tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở huyện vĩnh bảo – thành phố hải phòng

58 552 0
tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở huyện vĩnh bảo – thành phố hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới đều hình thành và phát triển trên nền tảng quan trọng nhất đó là đất đai. Ngay từ khi mới xuất hiện, con người đã lấy đất đai làm nơi cư ngụ, sinh tồn và phát triển. Bất kì một quốc gia nào cũng có một quỹ đất đai nhất định, và được giới hạn bởi ranh giới quốc gia. Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội…. Đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn về số lượng, cố định về vị trí, mọi hoạt động của con người đều cần tới đất đai, điều này cho thấy trong việc sử dụng đất đai phải có sự quy hoạch cụ thể và có sự quản lí phù hợp. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu : “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Do nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch và theo pháp luật”. Theo điều 6 Luật đất đai 2003, quy hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Nó là cơ sở để quản lý nhà nước về đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai là công tác có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lí và sử dụng đất đai, góp phần tích cực trong việc điều hòa các mâu thuẫn phát sinh. Chất lượng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống xã hội và tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, việc định hướng, lập kế hoạch sử dụng đất đai là nội dung quan trọng được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia. Hiện nay, Việt nam là một nền kinh tế trẻ giàu tiềm năng. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian qua diễn ra với tốc độ nhanh, cùng 1 với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, càng làm gia tăng áp lực đối với tài nguyên đất đai. Một yêu cầu khách quan đặt ra là cần nghiên cứu để có những thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra một hành lang pháp lí, hỗ trợ cho quá trình phát triển nhanh, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa của đất nước. Trong thời gian qua, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, chính Phủ và được triển khai trên khắp phạm vi cả nước. Thành phố hải Phòng đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị định số 68/ 2001/ NĐ-CP ra ngày 01/10/2001 của chính phủ ra về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, được phê duyệt theo Nghị quyết số 36/ 2006/ NQ-CP. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện thì việc quy hoạch sử dụng đất còn bộ lộ rất nhiều hạn chế và bất cập. Về mặt số lượng có thể thấy, việc quy hoạch sử dụng đất đã được triển khai trên diện rộng và khá đồng bộ. Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất mới chủ yếu dừng lại ở việc giải quyết, sắp xếp quỹ đất theo mục đích sử dụng, chưa căn cứ vào tiềm năng của đất, chưa tính toán đầy đủ tới mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Vấn đề này dẫn tới thực trạng đất sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chỗ thừa, chỗ thiếu, sử dụng đất không hiệu quả, lãng phí…… Xuất phát từ những điều nêu trên, chúng em xin quyết định nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở huyện Vĩnh bảo – thành phố Hải Phòng” nhằm xem xét đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn, kiến nghị điều chỉnh kịp thời những vấn đề không hợp lí, không phù hợp với việc quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung - Tìm hiểu về thực trạng sử dụng và quy hạch đất ở huyện vĩnh bảo – thành phố Hải Phòng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các chính sách vể quy hoạc và sử dụng đất ở huyện vĩnh hảo – thành phố hải phòng - Nghiên cứu thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất trong tương lai của huyện, thực hiện đúng chính sách của chính phủ, và chính sách được phê duyệt. 1.3. Đối tượng nghiên cứu * khách thể: các văn bản chính sách, công văn đi kèm hướng dẫn về việc sử dụng và quy hoạch đât ở huyện vĩnh hảo – thành phố hải phòng * chủ thể: các đối tượng thừa hưởng chính sách - Toàn bộ đất trong phạm vi ranh giới hành chính của huyện Vĩnh Bảo. - Các chỉ tiêu sử dụng đất theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. - Tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo năm 2010. 1.4. Pham vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: từ khi có chính sách đầu tiên của chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đai cho đến năm 2010. - Phạm vi về không gian: tại huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng - Phạm vi về nội dung: chính sách về quy hoạch, sử dụng đất đai trong thực hiện luật đất đai. PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 - Cách thức thu thập số liệu + Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu + Phương pháp phân tích số liệu Để xây dựng bài tiểu luận này lượng số liệu chính xác là rất cần thiêt, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương. Chủ yêu là số liệu thứ cấp được lấy từ internet, từ những nghiên cứu cùng đề tài của các tác giả đi trước, được thực hiện ở các địa phương khác + Phương pháp thu thập số liệu tại văn phòng tại điểm nghiên cứu - Chỉ tiêu phân tích số liệu + Để nghiên cứu sự ảnh hưởng và tác động của chính sách ta sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: + Phương pháp so sánh: dùng để so sánh các Luật hướng dẫn thi hành chính sách trong việc quy hoạch, sử dụng đất đai. + Phương pháp phân tích hệ thống: được sử dụng để nghiên cứu chính sách đất đai trong hệ thống chính sách của nền kinh tế, sự tác động của chính sách trong từng giai đoạn nhất định. + Phương pháp tổng hợp: nhằm phân tích rõ bản chất, tác động của chính sách đất đai đối với đối tượng chịu tác động của chính sách. PHẦN III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 3.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch nói chung là sử chuyển hóa tư duy hiện tại thành hành động tương lai nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Quy hoạch là kế hoạch hóa trong không gian thực hiện những quyết định của Nhà nước trên một lãnh thổ nhất định. Quy hoạch mang tính định hướng, tạo ra khả năng thực hiện các chính sách phát triển , kiểm soát các hoạt động sử dụng nguồn 4 lực, tạo ra sự cân bằng sinh thái trong môi trường sống, sự công bằng trong đời sống xã hội. Vậy quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp chế của Nhà nước về sử dụng đất đầy đủ, hợp lí, có hiệu quả thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và môi trường”. Hiểu sai lệch về khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai là hết sức nguy hại, đặc biệt đối với một hoạt động có tác động lâu dài như Quy hoạch sử dụng đất đai. Theo tổ chức nông lương thế giới ( FAO – Food and Agriculture Organization) đã khẳng định : Quy hoạch sử dụng đất đôi khi bị hiểu lầm là một quá trình mà trong đó các nhà quy hoạch đưa ra một nội dung cụ thể về việc mọi người phải làm, như một kiểu hành động từ trên xuống. Đó là cách hiểu sai lầm. Ngược lại, các nhà nghiên cứu của FAO đã chỉ rõ Quy hoạch sử dụng đất đai thực chất phải là hệ thống đánh giá các yếu tố tự nhiên, xã hội và kinh tế theo cách để giúp đỡ và động viên người sử dụng đất lựa chọn phương án sử dụng đất làm tăng năng suất, sử dụng bền vững đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Người nông dân và những người sử dụng đất khác nên tham gia vào các hoạt động trong quy hoạch sử dụng đất, vì họ có kiến thức thực tế, có sự kiểm nghiệm so sánh giữa nhu cầu phát triển thực tế với lí thuyết phát triển bền vững”. 3.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất có một số đặc điểm sau: - Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của Quy hoạch sử dụng đất. Trong quy hoạch sử dụng đất luôn nảy sinh quan hệ giữa người với đất đai, cũng như quan hệ giữa người với người. Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát 5 triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, nên nó luôn là bộ phận của phương thức sản xuất xã hội. Ở nước ta, quy hoạch sủ dụng đất phục vụ nhu cầu của người sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần tích cực phát triển quan hệ sản xuất ở nông thôn, nhằm sử dụng bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quy hoạch sử dụng đất góp phần nào giải quyết các mâu thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau - Tính tổng hợp: Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và các hoạt động xã hội. Cho nên quy hoạch dử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao. Chủ yếu biểu hiện ở hai mặt. Thứ nhất, đối tượng của quy hoạch là khai thác và sử dụng, cải tạo và bảo vệ …toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thứ hai là quy hoạch sử dụng đất đai đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội. Quy hoạch chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất đai giữa các ngành, các khu vực, xác định và điều phối các phương hướng, phân bổ sử dụng đất phù hợp đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững - Tính dài hạn: Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất đai được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch sử dụng đất. Căn cứ vào dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế, xã hội quan trọng để xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra những phương hướng, chính sách chiến lược làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm và hàng năm. Quy hoạch sử dụng đất dài hạn cần phải điều chỉnh từng bước song song với quá trình phát triển dài hạn kinh tế- xã hội. Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất thường từ 10 năm đến 20 năm và có thể lâu hơn. - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Do quy hoạch sử dụng có tính trung bình và dài hạn nên chỉ dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướng, 6 mục tiêu, cơ cấu phân bố sử dụng đất. Do đó, quy hoạch sử dụng đất mang tính chiến lược, chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành. Với khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội biến đổi, nên chỉ tiêu càng khái lược hóa, quy hoạch càng ổn định - Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rõ tính chính trị và chính sách xã hội. Xây dựng phương án quy hoạch phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, an toàn lương thực, tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường. - Tính khả biến: Quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong một thời kì nhất định. Khi xã hội phát triển, khao học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù hợp, việc chỉnh sửa bổ sung và hoàn thiện quy hoạch là rất cần thiết, điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cs quy hoạch sử dụng đất Có thể nói việc thực hiện chính sách và sử dụng đất còn rất nhiều bất cập những bất cập nhày do nhiều yếu tố tác động lên từ những đơn vị, cá nhân thực hiện chính sách đến những đối tượng thừa hưởng chính sách, những yếu tố cơ bản có thể kể đến như sau Sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và thời hạn giao đất cho người sử dụng dẫn tới những mâu thuẫn phát sinh 7 và gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Theo như qui định tại Điều 25 Luật Đất đai thì qui hoạch tổng thể là 10 năm và có thể được xem xét sửa đổi 5 năm 1 lần, trong khi thời hạn giao đất cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp là 50 năm. Với thời gian thay đổi qui hoạch như vậy thì đã có rất nhiều doanh nghiệp phải di dời do thay đổi qui hoạch. Điều này thường gây ra các thiệt hại và rủi ro cho các doanh nghiệp do đền bù thường không đủ bù đắp chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Quan trọng hơn, nó làm mất cơ hội kinh doanh vì doanh nghiệp sẽ phải mất một thời gian dài để xây dựng cũng như ổn định sản xuất kinh doanh. Những thay đổi như vậy sẽ làm cho các doanh nghiệp có tâm lý lo ngại và sẽ phải lựa chọn phương án đầu tư ngắn hạn, dẫ tới tình trạng sử dụng đất thiếu hiệu quả. Sự mâu thuẫn giữa các qui định trong Luật Đất đai với các luật khác gây ra nhiều khó khăn và phiền toái cho các nhà đầu tư và người sử dụng đất. Ví dụ, mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Xây dựng đó là: theo Điều 122 Luật Đất đai năm 2003, yêu cầu hồ sơ xin cấp đất của nhà đầu tư phải có đơn xin cấp đất, giấy phép đầu tư ( quyết định đầu tư), và hồ sơ dự án mới được giao đất. Nhưng theo Điều 37 Luật Xây dựng thì nhà đầu tư lại phải có các văn bản: thông tin giải trình về sự án (tác động về kinh tế, xã hội, môi trường ), thiết kế cơ bản cho các công trình (thiết kế công trình, giải pháp xây dựng và sử dụng đất), nên nhà đầu tư không thể xin phê duyệt và cấp phép đầu tư nếu không có đất cho dự án. Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với Luật Dân sự như: trước khi Luật Đất đai 2003 được ban hành thì mọi hợp đồng, giấy tờ về chuyển quyền sử dụng đất không có công chứng hoặc chứng nhận của chính quyền cơ sở thì có hiệu lực thi hành, nhưng theo qui định của pháp luật dân sự lại không có hiệu lực thi hành. Mâu thuẫn giữa Luật Đất đai với những luật, chính sách phát triển kinh tế khác cộng với những điểm còn chưa rõ ràng của Luật này đã tạo nhiều bất ổn trong phát triển kinh tế tổng thể và gây ra những lãng phí và tranh chấp không đáng có. Mặc dù chính sách đất đai được thay đổi liên tục nhưng những kẽ hở và sự thiếu rõ ràng của nó không những làm cho số vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp liên quan tới đất đai giảm xuống mà ngược lại ngày càng tăng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, số đơn có nội dung tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai năm 2003 là 5.211 lượt, nhưng sau khi Luật Đất đai được ban hành thì đến năm 2005, số đơn khiếu kiện đã tăng lên gần gấp đôi là 10.500 lượt và chỉ trong 8 tháng đầu năm 2006 đã là 7.130 lượt, trong đó có tới 70% số đơn có nội dung khiếu nại, tố cáo về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nội dung đơn thể hiện một cách nhìn tiêu cực đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính của chính 8 quyền các cấp ở địa phương. Nhiều vụ khiếu kiện số người tham gia lên tới hàng nghìn gây ra những bất ổn xã hội và khó giải quyết (Võ, 2006b). Như vậy, hầu hết các khiếu kiện về đất đai đều có liên quan tới Nhà nước hoặc các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai và nó gây ra tâm lý thiếu tin cậy vào bộ máy hành chính các cấp ở địa phương. Do sự thiếu minh bạch trong đền bù, bồi thường thu hồi đất và giao đất, những rào cản và những điều khoản mập mờ trong việc tiếp cận với quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp và cá nhân đã tạo ra một khoảng cách lớn giữa giá thị trường và giá đền bù của Nhà nước đã tạo cơ hội cho những ai nắm quyền chi phối đất đai tham nhũng. Hình thức tham nhũng thường là lợi dụng quyền hạn, chức vụ của mình để chiếm ruộng đất, thông đồng chia chác đất đai của nhiều cán bộ (từ các chương trình trọng điểm có sử dụng đất như: chương trình phát triển rừng, xây dựng nhà phát triển khu dân cư nông thôn, dự án nhà ở tái định cư cho người bị thu hồi đất), giao đất trái thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng với qui hoạch phát triển. Điển hình là quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về giá thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2 khu đô thị Nam Thăng Long không phù hợp với quy định của pháp luật đã gây thiệt hại cho ngân sách khoảng 4000 tỷ đồng. Vụ tham nhũng đất đai của nguyên Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng và nhiều quan chức khác thông qua giao đất tái định cư không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn cho nhiều người thân của mình. Do đất đai ngày càng khan hiếm và cơ hội nhận được những khoản lợi lớn trong tay những người có quyền cáp phát cũng đã tạo ra sự “thừa thiếu” đáng tiếc. Có thể những chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ hướng nông nghiệp sang phục vụ sản xuất công nghiệp phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa đất nước là rất tốt, nhưng do những mâu thuẫn giữa các luật và do sai phạm của một số cán bộ quản lý đất đai đã gây ra những tranh chấp và khó khăn cho doanh nghiệp nhận quyền sử dụng đất. Mặc dù đất cho doanh nghiệp vẫn thiếu nhưng đất không đưa vào sử dụng, đất nông nghiệp chuyển sang công nghiệp còn bỏ trống lại khá lớn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cả nước hiện có 1.649 khu vực qui hoạch “treo” với tổng diện tích 244.665 ha, 1.288 dự án “treo” với tổng diện tích 31.650 ha do chậm giải tỏa mặt bằng. Nhiều doanh nghiệp năm 2000 ra đời) có nhu cầu sử dụng đất lại phải đi thuê của các cá nhân, hộ gia đình với giá cao vẫn không thể tiếp cận với những quĩ đất bị “bỏ hoang”, những người nông dân thì thất nghiệp do mất đất và ít cơ hội chuyển nghề khác bởi hạn chế về khả năng và trình độ. 9 Có thể nói, hệ thống chính sách pháp luật về đất đai đã có nhiều thay đổi tích cực và thu được những thành công lớn kể từ khi đổi mới. Đặc biệt, những thay đổi mới về quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 1993 đã giúp nền kinh tế Việt Nam chuyển biến mạnh theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, giúp tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao và ổn định, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng trong GDP, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh Tuy nhiên, do những kẽ hở và sự thực thi Luật yếu của các cán bộ địa chính và các cán bộ có liên quan nên mặc dù đã liên tục có những bổ sung sửa đổi nhưng vẫn tồn tại và phát sinh nhiều vẫn đề (như: sự thiếu thống nhất giữa Luật Đất đai với các luật khác cũng như thiếu phù hợp với qui hoạch kinh tế tổng thể, có sự khác biệt lớn giữa giá đất của Nhà nước và thị trường ). Hơn nữa, sự thiếu trách nhiệm và yếu kém của cán bộ trong ngành địa chính đã dẫn tới sự thiếu minh bạch và khó khăn trong đền bù, giải phóng mặt bằng và tạo điều kiện tham nhũng, chiếm dụng đất đai, cấp đất sai phép dẫn tới số vụ kiện tụang, khiếu nại dài ngày với số người ngày càng tăng, gây lãng phí và thiệt hại lớn cho Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn 3.4. Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất Đối với mỗi quốc gia, cũng như từng vùng trong cả nước ( khác nhau về không gian), nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất ở các giai đoạn lịch sử khác nhau (về thời gian) là rất khác nhau. Khoản 1 Điều 23 Luật đất đai năm 2003 quy định : Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao gồm: a, Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai. b, Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kì quy hoạch. c, Xác định diện tích đất các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. d, Xác định diện tích các loại đất phải thu hồi để thực hiện các công trình dự án. e, Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất và bảo vệ môi trường. 10 [...]... quy hoạch sử dụng đất năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm ( 2006 – 2010) thành phố Hải Phòng Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải phòng đến năm 2020 : UBND thành phố có tờ trình qua Bộ tài nguyên và môi trường để trình Chính phủ có Nghị Quy t phê duyệt + Cấp huyện: Một số huyện đã được UBND thành phố có quy t định phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất điều chỉnh đến năm 2010 và Quy hoạch sử dụng. .. với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương ( tỉnh, huyện, xã) Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai của cả nước 3.8.5 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch. .. - Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải được cụ thể hoá đến từng năm - Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai; việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm - Các giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai 4.2.4 Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2001, mọi quy. .. rộng quy mô trong tương lai Lấy nó làm căn cứ, làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và phân bổ đất đai sao cho đầy đủ, hợp lý và tiết kiệm 3.7 Các loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Theo luật Đất đai năm 2003 quy định: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo 4 cấp lãnh thổ: 1 Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc 2 Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 3 Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện 4 Quy hoạch sử dụng. .. Nghị định của Chính Phủ về kế hoạch hóa sử dụng đất đai Nghị định Số: 17/2011/QH13 Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia Nghị định Số : 68/2001/NĐ-CP Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai 4.1 Mục tiêu chính sách Trên thực tế hiện nay việc quy hoạch đất đai của Việt Nam còn nhiều bất cập Chính sách này ra đời nhằm giúp người thoát khỏi tình trạng... pháp để tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai 4.2.3 Nội dung kế hoạch sử dụng đất Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm - Việc khoanh định các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm được thực hiện như sau : + Xác định nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chuyên dùng, đất ở, trong đó phải nêu rõ danh mục các công trình trọng điểm, các dự án sử dụng qũy đất để tạo vốn... chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất Như vây, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là : Phân phối hợp lí đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất phù hợp với cơ cấu kinh tế, khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích, hình thành, và phân bổ hợp lí các tổ hợp không gian sử dụng đất nhằm đạt hiệu quả bền vững Quy hoạch sử dụng đất. .. giao đất, cấp đât • Giai đoạn từ khi có luật đất đai năm 1993 đến năm 2003 21 Luật Đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã góp phần đẩm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Thông qua quy hoạch sử dụng đất, nhà nước thực hiện quy n định đoạt về đất đai, nắm dược quỹ đất. .. số 36/BC-UBND của UBND thành phố Hải Phòng ngày 20/03/2009 về việc tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai từ 01/07/2004 22 đến 31/12/2008, về kết quả lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp của thành phố cụ thể như sau: + Cấp thành phố: báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 2006 – 2010 được Chính Phủ phê duyệt tại nghị quy t số 36/2006/NQ-CP... dụng đất côn gnghieepj có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng… trong quy hoạch đo thị sẽ được điều hòa với quy hoạch sử dụng đât đai Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện cho xây dựng và phát triển đô thị 3.8.4 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với qui hoạch sử dụng đất đại của địa phương Quy hoạch sử dụng đất đai . quy t định nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở huyện Vĩnh bảo – thành phố Hải Phòng nhằm xem xét đánh giá tình hình sử dụng đất. các chính sách vể quy hoạc và sử dụng đất ở huyện vĩnh hảo – thành phố hải phòng - Nghiên cứu thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Vĩnh Bảo – thành phố Hải. loại hình quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai Theo luật Đất đai năm 2003 quy định: Quy hoạch sử dụng đất được tiến hành theo 4 cấp lãnh thổ: 1. Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc 2. Quy hoạch sử dụng

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan