nơi cần sản phẩm đó và được bán cho người tiêu dùng tại thời điểm mà họ cần với giá chấp nhận được, đảm bảo lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùng, người P max S CS D (giá cả) P 0 Q E Q (Sản lượng) PS P min P E E 4 thu mua và người bán. Vì thế, Marketing trong nông nghiệp là toàn bộ các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ người cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đó đến tay người tiêu dùng để thỏa mãn các nhu cầu của người sản xuất, người tiêu dùng và người buôn bán thông qua trao đổi hàng hóa và dịch vụ. 2.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng nông nghiệp Cơ sở hạ tầng là “hệ thống các công trình nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho phát triển sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống” (Mai Thanh Cúc và cộng sự, 2005, Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà nội, trang 65). Cơ sở hạ tầng bao gồm cung cấp nước, tưới tiêu và phòng chống lụt bão, cung cấp năng lượng, giao thông, thông tin liên lạc… 2.1.3. Cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp Cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp bao gồm: hệ thống giao thông, kho xưởng, cơ sở chế biến, cơ sở thông tin, cầu cảng, chợ bán buôn,… để giảm chi phí marketing. 2.2. Đặc điểm 2.2.1. Đặc điểm của Marketing trong nông nghiệp Sản phẩm của ngành nông nghiệp phần lớn là những sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người, trong đó chủ yếu là sản phẩm lương thực, thực phẩm trên thị trường tiêu dùng cuối cùng, cầu đối với phần lớn các loại lương thực, thực phẩm cơ bản là ít co giãn theo giá cả. Trong điều kiện như vậy để thu hút, hẫp dẫn và thỏa mãn khách hàng, hoạt động kinh doanh cần coi trọng việc nâng cao chất lượng các dịch vụ có liên quan đến nông sản làm phong phú, đa dạng các loại hình dịch vụ đó. Sản phẩm của ngành nông nghiệp là các sản phẩm hữu cơ đòi hỏi Marketing kinh doanh nông nghiệp phải chú ý đến hai đặc điểm: Thứ nhất, trong quá trình chế biến, chúng ta có thể bổ sung thêm cho các sản phẩm thực phẩm một số đặc tính khác về mùi, vị, màu sắc… Tuy nhiên, việc bổ sung này là có giới hạn để không làm thay đổi nhiều đặc tính tự nhiên của sản phẩm; 5 thứ hai, sản phẩm rất dễ bị hư hỏng, trong hoạt động kinh doanh cần coi trọng việc gắn kết sản xuất nông sản thô với chế biến, xây dựng hệ thống kho dự trữ bảo quản phù hợp. Một bộ phận sản phẩm nông nghiệp được sản xuất và tiêu dùng với tư cách là tư liệu sản xuất trong ngành nông nghiệp. Đặc điểm này đòi hỏi chiến lược Marketing đối với các sản phẩm là giống cây trồng, vật nuôi có nhiều điểm khác, thể hiện trên mọi bộ phận của chương trình Marketing. Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp có tính thời vụ và tính địa phương khá cao. Đặc điểm này đòi hỏi Marketing nông nghiệp phải chú ý: phải có kế hoạch dự trữ để đáp ứng nhu cầu lúc trái vụ cho cả hoạt động chế biến lẫn thương mại; thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng đối với các sản phẩm có tính địa phương, các sản phẩm đặc sản. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Đặc điểm này đòi hỏi Marketing kinh doanh nông nghiệp phải gắn kết với hoạt động bảo hiểm, trước hết là đối với những ngành hàng chủ yếu của nền nông nghiệp. 2.2.2. Đặc điểm cơ sở hạ tầng nông nghiệp Cơ sở hạ tầng bao gồm một tổng thể các công trình mang tính hệ thống, đồng bộ, phục vụ lâu dài, có tính thẩm mỹ, tính tiên phong định hướng, vốn đầu tư lớn. Do đó Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, xây dựng chính sách giá cả và luật lệ trong quản lý và sử dụng cơ sở hạ tầng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn và thường bao gồm bốn nguồn chính: ngân sách Nhà nước; viện trợ hoặc vốn vay nước ngoài; vốn doanh nghiệp Nhà nước; vốn đầu tư tư nhân. Đối với địa phương, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng còn có thể huy động từ sự đóng góp tài chính và sức lao động của dân. Địa bàn nông thôn trải rộng và phân bố trên phạm vi toàn quốc, các làng xã phân bố rải rác dẫn tới việc đầu xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp-nông thôn thường tốn kém và khó khăn, nếu không có cách nhìn đúng nông thôn ít 6 có cơ hội nhận được sự đầu tư và như vậy càng làm cho khu vự nông thôn tụt hậu so với thành thị. 2.3. Nhân tố ảnh hưởng 2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp - Vốn đầu tư. - Thể chế, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Đặc điểm địa bàn dân cư nơi triển khai phát triển cơ sở hạ tầng. 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp - Mục tiêu, định hướng chiến lược của Đảng - Thực tiễn của cơ sở hạ tầng marketing trong nông nghiệp 7 2.4. Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng marketing trong nông nghiệp Mục tiêu của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp là bảo vệ người nông dân và người tiêu dùng khỏi sự độc quyền, làm ổn định và tăng giá cổng trại cho người sản xuất, giảm sự chênh lệch giá người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả. Chính sách marketing còn khuyến khích tăng chất lượng sản phẩm thông qua hệ thống cơ sở chế biến,… làm sao giảm được chi phí trung gian không cần thiết, làm tăng được lợi ích của xã hội. Hình 2.4.1: Chi phí marketing và sự dịch chuyển cung cầu (khi chưa có chính sách) Ghi chú: P r là giá bán lẻ, P f là giá cổng trại, P r – P f là chi phí marketing(M) Chi phí marketing càng cao thì khoảng cách giữa giá người tiêu dùng phải trả và giá người sản xuất nhận được (M) càng lớn. P r P f S r S f D r D f (giá cả) P 0 Q 0 Q (Sản lượng) M 8 Hình 2.4.2 : Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về marketing trong nông nghiệp Theo ta biết thì chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp mục đích là giảm chi phí marketing hay nói cách khác chính là giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá người sản xuất nhận được và giá người tiêu dùng phải trả. Điều đó có nghĩa là chính sách này mang lại lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Khi chưa có chính sách, lượng cân bằng trên thị trường là Q 0 , giá bán lẻ sản phẩm là P r , giá bán cổng trại là P f và lãi của marketing là M= P r – P f . Khi có chính sách đường cung, cầu bán lẻ và đường cung, cầu cổng trại có xu hướng dịch chuyển xích lại gần nhau. Đường S r sẽ chuyển dịch xuống dưới đường S’ r chuyển gần về phía S f và đường D f dịch chuyển lên D’ f chuyển gần về đường D r . Sự dịch chuyển này sẽ làm cho giá bán lẻ giảm từ P r xuống P’ r , nhưng giá của người sản xuất nhận được tăng từ P f lên P’ f . Lượng sản phẩm cân bằng trên thị trường cũng tăng từ Q 0 tới Q 1 . Sự thay đổi về giá sản phẩm sẽ làm cho thặng dư người sản xuất và người tiêu dùng thay đổi.Mức độ thay đổi thặng dư của mỗi bên diễn ra theo chiều hướng sau : (1)Nếu độ co dãn của cầu nhỏ hơn cung thì người tiêu dùng có lợi hơn người sản xuất.(E p D < E p S ) P r P f S r S f D r D f (giá cả) P 0 Q 0 Q (Sản lượng) D ’ f S ’ r Q 1 P ’ f P ’ r 9 (2)Nếu độ co dãn của cầu lớn hơn cung thì người sản xuất có lợi hơn người tiêu dùng. .(E p D > E p S ) (3)Nếu cả hai độ co dãn xấp xỉ nhau thì lợi ích được chia đều cho hai bên. * Phân tích thặng dư người sản xuất và thặng dư người tiêu dùng - Tại cổng trại : Khi có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông nông sản, đảm bảo chất lượng và tăng giá trị sản phẩm. Chính vì thế giá nông sản tại cổng trại tăng. Cầu sản phẩm dịch chuyển tăng từ D f lên D’ f ta có : Hình 2.4.3: Tác động của chính sách đến thặng dư người sản xuất Chỉ tiêu Chưa có chính sách Có chính sách Mức thay đổi PS a a+b+c b+c - Tại nơi bán lẻ Khi có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông, ông sản đến đựơc với người tiêu dùng nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với cung nông sản tăng, giá nông sản tại thị trường bán lẻ giảm. Đường S r sẽ chuyển dịch xuống dưới đường S’ r P f S f D f (giá cả) P 0 Q 0 Q (Sản lượng) P ’ f Q 1 a b c D’ f 10 [...]... của chính sách đến thặng dư người tiêu dùng Chỉ tiêu CS Chưa có chính sách d Có chính sách d+e+f Mức thay đổi e+f III THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH CƠ SỞ HẠ TẦNG CHO MARKETING TRONG NÔNG NGHIỆP 3.1 Đặc điểm cở sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam Cơ sở hạ tầng cho marketing nông nghiệp là yếu tố quan trọng có ý nghĩa nền tảng đối với sự phát triển nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát. .. trình cơ sở hạ tầng ở nông thôn trong thời gian dài 15 + Cơ chế chuyển các nguồn lực trên thành những cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế-xã hội có thể diễn ra theo nhu cầu phát triển Chính sách đầu tư đúng vào cơ sở hạ tầng là chính sách tạo ra các loại cơ sở cơ sở hạ tầng có khả năng đáp ứng cao nhất những nhu cầu của phát triển nông thôn, nghĩa là có tác động tích cực đến phát triển. .. phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Trong những năm gần đây, với các cơ chế, chính sách ban hành đã mang lại một luồng sinh khí mới tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nói chung và cho marketing trong nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cho marketing trong. .. cực đến phát triển nông thôn trong thời gian dài - Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng (Số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002).(www.gms-ain.org) 3.3 Tác động của chính sách phát triển cở sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp (http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2008/11/811940/) Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp mục đích làm... trường nông sản phẩm và vật tư nông nghiệp - Thành lập trung tâm thông tin và nối mạng internet tại cấp huyện, xã nơi mà người dân và các doanh nghiệp có thể có được thông tin và hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất, tiếp thị… 3.2 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp ở Việt Nam - Chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở nông. .. thực hiện các giải pháp kinh tế - kỹ thuật giúp cho các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm 4.2 KIẾN NGHỊ Từ việc nghiên cứu và phân tích những tác động của các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về marketing trong nông nghiệp, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm tạo tiền để cho việc phát triển cơ sở hạ tầng về marketing trong nông nghiệp sau này, một số đề xuất cụ thể của đề tài... hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Tuy nhiên, về tổng thể, cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp thấp kém và chậm được cải thiện Thực tế hoạt động thị trường nông sản cho thấy qui mô và tập quán sản xuất nhỏ lẻ của các nông hộ và những yếu kém về cơ sở hạ tầng cho marketing đã tác động... ai cũng duy trì giá người tiêu dùng “lảnh đủ” Nếu chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp được thực hiện thì: Góp phần hình thành cơ chế thu mua, phân phối nông sản, lương thực theo hình thái mới, hình thành thị trường tự do trong thu mua phân phối Phát triển nông thôn, nông nghiệp, đảm bảo quyền lợi nông dân để nền nông nghiệp nước ta vừa đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực... sự thay đổi của hàng hoá nông sản thông qua mô hình phân tích tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp tới giá bưởi bưởi Năm Roi tại Mỹ Hoà, Bình Minh – Vĩnh Long 17 (đ) P Sr Sf 8.000đ M 2.500đ Dr Df 0 Q0 Q (kg) Hình 3.3.1: Khi chưa có chính sách tác động Khi chưa có chính sách ta có thể thấy rằng giá thương lái mua tại vườn của các hộ nông dân là 2.500VNĐ tùy... tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp (chợ các loại,nhất là loại chợ đầu mối ở những vùng sản xuất, tiêu thụ tập trung, chợ dân sinh gắn với sinh hoạt hàng ngày của người nông dân; các 20 kho hàng, trung tâm logistics gắn với các cơ sở sản xuất, chế biến ) phục vụ cho tiêu thụ nông sản Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công nghệ tiên tiến gắn với phát triển các vùng . động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng về marketing trong nông nghiệp Theo ta biết thì chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp mục đích là giảm chi phí marketing. Tác động của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng marketing trong nông nghiệp Mục tiêu của chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp là bảo vệ người nông dân và người. động của chính sách phát triển cở sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp (http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2008/11/811940/) Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng cho marketing trong nông nghiệp mục

Ngày đăng: 24/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Cơ chế chuyển các nguồn lực trên thành những cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế-xã hội có thể diễn ra theo nhu cầu phát triển.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan