Giáo án Địa lý 6 bài 13: Bề mặt trái đất

5 1.4K 9
Giáo án Địa lý 6 bài 13: Bề mặt trái đất

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày dạy: 29/11/2012 Tiết 15: BÀI 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS có khả năng: 1/ Kiến thức: -Nêu được đặc điểm, hình dạng, độ cao của núi +Phân biệt được: Độ cao tuyệt đối và độ cao tương đối của địa hình. +Phân loại núi theo độ cao sự khác nhau giữa núi già và núi trẻ. +Hiểu được địa hình Caxtơ. -Ý nghĩa của miền núi đối với du lịch, với sản xuất nông nghiệp 2/ Kĩ năng. -Nhận biết được dạng địa hình núi -Đọc trên bản đồ một số đỉnh núi 3/Thái độ : giúp các em hiểu biết thêm về thực tế - Ý thức được sự cần thiết việc bảo vệ các cảnh đẹp thiên nhiên Trái Đất nói chung và Việt Nam nói riêng. Không có hành vi tiêu cực làm giảm các quan cảnh tự nhiên. II.Thiết bị dạy học: Một số tranh ảnh về núi Bản đồ tự nhiên Việt Nam III.Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -Tại sao nói nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt đông 1: Tìm hiểu về đặc điểm và độ cao của núi. GV: Theo dõi đoạn phim . Hãy cho biết hình ảnh trên đoạn phim là dạng địa hình nào ? - Địa hình núi có đặc điểm gì khác với bề mặt địa hình xung quanh? -Núi gồm có những bộ phận nào ? -Nêu đặc điểm của từng bộ phận ? -Núi là gì Yêu cầu đọc bảng phân loại núi -Có mấy loại núi ? kể từng loại núi -Căn cứ vào yếu tố nào người ta phân ra các loại núi 1. Núi và độ cao của núi. - Núi: + Là một dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất. Độ cao thường trên 500m so với mực nước biển trung bình +Núi gồm có ba bộ phận: đỉnh núi, sườn núi và chân núi - Phân loại núi: + Núi thấp: Dưới 1000 m. + Núi trung bình: Từ 1000 m -> -GV cho HS quan sát lược đồ tự nhiên Việt Nam hãy xác định và sắp xếp tên núi theo phân loại -GV yêu cầu HS đọc nội dung hình 34 SGK trang 42 -Cho biết cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi -Cho biết cách tính độ cao tuyệt đối (3) -Cách tính độ cao tuyệt đối (3) của núi khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào? -Cho biết độ cao của đỉnh núi ở địa điểm 1 -Cho biết độ cao của đỉnh núi ở địa điểm 2 -Em có nhận xét gì ? -Tại địa điểm 3 độ cao tuyệt đối của đỉnh núi là bao nhiêu ? *Hoạt động 2: Tìm hiểu núi già, núi trẻ +Hoạt động nhóm / cặp :4nhóm -Bước 1 Giao nhiệm vụ cho các nhóm +Yêu cầu HS đọc kiến thức SGK và quan sát H35 phân loại núi già và núi trẻ. Hãy hoàn thành nội dung sau: Đặc điểm Núi trẻ Núi già Thời gian hình thành Độ cao Đỉnh Sườn Thung lũng Nhóm 1,2 Trình bày núi trẻ Nhóm 3,4 Trình bày núi già -Bước 2: thảo luận -Bước 3 : Đại diện nhóm báo cáo kết quả Các nhóm nhận xét GV chuẩn xác kiến thức Đặc điểm Núi trẻ Núi già Thời gian hình thành Cách đây vài chục triệu năm Cách đây hàng trăm năm Độ cao Rất cao, ít bị bào mòn Thấp hơn , bị bào mòn Đỉnh Nhọn Tròn Sườn Dốc Thoải Thung lũng Sâu, hẹp Nông, rộng 2000 m. +Núi cao: Từ 2000 m trở lên. - Đo độ cao của núi: +Độ cao tương đối +Độ cao tuyệt đối . 2. Núi già, núi trẻ. Căn cứ vào thời gian hình thành phân ra núi già và núi trẻ a/ Núi trẻ. - Được hình thành cách đây vài chục triệu năm. - Hiện nay vẫn tiếp tục được nâng cao với tốc độ rất chậm ( vài cm trong 100 năm) Có đỉnh nhọn, ít bị bào mòn, sườn dốc,thung lũng sâu, hẹp. b/ Núi già. - Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm. - Trải qua các quá trình bào mòn mạnh. - Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng nông rộng. -Quan sát tranh dãy núi Hymalaya và dãy núi U ran hãy xác định núi già núi trẻ ? *Hoạt động 3: Tìm hiểu địa hình cacxtơ -Gọi HS đọc thuật ngữ địa hình Caxtơ -Yêu cầu HS quan sát H38 (SGK) hãy mô tả đặc điểm địa hình cacx tơ (bên ngoài, bên trong) (Bên ngoài địa hình có các ngọn núi lởm chởm, sắc nhọn Nước mưa có thể thấm vào khe và kẻ đá, tạo thành hang động rộng và sâu trong lòng núi, trong hang có các khối thạch nhũ đủ màu sắc) +Liên hệ : địa hình Cacx tơ ở VN -Địa phương em có địa hình núi đá vôi nào ? -Nước ta có địa hình đá vôi nào được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? (Phong Nha- Kẻ Bàng ) và địa phương (núi Non Nước) -> ý thức bảo vệ cảnh đẹp tự nhiên Giá trị kinh tế của miền núi đối với sản xuất nông nghiệp - Chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp (Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú -Nơi giàu tài nguyên khoáng sản -Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch) 3. Địa hình cacxtơ và các hang động. - Là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. - Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn. - Có nhiều hang động rộng và sâu. *Giá trị kinh tế đối với sản xuất nông nghiệp +Thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn, trồng cây công nghiệp 4. Củng cố. a/Vẽ sơ đồ tư duy Yêu cầu học sinh nêu chủ đề chính Núi Các nhánh chính của chủ đề Mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ b /Học sinh trình bày lại toàn bộ sơ đồ tư duy 5. Hướng dẫn về nhà. - Đọc bài đọc thêm. - Trả lời câu: 1,2,3,4 (SGK). - Xem trước bài 14 -Tìm hiểu, sưu tầm một số tranh ảnh về đồng bằng (bình nguyên), cao nguyên, đồi Nhóm Sử - Địa Trường THCS Trần Đại Nghĩa . xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày dạy: 29/11/2012 Tiết 15: BÀI 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT. I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, HS có khả năng: 1/ Kiến thức: -Nêu được đặc điểm, hình. Theo dõi đoạn phim . Hãy cho biết hình ảnh trên đoạn phim là dạng địa hình nào ? - Địa hình núi có đặc điểm gì khác với bề mặt địa hình xung quanh? -Núi gồm có những bộ phận nào ? -Nêu đặc điểm. +Liên hệ : địa hình Cacx tơ ở VN -Địa phương em có địa hình núi đá vôi nào ? -Nước ta có địa hình đá vôi nào được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới? (Phong Nha- Kẻ Bàng ) và địa phương

Ngày đăng: 22/01/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan