Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM

109 1.6K 7
Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ   dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Việt Nam hiện có trên 5,3 triệu người khuyết tật (NKT), chiếm 6,4% dân số. NKT ở độ tuổi lao động từ 16 - 55 (đối với nữ) và từ 16 - 60 (đối với nam), chiếm khoảng 70%. Đa số NKT sống cùng với gia đình và có mức sống nghèo hoặc trung bình. Chính vì vậy sự quan tâm tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập với xã hội là một trong những chính sách mà nhà nước và chính phủ đang quan tâm, trong đó công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật cũng được Nhà nước đặc biệt chú trọng. Pháp lệnh người tàn tật (năm 1998) được ban hành dẫn đến số lượng người khuyết tật được học nghề ngày càng tăng, giai đoạn 1999-2004 có gần 19.000 người, giai đoạn 2005-2008 có khoảng 24.000 người. Hiện tại trong cả nước có 260 cơ sở dạy nghề, trong đó 55 cơ sở chuyên biệt và 205 cơ sở có tham gia dạy nghề cho người khuyết tật 1 . Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo cũng đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật mỗi năm. Trên cả nước có nhiều tổ chức hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật trong đó có Hiệp hội Sản xuất, kinh doanh của người tàn tật (VABED) được thành lập tháng 9/2003. Hiệp hội đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg, ngày 24/4/2008 dành một số ưu tiên về thuế và vay vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh của NKT nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, tạo thêm nhiều việc làm dành cho NKT. Hiện tại Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang cùng một số Bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện Dự luật Người khuyết tật, đã xin ý kiến của ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến sẽ trình ra Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 1 Báo cáo Tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người tàn tật (Hà Nội, 2009). 1 XII diễn ra vào trung tuần tháng 10 tới nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người khuyết tật. Nhìn lại bức tranh học nghề và tạo việc làm của NKT ở Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thừa nhận là đã có một bước tiến bộ hết sức tích cực. Nhận thức của xã hội về NKT đã đổi mới, không còn coi NKT là những người ít có khả năng, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. NKT đã được thừa nhận là những người có khả năng to lớn. Sản phẩm của họ nhiều khi còn hơn cả người không khuyết tật vì cơ hội việc làm rất hiếm hoi nên họ đã tập trung tất cả trí lực, sức lực cho công việc họ được tiếp nhận.Công tác dạy nghề và tạo việc làm cho NKT được quan tâm hơn rất nhiều và có những thay đổi đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều băn khoăn. Hiện nay, với cơ cấu ngành nghề đa dạng cùng với nhu cầu tuyển dụng ngày càng lớn đã mở ra nhiều hướng tiếp cận cho người lao động. Nhưng đối với lao động là người khuyết tật thì việc làm vẫn đang là một vấn đề lớn chưa có lời giải hữu hiệu. Đa số người khuyết tật mang mặc cảm tự ti, và thành phần gia đình nghèo, với chương trình đào tạo phổ biến hiện nay là 3 tháng và kinh phí hỗ trợ hạn hẹp thì chỉ đủ cho người khuyết tật tạm biết việc chứ không thể sống bằng nghề được đào tạo. Các doanh nghiệp từ chối nhận NKT vào làm ở các cơ sở của mình với lý do vì hạn chế ngoại hình cũng như sự vận động đi lại của NKT. Mặc dù Đảng và Nhà nước đã ban hành cả một hệ thống văn bản chính sách đối với doanh nghiệp trong việc tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc nhưng thực tế, nhiều doanh nghiệp còn rất thờ ơ hoặc thiếu thông tin về vấn đề này. Trong bối cảnh Việt Nam đang ở trong giai đoạn công nghiệp hóa nền kinh tế và xã hội. Mặt khác Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, tức là đã bắt đầu trực tiếp tham gia tích cực vào các quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế., tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời đặt ra những thách thức cho sự phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục, đặt ra ở người lao động những yêu cầu mới đó lao động có trình độ cao. 2 Câu hỏi đặt ra làm gì để dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật hiệu quả hơn. Chính vì lý do đó người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề hệ sơ cấp của trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM, từ đó đề xuất những giải pháp thiết thực phù hợp với hoàn cảnh trung tâm và xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật. 3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Để nhiệm vụ nghiên cứu được tập trung và chuyên sâu, phù hợp với thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: - Khảo sát thực trạng chất lượng dạy nghề May tại Trung tâm. - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại Trung tâm. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề May tại trung tâm vì vậy người nghiên cứu tập trung vào 3 yếu tố chủ yếu đó là: - Giáo viên và cán bộ quản lý. - Chương trình, giáo trình. - Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học của lớp May và trung tâm. Phân loại các dạng khuyết tật rất phong phú và đa dạng, trong khả năng và thời gian hạn chế, người nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu: - Khuyết tật vận động (yếu chân trái, yếu tay trái, yếu hai chân, cụt một chân, gù, vẹo cột sống) - Khiếm thính Thông qua ý kiến của các chuyên gia là cơ sở để đánh giá tính thực tiễn của các giải pháp được đề xuất trong đề tài. 3 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC : Nếu thực hiện các giải pháp do tác giả đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng dạy nghề. - Khảo sát và nhận xét thực trạng chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM - Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM - Kiểm nghiệm – đánh giá tính khả thi của đề tài thông qua phương pháp chuyên gia. 6. ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ: - Đối tượng : Các giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM - Khách thể : Học viên đang học nghề May, học viên đã tốt nghiệp, giáo viên chuyên ngành, doanh nghiệp nhận học viên của trung tâm, chuyên gia về lĩnh vực may và khuyết tật. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để thực hiện đề tài này người nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý luận: . - Phương pháp thực tiễn. - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM: 1.1.1. Khái niệm về chất lượng đào tạo: 2 “Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo” ( Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp – ĐHQG Hà Nội). “Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”. (Trần Khánh Đức – Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục). Hiện nay khái niệm về chất lượng đào tạo còn có nhiều điểm khác nhau, do từ “chất lượng” được dùng cho cà hai quan niệm: chất lượng tuyệt đối và chất lượng tương đối. Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì “đó là cái mà hầu hết chúng ta chiêm ngưỡng, nhiều người trong chúng ta muốn có, và chỉ có số ít người trong chúng ta có thể có”. 3 2 Trần Khánh Đức, Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2009, Tr.427 3 Improving Higher Education, Ronald Barnett, The Society for Research into Higher education and Open University Press. 5 Với quan niệm chất lượng tương đối thì chất lượng tương đối có hai khía cạnh: khía cạnh thứ nhất là đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề ra gọi là “chất lượng bên trong”. Khía cạnh thứ hai chất lượng được xem là sự thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của người dùng gọi là “chất lượng bên ngoài”. Mỗi cơ sở đào tạo luôn có một nhiệm vụ được ủy thác, nhiệm vụ này thường do các chủ sở hữu quy định, điều này chi phối mọi hoạt động của nhà trường. Từ nhiệm vụ được ủy thác này, nhà trường xác định các mục tiêu đào tạo của mình sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội – đạt chất lượng bên ngoài; và các hoạt động của nhà trường sẽ được hướng vào nhằm đạt mục tiêu đó – đạt “chất lượng bên trong” NHU CẦU XÃ HỘI MỤC TIÊU ĐÀO TẠO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng  Đạt chất lượng ngoài Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào tạo  Đạt chất lượng trong Hình 1.1: Quan niệm về chất lượng 4 1.1.2 Khái niệm về dạy nghề: 4 Nguyễn Việt Hùng, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Bài đăng trong tập Kỷ yếu Hội thảo kiểm định chất lượng - TCDN 6 Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhắm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học.( Theo Điều 5, Chương I, Luật Dạy Nghề). Dạy nghề cho người khuyết tật nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng.( Theo Điều 68, Chương VII, Luật Dạy Nghề). 1.1.3 Ng ườ i khuy ế t t ậ t: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. (Theo Điều 2 – Luật Người khuyết tật Việt Nam). Người khuyết tật là người bị mất khả năng về nhìn, nghe, nói hoặc về thể chất, mất khả năng về trí não, rối loạn tâm thần, khuyết tật bị đa dạng và/ hoặc các dạng khuyết tật khác. (Theo Luật nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa). Người khuyết tật là người có các chức năng về thể lực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhândẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào đời sống xã hội. (Theo Sách số chín của Bộ Luật Xã Hội của Đức). Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động trong cuộc sống (Theo Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ 1990). Khái niệm người khuyết tật nhìn dưới góc độ y tế (mô hình khuyết tật cá nhân) và góc độ xã hội (mô hình xã hội về khuyết tật). 5 5 Người khuyết tật ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2008, Tr. 22 7 1.1.3.1 Mô hình khuyết tật: Mô hình khuyết tật cá nhân: theo mô hình này quan niệm về khuyết tật là ở tại chính con người đó, người đó nghĩ mình khuyết tật thì người đó là khuyết tật, không nghĩ mình khuyết tật thì không khuyết tật nếu người ấy có thể kiểm soát tình trạng khuyết tật của mình bằng cách điều trị y khoa và/hoặc sử dụng các dụng cụ trợ giúp như xe lăn hoặc nạng. Do đó nếu nhà nước, xã hội, khu vực tư nhân đầu tư cho việc chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ có liên quan để chữa trị cho người khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường. Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất chính của người khuyết tật, chú trọng rất ít hay không để ý gì đến môi trường xã hội hay môi trường vật thể xung quanh người đó. Mô hình xã hội về khuyết tật: theo mô hình này những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai là người không khuyết tật. Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ không dẫn đến khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống xã hội nếu có sự giúp đỡ và có suy nghĩ ứng xử tích cực như xóa bỏ rào cản xã hội và đảm bảo sự tiếp cận với môi trường vật thể sẽ có ý nghĩa tích cực trong việc giảm bớt hoặc vượt qua những hạn chế giúp người khuyết tật hoạt động và tham gia vào mọi mặt của cuộc sống. Mô hình khuyết tật về xã hội nhấn mạnh đến sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội. Cả hai mô hình trên có những mặt mạnh và yếu, tương bổ cho nhau. Mô hình khuyết tật cá nhân phát huy tác dụng tốt trong lĩnh vực y tế, phục hồi chức năng và đảm bảo xã hội. Trong khi đó mô hình xã hội về khuyết tật có thể là công cụ quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung, vấn đề về những bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử. Mô hình xã hội ghi nhận 8 rằng câu trả lời cho câu hỏi liệu một ai đó có bị xếp vào danh sách người khuyết tật hay không có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố như văn hóa, thời gian và môi trường. 1.1.3.2 Phân loại khuyết tật: Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó khuyết tật được chia thành 7 loại chính như sau: - Khuyết tật thể chất/ vận động (chẳng hạn: cụt tay chân, tê liệt, tật bẩm sinh khác) - Khuyết tật nghe/ nói (giao tiếp). - Khuyết tật nhìn. - Khuyết tật về khả năng học tập (nhận thức hoặc trí tuệ). - Hành vi lạ (do bệnh về tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân biệt gây ra) - Động kinh - Những khuyết tật khác, chẳng hạn như bệnh phong. a. Khuy ế t t ậ t v ậ n độ ng: - Bại liệt: Liệt một tay, liệt hai tay, liệt nửa người, liệt một chân, liệt hai chân, liệt toàn thân, liệt một tay một chân, liệt một tay hai chân, liệt hai tay một chân, liệt hai tay hai chân. - Cụt chi: Cụt một tay, cụt hai tay, cụt một chân, cụt hai chân, cụt một tay cụt một chân, cụt một tay hai chân, cụt hai tay một chân, cụt hai tay hai chân. - Chân tay khèo, bệnh lùn, bệnh gù lưng, bệnh khèo cổ. b. Khi ế m thính: 6 6 Nhu cầu việc làm của người khiếm thính tại TPHCM hiện nay, Hội nghị khoa học sinh viên 2010, Trường ĐH KHXH&NV, Tr.10 - 11 9  Phân loại theo phương pháp giao tiếp: - Điếc: Là loại nặng nhất, không nghe được và không thể nói chuyện được, giao tiếp chủ yếu bằng ngôn ngữ ký hiệu. - Nghe kém: Có thể nghe được nhờ máy trợ thính và nghe được âm thanh có tần số cao như tiếng còi xe cộ. - Người mất thính lực sau này: Là người bị mất thính lực dần dần hoặc đột ngột do một số biến cố trong cuộc sống.  Phân loại theo chương trình can thiệp sớm: - Khiếm thính độ I: Người mất thính lực từ : 21 – 40 dB. - Khiếm thính độ II: Người mất thính lực từ: 41 – 70 dB. - Khiếm thính độ III: Người mất thính lực từ : 71 – 90 dB. - Khiếm thính độ IV: Người mất thính lực từ: trên 90 dB. 1.2 M Ộ T S Ố V Ă N B Ả N MANG TÍNH CH Ấ T ĐỊ NH H ƯỚ NG TRONG D Ạ Y NGH Ề CHO NG ƯỜ I KHUY Ế T T Ậ T: 1.2.1 Luật người khuyết tật: Điều 32. Dạy nghề đối với người khuyết tật 1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác. 2. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. 10 [...]... hình dạy nghề cho người khuyết tật Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN DẠY NGHỀ MAY TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ - DẠY NGHỀ VÀ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT TPHCM 25 2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM BẢO TRỢ - DẠY NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM CHO NGƯỜI TÀN TẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1 Giới thiệu về Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người tàn tật thành phố Hồ Chí Minh Hình 2.1: Trung tâm Bảo trợ -Dạy nghề. .. đạt được về chất lượng đào tạo nghề May dựa trên các tiêu chí đã chọn 34 - Bước 5: Nhận xét thực trạng chất lượng đào tạo nghề May tại trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM 2.3.2 Xây dựng các tiêu chí làm cơ cở để nhận xét chất lượng đào tạo ngành May tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh TIÊU CHÍ Tiêu chí 1: Giáo viên và cán bộ quản... sẽ tạo việc làm cho học viên sau khóa học Kết luận chương 1: Chương này người nghiên cứu trình bày các cơ sở lý luận của đề tài về các khái niệm: chất lượng, chất lượng đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật Phân loại khuyết tật, các văn bản mang tính chất định hướng trong dạy nghề cho người khuyết tật, tâm lý người khuyết tật Những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật. ..3 Cơ sở dạy nghề tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật phải bảo đảm điều kiện dạy nghề cho người khuyết tật và được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật 4 Người khuyết tật học nghề, giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật Điều 33 Việc làm đối với người khuyết tật 1 Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức... việc làm cho người khuyết tật 6 Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ 11 1.2.2 Luật dạy nghề: Điều 68 Mục tiêu dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật Dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật nhằm... Hình 2.4: Lớp May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật Tp.HCM 2.3 NHẬN XÉT THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ MAY TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ - DẠY NGHỀ VÀ GIỚI THIỆU VIỆC LÀM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.3.1 Các bước tiến hành nhận xét: - Bước 1: Xác định các tiêu chí, tiêu chuẩn làm cơ sở để nhận xét chất lượng đào tạo nghề May tại trung tâm - Bước 2: Thu lập các dữ liệu và thông tin liên... bổng và hỗ trợ ăn, ở, đi lại theo quy định của pháp luật Điều 72 Chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1 Nhà nước đầu tư đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 2 Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật được hưởng chế độ đối với giáo viên dạy nghề quy định tại Điều 62 của Luật này và. .. với người tàn tật, khuyết tật; b) Giáo viên có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy cho người tàn tật, khuyết tật 2 Các công trình xây dựng phục vụ cho người tàn tật, khuyết tật học nghề phải bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Điều 70 Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1 Nhà nước khuyến khích các cơ sở dạy nghề tuyển người tàn tật, khuyết tật. .. hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng Điều 69 Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật 1 Cơ sở dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 40 của Luật này và các điều kiện sau đây: a) Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; giáo trình, phương pháp và thời gian dạy nghề. .. và Tạo việc làm cho người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh Từ 07/08/1998, Trung tâm Bảo trợ -Dạy nghề và Tạo việc làm cho người tàn tật Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 4060/QĐ-UB-VX của UBND Thành phố HCM và Quyết định bổ sung nhiệm vụ cho Trung tâm số 1.743/QĐ – UB ngày 9/5/2003 của UBND Thành phố với chức năng nhiệm vụ: • Tổ chức dạy nghề và tư vấn hướng nghiệp cho người tàn tật . nghề. - Khảo sát và nhận xét thực trạng chất lượng dạy nghề May tại trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM - Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề. vì lý do đó người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: Giải pháp nâng cao chất lượng dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM . 2 sẽ nâng cao chất lượng dạy nghề May tại trung Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn chất lượng dạy nghề. -

Ngày đăng: 22/01/2015, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan