tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh sơn la

35 879 2
tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh sơn la

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Thị Hồng Nhung (Nhóm trưởng) 542011 KTNNC – K54 Trần Thị Thủy 542026 KTNNC – K54 Nguyễn Văn Nhật 551440 KTA – K55 Danh sách nhóm 26 – Lớp ND303 Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La” I. Đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết Để phát triển Lâm nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thiếu. Trong những năm gần đây, bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn… Bên cạnh đó, tài nguyên rừng nước ta rất đa dạng và phong phú. Hằng năm rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại lâm đặc sản khác. Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều tác dụng trong các lĩnh vực như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan. Có thể nói, rừng có vai trò và tác dụng quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, nó luôn gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tài nguyên đất và rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là đất và rừng không có chủ thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng bừa bãi quá mức. Với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất và tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy, một loạt các chính sách về giao đất, giao rừng đã được ban hành. Theo đó, đất và rừng được giao đến tân tay người dân để sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mảnh đất rừng đã có chủ quản lý thực sự. Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có tổng diện tích rừng là 480.057ha, trong đó rừng tự nhiên là 439.592ha, rừng trồng 41.047ha, độ che phủ của rừng đạt khoảng 40%, có vị trí là mái nhà phòng hộ cho đồng bằng Bắc Bộ, điều chỉnh nguồn nước cho thuỷ điện Hoà Bình và là một trong những tỉnh mạnh dạn thí điểm giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Từ khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng, kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn Sơn La đã có bước chuyển mình đáng kể. Có sự biến đổi to lớn từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia của toàn xã hội. Vì vậy, việc “Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La” sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Sơn La nói riêng, cả nước ta nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La nói riêng, cả nước ta nói chung. - Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La. - Đánh giá tồn tại, hạn chế và bất cập của chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La từ đó đưa ra một số kiến nghị để đề xuất hoàn thiện chính sách. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu a, Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Tiểu luận nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: + Thời gian nghiên cứu: 1999 – 2003 + Thời gian thực hiện nghiên cứu: 10/2012 - Phạm vi nội dung: nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La. b, Đối tượng nghiên cứu Chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu thứ cấp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Sở KH&ĐT, Cục thống kê, Sở NN & PTNT từ niên giám thống kê tỉnh Sơn La; các báo cáo dự án (trong và ngoài nước) trên địa bàn, các điều tra/ nghiên cứu đã triển khai trên địa bàn. - Phương pháp đánh giá, so sánh. II. Nội dung 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định trong các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, bảo đảm sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Chính sách giao đất, giao rừng là một trong những chính sách cơ bản mà Nhà nước thực hiện nhằm trao quyền sử dụng đất và rừng cho các đối tượng trong xã hội và hình thành hệ thống các chủ rừng, trong đó có gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. Chính sách hưởng lợi từ rừng là chính sách mà Nhà nước thực hiện nhằm đưa ra những lợi ích và nghĩa vụ mà người được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được hưởng. Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu, tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen quí hiếm. Bên giao rừng: Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Bên được giao khoán rừng: Là các tổ chức Nhà nước được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, gồm: Lâm trường quốc doanh, Nông trường quốc doanh, Ban quản lý khu rừng đặc dụng, Ban quản lý khu rừng phòng hộ, Công ty, Xí nghiệp, Trạm, Trại lâm nghiệp , đã tiến hành giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng thông qua hợp đồng khoán. Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp là những lợi ích từ rừng mà người được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được hưởng. Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp và được quyền thừa kế theo quy định của pháp luật. 2.1.2 Mục tiêu của chính sách Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào người dân, cộng đồng của chính phủ Việt Nam. Mục tiêu chung của chương trình giao đất lâm nghiệp được khái quát là (i) khuyến khích các hộ nông dân khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua đó bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên rừng đang bị suy giảm và (ii) xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và hạn chế tập quán du canh du cư và (iii) phát triển trồng rừng sản xuất tiến tới làm giàu bằng nghề rừng. Do đó trong xây dựng, thực thi và giám sát, đánh giá công tác giao đất giao rừng người dân phải là trung tâm, phải xuất phát từ nhu cầu, năng lực, nguyện vọng của người dân. Đồng thời giao đất lâm nghiệp sẽ từng bước góp phần nâng cao năng lực của các cộng đồng sống trong và gần rừng trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, thu hút được sự tham gia có hiệu quả người dân để tiến hành xã hội hoá lâm nghiệp. Đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tổng thể tác động của chương trình giao đất giao rừng ngoài một số nghiên cứu trường hợp điển hình với những kết luận nhiều chiều. Các nghiên cứu chỉ ra rằng giao đất lâm nghiệp là chính sách mang lại hiệu quả rõ rệt trên bình diện người dân đã nắm quyền kiểm soát mảnh đất được giao, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập từ hoạt động kinh tế lâm nghiệp cao gấp 6 lần so với bình quân chung cả nước, nhận thức được nâng cao, độ che phủ rừng gia tăng và việc trồng cây lâu năm cũng được thực hiện nhiều hơn, góp phần định canh, định cư. Khi đất đai đã có chủ, những hộ gia đình khá giả, nhạy bén tiếp cận thị trường và công nghệ giống cây lâm nghiệp tốt thì phát huy tốt hiệu quả của chính sách giao đất lâm nghiệp. 2.1.3 Nguyên tắc giao đất giao rừng và nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi của người dân 2.1.3.1 Nguyên tắc giao đất giao rừng Giao đất lâm nghiệp phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và xem xét truyền thống sử dụng đất của cộng đồng bào dân tộc thiểu số: Để việc giao đất rừng có tính hệ thống, phục vụ cho việc phát triển ổn định lâu dài, bền vững cần căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất và xét đến truyền thống, phong tục tập quán sử dụng đất của những người đang sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Do đó việc giao đất rừng phải thỏa mãn những điều kiện sau: - Diện tích giao phải nằm trong khu vực quy hoạch đất rừng cấp xã. - Giao đất giao rừng cần được xem như là một bổ sung vào việc quy hoạch sử dụng đất rừng, trong đó cần xem xét đến khu vực rừng truyền thống và đất canh tác nương rẫy hiện tại của thôn buôn để tạo thuận lợi cho việc kế thừa và phát huy những ưu điểm trong quản lý rừng theo truyền thống của người dân tộc thiểu số. - Giao đất rừng cho người dân cần cân đối quy hoạch quản lý đất rừng của các thành phần kinh tế khác như lâm trường, công ty, địa phương, … Trong đó phần lớn vùng giao được lấy từ đất các lâm trường đang quản lý, do đó cần xem xét đến quy mô quản lý thích hợp của lâm trường để cân đối giữa khả năng quản lý với lợi ích lâu dài giữa các bên trong tiến trình quản lý rừng bền vững ở từng địa phương. - Quy mô giao phải phù hợp với năng lực quản lý, lao động để bảo vệ và kinh doanh của đối tượng nhận và không vượt quá quy định hiện hành - Vùng giao không có tranh chấp với các cá nhân, tổ chức, thôn bản và địa phương khác. - Vùng giao cần ưu tiên là nơi rừng có nguy cơ bị mất hoặc giảm chất lượng trong tương lai gần nếu không tiến hành giao cho dân để nhằm thu hút lực lượng đông đảo này tham gia bảo vệ, phát triển rừng và hưởng lợi từ rừng. Giao đất lâm nghiệp phải được tiến hành có sự tham gia của người dân, cộng đồng: Việc giao đất lâm nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội sâu sắc, do đó chỉ thiết kế từ bên ngoài mang tính chủ quan của cán bộ quản lý, kỹ thuật sẽ kém thích ứng với điều kiện của người dân, cộng đồng do đó sẽ kém hiệu quả và không bền vững. Vì vậy giao đất lâm nghiệp cần tiến hành theo cách tiếp cận có sự tham gia trực tiếp của người dân, thôn bản trong suốt tiến trình từ chuẩn bị cho đến khi tổ chức giao trên thực địa. Tiếp cận có sự tham gia nhằm đạt được các yêu cầu sau trong giao đất lâm nghiệp: - Người dân tự nguyện, tự giác: Giao đất lâm nghiệp cần xem xét nhu cầu và nguyện vọng của người dân, cần đạt được sự cam kết của cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng. - Phát huy truyền thống quản lý của cộng đồng và kiến thức bản địa: Giao đất lâm nghiệp thu hút sự tham gia của người dân nhằm phát huy tốt các mặt tích cực của truyền thống và các kiến thức quản lý tài nguyên thiên nhiên của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Thông qua đó nâng cao năng lực quản lý, tổ chức của cộng đồng. - Bảo đảm tính công bằng và hợp lý trong quy mô, vị trí, phương thức giao: Đất lâm nghiệp được giao có sự thống nhất và nhất trí trong cộng đồng, không gây nên mâu thuẫn, bảo đảm tính công bằng và hợp lý về quy mô diện tích, loại rừng, trạng thái rừng, vị trí giao cho các đối tượng nhận như hộ, nhóm hộ, dòng họ, thôn bon. - Có tính khả thi: Năng lực cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng được đánh giá, bảo đảm các đối tượng nhận có sự cam kết rõ ràng cũng như có đầy đủ khả năng tổ chức quản lý sử dụng tài nguyên rừng được giao. - Đạt hiệu quả và bền vững: Giao đất giao rừng phải có ý nghĩa trong góp phần phát triển sinh kế và bảo vệ môi trường, lưu vực nơi cộng đồng sinh sống và được ổn định lâu dài. Do đó trong thực hiện giao đất lâm nghiệp, tiếp cận có sự tham gia đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho việc bảo đảm các yêu cầu trên, đồng thời làm cho công tác này trở thành một hoạt động có tính xã hội cao, thu hút được sự quan tâm của người dân và cộng đồng trong quản lý tài nguyên rừng vì sự phát triển của chính họ và xã hội, thực hiện được chủ trương phát huy dân chủ cơ sở và chiến lược phát triển lâm nghiệp xã hội. 2.1.3.2 Nguyên tắc xác định quyền hưởng lợi của người dân - Đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lâu dài. - Quyền hưởng lợi trên đất lâm nghiệp bao gồm: gỗ, các lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm trồng xen, tiền công tương xứng với tiền của, công sức của hộ gia đình, cá nhân đã đầu tư vào rừng. - Quyền hưởng lợi và nghĩa vụ chỉ được thực hiện trong thời hạn được giao, được thuê hoặc nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. 2.2 Hệ thống văn bản liên quan đến chính sách Do sự vận động của nền kinh tế và biến động tài nguyên mà ở mỗi giai đoạn, mỗi vùng miền cần có những chính sách sao cho phù hợp nhất để phát huy tối đa hiệu quả của những diện tích đất và rừng hiện có. Các chủ trương, chính sách giao đất, giao rừng có thể khái quát qua những giai đoạn sau: Giai đoạn trước năm 1983 Một nghị định nhằm cụ thể hóa chủ trương giao đất, giao rừng là nghị định 184/HĐBT ban hành ngày 06/11/1982 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng tập thể nhân dân trồng rừng. Ngày 13/12/1982, Bộ Lâm nghiệp ban hành thông tư số 46/TT/HTX cùng với chỉ thị 100 trong Nông nghiệp góp phần đẩy mạnh việc giao khoán đất rừng cho nhân dân làm cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình. Giai đoạn 1983 – 1992 Sau khi chỉ thị 10 của Bộ chính trị về đổi mới cơ chế khoán trong nông lâm nghiệp ra đời, nó giúp cho người dân nhân đất rừng yên tâm đầu tư vốn, lao động và kinh doanh rừng. Những diện tích đất trống đồi trọc được đưa vào sử dụng ngày càng tăng, các mô hình nông lâm kết hợp, các trang trại phổ biến nhiều nơi… Tiếp đó ngày 08/01/1988, Luật đất đai ra đời theo đó không chỉ có cơ quan nhà nước, các hợp tác xã mà cả các cá nhân cũng có quyền nhận đất rừng. Luật đất đai ra đời đã khuyến khích sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. Giai đoạn này Đảng và Nhà nước có nhiều văn bản quan trọng nhằm bổ sung vào công tác giao đất, giao rừng như:  Thông tư liên bộ 08/BLN ngày 25/09/1989  Nghị quyết 22/TW ngày 17/07/1989  Nghị định 22/HĐBT ngày 13/10/1990  Nghị định 22/HĐBT ngày 13/10/1990 Giai đoạn 1992 đến nay Năm 1992, Hiến pháp mới ra đời làm cơ sở cho việc xây dựng Luật đất đai sửa đổi bổ sung ngày 14/07/1993. Luật đất đai năm 1993 nhằm đổi mới cơ chế quản lý đất đai nói chung và ngành nông lâm nghiệp nói riêng đồng thời phổ biến việc giao đất, giao rừng. Nghị định 64/CP ngày 27/09/1993 quy định về giao đất Nông nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng. Quyết định 661/QĐTTg ngày 29/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng. Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp. Nghị định số 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (thay thế nghị định 02/CP ngày 15/01/1994) Thông tư liên tịch giữa Tổng cục Địa chính với bộ Tài chính số 1442/1999/TTLT- TCĐC- BTC ngày 21/9/1999 hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ thị số 18/1999/CT- TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư liên tịch giữa Bộ NN & PTNT với Tổng cục Địa chính số 62/2000/TTLT/BNN- TCĐC ngày 6/6/2000 hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Quyết định 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN- BTC của Bộ NN & PTNT và Bộ Tài chính ngày 03/09/2003 về “Hướng dẫn thực hiện quyết định 178/2001/QĐ- TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, được nhận khoán rừng và đất Lâm nghiệp”. Luật đất đai ngày 10/12/2003. Luật bảo vệ và phát triển năm 2004. Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi hành Luật đất đai. Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về việc thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Quyết định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng. 2.3 Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La Nghị định 163/NĐ-CP quy định giao và cho thuê đất lâm nghiệp đến các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân để phục vụ cho mục đích sử dụng lâu dài, được Chính phủ ban hành tháng 11/1999. Nó chính thức thay thế Nghị định 02/CP vào năm 2000. Sơn La bắt đầu thực hiện Nghị định này trên toàn tỉnh từ tháng 7/2001. Một điều đáng lưu ý ở đây là trên thực tế chính quyền tỉnh Sơn La đã tiến hành giao đất lâm nghiệp tới các hộ gia đình từ trước khi có Nghị định 163/NĐ-CP. Lý do là tại thời điểm đó, ở Sơn La, hiện tượng canh tác nương rẫy bừa bãi diễn ra khá phổ biến, đồng thời tỉnh cũng có một diện tích đất đồi trọc rất lớn. Để phủ xanh phần diện tích này mà vẫn đảm bảo có đất cho dân canh tác, tỉnh Sơn La đã ra Quyết định 1483/1999/QĐ-UB ngày 28/8/1999 về xác định ranh giới cho hoạt động canh tác nương rẫy trong tỉnh. Theo Quyết định này, một quả đồi sẽ được chia làm 3 phần: đỉnh, giữa, chân. Người dân được phép canh tác ở phần chân đồi. Phần giữa đồi được sử dụng để trồng cây ăn quả hoặc cây công nghiệp, còn phần đỉnh đồi để trồng rừng và cấm tuyệt đối không khai thác. Hiện nay, Nghị định 163/NĐ-CP đã hết hiệu lực, thay vào đó là Quyết định 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. [...]... biến chính sách 2.3.1.1 Tổ chức thực hiện Căn cứ vào quyết định của Chính phủ, Tỉnh Sơn La đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền phổ biến chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi, cụ thể: - Ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa đường lối chính sách của Đảng, Chính sách của Nhà nước vào thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Sơn La Tuyên truyền phổ biến nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách. .. huyện UBND huyện Chính sách hưởng lợi Chính sách Nhà nước (Chính Tỉnh phủ, Bộ quy định) Quyết định số 3011, 3010 1.1 Đối với trường hợp được giao đất, giao rừng a, Đối tượng được Hộ gia đình, cá - Hộ gia đình được hưởng lợi nhân được giao giao đất, giao Khảo sát thực tế tại một số điểm - Hộ gia đình được giao đất, giao rừng đất, giao rừng b, Quy định mức Nhóm chưa có hưởng lợi đối với rừng (IA, IB, IC)... sát tình hình vận dụng chính sách giao rừng tự nhiên và hưởng lợi ở tỉnh Sơn La , Vụ Chính Sách Nông nghiệp và PTNT Thư viện trực tuyến, (2011), Báo cáo “Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ” Quyết định 178/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp Nghị Định của Chính. .. hoàn thiện chính sách giao đất, giao rừng áp dụng tại địa phương trong thời gian tới: - Quy định chính sách hưởng lợi đối với từng đối tượng được giao đất, giao rừng (hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, các tổ chức); từng loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất); từng trạng thái rừng (I, II, III, IV) - Quy định rõ quyền hưởng lợi của từng đối tượng được giao đất trống, giao rừng tự nhiên, giao rừng trồng... thái rừng - Rừng phục hồi (IIA, IIB), rừng nghèo - Rừng trung bình (IIIA2, IIIA3) - Rừng giàu (IIIB, IV) c, Các quyền hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình được giao đất, giao rừng d, Các quyền hưởng lợi từ rừng đối với cộng đồng được giao đất, giao rừng rừng - Tổ chức (Không rõ có bao gồm cộng đồng không) - Nhóm hộ - Cộng đồng bản, các tổ chức xã hội cấp bản xã - Nhóm chưa có - Trạng thái rừng rừng... ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình + Quyền hưởng lợi từ rừng đối với người được giao rừng tùy thuộc vào trạng thái rừng nhưng việc xác định trạng thái rừng trên thực địa ở một số nơi còn giản đơn, chủ yếu do cán bộ kiểm lâm địa bàn tự xác định và ghi vào hồ sơ giao đất, người dân không biết và không quan tâm, từ đó sẽ gây khó khăn khi quy định quyền hưởng lợi + Chưa quy định rõ quyền hưởng lợi. .. địa phương Sở TN&MT và Phòng Địa chính trực thuộc, cơ quan Kiểm lâm (với sự giúp đỡ về chuyên môn của các xí nghiệp đo đạc được thuê) Vì Sơn La chỉ tập trung vào nghị định 163/NĐ-CP và áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh nên nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích việc thực hiện Nghị quyết này 1 Chính sách giao đất, giao rừng Chính sách Nhà nước (Chính Tỉnh phủ, Bộ quy định) Quyết định số Khảo sát thực tế tại... sinh, đất chưa có rừng, trong khi đó phần lớn họ là người nghèo, cần có cơ chế nào để giúp họ đầu tư trồng mới rừng và làm giàu rừng 2.6 Đề xuất hoàn thiện chính sách Qua khảo sát thực tế cho thấy, tỉnh Sơn La đã đạt được kết quả bước đầu khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng ở địa phương Tuy nhiên đây mới là kết quả bước đầu, nhằm thiết lập hệ thống chủ rừng trong phạm vi toàn tỉnh Có hàng loạt... cấp kinh phí đảm bảo cho việc giao rừng, cho thuê rừng; b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng hàng năm và bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng trên địa bàn; c) Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm, hỗ trợ cho chương trình giao đất, giao rừng d) Sự góp công, góp sức... còn có sự tham gia hợp tác của các cơ quan Nhà nước tỉnh Sơn La như Sở Tài chính Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư, và Sở NN&PTNT Sự khác nhau và quá trình thực hiện Nghị định 02/CP và Nghị định 163/NĐ-CP tại tỉnh Sơn La Mục đích Thời gian ban hành Thời gian thực hiện Phạm vi thực hiện Nghị định 02/CP Giao đất lâm nghiệp đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân địa phương phục vụ cho mục đích lâm nghiệp . sở lý luận về chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La nói riêng, cả nước ta nói chung. - Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng. Tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở Sơn La sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Sơn La. gian thực hiện nghiên cứu: 10/2012 - Phạm vi nội dung: nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng và chính sách hưởng lợi ở tỉnh Sơn La. b, Đối tượng nghiên cứu Chính

Ngày đăng: 24/01/2015, 01:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan