LICH SU & ĐỊA LÝ LOP 4

7 358 0
LICH SU & ĐỊA LÝ LOP 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHUYÊN ĐỀ : PPDH PHÂN MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP : 4&5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ Thuận lợi : - Học sinh có đủ sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí để học tập. - Phần lớn phụ huynh học sinh có sự quan tâm đến việc học tập của học sinh - Giáo viên có đầu tư thời gian cho công tác soạn giảng trước khi lên lớp . - Tài liệu tham khảo bồi dưỡng chuyên môn trong thư viện nhà trường khá đầy đủ : bản đồ, lược đồ, sách tham khảo 2/ khó khăn : - Do học sinh phần lớn điều kiện kinh tế coøn hạn chế, việc tự học hỏi và phát triển về mặt nhận thức đối với xã hội vẫn còn ít nên khả năng sử dụng vốn kiến thức phổ thông của các em chưa được phong phú , chính xác, phần đông các em chỉ được tiếp cận thông qua các bài học hoặc sách ,báo, phim ảnh nhưng rất ít vì chưa có người định hướng cho các em hiểu rõ bản chất của những vấn đề trên. - Phụ huynh cũng như học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của môn lịch sử và địa lí cho rằng môn phụ nên ít quan tâm tìm hiểu. - Khả năng lý luận và nắm vững kiến thức môn học cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thực sự chắc chắn và còn nhiều hạn chế . - Thiết bị và đồ dùng dạy học để phục vụ cho phân môn Lịch sử & Địa lí 4&5 số lượng còn hạn chế, chưa sinh động làm cho học sinh chán ít quan tâm. 3/ Lý do mở chuyên đề: Để khắc phục những hạn chế trên và bước đầu tạo cơ sở lý luận cho giáo viên đồng thời giúp giáo viên nắm chắc mục đích yêu cầu,các biện pháp dạy học cũng như quy trình giảng dạy phân môn Lịch sử & Địa lí 4&5 . Tổ chuyên môn khối 4 thống nhất mở chuyên đề phân môn Lịch sử & Địa lí 4&5. B/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Phân môn Lịch sử & Địa lí giúp HS : 1-Có một số kiến thức cơ bản ,thiết thực về : -Các sự vật hiện tượng và mối quan hệ địa lí Việt Nam và một số nước trên thế giới . 2-Bước đầu hình thành một số kĩ năng : -Quan sát sự vật , hiện tượng , thu thập ,tìm kiếm tư liệu lịch sử , địa lí từ SGK, từ cuộc sống gần gũi với HS… -Biết đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp -Nhận biết được và đúng các sự vật , hiện tượng địa lí . -Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói , bài viết , hình vẽ , sơ đồ bản thống kê , … -Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống . -Trình bày một số hiện tượng tự nhiên , các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam ; một số hiện tượng địa lí của các châu lục ,của khu vực Đông Nam Á và một số nước đại diện cho các châu lục . 3-Có thái độ : -Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về Lịch sử & Địa lí địa phương. -Yêu thiên nhiên , con người , quê hương đất nước . -Tôn trọng , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của thiên nhiên đất nước . II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : 1-Xác định môn địa lí có những nội dung kế thừa của môn TNXH của lớp 1,2,3. -Tìm hiểu nội dung chương trình TNXH lớp 1,2,3 . Qua đó nắm nội dung nào em đã học để giảng dạy nội dung không trùng lặp . -Từ những nội dung đã học giáo viên truyền thụ sâu hơn tránh nhàm chán cho HS. -Từ những nội dung năm học trước giáo viên vào bài tạo hứng thú cho HS cũng như tổ chức ngay phần bài mới . VD : Khi giải thích cũng như khi hỏi vì sao Bắc Cực có khí hậu lạnh , gv dựa vào bài “ Các đới khí hậu ” (trang 124 SGK lớp 3 môn TNXH ) 2-Xác định đầy đủ mục tiêu từng bài ; Tuy trong SGK có những mục tiêu cụ thể nhưng gv rất dễ dàng thiếu mục tiêu hoặc chưa biết phải dạy như thế nào . 3-Nắm vững kĩ năng sử dụng bản đồ , lược đồ , bảng số liệu . Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy môn địa lí là bản đồ , lược đồ. Vì bản đồ địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc một bộ phận của bề mặt trái đất trên mặt phẳng dựa vào pp toán học , pp biểu tượng bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về địa lí . Do đó gv sử dụng bản đồ , lược đồ cần chính xác , hiệu quả để khai thác kiến thức mới . Các bước : (5 bước ) Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ : -Tức là đọc tên bản đồ , để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ . Bước 3 : Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ . Đây chính là bước kĩ năng chỉ bản đồ . Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí : VD : Chỉ về một châu lục , một nước , một thành phố, một tỉnh …gv chỉ theo đường ranh giới , bắt đầu ở điểm nào thì kết thúc ở điểm đó của một châu lục , một nước hay một tỉnh … Khi chỉ thành phố thường là được kí hiệu bằng dấu chấm tròn . Chỉ về đại dương , biển , sông chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó không lấn vào đất liền . Biển sông ,dãy núi chỉ theo hướng thượng lưu đổ xuống hạ lưu . Bước 4 : Quan sát đối tượng trên bản đồ , nhận xét và nêu đặt điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới ) VD : Khi chỉ vị trí địa lí nước Việt Nam xong thì vị trí địa lí nước ta kéo dài từ bắc xuống nam . Khi dạy bài địa lí nước ta dựa vào màu sắc HS có thể nhận xét ngay được đồi núi nhiều hơn đồng bằng . Bước 5: Xác lập mối quan hệ địa lí đơn giản giữa các yếu tố tự nhiên . VD : Khi HS chỉ được vị trí địa lí nước ta phía đông giáp biển đông đường bờ biển dài như thế thì sẽ thuận lợi để phát triển ngành nào ? Đó là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất . * Một số lưu ý : Tư thế khi thao tác là quay mặt xuống HS có thể đứng bên trái hay bên phải tuỳ thuộc GV thuận tay nào . Sử dụng dụng cụ chỉ bản đồ không dùng tay thao tác Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi mới thao tác . Bản đồ , lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để HS quan sát được . III- QUY TRÌNH DẠY HỌC : 1 – Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra kiến thức địa lí đã học có liên quan đến bài mới . - GV nêu câu hỏi , HS trả lời theo sự hiểu biết của mình . 2/ Dạy bài mới a/ Giới thiệu : -GV có thể lựa chọn biện pháp và hình thức dẫn dắt HS vào bài mới bằng cách gợi mở , bằng câu hỏi hoặc tranh ảnh , bản đồ , lược đồ … -Lời giới thiệu cần ngắn gọn nhẹ nhàng , gây hứng thú cho HS. b/ Vào bài -GV nêu vấn đề , HS giải quyết vấn đề theo mục tiêu từng hoạt động . -Sau mỗi hoạt động GV cần kết luận nội dung của hoạt động đó . 3/ Củng cố, dặn dò : -GV hướng dẫn HS chốt lại ý chính của bài , rồi đọc phần đóng khung trong SGK. -GV nhận xét tiết học . -Dặn dò , chuẩn bị bài sau . IV/ PHÂN BỔ THỜI GIAN TIẾT DẠY : -Thời gian của một tiết dạy địa lí 35 phút đến 40 phút, có thể phân bổ như sau : 1/Kiểm tra bài cũ: 3 phút 2/Dạy bài mới : 37 phút -Giới thiệu : 2 phút -Vào bài mới :30 phút đến 32 phút -Củng cố dặn dò : 3 phút V/CÁCH TRÌNH BÀY BẢNG THỐNG NHẤT THEO YÊU CẦU SAU : Địa lí : Tên bài : Ghi nội dung cần ghi Treo tranh ảnh , bản đồ , lược đồ Thới Bình ,ngày 21.tháng 02 năm 2013 Người viết Nguyễn Hiệp Hòa BIÊN BẢN THỐNG NHẤT NỘI DUNG TRONG CHUYÊN ĐỀ Hôm nay, vào lúc giờ ngày tháng năm 20 . Tổ chuyên môn khối 4&5 trường tiểu học Thị Trấn Thới Bình A tiến hành họp chuyên môn thống nhất nội dung chuyên đề phân môn Lịch sử & Địa lí : I/ Thành phần: 1/ Ông ( bà) ) : Chức vụ : 2/ Ông ( bà) : Chức vụ : 3/ Ông ( bà) : Chức vụ : Cùng : thành viên cùng tham dự; Vắng : lí do : II/ Nội dung: Biên bản kết thúc lúc giờ cùng ngày có đọc lại cho mọi người cùng nghe và thống nhất ý kiến. Khối trưởng Thư ký Nguyễn Hiệp Hòa . môn Lịch sử & Địa lí 4& amp;5 . Tổ chuyên môn khối 4 thống nhất mở chuyên đề phân môn Lịch sử & Địa lí 4& amp;5. B/ NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU Phân môn Lịch sử & Địa lí giúp. môn Lịch sử & Địa lí 4& amp;5 số lượng còn hạn chế, chưa sinh động làm cho học sinh chán ít quan tâm. 3/ Lý do mở chuyên đề: Để khắc phục những hạn chế trên và bước đầu tạo cơ sở lý luận cho. CHUYÊN ĐỀ : PPDH PHÂN MÔN LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ LỚP : 4& amp;5 A. ĐẶT VẤN ĐỀ : 1/ Thuận lợi : - Học sinh có đủ sách giáo khoa Lịch sử & Địa lí để học tập. - Phần lớn phụ huynh học

Ngày đăng: 23/01/2015, 07:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan