bài học chuyển đổi ở đông âu

212 184 0
bài học chuyển đổi ở đông âu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỦ SÁCH SOS 2 Kornai János Bài học chuyển đổi ở Đông Âu Kornai János Bài học chuyển đổi ở Đông Âu Tuyển tập các tiểu luận Nguyễn Quang A tuyển chọn và dịch MỤC LỤC Lời Giới thiệu 5 Những bài học của Chuyển đổi ở Đông Âu 7 Tính Trung thực và Niềm tin dưới Ánh sáng của Chuyển đổi Hậu Xã hội Chủ nghĩa 21 Sự Thay đổi Hệ thống từ Chủ nghĩa Xã hội sang Chủ nghĩa Tư bản Có nghĩa là gì và Không có nghĩa là gì 47 Sự Biến đổi Vĩ đại của Trung Đông Âu: Thành công và Thất vọng 73 Cân bằng, tăng trưởng và cải cách 126 Điều chỉnh mà không có suy thoái 163 Lời Giới thiệu Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ mười sáu * của tủ sách SOS 2 , cuốn Bài học Chuyển đổi ở Đông Âu gồm 6 tiểu luận của Kornai János. Đây là cuốn sách thứ năm của Kornai trong tủ sách này và là cuốn thứ sáu của Kornai bằng tiếng Việt. Đây là các bài viết của Kornai đánh giá về chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, nêu những bài học có thể rút ra trong 15 năm phát triển vừa qua của khu vực này. Nhiều bài học của khu vực đó cũng rất bổ ích cho nền kinh tế chuyển đổi của chúng ta. Mở đầu là bài trình bày của ông tại Hà Nội khi ông thăm Việt Nam lần đầu tiên tháng 3-2001. Ông nêu ra 10 bài học ở đây. Tiếp đến là bài viết của ông giới thiệu những kết quả của dự án nghiên cứu quốc tế về “Tính trung thực và niềm tin” được tiến hành tại Collegium Budapest đầu các năm 2000 và tuyển tập những nghiên cứu này được xuất bản năm 2004. * Các quyển trước gồm: 1. J. Kornai: Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin (NXB VHTT) 2002. 2. J. Kornai: Hệ thống Xã hội chủ nghĩa, NXB Văn hoá Thông tin 2002 3. J. Kornai- K. Eggleston: Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, NXB VHTT 2002 4. G. Soros: Giả kim thuật tài chính, sắp xuất bản 5. H. de Soto: Sự bí ẩn của tư bản, NXB Chính trị Quốc gia, 2006 [Sự bí ẩn của Vốn] 6. J. E. Stiglitz: Chủ nghĩa xã hội đi về đâu? sắp xuất bản 7. F.A. Hayek: Con đường dẫn tới chế độ nông nô, sắp xuất bản 8. G. Soros: Xã hội Mở, sắp xuất bản 9. K. Popper: Sự Khốn cùng của Chủ nghĩa lịch sử, sắp xuất bản. 10. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, I, Plato 11. K. Popper: Xã hội mở và những kẻ thù của nó, II, Hegel và Marx 12. Thomas S. Kuhn: Cấu trúc của các cuộc Cách mạng Khoa học, NXB Trí thức 2006 13. Thomas L. Friedman: Thế giới phẳng, Nhà xuất bản Trẻ, 2006 14. Một năm Hội nghị Diên Hồng Hungary do Nguyễn Quang A tuyển, dịch, biên soạn 15. Kornai János: Bằng Sức mạnh Tư duy, tiểu sử tự thuật đặc biệt, sắp xuất bản Bài thứ ba là một bài báo phân tích về sự thay đổi hệ thống từ chủ nghĩa xã hội sang chủ nghĩa tư bản có nghĩa là gì và không có nghĩa là gì, được công bố năm 2000, dựa trên một cuốn sách nhỏ của ông in năm 1998 tại Anh. Bài thứ tư là bài phát biểu của ông với tư cách Chủ tịch Hội Kinh tế Thế giới, đọc tại Đại Hội năm 2005 ở Maroc. Bài thứ năm bàn về những cải cách điều chỉnh do chính phủ Hungary đưa ra tháng 6-2006, bàn về điều chỉnh, cân bằng và tăng trưởng. Tuy nói về tình hình Hungary nhưng chứa nhiều bài học phổ quát. Bài cuối cùng là bài viết năm 1996 của ông đánh giá những biện pháp điều chỉnh lớn của Hungary đưa ra hơn một năm trước đó. Lẽ ra có thể đưa cả bài đánh giá cuốn Con đường tới Nền kinh tế Tự do sau 10 năm nhìn lại vào tuyển tập này, song do đã được in như phần cuối của cuốn Con đường trong ấn bản tiếng Việt nên chúng tôi không đưa vào đây. Có thể nói những bài học chuyển đổi của Đông Âu cũng có thể rất bổ ích với chúng ta. Chúng ta có thể học được những bài học thành công và cả các bài học thất bại để tránh. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, về địa lí và văn hóa, nhưng do cùng có quá khứ kinh tế giống nhau, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nên các bài học là rất đáng suy nghĩ đối với chúng ta. Tôi nghĩ cuốn sách rất bổ ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, các sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa. Người dịch đã cố hết sức để làm cho bản dịch được chính xác và dễ đọc, song do hiểu biết có hạn nên khó thể tránh khỏi sai sót. Mọi chú thích cuối sách của tác giả được đánh bằng số. Các chú thích cuối trang được tác giả đánh dấu bằng số ả rập. Tất cả các chú thích đánh sao (*) ở cuối trang là của người dịch. Bản dịch chắc còn nhiều thiếu sót mong bạn đọc thông cảm, lượng thứ, và chỉ bảo; xin liên hệ theo địa chỉ Tạp chí Tin học và Đời sống, 66 Kim Mã Thượng Hà Nội, hoặc qua điện thư thds@hn.vnn.vn hay nqa@netnam.vn 08-2006 Nguyễn Quang A Những bài học của Chuyển đổi ở Đông Âu János Kornai Harvard University and Collegium Budapest (Dàn bài thuyết trình tại Hà Nội, 3-2001) Bài trình bày này không có ý định khuyên các nhà kinh tế học Việt Nam. Tôi thăm đất nước này lần đầu tiên và sẽ là vô trách nhiệm từ phía tôi đi bày tỏ các quan điểm về cái cần phải làm. Tôi là một người Hungary hiểu biết sát lịch sử của nước mình. Tôi đã hoạt động lâu với tư cách một nhà nghiên cứu sự biến đổi chính trị và kinh tế của Đông Âu và Liên Xô trước đây. Tại đây tôi muốn chỉ ra một số bài học từ những kinh nghiệm này. Những kết luận thực tiễn nào nên được rút ra từ chúng là vấn đề dành cho các nhà kinh tế học Việt Nam quyết định. Tất cả các vấn đề mà tôi đề cập đến trong bài trình bày này đã gây ra nhiều tranh luận. Tôi sẽ nhắc đến những ý kiến chọn lựa khả dĩ nhưng chủ yếu tôi sẽ giải thích các quan điểm của riêng tôi. Hungary là một trong những nước thành công nhất ở Đông Âu, quả thực là nước thành công nhất theo nhiều chỉ số. Điều đó làm cho những kinh nghiệm của Hungary đặc biệt đáng rút ra bài học. Tuy vậy, tôi muốn tránh đưa Hungary lên như một mẫu mực. Ở Hungary cũng đã vấp phải nhiều sai lầm và nhiều bất thường đã xảy ra. Có các bài học để rút ra từ những kinh nghiệm tích cực và tiêu cực. Bài trình bày tập trung vào phân tích những thay đổi mang tính hệ thống. Tôi không đề cập đến chính sách kinh tế vĩ mô, như giảm lạm phát hay định các tỉ giá hối đoái. Đông Âu chẳng có gì đặc biệt để chào về những khía cạnh này, bởi vì chúng là các vấn đề phổ quát. Mặt khác, có nhiều sự giống nhau đặc thù giữa Việt Nam và Đông Âu trong cách các thể chế được biến đổi, bởi vì điểm xuất phát, nền kinh tế chỉ huy tập trung mạnh trước kia, ít nhiều đã là như nhau trong mỗi trường hợp. Tôi muốn đề cập ở đây đến ba chủ đề: 1. Thiết lập khung khổ thể chế cho một nền kinh tế thị trường, 8 2. Cải cách sở hữu, và 3. Tác động của sự biến đổi lên đời sống nhân dân. 1. THIẾT LẬP CÁC KHUNG KHỔ THỂ CHẾ CHO MỘT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Một sự đồng thuận rộng rãi đã biểu lộ ở Đông Âu rằng điều phối quan liêu thịnh hành của các quá trình kinh tế phải nhường đường cho điều phối thị trường. Tuy nhiên, đã không xuất hiện sự thống nhất như vậy về cách cụ thể để tiến hành sự thay đổi. Nhiều người nhấn mạnh phiến diện đến tự do hóa, đến việc bãi bỏ những hạn chế quan liêu và tạo ra các điều kiện cho di chuyển tự do của sự mua và bán các hàng hóa và các nguồn lực. Điều này chắc chắn là một trong những điều kiện cần thiết cho một sự biến đổi thành công, nhưng nó không là điều kiện đủ cho một nền kinh tế thị trường hoạt động. Tất cả các hệ thống đều cần loại kỉ luật nào đó. Các công cụ hành chính đã áp đặt kỉ luật này trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Một nền kinh tế thị trường, mặt khác, cần kỉ luật thị trường, bao gồm nhiều yếu tố: • Thay cho các chỉ thị đến từ một nhà chức trách trung ương, các điều khoản được thỏa thuận giữa người mua và người bán, những người dàn xếp một hợp đồng. Việc thực hiện các hợp đồng phải được thực thi, bằng các công cụ pháp lí và các áp lực đạo đức. • Cần đến kỉ luật tài chính. Những người mua phải thanh toán hóa đơn của họ, những người bán phải trả các món vay của họ, và các cá nhân và các hãng phải đóng các khoản thuế của họ. • Không được phép dung thứ “ràng buộc ngân sách mềm”, nơi nhà nước cứu trợ các doanh nghiệp thua lỗ, bị rắc rối tài chính bằng các công cụ khác nhau: các khoản bao cấp, các khoản giảm thuế hay dung thứ việc không nộp thuế, các khoản tín dụng mềm, miễn giảm các khoản nợ, v.v. Tính mềm của ràng buộc ngân sách xói mòn tính hiệu quả, làm yếu phản ứng của 9 các nhà quản lí doanh nghiệp đối với giá cả và chi phí, tạo ra cầu tùy tiện và có nhiều tác động có hại khác. Làm cứng ràng buộc ngân sách thực hiện sự lựa chọn tự nhiên. Các doanh nghiệp sinh lợi được phép sống sót trong khi các hãng không sinh lợi bị buộc phải rút khỏi thị trường. • Thỏa mãn các đòi hỏi vừa được nhắc tới cần phải tạo ra một hạ tầng cơ sở pháp lí cho lĩnh vực kinh doanh. Cần pháp luật kinh doanh mới, bao gồm luật kế toán, luật phá sản, luật hợp đồng và nhiều luật thương mại khác tương thích với một nền kinh tế thị trường. Cũng cần đến các tòa án độc lập với chính phủ và các lực lượng chính trị, có khả năng đưa ra các quyết định có tính chuyên nghiệp, vô tư. Củng cố nền kinh tế thị trường là không thể tách rời được khỏi việc thiết lập một nhà nước pháp quyền. Bài học số 1: Thực thi hợp đồng, kỉ luật tài chính, ràng buộc ngân sách cứng, và thiết lập nền pháp trị là các điều kiện cần cho một nền kinh tế thị trường hoạt động tốt. Đây không phải là một nhận xét tầm thường. Nhiều người ban đầu đã không hiểu nó. Các nước Đông Âu thành công nhất, như Hungary, Ba Lan và Estonia, đã tiến bộ nhiều trong thỏa mãn các điều kiện này. Nơi điều này đã không xảy ra ở mức cần thiết, như ở Nga hay Ukraine, sự tàn phá vô chính phủ đã tích lại trong nền kinh tế. Tôi mong muốn những người nghe bài thuyết trình này hãy liên hệ trong thảo luận tiếp sau bài trình bày này, xem ở chừng mực nào, theo kinh nghiệm của họ, những đòi hỏi này được thỏa mãn ở Việt Nam. Trong thiết lập các điều kiện thể chế cho một nền kinh tế thị trường, cần chú ý đặc biệt đến khu vực tài chính, đặc biệt đến các ngân hàng. Các ngân hàng trong nền kinh tế tập trung, kiểu cũ đã đơn giản là các thủ quỹ của nhà nước, chuyển tiền đến nơi mà bộ máy quan liêu muốn. Tín dụng ngân hàng đã chỉ là các khoản vay trên danh nghĩa. Đã không phải chịu sự trừng phạt nào vì không hoàn trả 10 đều đặn. Các khoản tín dụng mềm của ngân hàng đã là một trong những cách chủ yếu để làm mềm ràng buộc ngân sách. Biến đổi hệ thống ngân hàng đã xảy ra chậm ở Đông Âu. Các khoản nợ khó đòi do các ngân hàng tích tụ đã trở thành hình thức trong đó một phần lớn các tổn thất kinh doanh hiện ra. Không nền kinh tế thị trường nào có thể hoạt động một cách lành mạnh mà không có một hệ thống tín dụng lành mạnh. Kinh nghiệm Đông Âu gợi ý rằng hệ thống ngân hàng không thể tự đổi mới mình đơn giản từ những nguồn lực của chính nó. Cần thiết để cho các ngân hàng nước ngoài có nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp, được vốn hóa tốt tham gia vào khu vực tài chính, hoạt động thông qua công ti con, liên danh với một ngân hàng có sẵn, hay qua hình thức nào khác trong khuôn khổ thương mại. Phải thực hiện một quan điểm hoạt động ngân hàng thận trọng, bảo thủ, thay cho việc phân phát tiền mặt cẩu thả đã xảy ra trước đây. Bài học số 2: Khu vực ngân hàng phải được làm sạch và tái cơ cấu, sao cho nó có thể hoạt động trên những nguyên tắc hoạt động ngân hàng thương mại, thận trọng. Kinh nghiệm Đông Âu (thí dụ ở Czechoslovakia, hay còn hơn ở Nga) cho thấy rằng cải cách hệ thống ngân hàng càng bị trì hoãn lâu, thì nguy cơ của một khủng hoảng tài chính quốc gia hay suy thoái nghiêm trọng càng lớn. 2. CẢI CÁCH QUYỀN SỞ HỮU Ý tưởng ban đầu đằng sau cải cách kinh tế ở Đông Âu, nhiều thập kỉ trước, đã là giữ các hình thức cũ của sở hữu nhà nước, trong khi đơn giản tiến hành sự thay đổi triệt để trong các cơ chế điều phối. Nói cách khác, các quan hệ thị trường đã phải được thiết lập giữa các doanh nghiệp quốc doanh. Cách tiếp cận này, được cho cái tên “chủ nghĩa xã hội thị trường” ở Đông Âu, đã không có kết quả. Cuối cùng, [...]... nghiệp hàng loạt ở đô thị Nhà nước, theo cách gia trưởng, đã chăm lo giáo dục và y tế, và lương hưu cho những người làm việc trong khu vực công Biến đổi ở Đông Âu đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong các lĩnh vực này Thất nghiệp hàng loạt nổi lên ở khắp nơi, quy mô của nó phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến bộ trong tái cơ cấu sản xuất và ngoại thương và cải cách sở hữu Bài học số 9: Chuẩn... giản được chuyển từ dạng doanh nghiệp nhà nước sang các dạng tài sản khác Kinh nghiệm ở các nước đã phát triển, và mới đây ở Đông Âu, cho thấy có hiệu quả lớn hơn nếu có các chủ sở hữu bên ngoài đứng đối lập với ban quản lí nội bộ, đặc biệt trong trường hợp các công ti lớn hơn Các chủ sở hữu bên ngoài hẳn đòi hỏi một thành tích cao hơn từ ban quản lí và giám sát hoạt động của nó 14 Bài học số 5: Nhà... vốn tư bản nước ngoài và sự bài ngoại, sợ ảnh hưởng nước ngoài Bài học số 4: Hãy cởi mở với đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặc dù tôi coi số phận của các doanh nghiệp quốc doanh cũ là thứ yếu đối với sự phát triển của khu vực tư nhân mới, tất nhiên không phải là vấn đề không quan trọng Nhiều người có quan điểm sau Các tài sản do nhà nước sở hữu trước kia phải chuyển thành sở hữu tư nhân càng nhanh càng... là để đất nước bước lên con đường tăng trưởng tạo ra rất nhiều việc làm Vấn đề này cũng biện hộ cho việc chú ý nhiều đến phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, như được kiến nghị trong bài học số 3 Có những tiềm năng rất lớn về tạo việc làm trong sự mở rộng mạnh của khu vực dịch vụ bị sao nhãng trước kia Kinh nghiệm ở các nước đã phát triển và ở khu vực Đông Âu cho thấy các ngành dịch vụ đóng một phần... nghiên cứu liên ngành quốc tế này để đề xuất việc nghiên cứu sâu rộng các vấn đề được nêu trong tiêu đề bài này.1 Các nhà nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành – khoa học kinh tế, khoa học chính trị, xã hội học, luật học, nhân loại học và triết * 1 Dịch từ bản tiếng Hungary Bản thảo cho Beszélő và Rubicon 7-6-2003 Việc nghiên cứu do tác giả bài báo và giáo sư Susan Rose-Ackerman (Yale University, Law... bằng tiếng Anh vào mùa xuân tại nhà xuất bản Macmillan-Palgrave 22 học chính trị – từ 17 nước trên thế giới đã tập hợp lại để trao đổi kinh nghiệm và ghi chép lại những suy nghĩ của họ Nghiên cứu sâu rộng này trong khuôn khổ Collegium Budapest tạo cơ sở cho bài báo này.2 Tôi lấy nhiều ý tưởng từ những nghiên cứu được thực hiện ở đó, và ở nhiều nơi tôi dẫn chiếu đến những kinh nghiệm thực nghiệm được... lí có thể yên tâm rằng cải cách sở hữu đã làm tăng uy tín và thu nhập của họ, chứ không giảm chúng Bài học số 8: Tập quán thử tranh thủ các nhà quản lí đối với cải cách bằng các công cụ tham nhũng sẽ gây tác hại Thực ra, cải cách sở hữu mang lại những cơ hội sự nghiệp thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà quản lí 17 3 ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI LÊN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN Những thay đổi lịch sử lớn luôn tạo ra những... sử lớn luôn tạo ra những kẻ thắng và những người thua Điều này cũng đúng với biến đổi ở Đông Âu trong thập kỉ qua Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung xã hội chủ nghĩa đã hoạt động một cách không hiệu quả Tâm trạng chung bị tổn thương nghiêm trọng bởi những hạn chế nặng nề lên các quyền con người, bởi thiếu pháp trị, và bởi sự nghèo đói bắt nguồn từ sự không có hiệu quả phổ biến Tuy nhiên, những bất lợi... và các điều kiện khác tốt nhất Bài học số 7: Hãy có cạnh tranh lành mạnh giữa các hình thức sở hữu Nhà nước, với tư cách người mua, không nên phân biệt đối xử chống lại bất kể hình thức sở hữu nào 16 Thành công của cải cách sở hữu phụ thuộc một phần vào thái độ của những người điều hành khu vực nhà nước, ở trong bộ máy các bộ và các doanh nghiệp Nhiều người sợ thay đổi và chống cải cách vì lí do đó... nghiên cứu đã được trình bày chi tiết ở đó Mở đầu tôi lưu ý rằng bài viết của tôi nói về các nước chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa, chứ không đặc biệt về Hungary, tuy đa phần ý muốn nói của tôi cũng có thể liên quan đến đất nước chúng ta Nghiên cứu đã khảo sát hàng trăm hiện tượng và mối quan hệ, trong khi bài viết ngắn này chỉ xem xét phần nhỏ của các thứ đó Tôi giới hạn ở việc khảo sát ba vấn đề: 1 Các

Ngày đăng: 21/01/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan