giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại tp. hcm

95 289 0
giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại tp. hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN – Gia nhập WTO – Cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTMCP WTO – Quá trình hình thành và phát triển Trang 01 Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO Trang 02 Cơ hội Trang 02 Thách thức Trang 03 – Sức ép cạnh tranh Trang 03 – Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trang 04 – Việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia Trang 04 Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Trang 04 Những tác động đối với các NHTMCP khi Việt Nam gia nhập WTO Trang 06 1.1.4.1. Yêu cầu của WTO đối với Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng Trang 06 1.1.4.2. Thời cơ đối với các NHTMCP khi Việt Nam là thành viên của WTO Trang 07 1.1.4.3. Những nguy cơ thách thức cần đẩy lùi Trang 08 – Thương hiệu 1.2.1. Một số khái niệm Trang 08 1.2.1.1. Thương hiệu là gì? Trang 08 1.2.1.2. Các thành tố của thương hiệu Trang 09 1.2.1.2.1. Nhãn hiệu Trang 09 1.2.1.2.2. Logo Trang 10 1.2.1.2.3. Slogan Trang 11 1.2.1.3. Vai trò của thương hiệu Trang 11 1.2.2. Quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu tổng thể Trang 15 1.2.3. Thương hiệu mạnh quyết định kinh doanh thành công Trang 16 1.2.4. Sự khác nhau giữa thương hiệu nói chung và thương hiệu ngân hàng Trang 16 1.2.5. Dấu hiệu nhận biết một thương hiệu ngân hàng Trang 17 Trang 2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP TẠI Tp.HCM 2.1. Thực trạng quy mô và phát triển về vốn của các NHTMCP tại Tp.HCM: 2.1.1. Hiện trạng quy mô và phát triển về vốn Trang 20 2.1.1.1. Về vốn điều lệ Trang 20 2.1.1.2. Về huy động vốn và cho vay Trang 23 2.1.1.3. Về thanh toán Trang 24 2.1.2. Kết quả, hạn chế của quá trình phát triển vốn của NHTMCP tại Tp.HCM Trang 25 2.1.2.1. Đối với vốn điều lệ Trang 25 2.1.2.2. Đối với vốn huy động Trang 26 2.2. Thực trạng về năng lực tài chính: 2.2.1. Về khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế Trang 27 2.2.1.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Trang 27 2.2.1.2. Khả năng thanh toán Trang 28 2.2.2. Về hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP tại Tp.HCM Trang 29 2.2.2.1. Đánh giá chi phí hoạt động Trang 30 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh Trang 30 2.3. Sản phẩm, dịch vụ ngân hàng: 2.3.1. Kết quả phát triển sản phẩm, dịch vụ của NHTMCP tại Tp.HCM Trang 33 2.3.1.1. Đối với huy động tiền gửi Trang 33 2.3.1.2. Đối với đầu tư, tín dụng Trang 34 2.3.1.3. Đối với họat động ngọai hối Trang 34 2.3.1.4. Đối với dịch vụ thanh toán Trang 37 2.3.1.5. Đối với sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới Trang 38 2.3.1.6. Đối với những sản phẩm dịch vụ mang tính hổ trợ, tạo tiện ích cao Trang 39 2.3.2. Khó khăn trong phát triển các dịch vụ của NHTMCP tại Tp.HCM Trang 39 2.3.2.1. Vốn Trang 39 2.3.2.2. Công nghệ Trang 40 2.3.2.3. Bảo mật Trang 40 2.3.2.4. Chất lượng dịch vụ Trang 40 2.3.2.5. Khó khăn từ phía nền kinh tế Trang 41 Trang 3 2.4. Trình độ kỹ thuật công nghệ: 2.4.1. Việc triển khai và ứng dụng công nghệ của các NHTMCP tại Tp.HCM Trang 42 2.4.1.1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật Trang 42 2.4.1.2. Về phát triển các phần mềm ứng dụng Trang 42 2.4.2. Đánh giá chung về tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ Trang 43 2.5. Nhân lực và trình độ quản trị của các NHTMCP tại Tp.HCM: 2.5.1. Thực trạng nguồn nhân lực và trình độ quản trị Trang 43 2.5.2. Một số tồn tại về nguồn nhân lực Trang 44 2.5.2.1. Chất lượng nguồn nhân lượng còn hạn chế Trang 44 2.5.2.2. Hiệu quả hoạt động tổ chức, quản trị và điều hành chưa cao Trang 45 2.6. Mạng lưới chi nhánh Trang 45 2.7. Quá trình xây dựng thương hiệu của các NHTMCP tại Tp.HCM 2.7.1. Vì sao các ngân hàng phải quan tâm đến thương hiệu Trang 47 2.7.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu của các NHTMCP tại Tp.HCM Trang 48 2.7.2.1. Khái quát về quá trình xây dựng thương hiệu Trang 48 2.7.2.2. Nỗ lực xây dựng thương hiệu Trang 49 2.7.2.3. Tăng uy tín, tăng hiệu quả kinh doanh Trang 49 2.7.2.4. Gắn lợi ích khách hàng với thương hiệu Trang 51 2.7.2.5. Sự ra đời của Phòng Marketing Trang 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HỆ THỐNG NHTMCP TẠI Tp.HCM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 3.1. Những cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO: 3.1.1. Cơ hội Trang 54 3.1.2. Thách thức Trang 56 3.1.2.1. Khó khăn khi nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 56 3.1.2.2. Lợi thế tiềm tàng sẽ thuộc về nhóm các ngân hàng nước ngoài Trang 56 3.1.2.3. Các ngân hàng TMCP có thể bị thôn tính Trang 57 3.1.2.4. Mất vị thế “độc quyền” do cạnh tranh không phân biệt đối xử Trang 58 3.1.2.5. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển thị trường tiền tệ Trang 58 3.1.2.6. Khả năng cung cấp dịch vụ ngân hàng hiện đại Trang 59 Trang 4 3.1.2.7. Thách thức từ thị trường chứng khoán Trang 59 3.2. Giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu các NHTMCP tại Tp.HCM: 3.2.1. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu Trang 60 3.2.1.1. Phải có ý muốn và hướng đi xây dựng thương hiệu Trang 60 3.2.1.2. Xây dựng mục tiêu, lộ trình phát triển ngân hàng Trang 61 3.2.1.2.1. Mục tiêu tổng quát Trang 61 3.2.1.2.2. Định hướng phát triển đến năm 2010 Trang 62 3.2.1.2.3. Một số chỉ tiêu định hướng đạt được trong giai đoạn 2006-2010 Trang 63 3.2.2. Định vị thương hiệu Trang 63 3.2.2.1. Tầm quan trọng của việc định giá thương hiệu ngân hàng Trang 64 3.2.2.2. Mô hình định giá có thể áp dụng Trang 65 3.2.3. Xây dựng đội ngũ phụ trách riêng về thương hiệu Trang 68 3.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Trang 69 3.2.4.1. Đổi mới một số tư duy lãnh đạo ngân hàng Trang 70 3.2.4.1.1. Đổi mới tư duy lãnh đạo ngân hàng Trang 70 3.2.4.1.2. Phải từ bỏ lối tư duy bảo thủ trong quản lý điều hành Trang 70 3.2.4.2. Các giải pháp tăng vốn Trang 71 3.2.4.2.1. Tăng vốn thông qua thị trường chứng khoán Trang 71 3.2.4.2.2. Bán cổ phần ưu đãi và không ưu đãi Trang 72 3.2.4.2.3. Đối với vốn huy động Trang 72 3.2.4.3. Các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Trang 76 3.2.4.3.1. Xây dựng chính sách tín dụng rõ ràng Trang 76 3.2.4.3.2. Tăng cường các biện pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng Trang 77 3.2.4.3.3. Tăng cường kiểm tra, kiểm toán nội bộ Trang 78 3.2.4.3.4. Đánh giá rủi ro tín dụng Trang 78 3.2.4.3.5. Chấp hành đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay Trang 78 3.2.4.3.6. Xử lý có hiệu quả nợ tồn đọng Trang 79 3.2.4.3.7. Nhanh chóng thành lập thị trường mua bán nợ Trang 80 3.2.4.4. Các giải pháp về nguồn nhân lực ngân hàng Trang 80 3.2.4.4.1. Đào tạo và huấn luyện nguồn nhân lực Trang 80 3.2.4.4.2. Chính sách đãi ngộ Trang 82 3.2.4.5. Các giải pháp phát triển công nghệ thông tin Trang 82 Trang 5 3.2.4.6. Giải pháp cho dịch vụ thanh toán Trang 82 3.2.4.7. Giải pháp cho dịch vụ ngân hàng Trang 84 3.2.4.8. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Trang 84 3.2.4.8.1. Mở rộng mạng lưới dịch vụ Trang 84 3.2.4.8.2. Xây dựng chiến lược khách hàng Trang 85 3.2.4.9. Giải pháp về hoạt động marketing ngân hàng Trang 86 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐIỂM NỔI BẬT CỦA LUẬN VĂN 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Kể từ ngày 01/04/2007, theo thoả thuận hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng Hoa Kỳ và các nước khác sẽ được phép thành lập các chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các chi nhánh và văn phòng đại diện này sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dự kiến trong tháng 12/2006. Như vậy, các NHTM của Việt Nam sẽ chịu nhiều sức ép cạnh tranh hơn từ những ngân hàng nước ngoài đã hoạt động hàng trăm năm, có thế mạnh về vốn, công nghệ, kinh nghiệm… Dự báo đây sẽ là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhưng cũng là cơ hội để các NHTM trong nước tận dụng cơ hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Và chưa bao giờ hai từ Thương hiệu cũng được nhắc đến nhiều như trong giai đoạn hội nhập này. Theo Larry Light – chuyên gia quảng cáo: “Thương hiệu là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Cách duy nhất để làm chủ thị trường là làm chủ thương hiệu”. Xây dựng và phát triển thương hiệu là tạo sự vững chắc cho tương lai. Do đó, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HỆ THỐNG NHTMCP TẠI Tp.HCM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO” để có được cái nhìn đúng hơn về tác động của việc Việt Nam gia nhập WTO, về vai trò thương hiệu và phương thức xây dựng thương hiệu trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng một cách hiệu quả. Trang 6 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: − Những tác động khi Việt Nam gia nhập WTO. − Vai trò của thương hiệu ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh khi Việt Nam gia nhập WTO. − Thực trạng hoạt động và quá trình xây dựng thương hiệu của hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM. − Đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: − Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thương hiệu, WTO. − Nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM và đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu một cách hiệu quả cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: − Sử dụng phương pháp khảo sát, so sánh, thống kê, phân tích kết hợp phương pháp quy nạp, suy diễn để đánh giá thực trạng hoạt động của các NHTMCP tại Tp.HCM. − Kết hợp lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu của Luận văn được chia thành 03 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về WTO, quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO và thương hiệu. Chương 2: Thực trạng hoạt động của các NHTMCP tại Tp.HCM Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu cho hệ thống NHTMCP tại Tp.HCM khi Việt Nam gia nhập WTO. Trang 7 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Gia nhập WTO – Cơ hội và thách thức đối với hệ thống NHTMCP: 1.1.1. WTO – Quá trình hình thành và phát triển: WTO (World Trade Organization) là Tổ chức thương mại thế giới được thành lập độc lập với Liên hiệp quốc, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế tiền thân GATT – Hiệp định chung về thuế quan thương mại. WTO chính thức họat động từ 01/01/1995, là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới, trọng tâm của WTO là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán, ký kết, triển khai thực hiện. Hiện nay WTO có 149 nước, lãnh thổ thành viên chiếm hơn 70% thương mại toàn cầu và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Hầu hết các quyết định của WTO đều thông qua trên cơ sở đồng thuận. Trong một số trường hợp nhất định, khi không đạt được sự nhất trí chung, các thành viên có thể tiến hành bỏ phiếu. Khác với các tổ chức khác, mỗi thành viên WTO chỉ có quyền bỏ một phiếu và phiếu bầu của các thành viên có giá trị ngang nhau. Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại hội đồng – thường họp nhiều lần trong một năm tại trụ sở chính của WTO ở Geneva, Thuỵ Sỹ. Nhiệm vụ chính của Đại hội đồng là giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên và rà soát các chính sách của WTO. Dưới Đại hội đồng là Hội đồng Thương mại hàng hóa, Hội đồng thương mại dịch vụ và Hội đồng giám sát về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tụê. Các chức năng chính của WTO: − Quản lý các hiệp định về thương mại quốc tế. − Diễn đàn cho các vòng đàm phán thương mại. − Giải quyết các tranh chấp thương mại. − Giám sát các chính sách thương mại. − Trợ giúp về kỹ thuật và đào tạo cho các quốc gia đang phát triển. − Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Một số đặc điểm của WTO: − Duy trì, thúc đẩy nền hoà bình. Trang 8 − Tranh luận, giải quyết những mâu thuẫn thương mại mang tính xây dựng. − Luật lệ tạo thuận lợi cho phát triển. − Tự do thương mại làm giảm bớt chi phí cuộc sống (thức ăn, quần áo, dịch vụ,…). − Đem đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm, chất lượng. − Làm tăng thu nhập cho quốc gia và cho người dân. − Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm. − Những nguyên tắc cơ bản khiến hệ thống kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, bao gồm sự minh bạch, điều kiện thương mại bình đẳng, đơn giản hoá và chuẩn hoá thủ tục hải quan, xoá bỏ tình trạng quan liêu,… − Giúp các quốc gia tránh khỏi những quyền lợi hạn hẹp của 1 nhóm người vận động hành lang, tập trung vào những cân đối vì lợi ích của mọi người dân. − Giúp các chính phủ hoạt động hiệu quả hơn. 1.1.2. Những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO: 1.1.2.1. Cơ hội: Là một quốc gia phát triển ở trình độ thấp, việc Việt Nam trở thành thành viên WTO sẽ tạo sức ép, đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế, cải cách luật pháp, tăng khả năng cạnh tranh, đổi mới công tác đào tạo nhân lực, tăng cường quan hệ quốc tế phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước. Cụ thể: Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu: Khi gia nhập WTO, theo nguyên tắc tối huệ quốc, Việt Nam sẽ tiếp cận mức độ tự do hóa thương mại, môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa trong nước với hàng hóa nước ngoài, giữa các thành phần kinh tế trong nước, giữa đầu tư trong nước và nứơc ngoài. Nền kinh tế Việt Nam sẽ ít bị tổn thương bởi những hành vi bảo hộ mậu dịch hoặc trừng phạt kinh tế của các quốc gia khác khi có tranh chấp kinh tế, thương mại hay lý do chính trị nào đó. Hiện nay, thương mại giữa 149 nước thành viên WTO chiếm trên 70% khối lượng thương mại thế giới. Sau khi gia nhập WTO, rào cản về thuế quan và hạn ngạch sẽ được khắc phục, hàng hóa Việt Nam sẽ được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác (khi chưa là thành viên, mức thuế cho 1 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu có thể đạt mức 30-40% thì khi là thành viên, mức thuế này có thể hạ xuống còn 5%). Tăng cường thu hút thuế đầu tư ở nước ngoài: Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam có môi trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn, có sức hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Gia nhập WTO cũng là thông điệp về quyết tâm cải cách của Việt Nam, tạo Trang 9 niềm tin cho các nhà đầu tư khi bỏ vốn vào Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tiếp cận thị trường của các thành viên WTO khác một cách bình đẳng và minh bạch theo hướng đúng chuẩn mực của WTO, cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế: Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó thêm cơ hội đẻ nâng cao sức cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại trong đó có cả các rào cản núp bóng các công cụ được WTO cho phép như chống trợ cấp, chống bán phá giá… tranh thủ thương mại là điều khó khăn mà phần thua thiệt thường rơi về phía nước nhỏ. Gia nhập WTO sẽ giúp ta sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. Thực tiễn cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động có hiệu quả và nhiều nước đang phát triển đã thu được lợi ích từ việc sử dụng cơ chế này. 1.1.2.2. Thách thức của việc gia nhập WTO: Bên cạnh cơ hội, việc gia nhập WTO cũng tạo ra một số thách thức lớn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đó là: 1.1.2.2.1. Sức ép cạnh tranh: Giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, loại bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp nhất là những doanh nghiệp đã quen với “bầu sữa bao cấp” của Nhà nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp sẽ không còn cách nào khác là chủ động và sẵn sàng đối diện với thách thức này bởi đó là hệ quả tất yếu của sự phát triển, là chặng đường mà mọi quốc gia đều phải đi qua trên con đường tiến tới hiệu quả và phồn vinh. Dù không gia nhập WTO thì thách thức này sớm muộn cũng sẽ đến. 1.1.2.2.2. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một trong những hệ quả tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không hiệu quả có thể Trang 10 sẽ phải mất đi để nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Chúng ta chỉ có thể vượt qua những thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khôi phục những khó khăn ngắn hạn. 1.1.2.2.3. Việc hoàn thiện thể chế và cải cách nền hành chính quốc gia: Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế - thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. Trước hết phải liên tục hoàn thiện các quy định về cạnh tranh để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh và công bằng khi hội nhập. Sau đó phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thúc đẩy tính năng động và khả năng thích ứng nhanh, yếu tố quyết định sự thành bại của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và bố trí lại nguồn lực. Cuối cùng, những cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam là cam kết theo lộ trình nên tiến trình hoàn thiện khuôn khổ pháp lý sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời gian dài. Một trong những nguyên tắc chủ đạo của WTO là minh bạch hóa. Đây là thách thức lớn đối với mọi nền hành chính quốc gia. Khi gia nhập WTO, nền hành chính quốc gia chắc chắn sẽ phải có sự thay đổi theo hướng công khai hơn và hiệu quả hơn. Đó phải là một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và doanh nhân, coi trọng doanh nghiệp và doanh nhân hơn nữa, khắc phục “sức ỳ” của tư duy và khắc phục mọi biểu hiện trì trệ, vô trách nhiệm. 1.1.3. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam: Gia nhập WTO là nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO từ ngày 04/01/1995. Ngày 31/01/1995, thành lập Nhóm làm việc về gia nhập của Việt Nam gồm 63 thành viên WTO. Chủ tịch của Nhóm làm việc là ông Amb Seung Ho của Hàn Quốc. Bị vong lục về chế độ thương mại được Việt Nam đệ trình ngày 24/09/1996 và các cuộc hỏi đáp được bắt đầu từ ngày 04/03/1998 là cuộc đầu tiên, tiếp đến 12/03/1998 là lần thứ hai và lần thứ ba vào ngày 20/08/1998. Đồng thời với quá trình hỏi/đáp được bắt đầu từ ngày 30-31/07/1998, các phiên họp của nhóm cũng được tiến hành, cụ thể ngày các phiên họp diễn ra là 03/12/1998, 22- 23/07/1999, 30/11/2000, 10/04/2002, 12/05/2003, 10/12/2003, 15/06/2004, 15/12/2004, phiên không chính thức diễn ra vào tháng 5/2005, tháng 9/2005. Trong thời gian kể trên, [...]... biết đến ngân hàng đó Vì vậy thương hiệu ngân hàng lại ít được biết đến trong cơng chúng so với các thương hiệu thương mại khác Một khác biệt nữa giữa thương hiệu ngân hàng và thương hiệu doanh nghiệp, đó là sự khác biệt về tính đa dạng thương hiệu Một doanh nghiệp có thể có rất nhều thương hiệu Trang 23 khác nhau cho những sản phẩm trong cùng một ngành hàng hay cho những sản phẩm ở các ngành hàng khác... việc tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết 1.2.4 Sự khác nhau giữa thương hiệu nói chung và thương hiệu ngân hàng: Về tổng thể thì thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu ngân hàng khơng khác nhau nhiều lắm Tuy nhiên do sự khác nhau cơ bản về tính chất của doanh nghiệp và ngân hàng nên từ đó chúng có những khác biệt Ngân hàng là một thiết chế tài chính và là một... trình bản sắc thương hiệu tổng thể: Theo Richard Moore, quy trình xây dựng một chương trình bản sắc thương hiệu gồm: Bước 1: Đánh giá khách quan thương hiệu Bước 2: Xác định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và nhu cầu khách hàng Bước 3: Tạo dựng cơ cấu quan hệ thương hiệu “mẹ’ và thương hiệu chi nhánh Bước 4: Triển khai các yếu tố cốt lõi cho bản sắc thương hiệu Bước 5: Gắn kết thương hiệu với phương... bảo vệ ACB),… 1.2.5 Dấu hiệu nhận biết một thương hiệu ngân hàng: Có 2 yếu tố chính giúp nhận biết một thương hiệu ngân hàng Những yếu tố này có thể được xem như là những yếu tố tạo ra thương hiệu, cũng có thể xem như những chứng cứ của việc tồn tại của thương hiệu Đầu tiên, cũng như thương hiệu nói chung, thương hiệu ngân hàng là sự tồn tại của những tài sản tại một nơi nào đó và trong trạng thái sẵn... trong cảm nhận của khách hàng về cái gọi là thương hiệu Thương hiệu là đại diện của doanh nghiệp đối với khách hàng Đó chính là một sự cam kết của chủ nhân thương hiệu với tất cả khách hàng 1.2.1.2 Các thành tố của thương hiệu: Để xây dựng và phát triển thương hiệu, cơng việc đầu tiên các nhà quản trị cần phải làm là sáng tạo và chuẩn hóa các thành tố của một thương hiệu như nhãn hiệu, logo, slogan… Khơng... dụng Thành phần này góp phần mang lại giá trò cho ngân hàng khi nó có uy tín cao trên thò trường Thực ra có những yếu tố vật chất và những yếu tố phi vật chất của các ngân hàng tập trung lại và góp phần tạo ra giá trò ngân hàng Những yếu này xuất hiện trong vốn của ngân hàng (cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bò ), nhân công, ban quản lý Đối với hệ thống ngân hàng thì giá trò thương hiệu của ngân hàng đặc... nổi cho việc tạo ra thương hiệu Thương hiệu bản thân nó có ý nghĩa nhiều hơn cái tên và được tạo dựng trên sự tập hợp tất cả các nguồn lực của cơng ty Dù có theo đuổi chiến lược thương hiệu như thế nào thì thương hiệu vẫn đảm bảo được các vai trò cơ bản sau: Thương hiệu giúp cho các doanh nghiệp phát triển và vượt qua nhiều khó khăn trong cạnh tranh: Những đầu tư cho thương hiệu có thể mang lại cho. .. doanh nghiệp đó được một ngân hàng có uy tín cho vay hay bảo lãnh tài sản là một lợi thế trong đàm phán) Ngược lại, một thương hiệu doanh nghiệp khơng thể là vật bảo chứng cho ngân hàng nhưng ở một chừng mực nào đó thì một ngân hàng có nhiều khách hàng là các doanh nghiệp nổi tiếng thì ngân hàng đó chứng tỏ được uy tín của mình Khác biệt thứ hai giữa thương hiệu ngân hàng và thương hiệu doanh nghiệp, đó... tương lai, khách hàng tiềm năng trong tương lai CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP TẠI Tp .HCM 2.1 Thực trạng quy mơ và phát triển về vốn của các NHTMCP tại Tp .HCM: 2.1.1 Hiện trạng quy mơ và phát triển về vốn: BẢNG 01: TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐIỀU LỆ, HUY ĐỘNG, CHO VAY CỦA MỘT SỐ NHTMCP TẠI Tp .HCM: Ngân hàng Vốn điều lệ (Tỷ đồng) 2004 Tiền gửi của TCKT, cá nhân (Tỷ đồng) 2005 2004 2005 Cho vay các TCKT,... tài sản vô hình khác đã được xác đònh của ngân hàng Nghóa là chúng ta cần lượng hóa giá trò thu nhập mà thương hiệu có thể mang lại cho ngân hàng Thành phần cuối cùng của biểu hiện thương hiệu ngân hàng chính là những dự đóan khả quan trong tương lai về tình hình họat động của ngân hàng, dựa trên những thông số hiện tại mà ngân hàng có được Ví dụ, giá trò thương hiệu có được tạo ra từ những mong đợi của . làm chủ thương hiệu . Xây dựng và phát triển thương hiệu là tạo sự vững chắc cho tương lai. Do đó, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HỆ THỐNG NHTMCP TẠI Tp. HCM KHI. động của hệ thống NHTMCP tại Tp. HCM và đề xuất giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu một cách hiệu quả cho hệ thống NHTMCP tại Tp. HCM khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HỆ THỐNG NHTMCP TẠI Tp. HCM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 3.1. Những cơ hội và thách thức cho hệ thống NHTMCP tại Tp. HCM khi Việt Nam

Ngày đăng: 15/01/2015, 07:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP TẠI TP.HCM

  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO HỆ THỐNG NHTMCP TẠI TP.HCM KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan