SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa

112 3.4K 23
SỰ THAM GIA của NGƯỜI dân TRONG xây DỰNG NÔNG THÔN mới TRÊN địa bàn xã THIỆU đô HUYỆN THIỆU hóa TỈNH THANH hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THIỆU ĐÔ HUYỆN THIỆU HÓA TỈNH THANH HÓA Tên sinh viên : Trịnh Thị Dung Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : KTNNA – K55 Niên khoá : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Quyền Đình Hà HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được bảo vệ trong bất cứ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả khóa luận 3 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Kinh tế và PTNT, bộ môn PTNT và các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – PGS.TS Quyền Đình Hà, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa; cán bộ UBND xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Tác giả khóa luận 4 TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài: “Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa”. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô. - Xác định những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã. Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 5 Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về xây dựng nông thôn mới như sau: + Nông thôn và phát triển nông thôn + Nông thôn mới + Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: + Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc. + Điển hình mô hình xây dựng nông thôn mới có sự tham gia của người dân tại xã Quý Lộc - Yên Định- Thanh Hóa; xã Nam Thắng - Tiền Hải - Thái Bình; xã Ngũ Kiên – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc. + Từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cho xây dựng nông thôn mới, tôi tìm hiểu các đặc điểm địa bàn nghiên cứu có liên quan: đó là các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn các phương pháp nghiên cứu đó là: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập thông tin, phương pháp tính toán và xử lý thông tin, phương pháp phân tích thông tin, hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu, tôi tiến hành nghiên cứu trên 50 hộ nông dân xã Thiệu Đô. 6 Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng mô hình nông thôn mới tại xã Thiệu Đô, có một số vấn đề nổi bật như sau: + Trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợ nguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực từ nhân dân trong việc tham gia các hoạt động phát triển làng xã. + Kinh phí cho xây dựng các công trình một phần được Nhà nước hỗ trợ, phần còn lại do người dân đóng góp. Kinh phí do người dân đóng góp được huy động từ chính nội lực của từng hộ gia đình. + Ngoài đóng góp tiền của người dân còn tham gia đóng góp cả về công lao động, tham gia hiến đất để xây dựng các công trình công cộng. + Chương trình huy động được sự hỗ trợ về vốn cho phát triển nông thôn của bà con đi làm ăn xa muốn đóng góp xây dựng cho quê hương. + Việc người dân tự đóng góp công sức, tiền của, đất đai đã phát huy được hiệu quả tham gia, các hoạt động của chương trình được đảm bảo. + Người dân ngày càng nhận thức và phát huy được vai trò “chủ thể” của mình, họ tích cực tham gia các hoạt động như tham gia phát triển kinh tế; xây dựng và phát triển làng nghề; xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. + Chương trình xây dựng nông thôn mới sau gần ba năm đưa vào thực hiện đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ bức tranh toàn cảnh của xã đã thực sự có những thay đổi toàn diện; nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, đời sống nhân dân được cải thiện; và chương trình đã có tác động tích cực tới tình hình kinh tế - xã hội, vệ sinh môi trường của xã. 7 Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Đô đã huy động và khuyến khích được sự tham gia tích cực của người dân, nhưng vẫn chưa được như mong đợi. Cụ thể, vẫn còn những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng như nhận thức của người dân chưa cao, trình độ dân trí của người dân còn thấp, nguồn kinh phí do Nhà nước hỗ trợ còn ở mức hạn hẹp… Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: + Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết của người dân + Nâng cao trình độ dân trí + Tạo điều kiện cho người dân sản xuất, phát triển kinh tế + Xây dựng cơ chế huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực + Hình thành “giá đỡ” để người dân yên tâm sản xuất + Nâng cao chất lượng, vai trò các Tổ chức Đảng trong hệ thống chính trị 8 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HỘP 1. Danh mục biểu đồ 9 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CĐ – ĐH : Cao đẳng – Đại học CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DT : Diện tích ĐHNN : Đại học Nông nghiệp ĐVT : Đơn vị tính GT : Giá trị 10 [...]... tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới - Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô - Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Đô trong thời gian tới... nghiên cứu đề tài: Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 13 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại xã Thiệu Đô 1.2.2 Mục tiêu... tượng nghiên cứu của đề tài: sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới - Đối tượng thu thập tài liệu: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và các hộ nông dân xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng nông thôn 14 mới, đề tài đi sâu... ở các địa phương Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ nhân thức 2.1.4 Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội... trong việc phát triển nông thôn và tiến hành các hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình, mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân Sự tham gia của người dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới là đảm bảo cho người nông dân – những người chịu ảnh hưởng từ chương trình được tham gia vào việc quyết định chương trình Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới là tìm và huy động... và đề xuất giải pháp nâng cao sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi về thời gian: + Đề tài thu thập số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2013; số liệu điều tra khảo sát thực trạng năm 2014 + Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng... của họ 2.1.4.1 Nội dung sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng mô hình nông thôn mới được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong thí điểm mô hình Khi tham gia vào quá trình phát triển nông thôn mới với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân. .. trò chủ thể của người dân Trong thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội, bộ mặt 12 nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao Luôn là xã đi đầu trong các phong trào, xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã và đang... và huy động các nguồn lực từ người dân để thục hiện chương trình, qua đó làm tăng lợi ích cho người nông dân  Ý nghĩa sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới - Người dân có quyền tham gia vào việc ra quyết định vì kết quả của các quyết định trong xây dựng nông thôn mới sẽ có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ Tham gia vào quá trình ra quyết định giúp người dân nâng cao năng lực và lòng... trợ của chương trình còn chưa đạt kết quả cao, nhất là vai trò chủ thể cua người dân chưa được phát huy Thực tế trên đặt ra một số vấn đề như: Người dân có vai trò gì trong xây dựng nông thôn mới? Họ tham gia vào xây dựng nông thôn mới như thế nào? Hiệu quả ra sao? Và có những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tham gia xây dựng nông thôn mới của người dân? Chính vì vậy, để giải quyết những vấn đề trên . sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi về không gian: đề tài nghiên cứu tại xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, . và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Thiệu Đô. - Xác định. của đề tài: sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới. - Đối tượng thu thập tài liệu: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới và các hộ nông dân xã Thiệu Đô, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh

Ngày đăng: 22/01/2015, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan