Rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh

29 2.4K 4
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào con người cũng phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ quá trình giao tiếp; hay nói cách khác, giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người đúng như C.Mác đã từng nói : “ Nhu cầu vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người là nhu cầu tiếp xúc giữa người này với người khác. Nhu cầu này không ngang hàng với các nhu cầu khác. Sự phát triển của nó trong mỗi con người chính là điều kiện làm cho con người trưởng thành” 4.Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh với người khác, với chuẩn mực xã hội. Như vậy, giao tiếp không chỉ là điều kiện để con người tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình.Đối với nghề dạy học, giao tiếp là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực của người giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Hoạt động này sẽ mất hết ý nghĩa nếu không có giao tiếp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sư phạm, để khi bước vào nghề họ nhanh chóng thích ứng với công việc, sẵn sàng giải quyết ngay được những tình huống trong giao tiếp sư phạm. Nhà trường sư phạm là nơi thực hiện nhiệm vụ này.Ở trường CĐSP Bắc Ninh , nơi đào tạo giáo viên cho các trường tiểu học và THPT mới chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn và rèn luyện các kĩ năng sư phạm nói chung, còn kĩ năng giao tiếp sư phạm cho người giáo viên tương lai nói riêng chưa được coi trọng; hoặc nếu có thì cũng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp hệ thống lí thuyết, mang tính chất hình thức, chưa thường xuyên và liên tục, sinh viên có rất ít cơ hội để rèn luyện giao tiếp sư phạm trong thực tế. Bên cạnh đó, do vốn kinh nghiệm sống của sinh viên còn quá ít, thiếu cơ hội tiếp xúc với cuộc sống thực của nhà trường phổ thông, nhu cầu giao tiếp hạn chế...cũng khiến cho việc rèn luyện giao tiếp sư phạm gặp nhiều khó khăn.

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cho dù sống trong bất kì hoàn cảnh nào con người cũng phải tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Các mối quan hệ này được hình thành nhờ quá trình giao tiếp; hay nói cách khác, giao tiếp là điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong đời sống của mỗi con người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản xuất hiện sớm nhất của con người đúng như C.Mác đã từng nói : “ Nhu cầu vĩ đại nhất, phong phú nhất của con người là nhu cầu tiếp xúc giữa người này với người khác. Nhu cầu này không ngang hàng với các nhu cầu khác. Sự phát triển của nó trong mỗi con người chính là điều kiện làm cho con người trưởng thành” [4].Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh với người khác, với chuẩn mực xã hội. Như vậy, giao tiếp không chỉ là điều kiện để con người tồn tại mà còn để con người hình thành và phát triển nhân cách bản thân mình. Đối với nghề dạy học, giao tiếp là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực của người giáo viên. Giao tiếp là phương thức, công cụ cơ bản nhất để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục. Hoạt động này sẽ mất hết ý nghĩa nếu không có giao tiếp giữa nhà giáo dục và người được giáo dục. Do đó, vấn đề đặt ra đối với nhiệm vụ đào tạo nghề sư phạm là mỗi sinh viên phải được chuẩn bị và chủ động tự chuẩn bị cho mình về năng lực giao tiếp sư phạm, để khi bước vào nghề họ nhanh chóng thích ứng với công việc, sẵn sàng giải quyết ngay được những tình huống trong giao tiếp sư phạm. Nhà trường sư phạm là nơi thực hiện nhiệm vụ này. Ở trường CĐSP Bắc Ninh , nơi đào tạo giáo viên cho các trường tiểu học và THPT mới chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn và rèn luyện các kĩ năng sư phạm nói chung, còn kĩ năng giao tiếp sư phạm cho người giáo viên tương lai nói riêng chưa được coi trọng; hoặc nếu có thì cũng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp hệ 1 thống lí thuyết, mang tính chất hình thức, chưa thường xuyên và liên tục, sinh viên có rất ít cơ hội để rèn luyện giao tiếp sư phạm trong thực tế. Bên cạnh đó, do vốn kinh nghiệm sống của sinh viên còn quá ít, thiếu cơ hội tiếp xúc với cuộc sống thực của nhà trường phổ thông, nhu cầu giao tiếp hạn chế cũng khiến cho việc rèn luyện giao tiếp sư phạm gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh – TP. Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng chương trình ngoại khóa rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên nhằm giúp họ có kỹ năng giao tiếp sư phạm cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên sư phạm tại trường CĐSP Bắc Ninh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu : Việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên 3.2. Khách thể nghiên cứu : Hoạt động ngoại khóa của sinh viên ở trường CĐSP Bắc Ninh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên. 4.2 Nghiên cứu thực trạng giao tiếp sư phạm và việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 4.3 Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu. 5.1 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc xây dựng chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh 2 5.2 Địa bàn nghiên cứu : Trường CĐSP Bắc Ninh – TP.Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Ninh. 6. Phương pháp nghiên cứu. 6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận : Đọc và khái quát các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến kĩ năng giao tiếp sư phạm để xây dựng cơ sở lý lận cho đề tài. 6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Để khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh, chúng tôi xây dựng phiếu hỏi bao gồm các câu hỏi đóng và mở liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trong quá trình học tập tại trường và trong quá trình thực tập ở trường phổ thông. - Phương pháp thực nghiệm tình huống: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm chương trình rèn luyện giao tiếp sư phạm nhằm kiểm tra lại chất lượng của chương trình, đồng thời đóng góp, bổ sung những điểm còn thiếu sót để chương trình thên hoàn thiện. 6.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học : Để xử lý các số liệu thu được, nhằm đưa ra được các kết luận chính xác, khách quan cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê trong toán học (tính %). 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN 1.1 Một số vấn đề về giao tiếp 1.1.1 Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp bao gồm nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lí của nó. Song tựu chung lại, các định nghĩa của các tác giả đều có những điểm chung đó là: Giao tiếp là quá trình tác động qua lại trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, nhận thức lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp. Đồng thời cũng có thể nêu lên những đặc trưng cơ bản của giao tiếp như sau: - Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được nội dung hình thức và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. Nhờ có đặc trưng này chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của giao tiếp. - Dù mang mục đích gì đi chăng nữa, thì giao tiếp đều diễn ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan và nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Nhờ đặc trưng này mà họ là thành viên tích cực. Cũng nhờ đặc trưng này xã hội mới thực chất hòa nhập mỗi cá nhân vào các hoạt động của nhóm, cộng đồng. - Giao tiếp bao giờ cũng dẫn đến nhận thức, hiểu biết lẫn nhau. Sự nhận thức, hiểu biết lẫn nhau vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của giao tiếp, nó rút ngắn thời gian và đẩy nhanh tốc độ giao tiếp. - Giao tiếp là thể hiện mối quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội. Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. Con người vừa là thành viên tích cực của các quan hệ xã hội, vừa là chủ thể của hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó. 4 - Giao tiếp có nội dung xã hội rất cụ thể được thực hiện trong một hoàn cảnh xã hội nhất định, nghĩa là giao tiếp được tiến hành trong một thời gian và các điều kiện cụ thể. - Dù ở bất kì loại hình giao tiếp nào, nội dung giao tiếp gì thì quá trình giao tiếp đều do cá nhân thực hiện. Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể, vừa là khách thể của giao tiếp. 1.1.2 Chức năng của giao tiếp Giao tiếp có ba chức năng cơ bản sau: - Chức năng thông tin: Thông báo, truyền tin hai chiều: chủ thể - đối tượng giao tiếp. - Chức năng điều khiển: Các chủ thể giao tiếp phối hợp hành động, điều chỉnh hành động của mình một cách hợp lý để đạt được mục đích của hoạt động cùng nhau. - Chức năng giáo dục phát triển nhân cách: Nhờ giao tiếp mà con người lĩnh hội được kinh nghiệm xã hội, biến kinh nghiệm đó thành kinh nghiệm riêng của cá nhân và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Ba chức năng này của giao tiếp luôn luôn liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó, hỗ trợ cho nhau nhằm làm cho quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. 1.1.3 Các hình thức giao tiếp a. Nếu căn cứ vào phương thức giao tiếp thì giao tiếp được chia thành hai hình thức: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp b. Nếu căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động, người ta chia ra hai hình thức: giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức. c. Căn cứ vào mục đích giao tiếp ba hình thức: Giao tiếp định hướng xã hội, hình thức giao tiếp định hướng nhóm, giao tiếp định hướng cá nhân. 5 1.2 Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm 1.2.1 Khái niệm giao tiếp sư phạm Giao tiếp sư phạm là sự tác động qua lại giữa thầy và trò. Sự tác động qua lại đó có mặt thông tin của nó – thầy thông báo cho trò những thông tin xác định. Sự giao tiếp này cũng là sự tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh (mặt tổ chức ). Ngoài ra nó không tránh khỏi sự tác động giáo dục đến học sinh (mặt giáo dục). Bởi vậy, thầy giáo cần phải suy nghĩ cả về tính chất của thông tin lẫn hình thức biểu đạt của thông tin đó. Họ phải suy nghĩ về tính chất và sức mạnh của tác động tổ chức, phải luôn nhớ rằng mỗi hành động giao tiếp bằng cách này hay cách khác đều có tác động giáo dục. Giao tiếp sư phạm không chỉ là điều kiện cơ bản và tất yếu của hoạt động sư phạm mà giao tiếp sư phạm còn là tác động sư phạm, là công cụ, phương tiện để thực hiện mục đích sư phạm. Trong quá trình sư phạm, giao tiếp sư phạm đóng vai trò vừa là yếu tố kích thích hoạt động, tạo bầu không khí cho hoạt động, vừa là gốc hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Thông quá trình giao tiếp sư phạm, học sinh một mặt lĩnh hội một cách đầy đủ các kinh nghiệm xã hội, mặt khác phát triển mạnh mẽ các xúc cảm, tình cảm, hình thành nên những nét điển hình độc đáo của nhân cách bản thân. Giao tiếp sư phạm là một quá trình tiếp xúc tâm lý, trong đó diễn ra sự trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, nhận thức, tác động qua lại lẫn nhau nhằm thiết lập nên những mối quan hệ giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục, giữa nhà giáo dục với các lực lượng giáo dục, giữa các đối tượng giáo dục với nhau nhằm đạt được mục đích giáo dục. Giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng, nó có thể là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, có thể là điều kiện xã hội – tâm lý bảo đảm quá trình giáo dục, có thể là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò. Tóm lại, giao tiếp sư phạm giúp hoạt động sư phạm thực hiện các mục tiêu chính: Giảng dạy, giáo dục và phát triển nhân cách. Giao tiếp sư phạm thường được thực hiện dưới những hình thức sau: 6 - Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên với cá nhân học sinh - Giao tiếp giữa cá nhân giáo viên với nhóm hay tập thể học sinh - Giao tiếp giữa cá nhân học sinh với nhóm - Giao tiếp giữa cá nhân học sinh với nhau Như vậy: Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lý có tính nghề nghiệp giữa giáo viên với học sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. 1.2.2 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm Các nhà tâm lý học Xô viết A.A. Bôddalov, V.A.Cancalic, N.V.Cudơmina, A.A.Lêônchiep chia giao tiếp sư phạm thành 4 giai đoạn như sau: + Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp. + Giai đoạn mở đầu của quá trình giao tiếp. + Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh và phát triển quá trình giao tiếp. + Giai đoạn kết thúc giao tiếp và phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện. 1.2.3 Nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm Một số nguyên tắc chung nhất cho quá trình giao tiếp sư phạm: - Tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp - Có niềm tin trong giao tiếp sư phạm - Nguyên tắc vô tư, không vụ lợi trong giao tiếp sư phạm - Nguyên tắc đồng cảm trong giao tiếp sư phạm 1.3 Một số vấn đề về kỹ năng giao tiếp sư phạm 1.3.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm Hiện nay trong tâm lý học có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng giao tiếp sư phạm. Song thực chất vấn đề kỹ năng giao tiếp sư phạm là kỹ năng giao tiếp được vận dụng vào quá trình tiếp xúc giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động giảng dạy và giáo dục. Đó là sự phối hợp rất phức tạp của các thao tác cử chỉ, điệu bộ, sự vận động của cơ mặt, ánh mắt, nụ cười cùng với ngôn ngữ của giáo viên nhằm đạt được mục đích giáo dục. Sự phối hợp hài hòa các vận động 7 phải mang một ý nghĩa tâm lý nhất định, phù hợp với những mục đích, nội dung và nhiệm vụ giao tiếp cần đạt được. Kỹ năng giao tiếp sư phạm là một bộ phận cấu thành nên hành động giao tiếp sư phạm – đó là hành động giao tiếp giữa giáo viên và học sinh trong hoạt động sư phạm nhằm thực hiện mục đích sư phạm là truyền thụ kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau, hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. 1.3.2 Các loại kỹ năng giao tiếp sư phạm Căn cứ vào bản chất, chức năng và biểu hiện người ta chia kỹ năng giao tiếp sư phạm thành 3 nhóm như sau: - Nhóm kỹ năng định hướng - Nhím kỹ năng định vị - Nhóm kỹ năng điều khiển quá trình giao tiếp. Ba nhóm kỹ năng này thống nhất trong một pha giao tiếp. Sự định hướng nhanh chóng giúp cho định vị có kết quả và điều khiển tốt quá trình giao tiếp chỉ dựa trên cơ sở định hướng và định vị. 1.4 Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm đối với sinh viên Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm thường xuyên sẽ giúp sinh viên (mà sau này sẽ là những giáo viên) không bị lúng túng, bị động khi ra công tác tại cơ sở. Đồng thời, khi đã có kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt thì việc truyền thụ tri thức và giáo dục đạo đức cho học sinh sẽ trở nên thuận lợi hơn; việc thiết lập mối quan hệ giữa giáo viên – học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn. Đối với bản thân sinh viên (sau này là những người giáo viên), việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm thành thục, nhuần nhuyễn sẽ giúp họ giao tiếp, ứng xử thành công trong cuộc sống hằng ngày, giúp học phát triển quan hệ tích cực với những người xung quanh và phát triển nhân cách toàn diện cho bản thân, là tấm gương sáng trong cách cư xử cho mọi người cùng noi theo. Muốn có được kỹ năng giao tiếp sư phạm tốt thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường, nhà trường sư phạm cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để sinh 8 viên được rèn luyện khả năng giao tiếp sư phạm. Bên cạnh đó, bản thân mối sinh viên cũng cần phải xác định được ý nghĩa của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp với chính bản thân mình, lập kế hoạch để rèn luyện thường xuyên nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kết luận chương I Vấn đề giao tiếp từ xưa đến nay đã được rất nhiều các nhà tâm lý – giáo dục học ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Đã có rất nhều đề tài đi sâu nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của sinh viên nói chung và sinh viên khối trường sư phạm nói riêng nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về xây dựng chương trình rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên. Trong chương thứ nhất của đề tài, tác giả đã trình bày một số vấn đề liên quan làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Đó là các vấn đề xoay quanh giao tiếp, giao tiếp sư phạm và kĩ năng giao tiếp sư phạm. Qua những gì đã trình bày ở trên có thể thấy việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên khối trường sư phạm có vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, trong những chương tiếp theo của đề tài sẽ được dành để làm rõ cơ sở thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm và thiết kế chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 9 CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH 2.1 Một số vấn đề về trường CĐSP Bắc Ninh Trường CĐSP Bắc Ninh được thành lập ngày 24/6/1998, trường đóng trên địa bàn Khu 10, Đại Phúc, TP.Bắc Ninh. Sau gần 13 năm thành lập, đến nay số lượng CBGV của nhà trường đã tăng lên là 145 người, trong đó có trình độ cao chiếm 60% với 01 Tiến sĩ, 03 nghiên cứu sinh, 57 thạc sĩ. Hiện nay toàn trường có trên 60 lớp đào tạo chính quy với gần 3000 học sinh, sinh viên trình độ Cao đẳng và THCN. Mục tiêu đào tạo của nhà trường là nhằm đào tạo người học có phẩm chất cơ bản của người giáo viên, thấm nhuần Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu CNXH, yêu nghề, yêu học sinh, có ý thức trách nhiệm xã hội, có đạo đức tác phong của người thầy giáo, có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, vươn lên đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp. Trong những năm học vừa qua, nhà trường không chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn, giúp sinh viên có tay nghề vững chắc khi ra trường, nhà trường cũng đã xây dựng và triển khai một số chương trình đào tạo bổ trợ cho sinh viên, trong đó có chương trình nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm song nội dung và hình thức rèn luyện vẫn chưa phát huy được hết khả năng của sinh viên. Nhiệm vụ đặt ra cho quá trình đào tạo của nhà trường đối với nhiệm vụ này là cần có một chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên thường xuyên, liên tục và đạt được hiệu quả cao. 2.2 Một vài nét về sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh Trường CĐSP Bắc Ninh hàng năm tuyển sinh với 2 đối tượng: sinh viên trong tỉnh và ngoài tỉnh trong đó sinh viên trong tỉnh chiếm phần đông. Sinh viên của trường đến từ nhiều huyện (thị xã) khác nhau của Tỉnh như: Yên Phong, Từ Sơn, Thuận thành Phần lớn các em đều xuất thân từ các vùng quê làm nông 10 [...]... dồi, rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của các em là rất lớn Đây chính là cơ sở thực tiễn để chúng tôi bắt tay vào xây dựng chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho các em 2.3 Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh chúng tôi tiến hành khảo sát trên 165 sinh. .. viên gặp khó khăn trong rèn luyện giao tiếp sư phạm tập trung chủ yếu ở ba nguyên nhân sau: - Do nhà trường chưa có chương trình cụ thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên - Do bản thân sinh viên chưa tích cực rèn luyện thường xuyên để nâng cao khả năng giao tiếp sư phạm - Do khả năng của bản thân còn hạn chế 2.3.5 Nhu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên Chúng tôi đưa ra... tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh: Như đã khảo sát thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên ở trên có thể thấy kỹ năng này của sinh viên còn rất thấp, chưa đảm bảo yêu cầu, mục tiêu đào tạo của nhà trường 3.2 Chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm 3.2.1 Những vấn đề cơ bản của chương trình Thời gian thực hiện: 20 tiết (trong 1 tuần) Đối tượng rèn luyện: Sinh. .. ngoại khóa rèn luyện các kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao tiếp sư phạm nói riêng thì chưa được nhà trường quan tâm, điều này lại 13 nằm trong khả năng của chúng tôi và đó là động lực thúc đẩy chúng tôi xây dựng chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên KẾT LUẬN CHƯƠNG II Qua phân tích thực tiễn như trên có thể thấy kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh mới... luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm có hiệu quả 3.2.2 Nội dung chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên 3.2.2.1 Kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp * Thời gian: 4 tiết * Mục tiêu: - Về kiến thức: Nắm vững các tiêu chí lập kế hoạch cho một cuộc giao tiếp cụ thể 16 - Về kỹ năng: Sinh viên tự lập kế hoạch giao tiếp cho một giờ lên lớp cụ thể - Về thái độ: Sinh viên chủ động, tích cực rèn luyện. .. tình trạng này là do nhà trường sư phạm chưa thực sự quan tâm đầu tư cho việc rèn luyện của sinh viên, bên cạnh đó sinh viên cũng chưa thực sự tích cực rèn luyện bản thân để nâng cao kỹ năng giao tiếp sư phạm cho bản thân Yêu cầu cấp bách đặt ra lúc này là cần xây dựng một chương trình hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên để họ có thể giao tiếp đạt hiệu quả cao 14... nhằm rèn luyện các kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên Do điều kiện và thời gian có hạn chúng tôi thử nghiệm hai kỹ năng cơ bản đó là: kỹ năng lập kế hoạch giao tiếp và kỹ năng diễn đạt 3.3 Thử nghiệm sư phạm 3.3.1 Khái quát về quá trình thử nghiệm a Mục đích thử nghiệm 21 Thử nghiệm nhằm kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc. .. luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm để thử nghiệm và đã thu được những kết quả bước đầu hết sức khả quan Chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên đã thu hút được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên Chương trình này thực sự đáp ứng được nhu cầu rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên, trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng nghề... trong giao tiếp sư phạm * Thời gian: 3 tiết * Mục tiêu: - Về kiến thức: Sinh viên hiểu và nắm vững cách thể hiện đồng cảm với học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm 20 - Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng đồng cảm với học sinh để giao tiếp đạt hiệu quả cao - Về thái độ: Sinh viên tích cực tìm hiểu, rèn luyện cách đồng cảm với học sinh khi giao tiếp sư phạm * Nội dung kỹ năng Để có khả năng đồng cảm... Sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh Mục tiêu chương trình: 1 Về kiến thức: - Sinh viên hiểu rõ ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp sư phạm đối trong hoạt động nghề nghiệp - Sinh viên nắm vững những tiêu chí cần thiết để giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả cao 2 Về kỹ năng: Sinh viên vận dụng các kỹ năng vào quá trình dạy học và giáo dục học sinh đạt được hiệu quả cao 3 Về thái độ: Sinh viên chủ động, tích cực rèn luyện . việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 4.3 Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 5 em. 2.3 Thực trạng rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh chúng tôi. kỹ năng giao tiếp sư phạm và thiết kế chương trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm cho sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh. 9 CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM

Ngày đăng: 17/01/2015, 11:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I: MỞ ĐẦU

  • PHẦN II: NỘI DUNG

  • CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN

    • 1.1 Một số vấn đề về giao tiếp

    • 1.1.1 Khái niệm giao tiếp

    • 1.1.2 Chức năng của giao tiếp

    • 1.1.3 Các hình thức giao tiếp

    • 1.2 Một số vấn đề về giao tiếp sư phạm

      • 1.2.1 Khái niệm giao tiếp sư phạm

      • 1.2.2 Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm

      • 1.2.3 Nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm

      • 1.3 Một số vấn đề về kỹ năng giao tiếp sư phạm

        • 1.3.1 Khái niệm kỹ năng giao tiếp sư phạm

        • 1.3.2 Các loại kỹ năng giao tiếp sư phạm

        • 1.4 Ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp sư phạm đối với sinh viên

        • CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CĐSP BẮC NINH

        • Để tìm hiểu thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên trường CĐSP Bắc Ninh chúng tôi tiến hành khảo sát trên 165 sinh viên thuộc 4 khoa: Tiểu học, Ngoại ngữ, Xã hội và Tự nhiên thuộc năm thứ hai và năm thứ ba.

        • 2.3.4 Nguyên nhân gây khó khăn cho việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan