01 đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa của người dân bắc ninh

22 3.5K 5
01 đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa của người dân bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đây là bộ đề tài nhằm phục vụ cho sinh Viên Học ngành Âm nhạc nộp thi môn Đề tài Âm nhạc.Đề tài đã soạn đầy đủ nội dung.Chỉ cần tải về thay tên Sinh Viên rồi nộp thi môn đề tài.Ngoài ra đề tài này còn đáp ứng được nhu cầu của các thầy cô giáo làm sáng kiến kinh nghiệm, hay đề tài để đăng kí chiến sĩ thi đua, giáo viên dạy giỏi các cấp.

NGHỆ THUẬT HÁT QUAN HỌ XỨ KINH BẮC ( TỈNH BẮC NINH ) Bố cục của đề tài nghiên cứu: A. Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Đối tượng nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu B. Phần Nội Dung: Chương I: Sơ lược về Dân ca Quan Họ 1.1. Kinh Bắc- chiếc nôi của Quan họ. Quan 1.2. Nguồn gốc của Dân ca Quan Họ. 1.3. Văn hóa Quan họ được hình thành dựa trên các yếu tố Văn hóa – Nghệ thuật dân gian. 1.4. Dân ca Quan họ với các lễ hội truyền thống. Chương II: Giá trị tư tưởng của lời ca 2. Đôi nét về lời ca 2.1. Giá trị tư tưởng của lời ca 2.2. Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ 2.2.1. Sự mộc mạc và trau chuốt của các làn điệu Dân ca Quan họ. 2.2.2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng trong thơ ca. 2.2.3. Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự trừu tượng, sự hàm ý phong phú, sâu rộng của lời ca. A. Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Đoàn Dân ca Quan họ ra đời 1969 và ngày càng trưởng thành đến ngày 14/07/1994 UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định thành lập trung tâm văn hóa Quan họ. Ngày 10/05/1995 tổ chức lễ ra mắt trung tâm văn hóa Quan họ và đi vào hoạt động. Đó là một sự nghiệp mới hết sức có ý nghĩa đối với sự nghiệp chấn hưng văn hóa Quan họ. Quê hương ấy vậy là một vùng đất rộng lớn, phía Bắc sông Hồng, nằm trong vùng văn hoá, văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình, giáp ranh với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Quảng Ninh ngày nay. Cư dân Hà Bắc có truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động cho nên đến thế kỷ XI cùng với sự ra đời của Đại Việt triều Lý, Kinh Bắc đã trở thành một vùng kinh tế mạnh của đất nước, làm nền cho sự phát triển mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội Hàng nghìn năm, trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con người Kinh Bắc được lịch sử cả nước giao cho trọng trách là "đất phên dậu phía Bắc của Thăng Long". Chính thế đứng và trọng trách lịch sử ấy đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng, mưu lược, quyết chiến thắng của người dân Bắc ninh Bắc giang để họ viết nên những trang sử vàng chói lọi về lịch sử chống ngoại xâm. Chính những phẩm chất, tình cảm cao quý này sẽ chi phối mọi sáng tạo của người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, trong đó, có Quan họ. 1.2. Theo dòng chảy của thời gian, hiện nay dân ca quan họ vẩn là loại hình sinh hoạt gắn liền, gần gũi và quan trọng ở Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Bên cạnh các đoàn nghệ thuật quan họ chuyên nghiệp còn có 100% các làng của tỉnh Bắc Ninh đều có câu lạc bộ hát quan họ. Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về sự tồn tại phát triển của dân ca quan họ, thì dân ca quan họ vẫn còn hiện tượng dị bản, các nghệ nhân ngày một già đi trong khi đó giới trẻ ngày nay thiếu nhiệt huyết đam mê lại muốn quay lưng lại với dân ca quan họ và đi theo các loại âm nhạc thị trường hiện 2 nay. Đã xuất hiện một số bất cập trong loại văn hóa này như: hát quan họ trên sân khấu có dàn nhạc đệm, và thể hiện phong cách xa lạ so với lối hát truyền thống. “Quan họ chèo” là hát quan họ giống hát chèo. “Quan họ tây” hát như người nước ngoài nói tiếng việt nhưng không rõ âm, chuẩn tiếng mà chỉ lơ lớ. Những năm gần đây lại có thêm khái niệm “Quan họ nhà hàng” là những hình thức hát quan họ phục vụ trong các nhà hàng, trong các bữa tiệc… nhửng kiểu hát này đang làm mờ dần đi phong cách và tính truyền thống của dân ca quan họ. Tất cả những điều đó đang có tác động không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của một loại hình nghệ thuật mang đậm bản sắc một vùng xứ Kinh Bắc. Sự biến dạng từ quan họ gốc đến quan họ hiện đại là điều khó tránh khỏi. Vấn đề quan trọng là cần nhận thức rạch ròi các khái niệm, xác định chính xác hình thức nào cần bảo tồn và hình thức nào được phép cải tiến phát huy. Đã có rất nhiều bài viết và công trình nghiên cứu dân ca quan họ, đánh giá những giá trị đóng góp của loại hình nghệ thuật đặc sắc, độc đáo này như: 1. Nguyễn Văn Phú, Lưu Hữu Phước, Nguyễn Viêm, Tú Ngọc, Dân ca quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa - Viện Văn học, Hà Nội, 1962. 2. Nhiều tác giả, Một số vấn đề về dân ca quan họ, Ty Văn hóa Hà Bắc, 1972. 3. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý, Quan họ - Nguồn gốc và quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 4. Trần Linh Quý, Hồng Thao, Tìm hiểu dân ca Quan họ Bắc Ninh, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. 5. Nhiều tác giả, Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Ninh, 2000. 6. Tư liệu điền dã của tác giả năm 1992, 1997, 2006. Hồng Thao, 300 bài dân ca quan họ Bắc Ninh, Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2002. Các tác phẩm trên đã đi sâu vào nghiên cứu âm nhạc trong dân ca quan họ hoặc chỉ coi sự hình thành và phát triển của nghệ thuật hát quan họ như một yếu tố, môt tiền đề cho sự hình thành một loại hình nghệ thuật khác… Song nghiên cứu dân ca quan họ từ một góc độ một loại hình nghệ thuật hát trong đời sống văn hóa của người dân để từ đó gợi mở những giải pháp thích 3 hơp. Để phát huy tốt vốn di sản văn hóa đặc sắc này, cần phải có những khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của nghệ thuật hát quan họ. 2. Mục đích nghiên cứu. Tìm hiểu lịch sử và phát triển của dân ca quan họ ở Đồng bằng Bắc Bộ nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng, để nhận thấy nét độc đáo, đặc sắc của một loại nghệ thuật mang tính chất rất rõ nét về văn hóa vùng miền nơi đây. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Tìm hiểu thực trạng trong nghệ thuật hát quan họ ở xứ Kinh Bắc, nhằm đưa ra hường giải pháp để dân ca quan họ trở thành hoạt động có ý thức trong đời sồng văn hóa cộng đồng, đồng thời góp phần vào việc bảo tồn, phát triển hơn loại hình nghệ thuật này, tự hào hơn với vốn di sản văn hóa độc đáo của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, khẳng định hơn nữa vai trò của Dân ca Quan họ trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong nước, quốc tế. 4. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài có tên: “ Nghệ thuật hát Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh” cho nên đối tượng nghiên cứu sẽ là các yếu tố lịch sử, văn hóa – xã hội và thực trạng của dân ca Quan họ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. 5. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu nghệ thuật hát Quan họ trong mối quan hệ văn hóa – xã hội mà con người là chủ thể sáng tạo, cho nên các tài liệu mang tính lịch sử, văn hóa – xã hội, nghệ thuật cũng được tham khảo và sử dụng, và tham khảo thêm một số tài liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được xuất bản, nghiệm thu và công bố. 6. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống văn hóa của người dân Bắc Ninh. Đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, sưu tầm tư liệu, tóm tắt, trích lược, phê phán,các sách báo xuất bản hoặc chưa xuất bản có liên quan để phục vụ cho việc nghiên cứu. 4 B. PHẦN NỘI DUNG Chương I: Lược sử về dân ca Quan họ 1.1 Kinh Bắc nơi khơi nguồn văn hóa Quan họ Kinh Bắc là một trong những vùng văn hóa lâu đời và phát triển nhất của người Việt ở vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng (chủ yếu là đất Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay). Đây là một trong những trung tâm của nền văn minh Việt cổ. Cũng trên mảnh đất này, những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại về Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương Cùng với huyền thoại truyền thuyết là các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên Du Thành cổ Luy Lâu ở xã Thanh Khương (Dâu) với các di tích dinh thự, phố chợ, đền đài, chùa tháp nguy nga còn lại của trung tâm chính trị, kinh tế thương mại, trung tâm Phật giáo và Nho giáo của nước ta trong thiên niên kỷ đầu công nguyên. Bắc Ninh nổi tiếng với các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan; Các di tích lịch sử, như: đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng Địa danh Kinh Bắc đã được nói đến từ lâu với cái tên: Bắc Giang Lộ hay Kinh Bắc Lộ, Bắc Giang thừa tuyên hay Kinh Bắc thừa tuyên, Kinh Bắc trấn và cái tên Bắc Ninh (ước muốn yên bình cho một vùng đất quan trọng phía Bắc Tổ quốc nằm xa kinh thành Huế) do vua Minh Mạng đổi tên năm 1822. Vùng đất có độ tuổi hàng nghìn năm này là nơi giao lưu của các luồng văn hóa lớn được du nhập từ Trung Hoa, Ấn Độ Vì lẽ đó, văn hóa Kinh Bắc mang nhiều nét “cung đình”, là một vùng văn hóa ít bị đứt gãy về mặt thời gian nên các yếu tố văn hóa dân gian còn lưu lại đến ngày nay ít nhiều đều được thừa hưởng nét văn hóa truyền thống. Đây chính là sự minh chứng hùng hồn cho sự phong phú đa dạng và tiêu biểu hơn bất cứ địa phương nào trên mảnh đất Việt ngàn năm văn hiến “Bắc Ninh là cái nôi phát sinh của người Việt và văn hóa Việt” . Kinh Bắc còn là nơi khơi nguồn văn 5 hóa Quan họ. Nói đến Quan họ là nói đến nền văn hoá tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa nghệ thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những nguyện vọng, những khao khát của con người xứ Bắc từ nhiều đời đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa - xã hội. Nền văn hóa Quan họ là do các lối chơi quan họ của cộng đồng xây dựng nên, luôn luôn được cộng đồng sàng lọc trong dòng chảy lịch sử. Việc khôi phục và bảo tồn những tinh hoa nhất, bản sắc độc đáo, đậm đà nhất trong nền văn hóa quan họ là phải khôi phục và bảo tồn kho tàng bài bản của quan họ, cách hát và kỹ thuật hát quan họ (quan họ cổ) và cuối cùng là lối chơi quan họ. Làng Viêm Xá (làng Diềm), huyện Yên Phong có đền thờ vua Bà. Truyền rằng, Vua Bà chính là người đã sáng tác ra các làn điệu dân ca quan họ đầy tình tứ và quyến rũ. Nét đặc trưng, độc đáo nhất của làng Diềm chính là “nghề chơi” quan họ với nghệ thuật và phong cách hát quan họ vừa cổ xưa, vừa độc đáo, vừa phong phú, điêu luyện. Trong số 49 làng Quan họ, làng Diềm còn duy trì được đội quan họ đông tới hàng trăm người, đủ các thế hệ liền anh liền chị. Từng bọn Quan họ, mỗi nhóm liền anh, liền chị khi gặp gỡ có thể cất giọng hát tuỳ theo nhu cầu, tâm trạng cảm xúc. Việc truyền dạy hát quan họ được quan tâm ngay trong gia đình, không phụ thuộc, hay chờ đợi việc tổ chức lớp học. Chính “cái nôi” văn hóa này là nơi sản sinh ra văn hóa Quan họ với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, đằm thắm; hình thức tổ chức sinh hoạt văn hóa mang tính chất dân gian, nhưng lại nghiêm ngặt, khắt khe đòi hỏi người chơi am tường tiêu chuẩn, tuân theo lề luật. Văn hóa Quan họ là một di sản văn hóa quý giá không của riêng vùng Kinh Bắc biểu hiện những quan niệm đẹp đẽ, trong sáng, chất phác của người dân lao động sống trên mảnh đất Kinh Bắc xưa và nay. Tất cả hợp lại mảnh đất tốt để dân ca quan họ, hay nói rộng hơn là những sinh hoạt văn hóa Quan họ ra đời và phát triển. 6 1.2 Nguồn gốc của Dân ca Quan Họ : Khi cắt nghĩa "Quan họ", nhiều người dùng lối phân tích ngữ nghĩa từ đơn, tách thành hai từ rồi lý giải nghĩa đen về mặt từ nguyên của "quan" và của "họ". Điều này dẫn đến những kiến giải về Quan họ xuất phát từ "âm nhạc cung đình" (nhạc của tầng lớp quan lại), hay gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Tuy nhiên cách lý giải này đã bỏ qua những thành tố của không gian sinh hoạt văn hóa quan họ như hình thức sinh hoạt (nghi thức các phường kết họ khiến anh hai, chị hai suốt đời chỉ là bạn, không thể kết thành duyên vợ chồng), diễn xướng, cách thức tổ chức và giao lưu, lối sử dụng từ ngữ đối nhau về nghĩa và thanh điệu trong sinh hoạt văn hóa đối đáp dân gian. Một số quan điểm lại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ những nghi lễ tôn giáo dân mang yếu tố phồn thực chứ không phải Quan họ có nguồn gốc từ âm nhạc cung đình, hoặc có quan điểm nhận định diễn tiến của hình thức sinh hoạt văn hóa "chơi Quan họ" bắt nguồn từ nghi lễ tôn giáo dân gian qua cung đình rồi trở lại với dân gian. Nhận định khác dựa trên phân tích ngữ nghĩa từ ngữ trong các làn điệu và không gian diễn xướng lại cho rằng Quan họ là "quan hệ" của một nhóm những người yêu quan họ ở vùng Kinh Bắc.Tuy vậy vẫn chưa có quan điểm nào được đa số các học giả chấp nhận. 1.3 Văn hóa Quan họ là tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa, nghệ thuật dân gian Dân ca quan họ: Từ xa xưa dân ca quan họ đã là món ăn tinh thần, một nét sinh hoạt văn hóa đẹp của người dân Kinh Bắc. Đây là những làn điệu dân ca đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ - thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Có ít nhất 300 bài (giai điệu) quan họ đã được ký âm (ghi âm bằng ký hiệu âm nhạc trên giấy), gồm những đoạn thơ, bài thơ chủ yếu là thể lục bá do các nghệ nhân quan họ truyền thống bàn giao cho các nhà sưu tầm lưu giữ cho đến hôm nay. Ngày nay, dân ca quan họ đã 7 phát triển và hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn. Người vùng Kinh Bắc, từ già đến trẻ ai cũng hát được một vài làn điệu quan họ. Người chơi quan họ sành điệu không chỉ hát hay, hát được nhiều làn điệu mà phải hát được nhiều bài lời cổ. Người Kinh Bắc hát dân ca quan họ, chơi quan họ không những trong dịp lễ hội mà cả trong khi lao động, trong các đám giỗ chạp Mỗi khi lễ hội mùa xuân, các làn điệu quan họ với những câu hát trữ tình làm say đắm lòng người quan họ và khách thập phương ngân lên trong không gian văn hoá quan họ. Quá trình hình thành lời ca, làn điệu quan họ gắn liền với quá trình phát triển của đời sống xã hội nhằm nâng cao và tôn vinh các mối quan hệ cộng đồng và giao lưu văn hóa. Cũng vì lẽ đó, sinh hoạt quan họ thường gắn liền với những sinh hoạt hội hè, ca hát, giao lưu; gắn với đời sống tình cảm, tinh thần của người lao động biết hưởng tới cái đẹp. Dân ca quan họ mang nhiều nét độc đáo, được chia thành những loại sau: Quan họ truyền thống : Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Quan họ, vùng Kinh Bắc có tất cả 49 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ (44 làng ở Bắc Ninh, 5 làng ở Bắc Giang) với hàng ngàn bài hát lời cổ mộc mạc, dân dã mang nét đẹp riêng ,vừa thiêng liêng, vừa cổ xưa mà rất Việt Nam. Kho băng ghi âm quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh. Quan họ truyền thống hát không nhạc đệm và chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị vào dịp lễ hội xuân ở các làng quê. Trong quan họ truyền thống, đôi liền anh đối đáp với đôi liền chị được gọi là hát hội, hát canh; hát cả bọn, cả nhóm liền anh đối đáp cùng cả nhóm liền chị được gọi là hát chúc, mừng, hát thờ… "Chơi quan họ" truyền thống không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức (thưởng thức “cái tình” của bạn hát). Các làn điệu quan họ cổ tiêu biểu: La rằng, Đường bạn Kim Loan, Cây gạo, Giã bạn, Hừ la, La hời, Tình tang, Cái ả, Lên núi, Xuống sông, Cái hờn, Gió mát trăng thanh, Tứ quý vẫn được các liền anh, liền chị "chơi quan họ" ưa thích và hát đến ngày nay. Quan họ mới: Quan họ mới còn được gọi là "hát Quan họ" là hình thức biểu diễn (hát) 8 quan họ chủ yếu trên sân khấu hoặc trong các sinh hoạt cộng đồng, như: Tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch Từ sau năm 1954, quan họ được khai thác làn điệu, đặt lời mới thành ra ca cảnh diễn trên sâu khấu. Thực tế, quan họ mới được trình diễn vào bất kỳ ngày nào trong năm. Các băng đĩa CD, DVD về quan họ ngày nay đều là hình thức quan họ biểu diễn trên sân khấu. Quan họ mới luôn có khán thính giả, người hát trao đổi tình cảm với khán thính giả không còn là tình cảm giữa bạn hát với nhau. Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra nhiều nơi, đến với thính giả trong nước và các quốc gia trên trên thế giới. Quan họ mới có hình thức biểu diễn phong phú hơn quan họ truyền thống, bao gồm cả hát đơn, hát đôi, hát tốp, hát có múa phụ họa Quan họ mới cải biên các bài bản truyền thống theo hai cách: không có ý thức và có ý thức. Nét đặc trưng của quan họ chính là ở hình thức hát đối đáp giữa một bên liền anh và một bên liền chị trong không gian văn hoá Quan họ. + Hát hội (hát vui và hát thi-hát giải): hình thức "hát vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn" là hình thức ca hát Quan họ chủ yếu ở hội. Khi hát mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa quả để vào đình làm lễ thánh và cũng là lễ trình dân. + Hát cầu đảo (cầu mưa): Người Quan họ cũng như đông đảo cư dân nông nghiệp trên quê hương Quan họ dùng tiếng hát thấu đến trời cao và thế giới thần linh mong muốn mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt, dân an, vật thịnh, âm dương ngũ hành, đất trời và con người hoà hợp + Hát kết chạ: Các làng đã kết chạ anh chạ em (có nơi gọi là kết ước, ăn giải), vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội, mời nhau sang ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm trong nhà gọi là hát kết chạ. + Hát giải hạn: Sau khi thực hiện xong các nghi thức cúng lễ giải hạn, gia đình thường mời từ 4-6 nhóm Quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua. Hát giải hạn không bị gò bó nhiều vào lề lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài theo giọng La rằng. + Hát mừng: Hát nhân ngày vui, mở 9 tiệc khao (khánh thành nhà, con cái đỗ đạt, lên thọ, thăng quan tiến chức ). Ngoài những nghi lễ mời họ hàng, dân làng đến ăn mừng thì trong vùng Quan họ thường mời những canh hát Quan họ của nhiều nhóm kéo dài có khi vài ngày đêm.Trong cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà hầu hết là ca những bài giọng Vặt nội dung lời ca sâu nặng nghĩa tình, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật vui (tránh những bài có lời ca ai oán, trách móc, than thân trách phận). + Hát đối đáp: tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát đôi nam đối với nữ. + Hát canh: Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát còn được gọi là canh ca; chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đình làng vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam và nữ mới nhau đến nhà "ca một canh cho vui bàu vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc". Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đã định ra và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng. Ðôi khi, hội làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2, 3 ngày đêm. Trình tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành 3 chặng. Chặng đầu tiên, người ta hát những giọng cổ cũng gọi là giọng lề lối. Vai trò của giọng La rằng đặc biệt quan trọng trong việc chi phối nghệ thuật ca hát ấy, cả hai bên sớm đi vào sự ăn nhập về cao độ, trường độ về sự vang, rền, nền, nẩy của nghệ thuật ca hát. Chặng giữa tiếp theo sau chặng hát những bài giọng cổ như trên. Lúc này, Quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà người Quan họ gọi là Giọng vặt. Vào chặng ca giọng vặt, không phải ca theo một trình tự bắt buộc theo thứ tự tên các bài ca. Chặng cuối thường diễn ra vào khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng, có thể cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa, su lúc người Quan họ mời nhau xơi tiệc mặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu, có nơi không. Nếu nơi có uống rượu thì Quan họ chủ thường nâng chén rượu hát bài ca chuốc rượu để mời bạn. Xong bữa tiệc và tuần trầu, nước, Quan họ cũng có thể hát đối đáp thêm một số câu giọng vặt nữa rồi chuyển sang ca những bài ca giã từ bạn, cũng tức là chuyển sang chặng cuối của canh hát. 10 [...]... ao hồ quanh đình, chùa và đây chính là phần hấp dẫn nhất của các lễ hội Quan họ Sau khi tham gia hát hội, Quan họ chủ nhà đưa bạn mình về “nhà chứa” để hát canh Quan họ với nhau Vào canh hát Quan họ, bao giờ Quan họ chủ nhà cũng mời trầu nước bằng những cử chỉ, lời ca cung kính, tế nhị Vào canh hát bao giờ người ta cũng hát đôi và hát đối theo 11 lề lối Hát theo lề lối có nghĩa là các đôi Quan họ bắt... rộng lớn của "Dân ca Quan họ Bắc Ninh" trong cộng đồng thế giới Quan họ là một loại hình dân ca phong phú về giai điệu Quan họ được lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác qua phương thức truyền khẩu Phương thức này là một yếu tố giúp cho Quan họ trở thành một loại hình dân ca có số lượng lớn bài hát với giai điệu khác nhau Tuy nhiên, cũng chính phương thức này đã làm cho các bài Quan họ lưu... trong dân gian bị biến đổi nhiều, thậm chí khác hẳn so với ban đầu Nhiều giai điệu cổ đã mất hẳn Mặc dù sự thay đổi này cũng làm cho Quan họ phát triển, nhưng ở trong bối cảnh văn hóa Phương Tây đang xâm nhập mạnh mẽ vào nước ta, vấn đề bảo tồn nguyên trạng Quan họ trong từng giai đoạn phát triển là việc làm cấp thiết Ngày 20-1- 2013 , Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tổ chức ra mắt.Đoàn Dân ca Quan họ. .. mắt.Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh nay là nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, nghiêm cứu, gìn giữ và phát triển dân ca quan họ; nhiều hình thức giới thiệu dân ca quan họ mà đoàn thể nghiệm được quần chúng nhân dân đánh giá cao và học tập làm theo, góp phần thúc đẩy phong trào ca hát quan họ trong tỉnh cũng như lan tỏa rộng khắp cả nước Tháng 5/ 2012 NSƯT Thúy Hường được... văn vào bậc lớn nhất của Văn học Việt Nam, để từ đó tìm hiểu những thủ pháp nghệ thuật mà người Quan họ đã xử lý trong mối quan hệ nhiều chiều trên con đường sáng tạo lời ca Trong nghệ thuật làm lời ca, người 18 Quan họ đã biết sử dụng thể loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi dạng biến thể của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ ca dân gian, dân tộc, nhất là những... năng của người Quan họ, và, cùng với sức sống dài lâu nhiều khi kỳ diệu của tiếng hát Quan họ, những tình cảm chủ đạo trên mãi mãi thấm sâu trong lòng người nghe Quan họ, góp phần tạo nên những tâm hồn nhậy cảm, gắn bó với sự yêu thương giữa con người với con người, giữa con người cùng muôn vật, muôn loài 2.2 Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ Hầu hết lời ca của các bài ca Quan họ là thơ lục bát... vật… nhằm thư giãn sức dân sau những ngày mùa vụ vất vả trong năm Khác với lễ hội của các làng khác, lễ hội của các làng Quan họ thường có tục hát Quan họ diễn ra cả phần lễ và phần hội Quan họ phần lễ: Theo tục lệ của các làng Quan họ gốc, hát thờ Thần được qui định chặt chẽ như: Chỉ có Quan họ nam hoặc nữ của làng được hát Trong hát thờ chỉ được hát những những giọng lề lối (giọng cổ) như: Hừ la, La... sắc và độc đáo của Dân ca Quan họ Bắc Ninh dưới nhiều hình thức Đặc biệt coi trọng vai trò truyền dạy của nghệ nhân, các nhu cầu sinh hoạt văn hóa Quan họ trong cộng đồng UBND tỉnh đã ban hành quy định về hình thức công nhận và tôn vinh các nghệ nhân Dân ca Quan họ Bắc Ninh nhằm động viên, khích lệ các nghệ nhân làm tốt vai trò lưu giữ và truyền dạy Dân ca Quan họ trong cộng đồng; chỉ đạo duy trì,... tổ quan họ Ngoài hai Hội làng to nhất là Lim và Diềm thì vùng Kinh Bắc còn nổi tiếng bởi những hội hát quan họ như: Bịu, Ó, Nhồi, Bùi, Bò Cách thức sinh hoạt văn hóa Dân ca Quan họ Sinh hoạt vǎn hoá Quan họ của liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc có nhiều hình thức tổ chức khác nhau Cuộc hát Quan họ được xem là Canh hát chính thống thường phải tuân thủ đủ trình tự các chặng: lề lối, giọng vặt và giã bạn Trong. .. động sinh hoạt văn hóa Quan họ như liên hoan, hội thi, hội diễn, lễ hội Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tầng lớp thanh niên trẻ như chúng ta cũng nên học hỏi, tìm hiểu và lắng nghe Dân ca nhiều hơn, đây cũng chính là giá trị văn hóa, là niềm tự hào dân tộc với những nét đặc sắc riêng của Việt Nam nói chung, của người dân xứ Kinh Bắc_ Bắc Ninh nói riêng Hà Nội, ngày 08/10/ Học viên: Vũ Tuyết . NGHỆ THUẬT HÁT QUAN HỌ XỨ KINH BẮC ( TỈNH BẮC NINH ) Bố cục của đề tài nghiên cứu: A. Phần Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4. Đối tượng nghiên cứu. 5 số tài liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được xuất bản, nghiệm thu và công bố. 6. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu về nghệ thuật hát quan họ trong đời sống. vi nghiên cứu. 6. Phương pháp nghiên cứu B. Phần Nội Dung: Chương I: Sơ lược về Dân ca Quan Họ 1.1. Kinh Bắc- chiếc nôi của Quan họ. Quan 1.2. Nguồn gốc của Dân ca Quan Họ. 1.3. Văn hóa Quan họ

Ngày đăng: 16/01/2015, 07:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan