Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc

40 597 1
Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tếxã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (42001) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Lịch sử giáo dục của nhân loại đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục bao giờ cũng là hoạt động có định hướng, là nhân tố then chốt của phát triển”. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quan hợp tác quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thực trạng của giáo dục và đào tạo còn không ít hạn chế, bất cập. “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”. Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”

PHẦN MỞ ĐẦU 1 . Lý do chọn đề tài. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Lịch sử giáo dục của nhân loại đã khẳng định: “Hoạt động giáo dục bao giờ cũng là hoạt động có định hướng, là nhân tố then chốt của phát triển”. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh quan hợp tác quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thực trạng của giáo dục và đào tạo còn không ít hạn chế, bất cập. “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo còn bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội”. Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển” Để giáo dục và đào tạo góp phần quan trọng phát triển nguồn nhân lực, Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đề ra quan điểm: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học”. Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020 của Chính phủ nêu : “ Để đi tắt, đón đầu từ một nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học - công nghệ lại càng có tính chất quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ”. (Chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020. Bộ GD&ĐT, NXBGD-Hà nội 2000) Hiện nay, đất nước ta đang trên đường đổi mới, sự nghiệp GD&ĐT đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đúng mức và đạt được những thành tựu to lớn. Cùng với sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì sự nghiệp Giáo dục và đào tạo cũng không ngừng phát triển để đáp ứng nguồn nhân lực cho đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, đào tạo ra những con người toàn diện để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đưa đất nước vững bước tiến lên sánh vai cùng với bè bạn năm châu. 2 Như vậy đào tạo con người phát triển toàn diện đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết và Chiến lược phát triển của Đảng cũng như của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để làm được điều đó, trong chương trình đào tạo ở các cấp học, ngành học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ngoài các môn học cung cấp kiến thức hàn lâm còn có các hoạt động bổ trợ, trong đó phải kể đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với lứa tuổi học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng, là sự tiếp cận nối tiếp hoạt động văn hoá bằng các hình thức sinh hoạt hấp dẫn, nội dung phong phú góp phần củng cố, khắc sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, bồi dưỡng tình cảm, xây dựng ý thức độc lập, tinh thần tự chủ, phát triển tính đoàn kết của học sinh, góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục; đặc biệt là đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cấu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được tổ chức triển khai thực hiện ở các trường THPT. Tuy nhiên trên thực tế việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhiều trường vẫn chưa được chú trọng đầu tư đúng mức, tổ chức còn tạn mản, mang tính hình thức đã dẫn đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của năm học còn hạn chế. Trước tình hình thực tế đó, Trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc đã xác định đúng đắn vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc. Tuy vậy trong quá trình thực hiện nhà trường cũng gặp không ít khó khăn, tồn tại. Xuất phát từ lý do khách quan và lý do chủ quan như đã trình bày ở trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc” làm đề tài tiểu luận cuối khoá của mình. Qua đề tài bản thân mong tìm ra được cơ sở lý luận để áp dụng vào thực tiễn, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được đề ra. 3 2. Mục đích nghiên cứu. Thông qua đề tài nghiên cứu đề xuất một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có hiệu quả. Một số hoạt động bổ ích bổ trợ cho các hoạt động giáo dục trên lớp và rèn luyện đạo đức học sinh trong nhà trường. 3. Đối tượng nghiên cứu. Tập trung nghiên cứu vào các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Qua đề tài xác định cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 4.2. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 5. Phương pháp nghiên cứu. 5.1- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: - Nghiên cứu các Văn kiện, Nghị quyết của Đảng các cấp từ Trung ương đến địa phương; Các văn bản, Chỉ thị của Bộ GD&ĐT như: Luật giáo dục, Điều lệ trường Trung học, Chỉ thị năm học; Các văn bản của Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. - Nghiên cứu Giáo trình, các tài liệu sư phạm liên quan đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT. 5.2- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Tổng hợp các kinh nghiệm từ thực trạng, quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của cá nhân tại đơn vị trong hai năm học 2009 - 2010 và 2010 - 2011; trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại đơn vị và các học viên Khoá 61 của Học viện quản lý GD&ĐT. 5.3- Nhóm các phương pháp hỗ trợ: Xử lý số liệu, lập bảng biểu, thống kê. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn nên tôi chỉ có thể chọn vấn đề một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 4 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 1. Cơ sở lý luận. Trong thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường đầu tiên dưới chính thế Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, đất nước Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em…” Qua các giai đoạn phát triển khác nhau, tư tưởng giáo dục toàn diện của Hồ Chí Minh và của Đảng ta đã chính thức là kim chỉ nam cho hành động phát triển giáo dục. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời chiến hay thời bình, thời kỳ giáo dục khó khăn nhất hay hưng thịnh nhất thì sự nghiệp phát triển giáo dục vẫn luôn phải chú trọng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Những tư tưởng đó được thể hiện rõ ràng trong nguyên lý: "Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội". Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới hiện nay, tư tưởng giáo dục toàn diện cũng được thể hiện qua việc ở các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ- Lao động. Nhằm hoàn thành và phát triển nhân cách học sinh. 2. Cơ sở pháp lý. Dựa trên cơ sở luật giáo dục, điều lệ trường THPT, chiến lược Giáo dục Việt Nam 2001-2010 đã tiến hành được 8 năm. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020 tiếp tục thực hiện giai đoạn cuối của Chiến lược giáo dục 2001-2010 với những điều chỉnh cần thiết, tạo những bước chuyển căn bản của giáo dục trong thập niên tới, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011 - 2012 của Bộ và Sở GD - ĐT ban hành để làm căn cứ tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT phát triển toàn diện. 6 2.1. Khái niệm. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ học trên lớp. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội được diễn ra trong suốt năm học và trong cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc. 2.2. Vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.2.1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục. Ngày nay người ta phân chia hoạt động giáo dục trong nhà trường ra làm 2 bộ phận: - Hoạt động dạy học trên lớp. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Cả 2 bộ phận ấy đều nhằm mục đích là giáo dục nhân cách của học sinh. Mỗi hoạt động đều có chức năng nhiệm vụ riêng nhưng chúng đều góp phần tích cực vào thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. 2.2.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội. - Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình với cuộc sống xã hội. Ở mỗi địa phương Quận, Huyện, Thị xã đều có một hoặc nhiều trường THPT. Nhà trường thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như lao động xã hội, văn hoá, văn nghệ, lao động sản xuất… để phục vụ cuộc sống xã hội, gắn nhà trường với địa phương. 7 - Mặt khác, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện, phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cả về vật chất lẫn tinh thần nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục nói chung. 2.3. Chức năng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Củng cố, bổ sung kiến thức các môn văn hoá, khoa học. Trong trường THPT, việc dạy học trên lớp được tiến hành theo chương trình kế hoạch của Bộ GD & ĐT ban hành. Vì thế trong khuôn khổ thời gian có hạn, việc mở rộng, khắc sâu kiến thức gặp nhiều khó khăn. Nhưng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Sinh hoạt tổ, nhóm, học tập, dạ hội, câu lạc bộ… sẽ góp phần củng cố, mở rộng những kiến thức đã học trên lớp. - Trực tiếp rèn luyện phẩm chất, nhân cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người và đời sống xã hội, thiên nhiên và môi trường sống. - Thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tạo điều kiện cho học sinh hoà nhập vào đời sống xã hội. - Phát huy tác dụng của nhà trường đối với đời sống, tạo điều kiện để huy động cộng đồng tham gia xây dựng trường học và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục. 2.4. Tính chất hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 2.4.1. Bình diện hoạt động rộng. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động phong phú đa dạng. Nó diễn ra trong nhà trường với những hoạt động: Hoạt động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần trong nhà trường, hoạt động của đội cờ đỏ theo dõi hoạt động của mỗi lớp, hoạt động thể dục giữa giờ giúp các em thư giãn cơ bắp, thay đổi hoạt động, tư thế, trạng thái để các em có tâm thế tiếp thu kiến thức các môn học tốt hơn đồng thời giáo dục kỉ luật, nề nếp cho học sinh. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng có thể diễn ra ngoài nhà trường như sinh hoạt câu lạc bộ, nhà văn hoá, hoạt động các lễ hội, tham quan các loại hình nghệ thuật, vệ sinh đường phố, lao động công ích…nhằm giúp học sinh 8 củng cố, khắc sâu, mở rộng tri thức có điều kiện giao lưu, hoà nhập với đời sống xã hội, gắn "Học đi đôi với hành". Mặt khác, thời gian cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp khá phong phú cho nên phải sử dụng thời gian sao cho hợp lý. Các cán bộ quản lý nên nắm đặc điểm này để hướng dẫn cho các em có nhiều hoạt động bổ ích. 2.4.2. Mang tính quy luật đặc thù của quá trình giáo dục học sinh. Giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động xã hội đặc biệt của con người nó là một quá trình biến đổi phức tạp bên trong tâm lý và tính cách học sinh. Trong nhà trường, hoạt động giáo dục phải được tiến hành ở mọi nơi, mọi lúc: thông qua giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua các hoạt động vui chơi, thông qua việc hướng nghiệp. Tức là phải thống nhất giữa Trí - Đức; giữa tình cảm - lý trí; giữa nhận thức và hành động. Muốn hình thành và phát triển nhân cách học sinh không chỉ đơn thuần trong những giờ lên lớp mà còn phải thông qua các hoạt động đa dạng như hoạt động xã hội, lao động sản xuất, hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao, văn hoá thẩm mỹ, vui chơi, thăm quan, du lịch Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng giáo dục to lớn làm nảy sinh các năng lực, phẩm chất, tình cảm mới của học sinh. Thông qua việc luyện tập, học sinh không chỉ hiểu mà còn biết làm, biết tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. 2.4.3 Tính đa dạng về mục tiêu. Kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt tới các mục tiêu: - Trí dục: Nhằm mở rộng khắc sâu kiến thức khoa học cơ bản cho học sinh. - Đức dục: Giáo dục tư tưởng đạo đức, tác phong tình cảm, ý trí nghị lực cho học sinh. - Sức khoẻ: Rèn luyện sức khoẻ. - Thẩm mỹ: Bồi dưỡng khả năng tri giác thẩm mỹ cho học sinh như: Thị hiếu thẩm mỹ được nâng cao, sáng tạo ra cái đẹp, biết thưởng thức cái đẹp và biết đưa cái đẹp vào cuộc sống. 9 - Lao động: Rèn luyện thói quen lao động, ý thức lao động, tình yêu lao động. 2.4.4 Tính năng động của chương trình kế hoạch. Tính năng động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải xuất phát từ: - Mục tiêu cấp học. - Tình hình cụ thể của địa phương. - Nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn. - Tâm lý, đặc điểm của học sinh địa phương. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chung của nhà trường, có sự liên kết chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường. Đồng thời biết tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp ý kiến của Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn. 2.4.5 Tính phong phú đa dạng của nội dung và hình thức, tính phức tạp của của việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự giác, tự quản cao, không áp đặt. Vì thế, người cán bộ quản lý phải chú ý đến nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em học sinh. Hướng các em vào những hoạt động có tính sáng tạo, hướng dẫn cách làm để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức. Muốn đạt được mục đích đề ra của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thì nội dung hoạt động phải phong phú, đa dạng, các hoạt động phải phù hợp với điều kiện thực tế, phát huy được tính nội lực, óc sáng tạo của bản thân học sinh. Dựa trên cơ sở đó cần học hỏi thêm kinh nhiệm trường bạn, có sự sáng tạo các loại hình hoạt động mới tránh rập khuôn máy móc để thu hút sự hứng thú của học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Việc đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đòi hỏi sự chính xác, công bằng và tế nhị. Đây là một việc làm phức tạp, tuy nhiên mỗi hoạt động trong trường khi đã tổ chức thì phải có kiểm tra đánh giá, có khen thưởng, có phê bình. Có như vậy mới kích thích sự hứng thú của học sinh, mới tạo đà cho các 10 [...]... sinh THPT trong s nghip CNH- - Sõn trng s nghip CNH9 Ch Thanh niờn hc a im HH t nc - Lp hc HH t nc - Trao i v phng phỏp hc tp tớch hin Thy Giang cc trng THPT - Tỡm hiu mt s vn c bn ca lut giỏo dc Thanh niờn vi - Thi hi ỏp v tỡnh bn, tỡnh yờu v tỡnh bn, tỡnh yờu gia ỡnh 29 Cụ Nhn 10 v gia ỡnh - Hi thi "nhng ngi bn gỏi ỏng - Sõn trng mn" - Lp hc - Thi x lý trong giao tip, ng x Thanh niờn vi - Giao... vic ph trỏch + Cú k hoch thi gian t chc hp lý, hỡnh thc t chc phi a dng, phong phỳ, u t thờm c s vt cht trang thit b phc v hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp 24 gii quyt nhng hn ch, nõng cao vic ch o t chc cỏc hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp ti trng THPT Ngụ Gia T tụi xut mt s gii phỏp trong chng III 25 CHNG III: MT S BIN PHP CH O T CHC HOT NG GIO DC NGOI GI LấN LP TRNG THPT NGễ GIA T - VNH PHC 1 Nõng cao... hc sinh 2.2 Nhng kt qu t c v cụng tỏc qun lý hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp trng THPT Ngụ Gia T Vnh Phỳc 20 5 9 13 16 Hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp khụng ch khoỏn on TN, m ó c k hoch hoỏ, quy trỡnh hoỏ v huy ng ton trng tham gia hot ng cú hiu qu thỡ hiu trng chớnh l u mi tp hp, sp xp, lờn lch v phõn cụng Nh vy s m bo tớnh h thng, n nh, phõn b thi gian hp lý, k hoch khụng b trựng lp Khi thc hin ó... k hoch trong Hi ng nh trng - Phi hp gia Ban ch o vi ban c s vt cht, b phn k toỏn, thit b, y t, bo v m bo nhng iu kin cn thit cho cỏc hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp - Phi hp thng xuyờn, hi ho gia ban ch o vi giỏo viờn ch nhim, gia giỏo viờn ch nhim cỏc lp vi nhau, gia giỏo viờn ch nhim vi i n np, ban thi ua, on trng; gia ban ch o vi giỏo viờn b mụn - Phi hp ch o gia BCH on trng vi BCH Chi on lp, trin... NGOI GI LấN LP TRNG THPT NGễ GIA T 1 Mt s c im tỡnh hỡnh ca trng THPT Ngụ Gia T 1.1 c im kinh t - xó hi a bn trng úng: Huyn Lp Thch l mt huyn nm phớa Bc tnh Vnh Phỳc, cú a gii xung quanh l sụng v nỳi, phớa Tõy giỏp vi sụng Lụ tnh Phỳ Th, phớa Bc giỏp vi Sn Dng - Tuyờn Quang, phớa ụng giỏp vi huyn Tam Dng, phớa Nam giỏp vi huyn Vnh Tng L mt huyn min nỳi nờn iu kin kinh t - xó hi, giao thụng i li cũn... ú: 20 mỏy phc v qun lý, 130 mỏy phc v hc tp -> Mỏy chiu: 10 chic -> Mỏy photo: 01 chic Nhỡn chung c s vt cht thit b dy hc ca nh trn ó ỏp ng c vic dy hc ca nh trng, tuy nhiờn c s vt cht thit b dy hc phc v cho hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp vn cũn thiu thn, cha ỏp ng 2 Thc trng cụng tỏc qun lý hot ng Giỏo dc ngoi gi lờn lp Trng THPT Ngụ Gia T Vnh Phỳc 2.1 c im tỡnh hỡnh qun lý hot ng giỏo dc ngoi... tro thi ua sụi ni, thu hỳt s tham gia nhit tỡnh ca tt c hc sinh mt cỏch hp lý, cõn i gia cỏc hot ng 2.5.4 m bo tớnh a dng phong phỳ Hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp a dng phong phỳ nh cuc sng Vỡ th, mt mt nh trng nờn tỡm nhng hot ng hp dn hc sinh phỏt huy nng lc ca bn thõn Mt khỏc, nh trng nờn cỏc em t hot ng theo sỏng kin phự hp vi tõm sinh lý la tui Ngi cỏn b qun lý phi bit t chc cỏc hot ng vi nhiu... chi on giỏo viờn, giỏo viờn ch nhim tớch cc tham gia theo dừi, son bi v t chc cỏc hot ng mt cỏch cú hiu qu Thc s hot ng giỏo dc ngoi gi lờn lp ca nh trng ó i vo n nh, n np, to s tin tng i vi cha m hc sinh trong trng, lụi cun 21 c cỏc em hc sinh tham gia gúp phn phỏt trin nhõn cỏch ton din nh mc tiờu nm hc ó ra t c nhng kt qu ú Ban giỏm hiu Trng THPT Ngụ Gia T ó nghiờn cu v tip thu mt cỏch nghiờm tỳc... luyn vỡ s nghip CNH-HH 9 12 Cụ Huyn t nc Thanh niờn vi tỡnh bn, tỡnh yờu v gia ỡnh Thy Giang Thanh niờn vi truyn thng hiu hc v tụn s trng Cụ Nhn o Thanh niờn vi s nghip xõy dng v bo v T quc Thy Hoi 1 Thanh niờn vi vic gi gỡn bn sc vn hoỏ dõn tc Cụ Huyn 21 2 Thanh niờn vi lý tng cỏch mng Cụ Nhn 25 3 Thanh niờn vi vn lp nghip Thy Giang 29 4 Thanh niờn vi ho bỡnh, hu ngh v hp tỏc Thy Nam 32 5 Thanh niờn... ng giỏo dc ngoi gi lờn lp ca nh trng nm hc 2011 - 2012 Ban giỏm hiu trng THPT Ngụ Gia T ó quỏn trit cỏc vn bn ch o ca ng, Nh nc v ca ngnh v nhim v nm hc, tinh thn thc hin k hoch nm hc mt cỏch nghiờm tỳc, ỳng tin thi gian n tn mi cỏn b giỏo viờn, hc sinh v cha m hc sinh 16 c bit trong nm hc 2011 2012 l nm hc Tip tc i mi qun lý giỏo dc, tng tớnh t ch, t chu trỏch nhim ca cỏc trng trung hc; xõy dng . sở pháp lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 4.2. Phân tích thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia. một số biện pháp quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 4 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI. trạng công tác quản lý hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc. 2.1. Đặc điểm tình hình quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường năm học

Ngày đăng: 20/01/2015, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan