Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

174 367 0
Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Nguyệt Dung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ vii LỜI MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Mục tiêu nghiên cứu 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Kết cấu của luận án 12 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 13 1.1. Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án 13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu 13 1.1.2. Điểm mới của luận án 26 1.2. Định hướng nghiên cứu 26 1.2.1. Câu hỏi quản lý 26 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu 27 1.2.3. Mô hình phân tích trong luận án 27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 29 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI30 2.1. Quản lý nợ nước ngoài 30 2.1.1. Nợ nước ngoài 30 2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài 36 2.2. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 44 2.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 44 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 46 iii 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 54 2.3. Kinh nghiệm thế giới về quản lý nợ nước ngoài 56 2.3.1. Kinh nghiệm trong quản lý nợ nước ngoài 56 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 64 Chương 3: HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 66 3.1. Khái quát về nợ nước ngoài của Việt Nam 66 3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 66 3.1.2. Tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam 68 3.2. Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 73 3.2.1. Mục tiêu quản lý nợ nước ngoài 73 3.2.2. Chủ thể quản lý nợ nước ngoài 73 3.2.3. Công cụ quản lý nợ nước ngoài 77 3.2.4. Phương thức quản lý nợ nước ngoài 81 3.2.5. Đối tượng của quản lý nợ nước ngoài 85 3.3. Phân tích hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 89 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 89 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu định tính 97 3.3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 99 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 111 Chương 4: MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 113 4.1. Thiết kế nghiên cứu 113 4.1.1. Mô hình nghiên cứu 113 4.1.2. Thang đo và nguồn thu thập dữ liệu 114 4.2. Mô hình ước lượng đóng góp của nợ nước ngoài vào GDP 116 4.2.1. Cơ sở của tính toán 116 4.2.2. Tính toán 117 4.2.3. Kết quả 123 iv 4.3. Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 123 4.3.1. Tổng quan về phần mềm SPSS 18.0 123 4.3.2. Các bước thực hiện 124 4.3.3. Mô tả mẫu 124 4.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 125 4.3.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình 125 4.3.6. Kiểm định các giả thuyết 126 4.3.7. Kiểm định vi phạm các giả thuyết 129 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 131 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM 132 5.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 132 5.2. Cơ sở đề xuất các giải pháp 134 5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 136 5.3.1. Nhóm giải pháp cơ bản trên cơ sở phân tích dữ liệu 136 5.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý nợ nước ngoài 144 5.3.3. Các giải pháp khác 150 KẾT LUẬN 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 157 PHỤ LỤC 1 168 PHỤ LỤC 2 171 v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển châu Á BTC : Bộ Tài chính CP : Chính phủ FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IBRD : Ngân hàng Tái thiết và phát triển IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế NĐ : Nghị định NHTW : Ngân hàng trung ương NSNN : Ngân sách nhà nước ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QĐ : Quyết định TT : Thông tư UNDP : Chương trình phát triển liên hợp quốc WB : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF 21 Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB 22 Bảng 1.3: Tổng quan về tác động của nợ nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế 24 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của quốc gia 50 Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 66 Bảng 3.1: GDP và GDP bình quân giai đoạn 2004-2013 67 Bảng 3.2: Tốc độ tăng vốn đầu tư bình quân tính theo giá so sánh 1994 67 Bảng 3.3. Cơ cấu nợ nước ngoài theo kỳ hạn nợ 70 Bảng 3.4. Cơ cấu nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ 71 Bảng 3.5. Cơ cấu trả nợ nước ngoài theo chủ thể vay nợ 72 Bảng 3.6: Vốn ODA của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 86 Bảng 3.7: Tình hình vốn ký kết ODA theo vùng lãnh thổ trong giai đoạn 2000- 2013 87 Bảng 3.8: Cơ cấu nợ nước ngoài theo loại tiền 89 Bảng 3.9: Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam 91 Bảng 3.10: Đánh giá cơ cấu nợ nước ngoài của Việt Nam 95 Bảng 3.11: Đánh giá tính thanh khoản của nợ nước ngoài 96 Bảng 3.12: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2013 103 Bảng 3.13. Thâm hụt thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 104 Bảng 3.14: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2013 105 Bảng 4.1: Tổng hợp thang đo của các biến trong mô hình nghiên cứu 115 Bảng 4.2: Tổng hợp nguồn số liệu cho các biến trong mô hình nghiên cứu 116 Bảng 4.3: Thống kê cho phương trình tính toán tăng trưởng tại Việt Nam 118 Bảng 4.4: Tính toán tăng trưởng ở Việt Nam 119 Bảng 4.5: Đóng góp của K, L, TFP với tăng trưởng GDP ở Việt Nam 121 Bảng 4.6: Đóng góp của nợ nước ngoài trong tổng vốn 122 Bảng 4.7: Đánh giá độ phù hợp của mô hình 125 Bảng 4.8: Kiểm định ANOVA 126 Bảng 4.9: Kiểm định các giả thuyết 126 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu 27 Hình 2.1: Mô hình quản lý nợ nước ngoài 38 Hình 3.1. Tình hình ký kết ODA giai đoạn 2000-2013 87 Hình 4.1: Kiểm định phần dư chuẩn hóa 129 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram 130 Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot 130 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nợ nước ngoài là nguồn lực tài chính từ nước ngoài nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn đầu tư trong nước. Nợ nước ngoài được xem là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến. Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể đưa một nước lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát quá trình vay và trả nợ nước ngoài không chặt chẽ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc gia. Việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Chính vì vậy, quản lý nợ nước ngoài như thế nào cho hiệu quả là vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong suốt thời gian dài kể từ khi giành được độc lập, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ hết sức quý báu từ các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu ba… Do vậy, kinh nghiệm quản lý nợ trong thời kỳ này chỉ giới hạn ở một số khoản vay nhỏ. Hơn nữa, việc vay và trả nợ trong thời gian này thường với mục đích hữu nghị và ngoại giao. Vấn đề vay và trả nợ ở Việt Nam mới thực sự nổi lên như một vấn đề quan trọng kể từ khi có sự nối lại các hoạt động cho vay với các tổ chức tài chính đa phương. Những khoản vay nợ nước ngoài ngày càng tăng về món vay, doanh số vay, tính đa dạng của các hình thức vay và trả nợ. Theo dữ liệu của Bộ Tài chính, trong những năm gần đây nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam tăng nhanh, từ 31,4% năm 2006 lên lên 41,5% năm 2011. Cơ cấu nợ của Việt Nam chủ yếu là nợ 9 vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Điều kiện vay nợ ngày càng ngặt nghèo hơn, lãi suất vay đã tăng từ 1,54% năm 2006 lên 1,9% năm 2009 và tăng tới 2,1% năm 2010 [37]. Bên cạnh đó là việc sử dụng nợ nước ngoài còn kém hiệu quả. Theo báo cáo của Bộ Tài chính tháng 9/2011, không ít các khoản đầu tư của Nhà nước được coi là còn dàn trải, chậm tiến độ do sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư đã gây thất thoát, lãng phí lớn. Hiệu quả đầu tư của Việt Nam còn thấp. Hệ số ICOR của Việt Nam tăng liên tục qua các thời kỳ, tăng từ 4,7 lần (thời kỳ 1996-2000), lên tới 5,2 lần (thời kỳ 2001-2005) và lên tới 6,2 lần (thời kỳ 2006-2010), chứng tỏ hiệu quả đầu tư không những thấp mà còn bị sụt giảm. Khả năng trả nợ càng ngày càng khó khăn, năm 2010, Việt Nam phải trả các chủ nợ nước ngoài là 1,67 tỷ USD (riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD), tăng gần 30% so với con số 1,29 tỷ USD của năm 2009. Tính đến năm 2020, tổng số tiền phải trả là 2,4 tỷ USD [37]. Do vậy, quản lý nợ nước ngoài là yêu cầu hết sức cấp thiết, đòi hỏi phải đáp ứng nhu cầu lập kế hoạch, theo dõi, kiểm soát việc vay nợ, nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các khoản nợ và cân đối tài chính quốc gia để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã đổi mới một loạt các quy định về quản lý vay và trả nợ nước ngoài, cho thấy tính cấp thiết của việc đổi mới toàn diện hệ thống quản lý nợ quốc gia. Tuy nhiên, do kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị trường của nước ta chưa có nhiều, hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực quản lý nợ nước ngoài ở nước ta trong thời gian tới ngày càng lớn. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn vai trò của vấn đề vay và trả nợ nước ngoài, nhằm khai thác nguồn vốn vay nước ngoài hiệu quả, biến việc vay nợ nước ngoài thành một đòn bẩy phát triển kinh tế, mà không làm gia tăng những nguy cơ đối với an ninh tài chính và không phụ thuộc vào những can thiệp về kinh tế - chính trị từ nước ngoài là không dễ dàng. Xuất phát từ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam” để nghiên cứu luận án tiến sĩ. 10 2. Mục tiêu nghiên cứu • Mục tiêu tổng quát Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước, có thể thấy rằng hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; Xác định và lượng hóa sự tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020. • Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Lượng hóa tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; hiệu quả quản lý nợ nước ngoài, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài. • Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu [...]... động của các yếu tố đó tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ của Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam tới năm 2020 1.2 Định hướng nghiên cứu 1.2.1 Câu hỏi quản lý - Mô hình quản lý nợ nước ngoài như thế nào được coi là hiệu quả? - Những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam? - Quản lý nợ nước ngoài của. .. nghiên cứu Mục tiêu quản lý Hiệu quả sử dụng nợ nước ngoài Chủ thể quản lý Công cụ quản lý Phương thức quản lý Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Khả năng trả nợ nước ngoài Tăng trưởng xuất khẩu Thâm hụt NSNN Cán cân thanh toán Đối tượng quản lý Quản lý nợ nước ngoài Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu 28 Đề tài tiếp cận vấn đề hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài Đồng thời, đề... sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam 13 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu và điểm mới của luận án 1.1.1 Tình hình nghiên cứu • Các công trình nghiên cứu trong nước. .. dụng 1.1.2 Điểm mới của luận án - Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nợ nước ngoài theo mô hình quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đưa ra quan điểm cá nhân về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài; - Phát triển hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước; - Nghiên cứu, xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ, trên cơ sở đó,... lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013 có hiệu quả không? 27 - Những giải pháp nào nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2020? 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu - Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ nước ngoài của Việt Nam? - Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài dưới góc độ khả năng trả nợ phụ thuộc như thế... hiệu quả quản lý nợ nước ngoài là hiệu quả trong huy động nợ, trong việc sử dụng nợ nước ngoài và hiệu quả trong thanh toán các khoản nợ nước ngoài đã đến hạn Tuy nhiên, dù quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ Với quan điểm này, Sanjeer Gupta đã bổ sung và khái niệm hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của. .. các cơ chế quản lý chính sách Khác với quan điểm này, tác giả Hạ Thị Thiều Dao cho rằng hiệu quả quản lý nợ nước ngoài chính là hiệu quả trong từng nội dung quản lý • Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá mức độ an toàn về nợ hoặc mức độ trầm trọng của các khoản nợ nước ngoài, cụ... sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân 2.1.2 Quản lý nợ nước ngoài 2.1.2.1 Quan niệm về quản lý nợ nước ngoài Theo UNDP, UNCTAD và The World Bank, quản lý nợ nước ngoài. .. quản lý và xây dựng mô hình nghiên cứu 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 2.1 Quản lý nợ nước ngoài 2.1.1 Nợ nước ngoài 2.1.1.1 Khái niệm nợ nước ngoài Khái niệm về nợ nước ngoài được 8 tổ chức nghiên cứu thống kê về nợ nước ngoài đưa ra trong cuốn “External Debt Statistics Guild for Complier and Users” như sau: “Tổng nợ nước ngoài, tại bất kỳ thời điểm nào, là số dư nợ của. .. nghiên cứu hiện có trong và ngoài nước, từ đó rút ra những vấn đề lý luận về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài và hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 12 - Phương pháp so sánh: So sánh theo chuỗi thời gian để đánh giá được những bước cải thiện trong quản lý nợ nước ngoài Bên cạnh đó, phương pháp so sánh chéo (theo không gian) được sử dụng để đánh giá hiệu quả của nợ nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh quốc . Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI30 2.1. Quản lý nợ nước ngoài 30 2.1.1. Nợ nước ngoài 30 2.1.2. Quản lý nợ nước ngoài 36 2.2. Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài 44 2.2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý nợ nước ngoài Chương 3: Hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam Chương 4: Mô hình đánh giá tác động của các yếu tố tới hiệu quả quản lý nợ nước ngoài. . giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của một quốc gia; - Đánh giá hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2013; - Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nợ

Ngày đăng: 20/01/2015, 11:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan