Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng

59 521 0
Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và không ngừng đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế thị trường từ đó đã có nhiều doanh nghiệp ra đời và không ngừng lớn mạnh. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi vốn về, đảm bảo cho thu nhập của doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, cải tiến đời sống cán bộ công nhân viên và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các doanh nghiệp cân phải hoàn thiện các bước thật cẩn thận và nhanh chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục, đó là nguyên liệu, yếu tố đầu vào, cơ sở tạo nên hình thái vật chất sản phẩm. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hạch toán và quản lí đầy đủ chính xác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả 3 yếu tố của công tác hạch toán là: chính xác, kịp thời, toàn diện. Việc hạch toán đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tăng cường hạch toán kế toán đồng thời giảm sự lãng phí vật tư thì cần phải có sự quản lí chặt chẽ, không có sự thất thoát lãng phí nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ…………………………………………………3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO………………………4 LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………5 Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lí NVL tại Công ty TNHHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng………………………………………………… 7 1.1.Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng……………………………………………………….7 1.2.Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng…………………………………… 11 1.3.Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng…………………………………………… 13 1.4.Đặc điểm hệ thống tài khoản và sổ kế toán………………16 Chương 2: Thực trạng kế toán NVL tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng…………………………………………………………… 20 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng…………………………………………… … 20 2.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng……………………………………….…… 32 2.3. Kiểm kê nguyên vật liệu…………………………… …. 37 2.4. Kế toán khoản phải trả người bán………………….……39 Chương 3: Hoàn thiện kế toán NVL tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng…………………………………………………………… 43 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty và phương hướng hoàn thiện…………………………… 43 SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 1 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh 3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng………………… …………48 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………59 SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 2 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Bảng biểu 1 Phân loại, phân nhóm, mã hóa NVL 7 Sơ đồ 1.1 Quá trình luân chuyển NVL của công ty 10 Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán………………………………………… 17 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ về thủ tục nhập kho NVL 18 Bảng biểu 2 Biên bản xác nhận khối lượng vật tư 20 Bảng biểu 3 Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng 21 Bảng biểu 4 Mẫu phiếu nhập kho 22 Bảng biểu 5 Phiếu đề nghị xuất vật tư 23 Bảng biểu 6 Mẫu phiếu xuất kho 24 Sơ đồ 2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ 25 Bảng biểu 7 Mẫu thẻ kho 27 Sơ đồ 2.3 Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp tại công ty 28 Bảng biểu 8 Sổ chi tiết NVL 29 Bảng biểu 9 Bảng tổng hợp nhập xuất tồn 30 Bảng biểu 10 Mẫu CTGS 31 Bảng biểu 11 Sổ đăng kí CTGS 32 Bảng biểu 12 Sổ cái TK 152 33 Bảng biểu 13 Biên bản kiểm kê 35 Bảng biểu 14 Sổ chi tiết phải trả người bán 36 Bảng biểu 15 Tổng hợp công nợ phải trả người bán 37 Bảng biểu 16 Sổ cái TK 331 37 Bảng biểu 17 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 44 Bảng biểu 18 Biên bản kiểm nghiệm 45 Bảng biểu 19 Bảng tổng hợp nhập vật liệu 48 SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 3 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Tài chính kế toán TC - KT Số hiệu chứng từ SH CT Báo cáo tài chính BCTC Ngày tháng ghi sổ NTGS Chứng từ ghi sổ CTGS Tài khoản đối ứng TKĐƯ Đơn vị tính ĐVT Tài khoản TK Ngày tháng NT Số thứ tự STT Trách nhiệm hữu hạn TNHH Nguyên vật liệu trực tiếp NVLTT Nguyên vật liệu NVL Vật tư, sản phẩm, hàng hóa VT, SP, HH SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 4 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua nền kinh tế của nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ và không ngừng đổi mới để hòa nhập với nền kinh tế thị trường từ đó đã có nhiều doanh nghiệp ra đời và không ngừng lớn mạnh. Nhưng để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt của thị trường, các doanh nghiệp cần phải xác định các yếu tố đầu vào sao cho hợp lý, phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất từ khi bỏ vốn ra cho đến khi thu hồi vốn về, đảm bảo cho thu nhập của doanh nghiệp, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, cải tiến đời sống cán bộ công nhân viên và thực hiện tái sản xuất mở rộng. Các doanh nghiệp cân phải hoàn thiện các bước thật cẩn thận và nhanh chóng sao cho kết quả đầu ra là cao nhất, với giá cả và chất lượng sản phẩm có sức hút đối với người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, yếu tố cơ bản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường liên tục, đó là nguyên liệu, yếu tố đầu vào, cơ sở tạo nên hình thái vật chất sản phẩm. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải hạch toán và quản lí đầy đủ chính xác nguyên vật liệu, phải đảm bảo cả 3 yếu tố của công tác hạch toán là: chính xác, kịp thời, toàn diện. Việc hạch toán đầy đủ chính xác có tác dụng quan trọng đến việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để tăng cường hạch toán kế toán đồng thời giảm sự lãng phí vật tư thì cần phải có sự quản lí chặt chẽ, không có sự thất thoát lãng phí nhằm giảm giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đối với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng, nguyên vật liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất. Do đó việc tổ chức tốt công tác hạch toán nguyên vật liệu là một yêu cầu rất khẩn thiết đối với Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng. SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 5 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh Với những nhận thức về tầm quan trọng của công tác kế toán đặc biệt là kế toán nguyên vật liệu, trong thời gian thực tập tại Công ty cùng với lý luận và lý thuyết đã được học ở trường, với nhận thức của bản thân, sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo và sự giúp đỡ của cô, chú, anh, chị phòng kế toán em đã chọn chuyên đề : Hoàn thiện Kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng. Với đề tài đã lựa chọn, em xin trình bày Chuyên đề thực tập với 3 nội dung chính như sau : Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Với sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo Trần Đức Vinh, Ban giám đốc cùng anh chị trong phòng Kế toán của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Kế toán – Kiểm toán đã tạo cơ hội cho sinh viên được đi thực tế, và đặc biệt là thầy giáo Trần Đức Vinh đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập này một cách tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 6 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng 1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty Trong các doanh nghiệp sản xuất, NVL là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hóa là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho thuộc TSCĐ của doanh nghiệp. Mặt khác, NVL còn là những yếu tố không thể thiếu, là cơ sở vật chất và điều kiện hình thành nên sản phẩm. Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng chuyên sản xuất đồ gỗ nội ngoại thất, ngoài vật liệu chính sử dụng chủ yếu là gỗ thì còn phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu phụ khác. Nguyên vật liệu tại Công ty rất phong phú về chủng loại và quy cách. Nguyên vật liệu công ty mua về đều phải qua kiểm nghiệm trước khi nhập kho cho nên đảm bảo chất lượng và đúng thông số kỹ thuật. Do đặc điểm của các sản phẩm mà công ty sản xuất đòi hỏi nhiều loại nguyên vật liệu, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy, khi có sự biến động nhỏ của nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Vật liệu không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tạo ra. NVL có đảm bảo đúng quy cách, chủng loại, sự đa dạng thì sản phẩm sản xuất mới đạt được yêu cầu và phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hạ thấp nguyên vật liệu là biện pháp tích cực nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Song SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 7 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh muốn làm được điều này thì công ty phải có những biện pháp khoa học và thuận tiện để quản lý nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ khâu mua đến khâu bảo quản và dự trữ… Và để quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu, tổ chức hạch toán chính xác đảm bảo công việc dễ dàng không tốn kém nhiều công sức, công ty đã tiến hành phân loại nguyên vật liệu trên cơ sở công dụng kinh tế nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất sản phẩm. Gồm: - Nguyên liệu, vật liệu chính: Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp Trong đó: + Gỗ tự nhiên được chia thành 2 loại: gỗ tấm (được xẻ và sử dụng trực tiếp), gỗ ghép thanh (là những thanh gỗ tự nhiên được ghép lại) + Gỗ công nghiệp được chia làm nhiều loại: MDF, Verneer xoan đào, Verneer tần bì, Verneer koong, Ván dán, MFC…. - Vật liệu phụ: đinh vít, đinh ghim, keo bột, keo sữa, sơn…. - Nhiên liệu: dầu máy hơi, xăng… - Phụ tùng thay thế - Vật liệu khác: ray bi, khóa tủ… - Phế liệu: mùn cưa…. 1.1.2 Phân loại, phân nhóm Nguyên vật liệu Phân loại nguyên vật liệu là quá trình sắp xếp nguyên vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhất định nhưng tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất, nội dung kinh tế và công dụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia NVL thành các loại sau: - Nguyên liệu, vật liệu chính: là những thứ nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất sẽ là thành phần chủ yếu cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm như: gỗ tần bì, gỗ chò, ván dán, MDF… - Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với vật SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 8 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh liệu chính có tác dụng phụ trợ trong sản xuất tăng thêm chất lượng của sản phẩm như các loại keo, giấy chà nhám… - Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt năng, được sử dụng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường như dầu máy hơi, xăng… - Phụ tùng thay thế: Là những vật tư, sản phẩm, chi tiết phụ tùng dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ sản xuất. - Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xét vào các loại kể trên như phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định, từ sản xuất kinh doanh. - Phế liệu: là những loại vật liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất như vụn gỗ, mùn cưa… Bảng biểu 1: Phân loại, phân nhóm, mã hóa NVL Nhóm NVL Phân loại Danh mục NVL Mã hoá NVL ĐVT 1521 I. NVL chính 1. Gỗ tự nhiên 1521-01 1521-01-01 Gỗ tần bì xẻ sấy D6 m3 1521-01-02 Gỗ sồi xẻ sấy D8 m3 1521-01-03 Gỗ sồi đỏ xẻ sấy D10 m3 1521-01-04 Gỗ Lim D12 m3 1521-01-06 Gỗ tự nhiên nhóm 1 D14 m3 1521-01-07 Gỗ tự nhiên nhóm 2 D16 m3 1521-01-08 Gỗ tự nhiên nhóm 3 D18 m3 1521-01-09 Gỗ tự nhiên nhóm 4 D20 m3 1521-01-10 Gỗ tự nhiên nhóm 5 D22 m3 1521-01-11 Gỗ tự nhiên nhóm 6 D24 m3 1521-02 2.Gỗ công nghiệp 1521-02-01 MDF B5 Tấm 1521-02-02 Verneer B8 Tấm 1521-02-03 Ván dán B12 Tấm 1521-02-04 MFC B14 Tấm SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 9 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh 1521-02-05 Gỗ CN phủ verneer B15 Tấm 1521-02-06 Gỗ MDF Gia Lai B17 Tấm 1522 II. NVL phụ 1522-01 1. Giấy ráp 1522-01-01 Giấy ráp R1 Tờ 1522-01-02 Ráp vòng R2 Vòng 1522-01-03 Ráp cuộn R3 m 1522-02 2. Keo 1522-02-01 Keo sữa K1 Kg 1522-02-02 Keo bột K2 Kg 1522-02-03 Keo 502 K3 Kg 1522-02-04 Keo dog K4 Kg … … … … 1523 III. Nhiên liệu 1. Xăng Dung môi Kg Lót PU Kg Cứng PU Kg Xăng PU Kg Bóng Kg … …. … … … Cách phân loại trên giúp cho công ty đánh giá được vai trò của từng loại nguyên vật liệu để từ đó xác định các mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với điều kiện sản xuất. Hơn nữa, cách phân loại này định giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu chính một cách dễ dàng và xác định chi phí giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ được chính xác hơn. 1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và dự trữ (cung cấp trực tiếp cho sản xuất hoặc dự trữ cho các đơn hàng của khách hàng), công ty tiến hành lập kế hoạch thu mua. Việc thu mua này được tiến hành nhanh chóng do các nhà cung cấp chủ yếu nằm gần địa bàn mà công ty đang hoạt động và là nhà cung cấp quen thuộc. Công ty thường thu mua nguyên vật liệu của các nhà cung cấp lớn, uy SVTT: Nghiêm Hương Lan Lớp: KT12B05 10 [...]... TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG 2.1 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Kế toán chi tiết nguyên vật liệu là việc kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của nguyên vật liệu Chứng từ kế toán công ty đang sử dụng: Công ty đang sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán. .. quản lý tốt nguyên vật liệu thì công ty phải luôn cải tiến công tác quản lý nguyên vật liệu cho dù việc quản lý vật tư hàng hoá nói chung và nguyên vật liệu nói riêng của Công ty được thực hiện dưới sự phối kết hợp chặt chẽ của phòng Kế toán và thủ kho trong việc nhập xuất nguyên vật liệu Kế toán nguyên vật liệu quản lý về số lượng, chủng loại nguyên vật liệu tổ chức việc thu mua nguyên vật liệu, thủ... (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) 2.2 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng 2.2.1 Tài khoản sử dụng tại công ty - TK 152(1): Nguyên vật liệu chính Là yếu tố cấu thành chủ yếu nên giá trị công trình như: Gỗ tần bì xẻ sấy, gỗ Lim - TK 152(2): Nguyên vật liệu phụ Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình thi công: phụ gia,... Trần Đức Vinh ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất Sơ đồ 1.1: Quy trình luân chuyển NVL của công ty Nguyên vật liệu Nguyên vật liệu phụ Nguyên vật liệu chính Kho 2 Kho 1 (kho chính) 1.3 Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Để có được nguyên vật liệu đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh... hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Một trong những yêu cầu của công tác quản lý vật liệu đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng nhóm, từng loại vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị Bằng việc tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng đang cố gắng làm tốt điều này Hạch toán chi tiết vật liệu là việc hạch toán. .. Châu Á và Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Hôm nay, ngày 02 tháng 01 năm 2013, chúng tôi gồm có: Bên A: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG Người đại diện: - Ông : Đào Vinh Hiển Chức vụ: Giám Đốc - Ông : Đào Duy Hanh Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật Bên B: CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT CHÂU Á Người đại diện: - Ông: Nguyễn Đình Lĩnh Chức vụ: Giám đốc Hai bên cùng xác định khối lượng vật tư như... mức dự trữ, tiết kiệm vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa và hạn chế mất mát, hư hỏng, lãng phí trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty được thể hiện qua các công việc sau: Một là: tổ chức hệ thống kho tàng: vật tư ở công ty được tổ chức bảo quản ở 2 kho phù hợp với tính chất nguyên vật liệu và với nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu và sản xuất sản phẩm... tổ chức kế toán chi tiết vật liệu, kế toán sẽ đáp ứng nhu cầu này Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện kết hợp giữa kho và phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn kho cho từng loại vật liệu Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong quá trình hoạt động, công ty phải... Ngày 02/01/2013 Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng mua của Công ty Cổ phần nội thất Châu Á loại vật tư là 120 tấm MDF đơn giá là 165.000đ/1tấm và mua 800 tấm Verneer, đơn giá là 140.000đ/1 tấm chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng 10% Khi vật tư về kho, cán bộ phòng kỹ thuật và quản lí xưởng cùng thủ kho tiến hành kiểm tra chất lượng, chủng loại và quy cách của vật tư Khi số vật tư đã đảm bảo chất... một số đối tư ng chủ yếu: SVTT: Nghiêm Hương Lan 16 Lớp: KT12B05 Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân GVHD: Thầy giáo Trần Đức Vinh Đối tư ng là hàng tồn kho một số tài khoản được mở chi tiết cho từng nguyên vật liệu, từng sản phẩm 1.4.2 Đặc điểm hệ thống sổ kế toán: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ” và sử dụng ghi sổ bằng máy (phần mềm kế toán misa) . TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG 2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Kế toán chi tiết nguyên vật liệu. ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHÚ HƯNG 1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng 1.1.1 Đặc điểm nguyên vật liệu. và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Chương II: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Phú Hưng Chương III: Hoàn

Ngày đăng: 23/01/2015, 12:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan