nghiên cứu chiết tách acid momordic và momordin trong hạt gấc thu nhận tại đà nẵng

46 1.1K 3
nghiên cứu chiết tách acid momordic và momordin trong hạt gấc thu nhận tại đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Nghiên cứu chiết tách Acid Momordic và Momordin trong hạt gấc thu nhận tại Đà Nẵng MỞ ĐẦU Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam. Nó thường được dùng để nấu xôi - một món ăn truyền thống, ăn có vị rất ngon và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Xôi gấc có màu đỏ tươi, thơm, ngọt dịu, dẻo, béo rất ngon, mọi người thường dùng trong những dịp đặc biệt như cúng tổ tiên, hay lễ tết, hội hè. Tuy nhiên, khi ăn xôi, ta thường bỏ đi hai vị thuốc quý đó là màng bọc hạt gấc và nhân hạt gấc. Màng bọc hạt gấc có chứa một vị thuốc quý là carotene (tiền sinh tố A), có tác dụng điều trị quáng gà, làm sáng mắt, giúp trẻ con mau lớn, người già thêm cứng cáp, giúp các vết thương mau liền sẹo Còn nhân hạt gấc là một vị thuốc rất quý có tác dụng làm tan các vết bầm do chấn thương, làm vết thương mau lành. Theo bác sĩ Trần Danh Tài - Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Lâm Đồng thì: "Tác dụng của tinh dầu hạt gấc chẳng kém gì các loại mật gấu (như gấu rừng, gấu nuôi, gấu chó, gấu mèo), nên chúng tôi hay gọi vui đây là mật gấu treo". Từ lâu, nhân dân ta đã biết cách chế dầu từ nhân hạt gấc theo phương pháp thủ công làm thuốc dùng trong gia đình, dùng được cho tất cả vết thương bị bầm dập, tụ máu, bị mụn nhọt, quai bị, viêm tuyến vú , ngoài ra còn có tác dụng chữa trĩ, chữa chai bàn chân. Nhân hạt gấc chứa rất nhiều chất như axit béo, đường, tannin, protein, 1 số enzim…song không thể không nhắc đến 2 hợp chất có tên acid momordic và momordin, chúng là 1 trong những dưỡng chất chính tạo nên tính năng chữa bệnh đặc biệt của nhân hạt gấc. Acid momordic có mặt trong thành phần của nhiều loại thuốc bán trên thị trường, đặc biệt là các thuốc dùng để chữa trị các khối u, các nốt sưng tấy. Không những thế, các thuốc chữa bệnh tiểu đường như GLUCO-FX cũng chứa acid momordic trong thành phần của nó, acid momordic góp phần làm giảm lượng 2 đường trong máu. Momordin cũng không phải xa lạ, momordin cùng với charantin và một số dưỡng chất khác có trong thành phần của trái khổ qua đã tô điểm nên những công dụng đặc biệt của loại quả này đối với cơ thể con người, tiêu biểu nhất đó là vị thuốc chữa bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường loại 2). Ngoài ra, nó còn có những tính chất khác như chữa trĩ, mụn nhọt, lở loét, thấp khớp và hạ huyết áp. GLUCO-FX Glucose Balance Formula Product # AE-041 90 caps Ingredients per Capsule R-Alpha Lipoic Acid Chromium Poylnicotinate (50 mcg elemental) Vanadyl Sulphate (5mcg elemental) Banaba Leaf (1% Corosolic Acid) Momordica Charantia (3% Momordic acid) Gymnema Sylvestre (25% Gymnemic acid) 100mg 357mcg 16mcg 200mg 200mg 100mg Như vậy, hạt gấc chứa cả hai dưỡng chất có ích cho cơ thể là acid momordic và momordin. Song, nhân hạt gâc chủ yếu chỉ được dùng làm thuốc bôi ngoài da, ít dùng đường uống vì có độc tính. Độc tính được xác định LD50 = 92,27g bột hạt gấc/kg chuột thử nghiệm khuyên ta nên hết sức thận trọng. Qua đó, ta thấy được rằng, hạt gấc là vị thuốc quý của mọi nhà, song trên thực tế việc sử dụng vị thuốc này vẫn còn hạn chế và chưa phát huy hết tính năng đặc biệt của nó. Hạt gấc có tính độc nên chủ yếu chỉ được dùng để bôi ngoài da nhưng những dưỡng chất chứa trong thành phần của nhân hạt gấc lại có tác dụng rất lớn trong việc chữa trị một số bệnh bên trong cơ thể. Một ý tưởng nảy sinh đó là: Tại sao chúng ta không chiết tách những dưỡng chất có trong hạt gấc để mở rộng hơn phạm vi ứng dụng của nó? 3 Cho đến nay ở nước ta, việc nghiên cứu chiết tách các dưỡng chất trong nhân hạt gấc chưa được các nhà khoa học quan tâm. Với ý tưởng cùng với lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách Acid Momordic và Momordin trong hạt gấc thu nhận tại Đà Nẵng” làm đề tài tốt nghiệp cuối khoá cho mình. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về hợp chất Terpenoid [1], [2], [3], [4] 1.1.1. Thành phần cơ bản và tính chất chung của các loại hợp chất tecpen Tecpen là một loại hợp chất hữu cơ có nhiều trong tinh dầu của các loại cây và hoa, chúng thuộc vào số các hợp chất phổ biến nhất. Chúng có tính đa dạng về mặt cấu trúc, song các tecpen đều có nét chung thống nhất đó là phân tử tecpen được xem như sản phầm trùng hợp của izopren theo kiểu “đầu nối với đuôi”, tuy rằng izopren không phải là nguyên liệu cấu trúc ra các tecpen. Isopren (C 5 H 8 ) Ocimen (C 10 H 16 ) Dựa vào số đơn vị isopren để chia các tecpen thành: Monotecpen (C 10 ) số đơn vị isopren là 2 Sesquitecpen (C 15 ) 3 Ditecpen (C 20 ) 4 Tritecpen (C 30 ) 6 Tetratecpen (C 40 ) 8 đuôi đầu 4 Tecpen chỉ có một đơn vị C 5 rất hiếm, chỉ gặp trong dạng hợp chất trung gian dưới dạng isopren sinh học. Mặt khác cũng không có các loại tecpen có C 25 , C 35 cũng do các quá trình sinh tổng hợp sinh học mà ở đây tôi không đề cập dến. Các tritecpen và tetra tecpen hình thành không phải do quá trình ankyl hoá tiếp đitecpen mà chủ yếu bằng con đường đime hoá sesquitecpen và đitecpen. Hầu hết hợp chất tecpen có cấu trúc vòng với một số nhóm chức như OH, cacbonyl. Đặc tính chung của chúng là ít tan trong nước ngoại trừ chúng kết hợp với các oza tạo thành glycozit tan trong chất béo. Về mặt hoá học, hiện tượng đồng phân trong tecpen rất phổ biến, nên có thể gặp cả 2 dạng đồng phân trong cùng một cây. Ngoài ra vì hầu hết chúng là cấu trúc vòng và vì vòng xicloankan thường là dạng ghế nên có cấu hình khác nhau tuỳ thuộc vào các nhóm thế ở quanh vòng. Cần chú ý rằng, hiện tượng đồng phân hoá và sự sắp xếplại cấu trúc trong phân tử của chúng có thể xảy ra ngay trong quá trình chiết xuất để cho ra những hợp chất “giả” vốn không có trong cây. Về mặt phân bố trong tự nhiên, tecpen có mặt trong hầu hết các lớp từ thực vật bậc thấp như tảo, nấm đến thực vật bậc cao và cả trong động vật, vi khuẩn. Nhưng mỗi nhóm tecpen có sự phân bố đặc trưng. Monotecpen là thành phần chủ yếu của tinh dầu đã tìm thấy trong hơn 60 họ thực vật, nhưng tập trung chủ yếu trong khoảng 10 họ. Sesquitecpen phân bố đặc trưng trong họ Asteraceae, các Saponin Steroid trong cây một lá mầm, trong khi saponin tecpen có chủ yếu trong cây 2 lá mầm. Glycozit tim tập trung một số chi thuộc các họ Apocynaceae- Scrophulariaceae, Aselepidaceae,Moraceae… Ngoài khái niệm tecpen người ta còn dùng khái niệm terpenoid để bao hàm rộng rãi các sản phẩm thoái biến tự nhiên và các dẫn xuất tự nhiên hay tổng hợp các tecpen. Tuy nhiên khi sử dụng thì hầu như không có sự phân biệt rõ ràng về ranh giới giữa hai khái niệm này. 5 Tuy nhiên đã có khá nhiều ngoại lệ của quy luật nêu trên. Để giải thích điều này người ta dựa vào “quy tắc isopren phát sinh sinh vật” (“biogenetic isopren rule”; Ruzicka, 1953), theo quy tắc này thì các terpenoid được lắp ráp bởi các đơn vị C 5 (tương tự isopren), sau đó cấu trúc được tạo thành ban đầu có thể bị biến đổi bởi emzim theo nhiều cách khác nhau để sinh ra các kiểu cấu trúc được biết. Để giải thích quá trình sinh tổng hợp các terpenoid, các nhà khoa học đã nổ lực tìm kiếm chất được gọi là “isopren hoạt động”, tức đơn vị C 5 có thể hợp nhất thành các isoprenoid. Lời giải đáp đã được tìm thấy vào năm 1956, khi axit mevalonic (MVA) được phân lập bởi Folkers và đã chứng tỏ được là có thể dễ dàng hợp nhất để tạo ra các isoprenoid. Tiếp đó là kết quả nghiên cứu của Bloch; Lynen; Conforth và Popjack, làm sáng tỏ con đường sinh tổng hợp axit mevalonic và cơ chế chuyển hợp chất này thành các đơn vị C 5 sinh học, rồi từ đó tổng hợp thành các isoprenoid. Việc giải thích rõ qua trình sinh tổng hợp các isoprenoid có thể được coi là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất của những năm sau đại chiến thứ II. 1.1.2. Một số ứng dụng của hợp chất terpenoid Các terpenoid có rất nhiều ứng dụng trong thực tế như làm chất thơm và chất tạo hương vị, làm dược phẩm, làm chất liệu trừ sâu hại… Trong vô số terpenoid có ứng dụng và hoạt tính sinh học đáng lưu ý, có thể nêu ra một số ví dụ như p-menth- 1-en-8-thiol có trong nước ép vỏ quả bưởi chùm đã tạo nên hương vị đặc trưng cho sản phẩm này. Với nồng độ thấp 1mg trong 1000 tấn nước ta vẫn có thể cảm nhận được hương vị của nó. Các sesquiterpen andehit - và - sinensal chiếm khoảng 0,1% tinh dầu nhận được nhờ ép vỏ loài cam ngọt Citrus aurantium L.Var.dulcis, subsp.Snensis Gall. Chúng là những chất tạo hương vị vỏ cam rất có giá trị, - damascon xuất hiện với hàm lượng thấp trong tinh dầu hoa hồng, nhưng lại là chìa khoá quyết định loại tinh dầu đắt tiền này. Cũng như các ionon, các xeton này được xếp vào phân lớp sesquiterpenoid, chúng là các sản phẩm thoái biến của các sesquiterpenoid nguyên thuỷ tương ứng. 6 Vô số terpenoid thể hiện hoạt tính sinh học khi thử trên động vật có vú và nhiều chất trong số đó đã dùng làm dược phẩm. Campho từ gỗ cây Cinnamonum camphora L. được sử dụng từ lâu làm thuốc sát trùng, để kích thích tim và sự tuần hoàn máu. Methol từ Mentha piperita L. có tác dụng gây tê nhẹ và trị ngứa. Terpen hiđrat điều chế từ tinh dầu thông, được dùng làm thuốc long đờm. Trong số các hoạt chất được dung làm thuốc có giá trị cao phải kể đến chất sesquiterpenoid artemisinin và chất điterpenoid taxol. Artermisinin được phân lập lần đầu tiên vào năm 1972 từ cây Artemisia annua L. Với hoạt tính chống lại các dòng kí sinh trùng kháng được sự điều trị thông thường bằng chloroquine và nhờ có cấu trúc lipophil đi qua được vách ngăn máu – não, artemisinin đặc biệt có hiệu quả đối với bệnh sốt rét thể não làm chết người. Taxol được phân lập từ loài thông đỏ Taxus brevifolia, đã được phép dung làm thuốc điều trị ung thư buồng trứng từ năm 1992 và ung thư vú từ năm 1993. Nhiều terpenoid thể hiện những hoạt tính sinh học đáng chú ý khác như Peyssonol từ một loài tảo Peyssonnelia sp. ức chế HIV reve transeriptaza. Một số terpenoid có hoạt tính sinh học cao đối với thực vật hoặc đóng vai trò nhất định về mặt sinh thái học. Từ loài cây Acorus calamus L. đã phân lập được một dẫn xuất acoran mới có tác dụng ức chế sự nảy mầm của hạt rau diếp. Các pyrethrin, thí dụ pyrethrin I, chứa trong các tuyến ở lá và hoa cây Chrysanthemum cinerariaefolium có tác dụng trừ sâu tiếp xúc mạnh, nhưng lại không độc đối với người và động vật máu nóng khác. Chất axit 2,3-đihiđrofanesolic là terpen duy nhất được phân lập từ cây cà chua dại Lycospersicum hisutum, chất này kháng lại các loài động vật chân đốt ăn cỏ. Nhiều terpenoid là các pheromon, ví dụ các monoterpenoid cis- và trans – verbenol là những chất có khả năng dẫn dụ con bọ cái ở loại bọ cách cứng đục vỏ cây Ips paraconfusus. Trong phân loại tecpen không thể không nhắc đến triterpenoid (C 30 ) có trong nhiều nấm thực vật, dầu ôliu, dầu gan cá mập (40%), trong đó squalen là tiền tố để tổng hợp ra steroid. 7 Đặc biệt, trong nhân hạt gấc và trái khổ qua đều có chứa một hợp chất triterpenoid có tên là Acid Momordic. Chính hợp chất acid momordic này đã góp phần tô điểm thêm vai trò to lớn của 2 loại quả cùng thuộc họ bí và được xem như vị thuốc quý của mọi nhà. H HO HO H - amyrin xyclolauderol Squalen O OH COOH Acid momordic 8 1.2. Glicozit và Saponin [14], [15] 1.2.1. Glicozit Nhóm chất hữu cơ có trong các vị thuốc được gọi là hoạt chất của thuốc. Thành phần hoá học chính gồm: đường (glucozơ, ramnozơ, đigitoxozơ, ximarozơ) và thành phần không phải đường (steroit, sterol, axit mật, hocmon gọi là aglicon hay genin). Tuỳ theo cấu tạo và tác dụng aglicon mà có các Glicozit khác nhau. Glicozit gây đắng có tác dụng kích thích tiêu hoá thường gặp ở cây bồ công anh, long đờm thảo, thạch xương bồ, vỏ cam quýt. Glicozit trợ tim, làm tăng cường hoạt động của tim người bệnh, có trong lá trúc đào, hạt thông thiên, hạt đay, hạt cây sừng dê. Glicozit gây tăng nhu động ruột (làm co cơ trơn thành ruột) đó là antraglicozit khi dùng liều nhỏ làm ăn ngon, tiêu hoá dễ dàng, dùng với liều vừa phải thì nhuận tràng, liều cao gây tẩy mạnh. Những cây có antraglicozit là chút chít, muồng trâu, lô hội, thảo quyết minh Glicozit gây màu là flavon và flavonozit gặp ở cây bồ hoàng, hoàng cầm, hoa hoè, vỏ cam và một vài cây khác. Glicozit gây bọt là những chất saponin. Saponin có tác dụng phá huyết mạnh, là chất độc cho cá. Các loài cây cỏ có Glicozit gây bọt là bồ kết, viễn chi, cát cánh, cam thảo. Glicozit gây chát là những chất tanin, gây táo bón, cầm máu và bổ, có ở các cây ngũ bội tử, búp ổi, lá chè, kim anh, lá sen, hạt vải. 1.2.2. Saponin Saponin là một glicozit tự nhiên thường gặp trong nhiều loài thực vật. Tiền tố latinh sapo có nghĩa là xà phòng, và thực tế thường gặp từ "saponification" có nghĩa là sự xà phòng hóa trong cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Saponin có tính chất chung là khi hoà tan vào nước có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của dung dịch tạo nhiều bọt, có tính chất phá huyết, độc đối với động 9 vật máu lạnh nhất là đối với cá, tạo thành phức với cholesterol, có vị hắc và làm hắt hơi mạnh. Một vài động vật cũng có saponin như các loài hải sâm, cá sao. Các saponin đều là các chất hoạt quang. Thường các steroid saponin thì tả truyền còn triterpenoid saponin thì hữu truyền. Điểm nóng chảy của các sapogenin thường rất cao. Dưới tác dụng của enzym có trong thực vật hay vi khuẩn hoặc do axít loãng, saponin bị thuỷ phân thành các phần gồm genin gọi là sapogenin và phần đường gồm một hoặc nhiều phân tử đường. Các đường phổ biến là D-glucoza, D- galactoza, L-arabinoza, axít galactunoic, axít D-glucuronic Phần genin có thể có cấu trúc cholan như sapogeninsterod hoặc sapogenintritecpen dạng -amirin (axit olenoic), dạng α-amirin (axit asiatic), dạng lupol (axit buletinie) hoặc tritecpen bốn vòng. Dựa vào cấu trúc của phần sapogenin, người ta chia saponin ra làm 3 nhóm lớn là triterpenoid saponin, steroit saponin và glicoancaloid dạng steroid. Saponin có loại axít, trung tính hoặc kiềm. Trong đó, triterpenoid saponin thường là trung tính hoặc axít (phân tử có nhóm –COOH). Steroid saponin nhóm spirostan và furostan thuộc loại trung tính còn nhóm glicoancaloid thuộc loại kiềm. Đã có hơn 10 saponin được phân lập từ rễ gấc, trong đó không thể không nhắc đến các chất momordin thuộc nhóm saponin triterpenoid. Momordin là một trong những dưỡng chất có lợi cho cơ thể, không chỉ có trong rễ gấc mà còn có trong thành phần của hạt gấc và trái khổ qua. 10 COOH O O OH OH OH COOH Momordin Ib COOH O O OH O OH COOH O OH OH OH Momordin I Cả hai saponin này đều có trong thành phần của rễ gấc, đều có hoạt tính kháng mạnh vi khuẩn E.coli, B.subtillis và S.aureus. Ngoài ra, trong vô số các dưỡng chất chứa trong thành phần của trái khổ qua, momordin và charantin là 2 trong số các thành phần chính có tác dụng hạ đường máu và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường. Charantin là hỗn hợp của những glycosid steroid, bao gồm beta – sitosterol – beta – D – glucosid và 5,25 stigmadien – 3 – beta – ol – glycosid. [...]... 8,90 8,95 8,91 8,93 Nhận xét: Từ số liệu thu được nêu trên bảng 3.2 ta thấy: hàm lượng tro trong nhân hạt gấc thấp, trung bình là 8,9 % khối lượng của hạt Hạt gấc Tách bỏ vỏ cứng, nhân xay nhuyễn 3.3 Chiết tách acid momordic và momordin Xử lí momordin 3.3.1 Chiết tách acid momordic vànguyên liệu bằng phương pháp ngâm chiết 3.3.1.1 Sơ đồ quy trình Ngâm chiết trong metanol Dung dịch chiết Loại dung môi... 2.1: Cây gấc 32 Hình 2.2: Quả gấc Hình 2.3: Hạt gấc 3.2 Xác định độ ẩm và hàm lượng tro trong nhân hạt gấc 3.2.1 Xác định độ ẩm trong nhân hạt gấc Kết quả xác định độ ẩm trong nhân hạt gấc được trình bày ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Hàm lượng nước trong nhân hạt gấc Mẫu Nhân hạt gấc Stt mẫu Khối lượng mẫu trước khi sấy (g) Khối lượng mẫu sau khi sấy (g) Khối lượng nước trong mẫu (g) Độ ẩm (%) 1 2 3 4 5,0160 5,0033... vazơlin để dung môi không thất thoát trong quá trình chiết Đun cách thu bộ chiết trong vòng 16 giờ để quá trình chiết xảy ra triệt để Sau khi chiết xong, cho dung dịch chiết ra cốc, tiến hành đuổi dung môi Các bước tiếp theo tiến hành tương tự như ngâm chiết để tách chất phân tích ra khỏi hỗn hợp nhân hạt gấc 31 CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Thu nhận nguyên liệu Hạt gấc khô, già, vỏ ngoài cứng đen,... thông dụng - Dung môi phải được tách ra sau quá trình chiết bằng phương pháp đun nóng, chưng cất hoặc sấy Sau khi tách không để lại mùi vị lạ và làm bần sản phẩm 28 Qua tham khảo một số tài liệu chúng tôi đã chọn metanol làm dung môi chiết tách tinh dầu hạt gấc Từ tinh dầu hạt gấc, để chiết tách acid momordic và momordin chúng tôi đã chọn các dung môi nước, etylaxetat và butanol 2.1.3 Thiết bị, dụng... 0,3260 0,3053 0,3454 0,3104 6,5 6,1 6,9 6,2 Nhận xét: Từ số liệu thu được nêu trên bảng 3.1 ta thấy: Độ ẩm trong nhân hạt gấc thấp, trung bình là 6,4% khối lượng của hạt 3.2.2 Xác định hàm lượng tro trong nhân hạt gấc Kết quả xác định hàm lượng tro trong nhân hạt gấc được trình bày ở bảng 3.2 Bảng 3.2: Hàm lượng tro trong nhân hạt gấc 33 Mẫu Stt mẫu Nhân hạt gấc Khối lượng cốc (g) 1 2 3 4 34,0116 31,0088... phễu chiết, bếp cách thủy, bộ chiết Soxhlet, bộ chưng cất thường, máy cô đặc chân không… 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Tìm hiểu hạt gấc Bằng quan sát trong thực tế và tìm hiểu qua tài liệu tham khảo 2.2.2 Xác định độ ẩm, hàm lượng tro trong nhân hạt gấc 2.2.2.1 Xác định độ ẩm Cân khoảng 5 g nhân hạt gấc đã xử lí cho vào cốc sứ đã được sấy khô và biết khối lượng chính xác Cho cốc vào tủ sấy và sấy... dụng cụ 2.1.1 Nguyên liệu Hạt gấc thu nhận tại địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.1.2 Hóa chất Dung môi được dùng để hoà tan chiết tách acid momordic và momordin phải có một số đặc điểm sau: - Phải có tính hoà tan chọn lọc, hoà tan tốt các chất cần tách mà không được hoà tan hoặc hoà tan rất ít các chất khác không cần tách - Không tác dụng với các cấu tử của chất cần tách - Nếu chiết lỏng lỏng thì khối lượng... tính khối lượng nhân hạt gấc trước và sau khi sấy, khối lượng nước bay hơi Từ đó ta xác định độ ẩm nhân hạt gấc dựa vào công thức sau: ω= m0 − m1 100 m0 29 Trong đó, - : độ ẩm (%) - m0 : khối lượng của nhân hạt gấc trước khi sấy (g) - m1 : khối lượng của nhân hạt gấc sau khi sấy (g) 2.2.2.2 Xác định hàm lượng tro Cân khoảng 5g nhân hạt gấc đã được xử lí cho vào cốc sứ đã sấy khô và biết chính xác khối... loại gấc sau đây: - Gấc nếp trái to có vỏ mỏng nhiều hạt, vỏ trái có màu xanh gai to, it gai, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, bổ tái ra bên trong trái có màu đỏ tươi rất đậm - Gấc tẻ (gấc sẽ) trái nhỏ hoặc trung bình vỏ dày tương đối có ít hạt, gai nhọn, trái bổ ra bên trong có màu vàng nhạt và màng đỏ bao bọc hạt thường có màu đỏ nhạt hoặc màu hồng không được đỏ tươi đậm như gấc nếp Thời vụ trồng gấc. .. bên trong được giã nhỏ rồi đem đi xay nhuyễn Hình 3.1: Nhân hạt gấc xay nhuyễn • Ngâm chiết Nhân hạt gấc xay nhuyễn cho vào bình nón có nút nhám, được ngâm chiết trong metanol 3 lần, mỗi lần 3 ngày Sở dĩ ta phải ngâm chiết mà không tiến hành 35 chiết Soxhlet vì metanol là một dung môi rất độc, một lượng nhỏ xâm nhập vào cơ thể có thể gây mù loà, lượng lớn hơn có thể gây tử vong Sau mỗi lần chiết, nghiêng . 1 Nghiên cứu chiết tách Acid Momordic và Momordin trong hạt gấc thu nhận tại Đà Nẵng MỞ ĐẦU Gấc là thứ quả có nhiều ở Việt Nam. Nó thường được. hạt gấc chưa được các nhà khoa học quan tâm. Với ý tưởng cùng với lí do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Nghiên cứu chiết tách Acid Momordic và Momordin trong hạt gấc thu nhận tại Đà Nẵng . là: Tại sao chúng ta không chiết tách những dưỡng chất có trong hạt gấc để mở rộng hơn phạm vi ứng dụng của nó? 3 Cho đến nay ở nước ta, việc nghiên cứu chiết tách các dưỡng chất trong nhân hạt

Ngày đăng: 18/01/2015, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan