nghiên cứu một số tính chất hóa lý về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ

87 836 1
nghiên cứu một số tính chất hóa lý về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài: Ô nhiễm nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay bởi những tác hại to lớn của chúng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới. Đặc biệt từ khi cuộc cách mạng khoa học công nghệ ra đời một mặt năng suất lao động nâng cao một cách đáng kể, nhưng đồng thời kèm theo đó là mức độ tàn phá môi trường sống của chính chúng ta ngày càng đáng sợ và nghiêm trọng hơn. Nước thải công nghiệp kèm theo các chất độc hại như kim loại nặng đang là mối nguy hiểm đối với môi trường cũng như chất lượng cuộc sống của người dân. Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường nước cũng đang ở mức báo động. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn là những nơi dẫn đầu về mức độ ô nhiễm: Ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm kim loại nặng. Đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng đang là vấn đề báo động ở các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất. Hiện nay các nhà khoa học trong và ngoài nước đang nỗ lực nghiên cứu các phương pháp khác nhau để loại bỏ kim loại nặng trong nước đến mức chấp nhận được đồng thời cũng đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế. Ngoài các phương pháp vật lý, hóa học cũng như sinh học đã và đang dùng hoặc đang được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng thì việc nghiên cứu sử dụng các vật liệu, chất liệu là vấn đề cần thiết cho bất cứ một ngành nghề nào. Đặc biệt sử dụng các vật liệu tự nhiên, tái sử dụng các phế thải thân thiện với môi trường luôn được đặt lên hàng đầu nhằm không gây tổn hại tới môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững mà vẫn đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. 2 Kim loại nặng có vai trò thật sự to lớn trong quá trình phát triển của loài người, đặc biệt trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên chất thải có chứa kim loại nặng ở trạng thái ion (kim loại nặng tồn tại trong nước, đất…) thì nó lại cực kỳ độc hại với con người, thực vật, động vật nếu nó thâm nhập vào cơ thể. Tích lũy với nồng độ cao kim loại nặng có thể gây ung thư cho con người, động vật, còn thực vật không phát triển được… Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu nhằm tìm ra phương pháp tối ưu nhất để loại bỏ ion kim loại nặng ra khỏi môi trường bị ô nhiễm. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu loại bỏ kim loại nặng ra khỏi môi trường nước. Đề tài nghiên cứu sự hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ nhằm tìm thêm một phương pháp mới có thể loại bỏ kim loại nặng ra khỏi môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng. Hiện nay nguyên liệu bùn đỏ có rất nhiều. Bùn đỏ là chất thải ra trong tiến trình tinh luyện từ bauxit đến alumina. Nếu nghiên cứu thành công khả năng hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ đối với ion kim loại nặng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, tận dụng và xử lý được nguồn phế thải trong công nghiệp. Đây là một nét mới của đề tài, những đề tài tương tự đã có trên thế giới, nhưng chưa được công bố ở nước ta. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu một số tính chất hóa lý về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ”. 2. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu một số tính chất hóa lí cơ bản để từ đó xác định các thông số hóa lí phục vụ cho công nghệ chế tạo vật liệu xử lý môi trường.  Tạo ra một vật liệu mới giá thành thấp đáp ứng được nhu cầu xử lí môi trường ngày càng tăng. 3 3. Đối tượng nghiên cứu:  Chất hấp phụ: Hạt chế tạo từ bùn đỏ  Chất bị hấp phụ: Dung dịch chứa các ion kim loại nặng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Nghiên cứu tạo hạt hấp phụ từ bùn đỏ  Nghiên cứu nhiệt động học quá trình hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ với các ion kim loại nặng. 5. Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm của các mẫu - Nghiên cứu lý thuyết hấp phụ - Nghiên cứu lý thuyết về điểm điện tích không - Nghiên cứu phương pháp xử lý và phân tích kết quả thí nghiệm.  Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - Thu thập xử lý mẫu - Tiến hành phân tích cấu trúc các mẫu bằng phương pháp XRD, XRF. - Chuẩn bị các dung dịch chứa ion kim loại với nồng độ khác nhau. - Tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng hấp phụ ion kim loại bằng các mẫu theo nồng độ, thời gian, nhiệt độ, theo pH dung dịch, tỷ lệ vật liệu hấp phụ, v.v và đo nồng độ bẵng phương pháp AAS. - Đo điểm điện tích không của các mẫu thí nghiệm  Nghiên cứu tính chất đẳng điện  Nghiên cứu tích chất nhiệt động học của các quá trình hấp phụ phụ thuộc theo nồng độ.  Tìm phương pháp chế tạo ra một số dạng hạt vật liệu để ứng dụng thực tế. 4 6. Giả thuyết khoa học. - Dựa vào thành phần cơ bản của bùn đỏ có hàm lượng Al 2 O 3 = 15- 25%; Fe 2 O 3 = 17,1-22,3% gần giống với đá Bazan (Các nghiên cứu gần đây đã cho kết quả đá Bazan có khả năng hấp phụ tốt các ion kim loại nặng trong nước thải). - Dựa vào những báo cáo khoa học về khả năng hấp phụ ion kim loại nặng của hạt chế tạo từ bùn đỏ [ 12, 14, 61 ]. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các tính chất hóa lý cơ bản về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I.1 Tổng quan về Bauxite [ 5 ] Bauxit (hay Bô xít) là một loại quặng nhôm trầm tích có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng bauxite phân bố chủ yếu trong vành đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ bauxite có thể tách ra alumina (Al 2 0 3 ), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân, chiếm 95% lượng bauxite được khai thác trên thế giới. Tên gọi của loại quặng nhôm này được đặt theo tên gọi làng Les Baux-de-Provence ở miền nam nước Pháp, tại đây nó được nhà địa chất học là Pierre Berthier phát hiện ra lần đầu tiên năm 1821. I.2 Quá trình hình thành và phân bố. I.2.1 Hình thành Bauxite hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa trôi trong quá trình phong hóa. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn: + Phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ôxít nhôm và sắt, + Làm giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trôi của nước ngầm. + Xói mòn và tái tích tụ bauxite. Quá trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố chính như: + Đá mẹ chứa các khoáng vật dễ hòa tan và các khoáng vật này bị rửa trôi chỉ để lại nhôm và sắt + Độ lổ hổng có hiệu của đá cho phép nước thấm qua + Có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô hạn ngắn + Hệ thống thoát nước tốt 6 + Khí hậu nhiệt đới ẩm + Có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. I.2.2 Phân bố [5] Các quặng bauxite phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, Caribe, Địa Trung Hải và vành đai xung quanh xích đạo, người ta tìm thấy quặng bauxite ở các vùng lãnh thổ như Úc, Nam và Trung Mỹ (Jamaica, Brazil, Surinam, Venezuela, Guyana), châu Phi (Guinea), châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam), Nga, Kazakhstan và châu Âu (Hy Lạp). * Từ nguồn gốc hình thành dẫn đến việc thành tạo hai loại mỏ bauxit: - Loại phong hóa được hình thành do quá trình laterit hóa chỉ diễn ra trong điều kiện nhiệt đới trên nền đá mẹ là các loại đá silicat: granit, gneiss, bazan, syenite và đá sét. Khác với quá trình hình thành laterit sắt, sự hình thành bauxite đòi hỏi điều kiện phong hóa mạnh mẽ hơn và điều kiện thủy văn thoát nước rất tốt cho phép hòa tan và rửa trôi kaolinite và hình thành lắng đọng nên gibbsit. Đới giàu hàm lượng nhôm nhất thường nằm ngay dưới lớp mũ sắt. Dạng tồn tại chủ yếu của hydroxit nhôm trong bauxit laterit chủ yếu là gibbsit. Tại Việt Nam, bauxit Tây Nguyên được hình thành theo phương thức này trên nền đá bazan. - Loại trầm tích có chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Loại này được hình thành bằng con đường phong hóa laterit trên nền đá cacbonat như đá vôi và đolomit xen kẽ các lớp kẹp sét tích tụ do phong hóa sót hay do lắng đọng phần khoáng vật sét không tan khi đá vôi bị phong hóa hóa học. Thân quặng bauxite tồn tại ở 4 dạng: lớp phủ, túi, xen kẹp và mảnh vụn:  Các dạng lớp phủ lớn xuất hiện ở tây Phi, Úc, Nam Mỹ và Ấn Độ, bao gồm các lớp bằng phẳng nằm gần bề mặt và có thể trải dài hàng km. Chiều dày có thể thay đổi từ ít hơn một mét đến 40m, trong các trường hợp chấp nhận được thì bề dày trung bình khoảng 4-6m. 7  Dạng túi được tìm thấy ở Jamaica và Hispaniola, cũng như miền nam châu Âu, bô xít phân bố ở độ sâu trong các võng này từ ít hơn 1m đến hơn 30m. Trong một số trường hợp, các túi này nằm riêng biệt, trong khi các khu vực khác các vùng võng chồng lẫn nhau và tạo thành các mỏ lớn.  Dạng xen kẹp được được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Suriname, Brazil, Guyana, Russia, Trung Quốc, Hungary và khu vực Địa Trung Hải. Ban đầu chúng nằm trên bề mặt sau đó bị các đá hình thành sau phủ lên thường gặp ở dạng đá núi lửa. Loại quặng này thường có kết cấu chặt hơn các loại khác do nó bị nén bởi các lớp đá nằm trên.  Dạng mảnh vụn chỉ các tích tụ quặng được tạo thành từ sự xói mòn bauxite (kiểu trầm tích ở trên) ví dụ như bauxite Arkansas ở Hoa Kỳ. I.2.3 Thành phần khoáng vật Bôxít tồn tại ở 3 dạng chính tùy thuộc vào số lượng phân tử nước chứa trong nó và cấu trúc tinh thể gồm: gibbsit Al(OH) 3 , boehmit γ-AlO(OH), và diaspore α-AlO(OH), cùng với các khoáng vật oxit sắt goethit và hematit, các khoáng vật sét kaolinit và đôi khi có mặt cả anata TiO 2 . Gibbsit là hydroxit nhôm thực sự còn boehmit và diaspore tồn tại ở dạng hidroxit nhôm ôxít. Sự khác biệt cơ bản giữa boehmit và diaspore là diaspore có cấu trúc tinh thể khác với boehmit, và cần nhiệt độ cao hơn để thực hiện quá trình tách nước nhanh. Bảng 1: Thành phần khoáng vật của Bauxite [5] Gibbsit Boehmit Diaspore Thành phần Al(OH) 3 AlO(OH) AlO(OH) Hàm lượng alumina tối đa (%) 65,4 85,0 85,0 Hệ tinh thể Đơn tà Trực thoi Trực thoi Mật độ (g.cm -3 ) 2,42 3,01 3,44 Nhiệt độ tách nước (°C) 150 350 450 8 I.2.4 Thành phần hóa học Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra ôxít) là Al 2 O 3 , SiO 2 , Fe 2 O 3 , CaO, TiO 2 , MgO trong đó, hydroxit nhôm là thành phần chính của quặng. Bảng 2: Thành phần khoáng vật của Bauxite [5] Thành phần hóa học Al 2 O 3 Fe 2 O 3 CaO SiO 2 TiO 2 MgO Mất khi nung % theo khối lượng (%) 55,6 4,5 4,4 2,4 2,8 0,3 30 Ở Việt Nam, bauxite được xếp vào khoáng sản khi tỷ lệ giữa oxit nhôm và silic oxit gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2, và thuộc 2 loại chính. Bauxite nguồn gốc trầm tích (một số bị biến chất) tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Sơn La và Nghệ An. Bauxite nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi. Các mỏ và điểm quặng bauxite Việt Nam phân bố chủ yếu ở đông Bắc Bắc Bộ và phía nam. Xét về nguồn gốc, quặng bauxite thuộc 2 loại chính là trầm tích (một số bị biến chất) và phong hoá laterit từ đá bazan. Các mỏ thuộc nguồn gốc trầm tích phân bố ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Hải Dương, Nghệ An. Trong số này cụm mỏ ở Lạng Sơn có quy mô trữ lượng lớn, chất lượng tốt và có giá trị công nghiệp. Cụm mỏ Lạng Sơn có 36 mỏ và điểm quặng chủ yếu thuộc loại eluvi- deluvi. Bauxite có thành phần khoáng vật chủ yếu là diaspor (60-70%), boehmit (20-30%) và ít gibbsit. Tinh quặng bauxite có hàm lượng Al 2 O 3 = 44,65-58,84%; SiO 2 = 6,4-19,2%; Fe 2 O 3 = 21,32-27,35%; TiO 2 = 2-4,5%. Tổng trữ lượng ước tính khoảng vài trăm triệu tấn. 9 Các mỏ bauxite phong hoá từ đá bazan tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam như Đak Lak, Lâm Đồng, Kon Tum, Quảng Ngãi. Tổng diện tích chứa bauxit lên đến gần 20.000 km2. Quặng bauxite nguyên khai thường có chất lượng thấp. Hàm lượng Al 2 O 3 = 35-39%; SiO 2 = 5-10%; Fe 2 O 3 = 25-29%; TiO 2 = 4-9%. Sau tuyển rửa giữ lại những hạt >1mm, hàm lượng đạt Al 2 O 3 = 45-47%; SiO 2 = 1,6-5,1%; Fe 2 O 3 = 17,1-22,3% TiO 2 = 2,6-3%. Thành phần khoáng vật chủ yếu gồm gibbsit, goehtit, kaolinrat và ilmenit. Các mỏ bauxite phong hoá từ đá bazan có trữ lượng và tài nguyên khoảng 2,3 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo đạt khoảng 6,7 tỷ tấn [63, 64]. Theo tài liệu BAUXITE MINING, POST ENVIRONMENTAL & SOCIAL IMPACT CONCERNS By: Consultancy on Development (CODE) – Vietnam, thì mỏ bauxite được tìm thấy ở tỉnh Đắk Nông có khả năng sản xuất từ 6500-7600 triệu tấn, lớn hàng thứ 4 trên thế giới. Theo tài liệu của Tập Đoàn Công Nghiệp Than và Khoáng Sản Việt Nam (TKV) tháng 7/2007 thì Đắk Nông có 6 vùng có mỏ bauxit với diện tích tổng cộng là 1971 km2 chiếm 1/3 diện tích tỉnh Đắk Nông ở các địa điểm như sau: Tuy Đức: 354 km 2 , Đắk Song: 300 km 2 , Bắc Gia Nghĩa: 329 km 2 , Nhân Cơ: 510 km 2 , Quảng Sơn: 159 km 2 . Mỏ bauxite còn tìm thấy ở Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng và hiện nay đang khai thác, mặc dù mỏ bauxite này không lớn như ở tỉnh Đắk Nông. Mỏ bauxite ở Đắk Nông nằm dưới mặt đất từ 0.5-1m, trong tiến trình khai thác người ta phải lấy đi lớp đất xốp ở trên mặt, sau đó lấy phần đất/đá có chất bauxite đưa vào nhà máy để chuyển hóa thành chất alumina. I.3 Bùn đỏ. I.3.1 Nguồn phát sinh chất thải bùn đỏ Công nghệ sản xuất nhôm từ quặng bauxite. 10 Hình 1: Sơ đồ sản xuất nhôm từ quặng bauxite Tiến trình tinh chế Alumina: (1) Cho quặng bauxite vào băng chuyền (2) Đưa vào máy nghiền – crusher (3) Cho beauxie vào để rửa sạch bùn, tạp chất (digester) (4) Vào bộ lọc, bùn đỏ thải ra từ giai đoạn này < 1μm (bauxite residue) (5) giai đoạn làm ra alumina 1.3.2 Bùn đỏ Trong tiến trình tinh chế Alumina ở trên, phần quặng không tan trong kiềm được lắng, rửa và loại khỏi dây chuyền. Bã thải này thường được gọi là bùn đỏ. [...]... những quá trình hóa học khá bền vững, tạo thành các hợp chất hóa học, ví dụ như sự hấp phụ Oxy lên kim loại tạo Oxyt kim loại, hoặc khi hấp phụ lên than cho CO2, CO I.6.7 Trạng thái của chất bị hấp phụ • Hấp phụ vật lí: trạng thái và tính chất hóa lý của chất bị hấp phụ không thay đổi Lực giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ là lực Van der Waals • Hấp phụ hóa học: trạng thái của chất bị hấp phụ thay đổi... bề mặt chất rắn và tính chất của chất bị hấp phụ • Hấp phụ lý học không có sự chọn lọc, tất cả các bề mặt chất rắn đều có tính chất hấp phụ lý học I.6.4 Sự phụ thuộc của nhiệt độ • Hấp phụ lý học thường xảy ra ở nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ tăng thì lượng chất hấp phụ giảm • Hấp phụ hóa học thường tiến hành ở nhiệt độ cao hơn hấp phụ lý học, ở nhiệt độ thấp thì lượng chất hấp phụ hóa học giảm và khi... của chất hấp phụ càng cao thì nhiệt hấp phụ toả ra càng lớn 31 Có 2 quá trình hấp phụ: hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học - Hấp phụ hóa học là quá trình hấp phụ gây ra bởi lực có bản chất hóa học Hấp phụ hóa học thường xảy ra ở nhiệt độ cao với tốc độ hấp phụ chậm Nhiệt hấp phụ hóa học khoảng 80-400 kJ/mol, tương đương với lực liên kết hoá học Hấp phụ hóa học thường kèm theo sự hoạt hoá phân tử bị hấp. .. phụ vật lý và hấp phụ hóa học thật ra khó phân biệt, có khi nó tiến hành song song, có khi chỉ có giai đoạn hấp phụ vật lý tuỳ thuộc tính chất của bề mặt của chất hấp phụ và chất bị hấp phụ, tuỳ thuộc vào điều kiện quá trình (nhiệt độ, áp suất ) - Chất hấp phụ là chất có bề mặt thực hiện hấp phụ Chất hấp phụ thường ở dạng rắn - Chất bị hấp phụ là chất bị hút, dính lên bề mặt của chất hấp phụ Lực liên... do đó chỉ hấp phụ một lớp - Quá trình hấp phụ chỉ xảy ra những điểm đặc biệt gọi là tâm hấp phụ chứ không xảy ra trên toàn bộ bề mặt chất hấp phụ Hoạt tính chất hấp phụ phụ thuộc vào số lượng tâm hấp phụ I.6.2 Nhiệt hấp phụ • Nhiệt hấp phụ hóa học khá lớn, từ 40 ÷ 800 kJ/mol, nhiều khi gần bằng nhiệt của phản ứng hóa học Vì vậy nó tạo thành mối nối hấp phụ khá bền và muốn đẩy chất bị hấp phụ ra khỏi... Nhiệt hấp phụ lý học thường không lớn, gần bằng nhiệt hóa lỏng hay bay hơi của chất bị hấp phụ ở điều kiện hấp phụ và thường nhỏ hơn 20 kJ/mol 33 I.6.3 Lượng chất bị hấp phụ • Hấp phụ hóa học xảy ra rất ít, không hơn một lớp trên bề mặt xúc tác (đơn lớp) • Hấp phụ lý học có thể tạo thành nhiều lớp (đa lớp) Sự chọn lọc hấp phụ • Hấp phụ hóa học có tính chất chọn lọc cao, phụ thuộc vào tính chất bề mặt chất. .. ưu thì lượng chất hấp phụ hóa học cũng giảm I.6.5 Tính chất của các điểm hấp phụ • Hấp phụ hóa học tạo thành mối nối bền vững và tính chất gần giống như mối nối hóa học Chúng có thể là mối nối hóa trị, ion, đồng hóa trị Trong quá trình tạo thành mối nối có sự di chuyển điện tử giữa chất bị hấp phụ và chất hấp phụ, tức là có tác dụng điện tử phần tử hấp phụ và bề mặt chất rắn • Hấp phụ lý học không... động - Tốc độ hấp phụ cho phép định lượng quy mô, độ lớn của thiết bị để đạt tới chất lượng của sản phẩm như mong muốn * Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ: - Bản chất của chất hấp phụ - Nhiệt độ môi trường - Áp suất 35 - Nồng độ chất hấp phụ, chất bị hấp phụ - Thời gian tiếp xúc của các pha Trong quá trình hấp phụ, khả năng hấp phụ của một chất rắn tăng lên khi nồng độ chất hấp phụ lớn lên (nhiệt... học: là sự hấp phụ kèm theo hiện tượng tạo thành các hợp chất hóa học trên bề mặt chất hấp phụ Các phần tử bị thu hút có thể là các phân tử hay các ion Hấp phụ vật lý: thực chất hấp phụ vật lý là hấp phụ phân tử, nghĩa là vật hấp phụ thu hút chất bị hấp phụ lên bề mặt của nó dưới dạng các phân tử, mà không phải là ion Ưu điểm của phương pháp hấp phụ: + Thu hồi chọn lọc kim loại + Hiệu quả xử lý cao Nhược... xảy ra khi một chất khí hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn xốp Chất khí hay hơi được gọi là chất bị hấp phụ (adsorbent), chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là chất hấp phụ (adsorbate) và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ Quá trình ngược lại của hấp phụ gọi là quá trình giải hấp phụ hay nhả hấp phụ[ 62] Trong quá trình hấp phụ có toả ra một nhiệt lượng, gọi là nhiệt hấp phụ Bề mặt . tài: Nghiên cứu một số tính chất hóa lý về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ . 2. Mục đích nghiên cứu  Nghiên cứu một số tính chất hóa lí cơ bản để từ đó xác định các thông số hóa. học về khả năng hấp phụ ion kim loại nặng của hạt chế tạo từ bùn đỏ [ 12, 14, 61 ]. Vì vậy chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu các tính chất hóa lý cơ bản về hấp phụ của hạt hấp phụ chế tạo từ bùn. cứu:  Chất hấp phụ: Hạt chế tạo từ bùn đỏ  Chất bị hấp phụ: Dung dịch chứa các ion kim loại nặng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Nghiên cứu tạo hạt hấp phụ từ bùn đỏ  Nghiên cứu nhiệt động

Ngày đăng: 18/01/2015, 16:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan