giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

31 847 2
giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Lâm Văn Đồng GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI THẦY THUỐC Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 60.22.80.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI – 2014 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN SĨ PHÁN GS.TS. NGUYỄN NGỌC LONG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở họp tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vào hồi: giờ ngày tháng năm 2014. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Khoa Triết học 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta hiện nay, sự phát triển kinh tế-xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới đối với lĩnh vực y tế. Những yêu cầu này biểu hiện trên bình diện quy mô, số lượng các dịch vụ y tế, chất lượng chẩn trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Điều đó đòi hỏi phải phát triển cả số lượng và chất lượng nhân lực ngành y tế trong đó có đội ngũ người thầy thuốc. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là một yêu cầu, một bộ phận của sự phát triển đó. Ngoài ra, những tác động từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và sự phát triển ngành y tế nói riêng, cũng đang đặt ra những yêu cầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc không thể không quan tâm giải quyết. Đó là tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội. Đó là sức ép từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong khi khả năng đáp ứng cùa ngành y tế còn hạn chế. Đó là những hạn chế trong quản lí quá trình xã hội hóa y tế, là những hạn chế trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở các trường y và các cơ sở y tế, các bệnh viện Tất cả những tác nhân đó và nhiều tác nhân khác nữa đang dẫn đến sự xuống cấp về mặt đạo đức ở một bộ phận không nhỏ người thầy thuốc.Sự xuống cấp đạo đức ở một bộ phận không nhỏ người thầy thuốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và sự phát triển ngành y tế. Việc khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự xuống cấp đạo đức trong ngành y và đặc biệt ở đội ngũ người thầy thuốc đòi hỏi công tác lí luận phải đẩy mạnh những nghiên cứu về giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức nhằm nâng cao đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. Những nghiên cứu về y đức và giáo dục y đức cho người thầy thuốc trong thời gian qua đã được thực hiện ở một số công trình khoa học, một số Luận văn, Luận án và ở một chừng mực nhất định, trên các báo chí hàng ngày. Từ các góc độ khác nhau, những công trình đó đã luận chứng cho sự cần thiết phải giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; đã đề xuất được một số giải pháp giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, do những mục đích cụ thể và trong những giới hạn nghiên cứu nhất định, những 4 công trình liên quan đến đạo đức nghề y và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc vẫn còn những hạn chế nhất định. Yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa và nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay đòi hỏi không chỉ những nghiên cứu cụ thể mà còn đòi hỏi những nghiên cứu chuyên sâu và có tính hệ thống từ góc độ triết học. Để góp phần vào việc nghiên cứu chuyên sâu ở tầm triết học nhằm đáp ứng yêu cầu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho Luận án triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lí luận về giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, luận án phân tích, đánh giá thực trạng, từ đó đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Khảo sát, đánh giá những tài liệu chủ yếu liên quan đến đề tài, từ đó, xác định những vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận án. - Xác định khái niệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; luận chứng sự cần thiết và xác định những nội dung chủ yếu của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. - Phân tích và đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết. - Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu đạo đức người thầy thuốc (y đức) và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, với phạm vi thời gian từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới. - Trong Luận án, người thầy thuốc được xác định và nghiên cứu là những y, bác sĩ khám, chữa bệnh và chăm sóc (điều dưỡng) sức khỏe cho bệnh nhân và nhân dân. Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí y tế, dược 5 sĩ, nhân viên y tế chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến đạo đức người thầy thuốc và giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. 4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lí luận Luận án được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, y đức; các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đổi mới, phát triển ngành y tế, xây dựng con người, giáo dục đạo đức và y đức…, Ngoài ra, luận án kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình khoa học liên quan đến đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chung được vận dụng trong nghiên cứu, thực hiện luận án là phương pháp biện chứng duy vật; đồng thời, kết hợp sử dụng các phương pháp: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa 5. Đóng góp mới của Luận án - Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay thông qua các quan hệ cụ thể của người thầy thuốc. - Luận án phân tích toàn diện thực trạng giáo dục đạo đức người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, xác định những vấn đề cần giải quyết; đồng thời, đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của Luận án Về mặt lí luận, Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt lí luận vấn đề giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Về mặt thực tiễn, Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy đạo đức nghề nghiệp tại các trường thuộc ngành y; những kết quả nghiên cứu của Luận án cũng có ý nghĩa khuyến nghị đối với công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người thầy thuốc ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của Luận án 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm: 4 chương, 11 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tầm quan trọng và nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề. Đó là các công trình: Đạo đức y học (Hoàng Đình Cầu, Trường Đại học y Hà Nội, 1991); Đạo đức học và y đức Việt Nam (Nguyễn Văn Hiền, Nxb. Y học, 1992); Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và cơ sở tư tưởng của nghề làm thuốc, chữa bệnh (Trần Văn Thụy, Nxb. Y học, 2000),; Nguồn gốc của y đức: Sự đóng góp của nền y học vào văn hóa Việt Nam (Ngô Gia Hy, Nxb. Y học, 1995); Y đức và đạo đức y học, nguồn gốc và sự phát triển (Nxb. Y học, 1999); Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Đỗ Nguyên Phương, Nxb. Y học, 1996); Tư tưởng triết học về con người qua tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông (Phạm Công Nhất, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2001); Đạo đức và y học (Nguyễn Văn Lê, Nxb. Y học, 1999); Một số sự kiện hàng ngày ở bệnh viện (Nxb. Y học, 2000); Nghiên cứu, khảo sát việc thực hành y đức tại một số bệnh viện (Phạm Minh Đức và cộng sự, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội, 2008); Vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở thành phố Hà Nội hiện nay (Hoàng Thị Kim Oanh, Luận văn thạc sĩ triết học, Hà Nội, 2007;Góp phần bàn về những vấn đề đạo đức của người thầy thuốc Việt Nam(Trần Văn Thụy, Tạp chí Nghiên cứu Y học, số 2/1997);Mâu thuẫn giữa mặt trái của cơ chế thị trường với bản chất nhân đạo của ngành y tế Việt Nam hiện nay (Phạm Công Nhất, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 6/1999);Y đức và nâng cao y đức (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Cộng sản, số 7/2002); Giáo dục và rèn luyện đạo đức người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Nguyễn Hiền Lương, Tạp chí Cộng sản, số 1/2013); Những bậc thầy nổi danh về y đức (Quý Long và Kim Thư sưu tầm và biên soạn, Nxb. Y học, Hà Nội, 2013) 7 Trong các công trình trên, từ những góc độ khác nhau, các tác giả đã luận chứng cho tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay, bên cạnh năng lực chuyên môn tức y thuật, người thầy thuốc phải không ngừng trau dồi y đức, phải có lòng thương con người, tôn trọng con người, hi sinh vì cuộc sống và hạnh phúc của người bệnh, của nhân dân. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là nhằm đáp ứng yêu cầu của nghề y và cũng là đáp ứng yêu cầu của xã hội. Các tác giả đã chỉ ra rằng,với việc chuyển sang kinh tế thị trường và phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng gia tăng và đa dạng. Người thầy thuốc phải có một sự phát triển tương ứng về chuyên môn và đạo đức mới có thể thực hiện được sứ mệnh bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong điều kiện mới. Bên cạnh đó, những tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường đang làm xuống cấp đạo đức ở một bộ phận người thầy thuốc. Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là góp phần khắc phục tình trạng xuống cấp đạo đức ở người thầy thuốc. Về nội dung của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, các tác giả cho rằng, cần giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc từ khi còn đang theo học tại các trường đào tạo nghề y. Nội dung của giáo dục đạo đức cho sinh viên y khoa bao gồm: Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, đạo đức người thầy thuốc; truyền thống y đức của dân tộc và nhân loại; những quy định về y đức của ngành y; các phẩm chất đạo đức cá nhân của người thầy thuốc…. Người thầy thuốc trong khi hành nghề tại các cơ sở y tế, các bệnh viện cần được tiếp tục và tăng cường giáo dục đạo đức công dân, đạo đức nghề nghiệp. cụ thể là giáo dục lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân; tôn trọng quyền được khám, chữa bệnh và quyền bình đẳng trong khám, chữa bệnh của bệnh nhân; ứng xử ân cần, chu đáo đối với người bệnh; trách nhiệm với nghề nghiệp, đồng nghiệp, tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn cũng như các nhiệm vụ của đơn vị; giáo dục ý thức phục vụ cộng đồng, trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội; giáo dục những phẩm chất cá nhân như trung thực, dũng cảm, tinh thần cầu thi trong học tập, rèn luyện và trong công tác. 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến thực trạng giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay 8 Trong các công trình:Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế-Dự án WHO-HRH-001 (Bộ Y tế, Nxb. Y học, 2001); Ngành y tế Việt Nam vững bước vào thế kỉ XXI (Bộ Y tế, Nxb. Y học, 2002); Quy định y đức và tiêu chuẩn phấn đấu (Lê Ngọc Trọng chủ biên, Nxb. Y học, 1999); Quản lí y tế (Trương Việt Dũng chủ biên, Nxb.Y học, 2006); Nâng cao đạo đức người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay ở nước ta (Lê Thị Lí, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội, 2011); Những bậc thầy nổi danh về y đức (Quý Long và Kim Thư, Nxb. Y học, 2013.); Giáo dục và rèn luyện đạo đức người cán bộ y tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Nguyễn Hiền Lương, Tạp chí Cộng sản, số 1/2013. Các tác giả đánh giá cao những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc thông qua các chủ trương, chính sách đối với sự phát triển ngành y tế; các văn bản của ngành y tế, chẳng hạn, Chỉ thị 04/CT-BYT về y đức; Quyết định số 2088/QĐ-BYT (1996) gồm 12 điều về tiêu chuẩn đao đức của người làm công tác y tế; Quyết định số 2526 QĐ-BYT (1999) về tiêu chuẩn phấn đấu y đức áp dụng cho cá nhân, tập thể, khoa, phòng, bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh; Quyết định 2965 QĐ-BYT về kiểm tra, đánh giá hoạt động công tác chuyên môn, y đức… Những văn bản này đã được thể hiện trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc và đạt được những kết quả rõ rệt. Đối với các trường đào tạo ngành y, thành tựu trong giáo dục đạo đức cho thầy thuốc được thể hiện qua việc biên soạn và đưa vào giảng dạy môn đạo đức nghề nghiệp. Những nguyên lí đạo đức học, truyền thống đạo đức, y đức của dân tộc, nhân loại, tư tưởng Hồ Chí Minh về y đức đã được đưa vào nội dung giảng dạy. Các trường y đã quan tâm đến việc tự tổ chức hoặc hưởng ứng các hoạt động, các phong trào chính trị, xã hội mang ý nghĩa giáo dục đạo đức cho sinh viên. Ở các cơ sở y tế, các bệnh viện, công tác giáo dục đạo đức, y đức được tiến hành thông qua các hình thức: học tập quán triệt các chủ trương, chính sách, các nghị quyêt, nghị định của Đảng và Nhà nước, của ngành y tế về phát triển ngành y tế, về hoạt động nghề nghiệp và nâng cao đạo đức người thầy thuốc. Các phong trào, các cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã được triển khai trên phạm vi toàn ngành. Việc khen thưởng, vinh danh những tập thể, những cá nhân nêu cao y đức hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị và chuyên 9 môn; việc kỉ luật và phê phán những hiện tượng vi phạm pháp luật, vi phạm y đức trong hành nghề cũng là những hình thức giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc được các cơ sở y tế,các bệnh viện tích cực thực hiện. Các tác giả cũng đánh giá những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc. Theo đó, những hạn chế đó là, những nội dung giáo dục ít nhiều mang tính chung chung, chưa gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ, các hoạt động hành nghề cụ thể của người thầy thuốc. Các hình thức giáo dục còn đơn điệu, chưa phong phú; công tác giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục; một số cơ sở y tế, một số bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến giáo dục y đức cho người thầy thuốc; những biện pháp kỉ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm y đức chưa được nghiêm túc… 1.3. Những nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay Trong các công trình:Phát triển sự nghiệp y tế ở nước ta hiện nay (Đỗ Nguyên Phương, Nxb. Y học, 1997); Giáo dục và đào tạo nhân lực y tế (Dự án WHO/HRH-001, Nxb. Y học, 2001); Ngành y tế vững bước vào thế kỉ XXI (Bộ Y tế, Nxb. Y học, 2002); Nâng cao đạo đức người thầy thuốc ở nước ta hiện nay (Lê Thi Lí, Luận án tiến sĩ, Hà Nội, 2010); Nâng cao y đức cách mạng của cán bộ nhân viên trong các bệnh viện quân y hiện nay (Nguyễn Quang Thẩm, Nxb. Quân đội nhân dân, 2012); Quy định về y đức và tiêu chuẩn phấn đấu (Lê Ngọc Trọng, Nxb. Y học, 1999), Tâm lí y đức (Đàm Thị Tuyết, Nxb. Y học, 2007); Y đức và một số giải pháp nâng cao y đức (Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Bảo hiểm y tế Việt Nam, 8/2001); Phát động thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Sơ kết một năm phong trào học tập gương anh hùng, liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm (Trần Thị Trung Chiến, Bài phát biểu nhân ngày thầy thuốc Việt Mam 27/2/2007), các tác giả chủ yếu đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng, giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong điều kiện hiện nay. Những giải pháp được đề xuất bao gồm: nhóm giải pháp về việc tạo dựng môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc; nhóm giải pháp tăng cường đầu tư xây dựng, mở rộng các cơ sở y tế, nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; nhóm giải 10 [...]... nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Như vậy, giáo dục đạo đức là đòi hỏi khách quan để người thầy thuốc thực hiện được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay 15 2.3 Nội dung giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay 2.3.1 Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong quan hệ với xã hội Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong quan hệ với xã hội là giáo dục những phẩm chất đạo đức công dân... CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI THẦY THUỐC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 4.1 Quan điểm đối với công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay 4.1.1 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh v giáo dục đạo đức, cần đẩy mạnh việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho người thầy thuốc theo tinh... dục đạo đức cho người thầy thuốc và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay 2.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc là tác động có mục đích, có hệ thống của chủ thể đến người thầy thuốc thông qua những hình thức giáo dục nhất định nhằm hình thành những phẩm chất, những năng lực đạo đức ở người thầy thuốc theo mong... phối, kết hợp thực hiện trách nhiệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng Giáo dục đạo đức ở các trường, các cơ sở y tế, các bệnh viện chính là giáo dục ở cấp độ cơ sở Tự giáo dục của mỗi cá nhân thầy thuốc trong tương tác với cấp độ cơ sở, cấp độ xã hội là cấp độ cá nhân của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc bao hàm hai... dưỡng đạo đức suốt đời; nêu gương trong giáo dục đạo đức; xây đi đôi với chống trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc 2 Gắn việc giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc với sự phát triển ngành y tế trong giai đoạn hiện nay Cụ thể là: coi đạo đức người thầy thuốc vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp y tế Điều đó đòi hỏi phải thực hiện giáo dục đạo đức trong mỗi bước phát triển cũng như trong. .. giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc hiện nay, sẽ hướng đến việc đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc một cách hệ thống và toàn diện hơn Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI THẦY THUỐC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Đạo đức nghề nghiệp và đạo đức người thầy thuốc Với tư cách là phương... cảm trong đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, chống sự sa ngã về đạo đức lối sống Chương 3 GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO NGƯỜI THẦY THUỐC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA    3.1 Những thành tựu trong giáo dục đạo đức cho người thấy thuốc    3.1.1 Những thành tựu ở cấp độ xã hội Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng về y tế, về giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, ... đạo đức người thầy thuốc với những hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức hiện nay; 3, vấn đề mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về đạo đức người thầy thuốc với những hạn chế trong nhận thức và trách nhiệm của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và dư luận xã hội Quan điểm đối với công tác giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay là: 1 Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức. .. khẳng định thành tựu về giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong thời gian qua 3.2 Những hạn chế trong giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta trong thời gian qua 3.2.1 Những hạn chế về mặt nhận thức Trên thực tế, hiện nay, nhiều cơ sở y tế, nhiều bệnh viện vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc, không gắn việc giáo dục đạo đức với nâng cao trình... người thầy thuốc thực hiện được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều thuận lợi nhưng cũng nhiều thách thức, khó khăn đòi hỏi người thầy thuốc phải không ngừng nâng cao chuyên môn và y đức Giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay là giáo dục những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức mà sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho . giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta hiện nay 2.2.1. Khái niệm giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc Giáo dục đạo đức cho. giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu đạo đức người thầy thuốc (y đức) và giáo dục đạo đức cho người. vậy, giáo dục đạo đức là đòi hỏi khách quan để người thầy thuốc thực hiện được nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay 15 2.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho người thầy thuốc trong giai đoạn hiện nay

Ngày đăng: 23/01/2015, 16:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan