tài liệu KỸ THUẬT TRỒNG dứa

32 276 0
tài liệu KỸ THUẬT TRỒNG dứa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1 PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào hai vụ chính đó là: + Vụ Xuân: Tốt nhất từ 15/2-15/5. Tuy nhiên tuỳ vào điều kiện thời tiết cụ thể của từng vùng, từng năm, nếu mưa đều, đất đủ ẩm, độ ẩm không khí và nhiệt độ không quá cao, không có gió tây nam mạnh thì có thể kéo dài thời vụ trồng dứa đến hết tháng 6 và đầu tháng 7. + Vụ Thu Đông: Từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11, nhưng cần lưu ý các thời điểm sau: - Nếu trong tháng 8 thời tiết thuận lợi, gió tây nam nhẹ, mưa đều thì có thể tiến hành trồng dứa ngay từ đầu tháng 8. - Trong tháng 9 và tháng 10 tuyệt đối không trồng dứa vào những thời điểm có mưa lớn, mưa kéo dài. - Những nơi vào mùa đông kết hợp với gió mùa đông bắc trời khô hanh, ẩm độ không khí thấp thì kết thúc trồng dứa vào trung tuần tháng 11. Ngược lại những vùng khi gió mùa đông bắc có mưa phùn, ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao thì có thể kéo dài thời vụ trồng dứa đến cuối tháng 11 và sang tháng 12. - Mật độ, khoảng cách trồng: Đối với trồng dứa phải bố trí trồng theo hàng kép, các cây giữa hai hàng đơn gần nhau phải được bố trí theo kiểu nanh sấu (so le). Tuỳ theo đất tốt hay xấu, địa hình dốc hay phẳng để bố trí mật độ khoảng cách thích hợp: đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày. Cụ thể là: - Vùng đất đỏ Bazan, đất tốt bố trí mật độ trồng từ 40.000- 42.000 cây/ha. ( a =35-40 cm, b = 40cm, c = 90-95 cm ) - Vùng đất Feralit, nhưng mới khai hoang, đất còn khá màu mỡ thì trồng với mật độ từ 43.000 - 45.000 cây/ha (a = 35 cm, b = 35 -40 cm, c = 90-95 cm ). BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 2 - Những nơi đất xấu, tầng canh tác nông thì có thể trồng với mật độ từ 45.000-50.000 cây/ha. (a = 30-35cm, b = 35-40 cm, c = 90- 95 cm). - Cách trồng: Trồng thành hàng kép theo đường đồng mức, vị trí giữa các cây trong hàng bố trí theo hình nanh sấu (so le). Các hàng dứa phải thẳng và song song để dễ chăm sóc. Dùng cày rạch hàng sâu 15-20cm hoặc dùng cuốc hố sâu 15cm, bón lót, lấp phân, không để chồi dứa tiếp xúc trực tiếp với phân. Khi trồng, nõn dứa phải nhú cao hơn mặt đất một chút để khi mưa đất không lấp nõn. Lèn đất chặt cho cây đứng vững. Chồi ngọn trồng sâu 3cm, chồi cuống 5cm, chồi nách 6-8cm. Chăm sóc vườn dứa - Dặm cây: Sau khi trồng 15-20 ngày phải trồng dặm bằng chồi tốt cùng loại. - Trồng xen: Năm đầu trồng xen 2 hàng đậu tương, đậu xanh hoặc lạc giữa hai hàng kép để hạn chế cỏ dại, chống xói mòn, sau thu hoạch dùng cây ủ gốc dứa để giữ ẩm. - Làm cỏ, xới xáo, vun gốc + Những đồi dứa có độ dốc trên 80: làm cỏ thủ công kết hợp với công cụ cải tiến. Một năm làm cỏ 3 lần: lần 1 vào tháng 3-4, lần 2 vào tháng 7, lần 3 vào tháng 10-11. + Đồi dứa có độ dốc dưới 80: dùng công cụ cơ giới hoặc dùng trâu cày giữa các hàng dứa kết hợp với làm cỏ thủ công. Một năm làm cỏ 3-4 lần vào các tháng 5-6, 8-9, 11-12, kết hợp làm cỏ, bón phân, vun gốc cho dứa. + Sau mỗi vụ thu hoạch tiến hành tỉa chồi, định hình, làm cỏ, xới xáo, bón thúc và vun gốc cho dứa để dứa ra nhiều rễ, rễ khoẻ, bám chắc vào đất, tránh đổ ngã khi có quả. Phân bón cho dứa - Lượng phân bón cho 1 ha dứa trong một chu kỳ thu hoạch quả. Theo hướng dẫn của Cục KN-KL thì 1 ha dứa Cayen trong một chu kỳ cần bón: 4.400-4.500 kg đạm Sunfát + 3.000-3.100 kg lân nung chảy + 2.800-3.200 kg Kali Sunfát + 700-800 kg vôi bột + 15- 20 tấn phân hữu cơ. BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 3 - Thời gian bón Trước khi trồng, bón toàn bộ phân hữu cơ (phân vi sinh hoặc phân khoáng hữu cơ) + vôi + 1.500 kg NPK. Từ trồng đến thu hoạch dứa lần một: bón thúc lần 3: + Lần 1 sau trồng 2-3 tháng, bón 1.500 kg NPK. + Lần 2 sau lần 1 từ 2-3 tháng, bón 1.500 kg NPK. + Lần 3 trước khi xử lý ra hoa 2-3 tháng, bón 1500 kg NPK + 300 kg Kali Clorua. Giai đoạn thu hoạch lần 1 đến thu hoạch lần 2: Sau khi thu hoạch dứa vụ 1, bón toàn bộ phân hữu cơ (phân vi sinh hoặc phân khoáng hữu cơ) + 1.500 kg NPK. Sau khi bón lần thứ nhất 2-3 tháng bón 1.500 kg NPK và trước lúc xử lý ra hoa 2-3 tháng bón lần cuối với lượng 1.500 kg NPK + 200 kg Kali Clorua. Cách bón: Lần bón thứ nhất và thứ 2 sau trồng bằng cách cày hoặc xới nông hai bên hàng kép cách gốc 15-20 cm, bón xong lấp đất lại. Các lần sau đó bón trực tiếp vào đất hoặc dùng thìa cán dài 40-50 cm để bón phân NPK và kali vào nách lá sát gốc. Không để phân rơi vào nõn và lá non sẽ làm cháy lá. Nếu có điều kiện thì hoà phân thành dung dịch 3-5% phun tưới cho toàn bộ vườn dứa. Ngoài các yếu tố đạm, lân, kali, cây dứa còn cần Magiê, Bo và kẽm: Nếu vườn dứa thiếu Magiê thì bón dưới dạng MgO khoảng 2-4 g/cây. Nếu thiếu Bo thì dùng dạng Borax pha nồng độ 0,2% phun cho cây, với 2,4 kg cho 1 ha. Nếu thiếu kẽm thì phun Kẽm sunfát pha nồng độ 0,5% với lượng 3 kg cho 1 ha. Thời điểm phun: lần 1 sau trồng 6 tháng phun Bo + kẽm, lần 2 trước khi xử lý ra hoa 15 ngày phun Bo. Kích thích ra hoa - Tiêu chuẩn cây để kích thích ra hoa Đối với dứa Cayen khi cây 40-42 lá, thường sau trồng 12-13 tháng. Nếu vụ Xuân trồng vào tháng 2-3, loại chồi lớn 300g thì sau trồng 9-10 tháng có thể xử lý được. Từ khi thu quả vụ 1 đến kích thích ra hoa vụ 2 từ 10-12 tháng. Như vậy tuỳ vào loại chồi, điều kiện sản xuất, sinh thái để bố trí thời vụ trồng hợp lý để rải vụ thu hoạch. BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 4 - Các chất dùng kích thích ra hoa của cây dứa a) Axêtilen: là chất khí sản sinh khi cho đất đèn (Caxi các bua) tác dụng với nước. Cách sử dụng đất đèn để xử lý như sau: - Pha chế thành dung dịch Axêtilen: áp dụng trong sản xuất dứa làm nguyên liệu cho công nghiệp: Cứ 1 lít nước hoà tan 4-5g đất đèn đập nhỏ, hạt to nhất có đường kính dưới 1cm, pha chế trong thùng có vỏ chắc chắn, đổ 2/3 nước ở nhiệt độ thường vào thùng cho đất đèn vào đậy kín, lắc hoặc khuấy đều. Dùng dung dịch đã pha đổ vào nõn dứa mỗi cây 50mm ( rót đầy nõn). - Xử lý khô: Đập nhỏ đất đèn, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn hạt đậu tương (tốt nhất bằng hạt đậu xanh) trọng lượng 1- 1,5g. Bỏ hạt đất đèn vào nõn dứa, mỗi cây 1 hạt vào buổi sáng khi còn sương đọng ở nõn. Nếu không có sương phải phun nước một lượt trên toàn bộ đồi dứa rồi mới bỏ mẫu đất đèn vào nõn dứa. - Thời tiết, thời gian khi xử lý: Xử lý vào lúc trời mát, không mưa, nhiệt độ thấp. Buổi sáng từ 5-8 giờ, buổi chiều từ 16-19 giờ, mùa mưa nên xử lý 2 lần cách nhau 1-2 ngày để đạt tỷ lệ ra hoa cao. b) Ethrel: pha Ethrel với nước sạch để có nồng độ 0,2-0,4% (2- 4ml Ethrel hoà vào 1 lít nước), rót vào nõn dứa 10-15 ml/cây, để tăng hiệu quả xử lý pha thêm đạm urê. Cách pha như sau: 2,5 lít Ethrel + 20 kg urê pha vào 1.000 lít nước khuấy kỹ rồi đem phun cho 1 ha vào ngày mát hoặc chiều tối. Theo: Nông nghiệp Việt Nam CÁCH ĐỂ GIỐNG CỦ CẢI Trồng cải củ lấy hạt làm giống cho vụ sau cho thu nhập cao. Trung bình 1 sào Bắc bộ (360m 2 ) để giống cải củ năng suất 40-50kg hạt khô, trị giá khoảng 3,5-4,0 triệu đồng. Xin giới thiệu kinh nghiệm để giống cải củ. Nhân giống bằng gieo hạt: Gieo hạt thẳng từ đầu tháng 10. Chọn đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH: 5-7, chủ động nước, làm luống rộng 1,2-1,5 m. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ 5-6 tạ phân chuồng ủ mục với 5% supe lân Lâm Thao + 1-2 kg kali clorua. Rải phân đều trên mặt BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 5 luống, trộn phân đều với đất, để hả 1-2 hôm tiến hành gieo hạt, gieo 0,5-0,6 kg hạt/sào. Nếu gieo hàng thì bỏ phân vào rạch, lấp đất vài hôm rồi gieo. Hàng cách nhau 25-30cm. Gieo xong lấp đất phủ rạ, tưới đủ ẩm đảm bảo độ ẩm đạt 75-80% độ ẩm đồng ruộng. Tưới nước, hai ngày tưới một lần. Chỉ tưới lướt chứ không cần tưới đẫm nước. Khi cây có 2-3 lá thật tỉa lần thứ nhất, bón thúc lần đầu bằng nước phân chuồng ngâm ngấu với lân pha loãng. Sau đó 5-7 ngày tỉa lần thứ hai kết hợp với nhặt cỏ, để lại khoảng cách 15-20cm một cây. Nếu đất bí có thể xới phá váng rồi vun, nhưng không được xới sát gốc cây làm đứt rễ, long gốc, chết cây. Tưới thúc lần ba khi củ đang phát triển mạnh (sau lần 2: 20-25 ngày), tưới 2-3kg đạm urê + 1-2 kg kali. Khi cây trỗ ngồng bấ m ngọn để ngồng phát nhánh sẽ cho nhiều hoa, quả. Từ khi trổ ngồng đến khi ra hoa quả cần tưới nước phân kết hợp với kali cho cây 3-4 lần nữa, quả sẽ sáng, hạt chắc. Dùng các loại phân bón qua lá kích thích đậu quả, chắc hạt như: K-H 701; N-H 602; NT001; K-Humate… Phun 7-10 ngày/lần từ khi cây ra ngồng sẽ tăng 10-15% năng suất quả. Để giống bằng phương pháp cắt củ cây trưởng thành: Sau khi chuẩn bị đấ t kỹ như phần để giống bằng phương pháp gieo hạt, tìm những cây cải củ được thu hoạch vào tháng 11 tháng 12 rũ lá vào buổi trưa. Chọn củ to, đều đặn, dáng đẹp giữ được đặc điểm của giống, không bị sâu, bệnh hại; cắt bỏ chỉ lấy 1/3 củ và 15-18cm lá, chấm mặt cắt vào tro bếp, chờ cho lát cắt se rồi trồng theo hàng với khoảng cách 30 x 40cm hoặc 40 x 50cm, ấn chặt đất quanh gốc và tưới giữ ẩm liên tiếp cho cây ra rễ mới. Nửa tháng sau tưới thúc bằng nước phân chuồng ngâm ngấu pha loãng 10% với nước sạch. Khi cây trỗ ngồng bấm ngọn để ngồng phân nhánh cho nhiều hoa, nhiều quả. Từ khi trổ ngồng đến khi ra quả cần tưới nước phân cho cây 3-4 lần nữa, quả sẽ sáng, hạt chắc. Chú ý phòng trừ sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy sọc dưa hại lá, rệp chích hút nhựa cây dùng các loại thuốc hoá học Secpatin 36EC, SecSaiGon 50EC, Actara 25WG, Karate 2,5EC, Sokupi 0,36AS BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 6 Bệnh lở cổ rễ hại cây con, bệnh phấn trắng, cháy lá dùng các thuốc Ridomil gold 68WG, Score 250ND, Carbenzim 50WP phun trừ. Thu hoạch: Khi quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng lục là lúc thu hoạch, cắt cả cành đem về bó lại để chỗ thoáng độ 5-7 ngày sau đó mới phơi khô lấy hạt, bảo quản hạt trong túi nilon kín hay hũ sành, chum vại bịt kín. Một sào cải củ gieo thẳng nhân giống có thể thu được 40-50 kg hạt khô. Nhân giống bằng phương pháp cắt củ cây trưởng thành, năng suất thấp hơn thường chỉ đạt 25-35kg/sào. Theo: Nông nghiệp Việt Nam KINH NGHIỆM CHĂM SÓC LỢN CON Để đảm bảo lợn con phát triển khỏe mạnh, không mắc các loại dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, người nuôi cần chú ý các yếu tố quan trọng như sữa mẹ, chăm sóc lợn sơ sinh, cho bú sữa đầu, sưởi ấm cho lợn con và tập cho lợn con ăn sớm. Lau sạch dãi nhớt ở mồm, mũi lợn con khi mới sinh. Với lợn đẻ bọc phải nhanh chóng xé bọc để tránh bị ngạt. Dùng kìm đã sát trùng bấm toàn bộ răng nanh, bấm đi một nửa theo độ dài của răng nanh. Chú ý không cắt vào lợi vì có thể gây nhiễm trùng cho lợn. Cắt rốn cho lợn con bằng kéo đã sát trùng. Dùng chỉ buộc chặt chỗ sẽ cắt (chừa lại 4cm), dùng kéo cắt và dùng bông tẩm i-ốt chấm lên chỗ cắt. Cho lợn con bú mẹ lần đầu chậm nhất là 2 giờ sau khi sinh để chống lạnh và tăng cường kháng thể. Sưởi ấm Để hạn chế bệnh viêm phổi và tiêu chảy ở lợn con, khâu sưởi ấm rất quan trọng. Lợn con mới sinh 20 phút hạ nhiệt rất nhanh, nhất là những con có trọng lượng dưới 0,5kg nên nhất thiết phải có thùng ủ sưởi ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh. Ngày đầu, cần duy trì nhiệt độ chuồng khoảng 35 0 C. Cứ mỗi ngày sau đó, nhiệt độ giảm đi 2 0 C và từ ngày thứ 8, giữ cho lợn con ở nhiệt độ 25-27 0 C. Về mùa đông, 1 tuần đầu sau sinh nên dùng thêm đèn hồng ngoại công suất 250W, sau đó có thể chuyển sang đèn 100W. BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 7 Tập ăn Thời gian bắt đầu tập ăn là 7 ngày tuổi, thức ăn công nghiệp cho vào máng riêng và để ở khu vực dành cho lợn con; luôn giữ máng khô, sạch. Lợn con thực sự ăn mạnh ở 3 tuần tuổi, khi lợn cai sữa cần chuyển dần thức ăn tiền khởi động sang thức ăn khởi động, tránh chuyển đổi đột ngột dễ gây rối loạn tiêu hóa cho lợn con. Thức ăn tự trộn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh; nguyên liệu dùng làm thức ăn là loại tinh bột ít xơ như bột gạo, bột ngô và các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao như bột cá nhạt, đậu tương ; thức ăn cần nghiền nhỏ thành bột; sau khi nấu chín, để nguội rồi cho ít một vào máng ăn. Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên. Không giữ thức ăn lâu trong máng, dễ dẫn đến bệnh tiêu chảy, ỉa phân trắng ở lợn con. Chỉ quét dọn khô, không rửa chuồng bằng nước. Góc chuồng nên để một gói vôi bột. Theo: TT Khuyến nông, khuyến ngư Quốc gia KỸ THUẬT NUÔI GÀ ÁC Gà ác là loại gà dễ nuôi, lợi nhuận cao, sau 5 tuần nuôi dưỡng, gà đạt trọng lượng từ 150-200g/con. Quy trình nuôi gà ác như sau: Lồng úm (nuôi gà con từ 1-5 tuần tuổi) Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Lồng úm để đứng trên chân cao 0,4m hoặc cách nền 0,1m, đáy lót bằng lưới ô vuông có kích thước cỡ 1cm 2 , xung quanh lồng úm đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m 2 , từ 1-2 tuần tuổi là 50 con/m 2 , từ 3-5 tuần tuổi là 25 con/m 2 . Chăm sóc, nuôi dưỡng (úm gà từ 1-5 tuần tuổi): - Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi úm. Lót sàn chuồng úm bằng giấy báo suốt 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày. - Sưởi ấm: dùng 1 bóng đèn 75W (hay đèn dầu lớn) cho 1m 2 chuồng úm trong suốt tuần đầu và che xung quanh chuồng úm. BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 8 Điều chỉnh nhiệt sưởi ấm trong thời gian úm: gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi khoảng 34-35 độ C, từ 1 - 2 tuần là 30-31 độ C, từ 2 - 3 tuần là 28-29 độ C, từ 3-4 tuần tuổi 25-26 độ C. Nhiệt độ trong phòng để chuồng úm nên giữ điều hoà khoảng 25-28 độ C cả ngày lẫn đêm. - Cung cấp nước cho gà con uống ngay sau khi thả gà vào chuồng úm. - Bắt đầu cho gà ăn 2 giờ sau khi đưa gà vào úm. Thức ăn ban đầu, rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới dùng máng ăn. Thức ăn: sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi), với công thức thức ăn: năng lượng 2.950-3.000 Kcal, đạm 22-24%, canxi 1%, photpho 0,53%. Ánh sáng: mở đèn chiếu vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều. Phòng bệnh - Chủng ngừa vaccin: từ 3-5 ngày tuổi ngừa dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt, từ 7-10 ngày tuổi ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ vào mắt; từ 10-12 ngày ngừa bệnh trái gà 1 liều/con tiêm xuyên màng cánh, từ 14-18 ngày ngừa bệnh Gumboro 1 liều/con nhỏ mắt hoặc uống, 21 ngày ngừa dịch tả + IB 1 liều/con nhỏ mắt. Chỉ chủng ngừa vaccin cho đàn gà khoẻ mạnh. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C, hoặc chất điện giải khi chủng ngừa vaccin. - Phòng bệnh bằng thuốc và vitamin: từ 1-4 ngày tuổi pha nước cho uống với một trong các loại kháng sinh: Tylosine 0,5g/lít, Chloramphenicol 0,2-0,3g/lít, Imequyl 0,5g/lít Ngừa bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Pha nước với vitamin 3-5 ngày/tuần một trong các loại thuốc: Vitaperos 0,2g/lít, Solminvit 0,5g/lít, Vitalytes 0,75g/lít Có thể trộn thuốc trong thứ c ăn với liều trộn trong 1kg BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 9 thức ăn gấp đôi liều pha trong 1 lít nước uống. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng dùng thuốc kháng sinh trước khi thịt 1 tuần. Theo: Khoa học kỹ thuật nông nghiệp NHÂN GIỐNG HOA CÚC BẰNG CÁCH TÁCH MẦM GIÁ Đa số các giống hoa cúc ở nước ta đều rất ít hoặc không có hạt, vì thế muốn nhân giống loại cúc đẹp, chúng ta nên dùng phương pháp tách mầm giá. Sau khi cắt cành có hoa, chất kích thích sinh trưởng sẽ tập trung vào các mầm ngủ phía dưới, kích thích những mầm này phát triển thành mầm giá. Khi mầm giá ra rễ, tách lấy những mầm to khỏe trồng vào chậu hoặc bầu nylon chứa đất, phân, ươm tiếp để chúng ra thêm rễ mới rồi đem trồng ra vườn hoặc vào chậu Trồng xong, đưa chậu cây vào chỗ mát hoặc che bớt nắng cho cây. Đất trồng trộn với phân hữu cơ đã ủ hoai mục theo tỷ lệ 1/1 (50% đất mùn mặt vườn hoặc đất phù sa trộn đều với 50% phân hữu cơ), có thể thêm phân hữu cơ vi sinh chuyên dùng để kích thích cho rễ phát triển. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên để cây con sinh trưởng tốt, ra nhiều rễ. Nhân bằng cách này, cây giống sẽ sinh trưởng và phát triển mạnh, cho hoa to, đẹp, tươi lâu. Muốn cây ra nhiều hoa thì khi chồi ra được 4-5 lá, tiến hành bấm ngọn để cây ra tiếp chồi mới, khi chồi mới ra được 4-5 lá lại bấm ngọn tiếp , cho đến khi đạt số lượng cành cần thiết. Muốn có hoa chơi vào những ngày Tết thì lần bấm cuối cùng phải cách Tết Nguyên đán khoảng 2,5 tháng. Cây hoa cúc thường bị một số loài sâu bệnh tấn công gây hại như: rệp muội nâu, sâu xanh, sâu khoang, bệnh héo vi khuẩn, bệnh lở cổ rễ, gỉ sắt, phấn trắng Hàng ngày, trong lúc chăm sóc cần chú ý quan sát, nếu thấy sâu bệnh xuất hiện thì có thể bắt bằng tay hoặc xịt thuốc trừ bệnh để bảo vệ chậu cúc luôn đẹp. Theo: Báo Kinh tế nông thôn BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 10 TRỒNG SU SU VỤ ĐÔNG Su su là loài cây leo họ bầu bí. Quả thịt hình quả lê, sần sùi, chứa 1 hạt lớn, có vỏ mỏng, cây gốc châu Mỹ nhiệt đới. Su su ưa lạnh, hoa đơn tính, thụ phấn đậu quả nhờ ong bướm, nếu trồng không đúng thời vụ, chăm sóc không đúng cách, năng suất quả sẽ không cao. Thời vụ trồng su su tốt nhất là vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả t ừ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao. Trồng su su bằng quả giống đã có mầm. Quả giống to, mẩy, gai cứng, mầm to khỏe mới nhú là quả giống tốt. Sau khi trồng 3 tháng sẽ cho thu hoạch tới tháng thứ 5. Đào hố rộng 80 - 100cm, sâu 40 - 50cm, đổ nhiều mùn rác, phân bón vào hố và để chừng một tuần mới đặt quả giống xuống. Các hố được đào thẳng hàng, cách nhau 2,5 - 3m. Mỗi hố bón 10 - 15kg phân chuồng và 1kg supe lân, 1kg kali sunfat (không kể đổ thêm các chất mùn bã). Trồng mỗi hố 3 - 4 quả, cách nhau 30 - 40cm, sau đó lấp đất phủ kín quả, chỉ để hở mầm. 1ha phải trồng từ 250 - 360kg quả giống để đảm bảo mật độ 1.000 -1.500 cây/ha. Nhớ che nắng cho quả giống lúc mới trồng. Khi cây đã mọc đều phải làm giàn theo kiểu giàn mướp, cao 1,8 - 2m để cây leo lên giàn. Bố trí, san dây cho đều, tuyệt đối không được đánh cành bấm ngọn của su su như đối với bầu bí. Khi nương dây lên giàn cũng là lúc vét đất xung quanh phủ lên gốc cây su su. Bón phân thúc cho su su vào 2 giai đoạn: Khi cây vừa lên giàn, dùng phân tưới nước quanh gốc để rễ ăn rộng, có thể rải một lượt bùn sông, bùn cống rãnh lên mặt luống. Khi cây ra quả, lại bón thúc bằng phân n ước hoặc phân đạm có hòa lẫn kali, làm cho quả sáng mã và chắc, chống rụng quả. Sau đó tùy tình hình sinh trưởng của cây và khả năng phân bón sẵn có mà quyết định bón thúc thêm vào lúc nào có lợi. [...]... PTNT Số 01 tháng 11/2012 MỤC LỤC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC Kỹ thuật trồng dứa 1 Cách để giống củ cải 4 Kinh nghiệm chăm sóc lợn con .6 Kỹ thuật nuôi gà ác 7 Nhân giống hoa cúc bằng cách tách mầm giá 9 Trồng su su vụ đông .10 Phương pháp điều chỉnh độ cao cảu cây đu đủ .11 Kinh nghiệm diệt côn trùng gây hại gia súc 12 Kỹ thuật nuôi dưỡng bê sữa 14 Bí quyết để hoa hồng... hoa hồng được trồng sau giai đoạn chiết, ghép cần được chăm sóc và bón phân đúng kỹ thuật để cho hoa theo nhu cầu tiêu thụ hoặc trang trí trong nhà dịp lễ, tết Mật độ, khoảng cách trồng hoa hồng: Sau khi có cây con từ kỹ thuật chiết, hoặc ghép, tiến hành trồng giâm cành từ khoảng trên dưới 30 ngày (thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ và giống cây giâm) Cây ra rễ thì có thể mang đi trồng ngoài... bệnh cho cây đến khi có khoảng 5-6 lá, cao 40-50cm, thì đem trồng SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 11 BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ NN & PTNT Số 01 tháng 11/2012 Uốn cong cây Ngoài việc trồng các giống đu đủ lai F1 thấp cây hoặc sử dụng phương pháp ghép, người ta còn áp dụng kỹ thuật uốn cong để hạ chiều cao cây Với phương pháp này, các cây con được trồng trên luống cao 30-40cm, rộng 1-1,2m Khi cây cao khoảng... trước khi trồng đến thời kỳ bảo quản Sau đây là một số biện pháp cụ thể góp ý để người trồng hành tìm hiểu ứng dụng: + Chọn củ hành giống chắc, đáy tròn, màu tím đậm, không mọc rễ non, không bị sâu bệnh hại hoặc giập nát để trồng Nên xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1% (3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho 15 kg hành giống trước khi trồng + Hoặc... úng, cây sẽ chết nhiều Duy trì độ ẩm đất trên 70%, có thể tưới 1 – 2 lần/ngày tùy điều kiện giữ ẩm của đất Kỹ thuật tưới tùy theo điều kiện trồng, có thể tưới bằng thùng, tưới bằng đường ống nhựa có vòi sen từ máy bơm để hạn chế hư cây Hoặc tưới nhỏ giọt trong điều kiện áp dụng công nghệ cao trồng hoa hồng trong nhà màng, nhà kính… Thường xuyên tỉa những cành sâu bệnh, bị khô, cành yếu, tạo cho các... trồng hoa hồng cần lượng phân bón là 3 tấn phân chuồng + 30kg ure + 40kg super lân + 30kg kali clorua + 40kg vôi bột Đầu tiên bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân theo luống hoặc theo hốc trước khi trồng 7 – 10 ngày Phân đạm, kali và vôi chia đều bón thúc 12 lần, mỗi tháng bón một lần Bón phân gần gốc, sau đó xới nhẹ lấp phân, kết hợp tưới nước hòa tan phân vào đất nuôi cây Trường hợp hoa hồng trồng. .. WP 2% + Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 – 10 phút + Xử lý cây con sau khi trồng để phòng trừ sâu bệnh hại: Pha 1 gói Nativo 750 WG (3g) + 1 gói Confidor 700 WG (1g) + Kasumin 2L (1%) cho 1 bình 12 lít phun 1,5 bình cho 1 sào Bắc bộ (360 m2) + Nên luân canh cây hành với lúa nước hoặc cây trồng khác họ + Ngoài việc làm đất kỹ, phơi ải, lên luống cao thoát nước tốt, cần chú ý bón lót bằng phân chuồng... nhân đầy nghị lực Với việc kết hợp nuôi trồng các cây, con đặc sản, mỗi năm trang trại khép kín của ông Ích mang về cho gia đình mức thu nhập trên 6 tỷ đồng Là một cựu chiến binh, ngay khi rời quân ngũ, việc đầu tiên mà ông Ích làm là vay 600 triệu đồng để đấu thầu khu đồi hoang hóa với diện tích gần 3ha để làm trang trại Tuy nhiên, do chưa nắm vững về mặt kỹ thuật, nên ngay vụ đầu tiên vợ chồng ông... giống hành thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hại, việc chọn lọc và xử lý giống trước khi trồng chưa đảm bảo - Nhiều vùng trong huyện trồng hành độc canh, liên tiếp nhiều vụ không luân canh nên nguồn sâu bệnh tích luỹ nhiều trong đất, dễ có nguy cơ hình thành dịch khi có điều kiện thuận lợi - Khâu làm đất chưa kỹ, nhiều nơi không kịp phơi ải, dẫn đến nguồn sâu bệnh và cỏ dại còn tồn tại nhiều trong... hợp đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng đạm 16 20%, không cần thiết phải có đạm có nguồi gốc động vật, nhưng cần có đạm chất lượng cao khi phối hợp hỗn hợp thức ăn tập ăn cho bê Thành phần nguyên liệu có thể gồm các nguyên liệu có sẵn như: Bắp, cám gạo, rỉ mật, bột đậu nành, muối khoáng Khi nuôi bê trong chuồng, lượng xơ cần trong thức ăn tập ăn là 6 - 8% Nếu khẩu phần ăn của bê không có cỏ khô thì tỷ lệ xơ . KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN 1 PHỔ BIẾN KIẾN THỨC KỸ THUẬT TRỒNG DỨA - Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào hai vụ chính đó là: + Vụ Xuân: Tốt nhất từ 15/2-15/5 vững. Chồi ngọn trồng sâu 3cm, chồi cuống 5cm, chồi nách 6-8cm. Chăm sóc vườn dứa - Dặm cây: Sau khi trồng 15-20 ngày phải trồng dặm bằng chồi tốt cùng loại. - Trồng xen: Năm đầu trồng xen 2. thấp thì kết thúc trồng dứa vào trung tuần tháng 11. Ngược lại những vùng khi gió mùa đông bắc có mưa phùn, ẩm độ không khí và ẩm độ đất cao thì có thể kéo dài thời vụ trồng dứa đến cuối tháng

Ngày đăng: 21/01/2015, 07:54

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan