Tài liệu ôn thi môn Quan hệ quốc tế có đáp án

32 2.7K 25
Tài liệu ôn thi môn Quan hệ quốc tế có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu ôn thi môn Quan hệ quốc tế có đáp án Câu 1. Hãy phân tích và chứng minh: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917. Câu 2. Hãy phân tích nội dung sau đây trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản VN: Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNHHĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới (Đảng CSVN: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị QG Hà Nội 2011)....

Câu 1. Hãy phân tích và chứng minh: Thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917. Trước những diễn biến vô cùng phức tạp của thế giới sau sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, vấn đề thời đại vẫn tiếp tục trở thành một trong những tiêu điểm nóng bỏng, gay gắt của cuộc đấu tranh tư tưởng - lý luận. ở đây đó đã xuất hiện quan điểm cho rằng không cần xác định thời đại ngày nay vì CNXH trên toàn thế giới còn xa vời, khẳng định thời đại lúc này không giúp ích gì, trái lại dễ gây ảo tưởng chủ quan, phi thực tế trong hành động (!). Thậm chí, có quan điểm còn phủ nhận thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng cách mạng tháng Mười Nga viện lẽ CNXH thực tế đã sụp đổ và sụp đổ ngay tại Liên Xô - quê hương cách mạng tháng Mười. Đây là những quan điểm mơ hồ, sai trái về chính trị. Sự nghiệp cách mạng và con đường đi lên của các dân tộc sẽ không thể giành thắng lợi nếu thiếu tầm nhìn xa trông rộng và không được đặt vào đúng quỹ đạo thời đại. Cho nên, hơn bất kỳ khi nào, việc xác định đúng nội dung, tính chất, những đặc điểm chủ yếu và các mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn hiện nay của thời đại, trên cơ sở nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo quan điểm, phương pháp tiếp cận macxit về thời đại, càng trở nên có ý nghĩa cấp bách xét trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn đối với tất cả các đảng cộng sản (ĐCS) và công nhân, đặc biệt đối với các ĐCS cầm quyền như Đảng ta. Trong trường sử tiến hoá, cho đến nay, nhân loại đã từng trải qua những thời kỳ phát triển khác nhau. Giới học giả thuộc các ngành triết học, sử học, xã hội học, tương lai học,…đã sử dụng khái niệm thời đại để phân kỳ sự phát triển lịch sử. Tuy nhiên, do phương pháp tiếp cận, lợi ích giai cấp, tiêu chí xác định hoặc góc độ nhìn nhận không giống nhau, nên đã từng xuất hiện cách phân chia thời đại khác nhau, hàm chứa những quan niệm phong phú về phạm trù thời đại. Chủ nghĩa Mác - Lênin xem xét một cách khoa học vấn đề thời đại trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ rõ rằng loài người tiến lên theo quy luật của sản xuất vật chất, thực chất vận động lịch sử, xét cho cùng, chính là sự phát triển không ngừng của nền sản xuất vật chất xã hội, trong đó lực lượng sản xuất trở thành yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định. Đương nhiên, tương ứng với trình độ của lực lượng sản xuất ở mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể luôn xác lập các quan hệ sản xuất nhất định, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội. Phép biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là động lực cơ bản của sự vận động lịch sử, là nguồn gốc sâu xa của các cuộc cách mạng xã hội đưa đến sự chuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác cao hơn. Nhìn nhận tiến trình của xã hội loài người như một dòng chảy lịch sử - tự nhiên của sự phủ định biện chứng giữa các hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác và Ph. Ăngghen xác định mỗi hình thái kinh tế - xã hội, với quá trình phát sinh, phát triển và bị thay thế của nó, đánh dấu một thời đại lịch sử. Ph. Ăngghen từng nhấn mạnh: “Trong mỗi thời đại lịch sử, phương thức chủ yếu của sản xuất kinh tế và trao đổi, cùng với cơ cấu xã hội do phương thức đó quyết định, đã cấu thành cơ sở cho lịch sử chính trị của thời đại và lịch sử của sự phát triển trí tuệ của thời đại, cái cơ sở mà chỉ xuất phát từ đó mới cắt nghĩa được lịch sử " (1) . (1 ) C. Mác, Ph. Ănghen: Toàn tập, Nxb. CTQG, Hà Nội. 1995, T. 21, tr. 523. 1 Quan niệm thời đại của các nhà kinh điển mácxít được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm quá trình kéo dài hàng nhiều thế kỷ của các hình thái kinh tế - xã hội. Theo đó, nhân loại đã, đang và sẽ trải qua 5 thời đại lịch sử là: thời đại nguyên thuỷ, thời đại chiếm hữu nô lệ, thời đại phong kiến, thời đại tư bản chủ nghĩa và thời đại của chủ nghĩa cộng sản. Kế thừa và phát triển lý luận mácxít về thời đại, V.I. Lênin quy về hiểu theo nghĩa hẹp, chia mỗi thời đại lớn theo cách phân kỳ hình thái kinh tế - xã hội của Mác và Ăngghen thành nhiều thời đại nhỏ, tương ứng với từng giai đoạn lịch sử nhất định. Tuy nằm trong một hình thái kinh tế - xã hội, các thời đại nhỏ có sự khác nhau về đặc điểm, động lực, tính chất, nội dung và phương hướng vận động. Việc xây dựng nhận thức về thời đại trên nền tảng học thuyết mácxít về các hình thái kinh tế - xã hội và với quan niệm của V.I. Lênin về thời đại là một cách tiếp cận chân xác và khoa học. Với tính cách một khái niệm triết học, thời đại là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Với tính cách một phạm trù lịch sử, thời đại là một giai đoạn lịch sử được phân biệt với các giai đoạn lịch sử khác bởi đặc điểm bối cảnh, mâu thuẫn, động lực, nội dung, tính chất và phương hướng vận động cơ bản. Cách tiếp cận mácxít về thời đại cũng vạch rõ một trong những tiêu chí cơ bản hàng đầu để nhận biết một thời đại cụ thể là xác định giai cấp nào đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử, có vai trò chủ yếu quyết định lôgíc vận động của xã hội loài người và mâu thuẫn giữa giai cấp đó với giai cấp đối kháng với nó tạo thành động lực chủ yếu thúc đẩy sự vận động của thời đại. Dựa trên quan niệm mácxít về thời đại, hoàn toàn có thể khẳng định: Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga nổ ra thắng lợi ngày 7/11/1917 đã đánh dấu bước đột phá vĩ đại mở đầu thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Lênin từng chỉ rõ: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu xây dựng nhà nước Xô-viết và do đó mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới, thời đại thống trị của một giai cấp mới, giai cấp bị áp bức trong tất cả các nước tư bản và ở khắp nơi đều đang tiến tới một cuộc đổi mới, tới chỗ chiến thắng giai cấp tư sản, tới chỗ thành lập chuyên chính vô sản, tới chỗ giải phóng khỏi ách tư bản, khỏi những cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa”. Với tầm vóc lịch sử lớn lao đó, cách mạng Tháng Mười không chỉ làm đảo lộn sâu sắc bức tranh toàn cảnh nền chính trị thế giới đương đại, mà còn đặt nền móng hiện thực cho xu hướng đi lên CNXH như một tất yếu khách quan, không thể bị đảo ngược. Hơn 9 thập niên đã trôi qua, mặc dù thế giới luôn vận động thăng trầm phức tạp; song lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười vẫn ngời sáng, định hướng cuộc đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, của các dân tộc vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười đã phá tan mắt khâu yếu nhất của hệ thống đế quốc thế giới, mở đầu thời đại mới với sự xác lập của hình thái kinh tế - xã hội xã hộ chủ nghĩa như cấu thành vật chất cơ bản. Từ sau Cách mạng Tháng Mười, CNXH được xây dựng, củng cố ở nước Nga và Liên Xô; sau đó được mở rộng thành hệ thống thế giới. Đồng thời, Cách mạng Tháng Mười lan toả ảnh hưởng sâu rộng đến các dân tộc thuộc địa, thức tỉnh và tiếp thêm sức mạnh cho họ trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập dân tộc. Cao trào cách mạng giải phóng dân tộc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai liên tiếp giành thắng lợi, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa - một vết nhơ của văn minh nhân loại, vốn tồn tại gần nửa thiên niên kỷ; khai sinh một thực thể quốc tế mới, bao gồm hơn một trăm quốc gia đang phát triển mới giành được độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh vì hòa 2 bình, dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội cũng được đẩy mạnh trên toàn thế giới. Trước sức tiến công của các lực lượng cách mạng này vào CNTB, sự quá độ lên CNXH của thời đại ngày nay được kiểm chứng về mặt lịch sử như những bước vận động hiện thực. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc liên tục bị tấn công từ nhiều phía, phải chịu nhiều thất bại nặng nề và đã hơn một lần lâm vào khủng hoảng sâu sắc. Dù có điều chỉnh mạnh mẽ không chỉ cơ cấu sản xuất, cơ chế bóc lột và công nghệ thống trị như thế nào, song CNTB cũng không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn gay gắt vốn có trong lòng nó mà trước hết là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa tính chất xã hội hoá ngày càng phát triển cao của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Bởi vậy, ngay cả khi chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô không còn nữa, thì từ trong lòng các nước tư bản, hàng loạt học giả liên tiếp đưa ra các luận cứ, sự kiện gián tiếp phủ định CNTB, bằng cách dự báo sẽ có “sự chia tay đau đớn” với CNTB để tiến sang một xã hội mới của “làn sóng thứ ba”, hoặc “hậu tư bản”. Thực tiễn thế giới “sau Liên Xô” đã không hề vận động theo đường hướng như F. Fykuyma trông đợi về một thắng lợi hoàn toàn và vĩnh viễn của CNTB đối với CNXH. “Sự kết thúc của lịch sử” đã không diễn ra ở CNTB trong tư cách một xã hội đạt tới “tột đỉnh” của văn minh loài người. CNTB vẫn ra sức duy trì sự tồn tại của mình trước tình thế đã thực sự ngày càng chín muồi các tiền đề đòi hỏi phải thay thế nó, theo quy luật lịch sử, bằng một chế độ xã hội mới công bằng và nhân đạo là CNXH. Những rung chuyển và chuyển động mang tầm vóc thời đại hơn 9 thập niên sau Cách mạng tháng Mười vừa là những tiền đề, vừa là những bước vận động thực tế của lịch sử hướng tới tương lai của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Thời đại quá độ lên CNXH được mở ra từ Cách mạng tháng Mười là thời đại của giai cấp công nhân và với giai cấp công nhân đứng ở vị trí trung tâm của sự vận động lịch sử, theo quan điểm Leenin, mới chỉ "mở đầu", hoặc đang "tiến tới”. Tính chất quá độ này của thời đại mới được Lênin lĩnh hội và quán triệt ngày càng sâu sắc trong lãnh đạo cách mạng XHCN ở nước Nga và trên thế giới. Thời đại là cả một thời gian lịch sử dài hàng trăm năm. Với CNTB đã là vậy, với CNXH càng như vậy. Tiến trình cách mạng đi lên xây dựng thành công CNXH - một sự nghiệp vĩ đại, chưa từng có tiền lệ - với mục tiêu thủ tiêu chế độ người bóc lột người, sự bất bình đẳng xã hội, tiến tới giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại thì tất yếu sẽ không chỉ có thuận lợi, mà còn xuất hiện những thời kỳ khó khăn, trắc trở, thoái trào. Lênin từng viết: “Sự xuất hiện một giai cấp mới trên vũ đài lịch sử với tư cách là người lãnh đạo xã hội, không bao giờ diễn ra mà lại không có một thời kỳ “tròng trành” hết sức dữ dội, một thời kỳ chấn động, đấu tranh và bão táp, đó là một mặt; mặt khác, không bao giời diễn ra mà không có một thời kỳ mà mẫm, thí nghiệm, do dự, ngả nghiêng trong việc lựa chọn những phương pháp mới đáp ứng đúng với tình thế khác quan mới”. Quan điểm được Lênin nhắc lại nhiều lần là: nếu hình dung lịch sử như một con đường thẳng tắp trơn tru, không có những bước gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co, không có những thất bại tạm thời, thậm chí những bước lùi đôi khi rất lớn thì không khoa học, không biện chứng, không đúng về mặt lý luận. Nhãn quan biện chứng nêu trên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng khi nhận thức về vận mệnh lịch sử của CNXH và thời đại ngày nay. Quá độ từ CNTB lên CNXH là một quá trình lịch sử lâu dài, gồm nhiều thời kỳ vận động dích dắc, phức tạp. Từ nhận thức này nhất thiết phải đoạn tuyệt với những ảo tưởng giản đơn trước đây để không nóng vội, chủ 3 quan; đồng thời cũng không hoài nghi, dao động, bi quan trước những biến động đổ vỡ và bước thoái trào tạm thời của CNXH giai đoạn hiện nay. Cũng chính trên quan điểm tiếp cận đó, đồng thời kiên định quan điểm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ (1991), văn kiện Đại hội IX của Đảng ta đã khẳng định: “CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”. Với chặng đường chỉ mới hơn 9 thập niên, thời đại lớn quá độ từ CNTB lên CNXH, theo lôgic biện chứng của lịch sử, nhất định sẽ còn trải qua những thời kỳ vận động khác nhau, phụ thuộc những bước tiến triển sau này của lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, có thể chia thời đại ngày nay thành 3 thời kỳ (thời đại nhỏ) kể từ cột mốc Cách mạng tháng Mười năm 1917: Thời kỳ thứ nhất (1917-1945) là thời kỳ cách mạng XHCN thắng lợi ở một nước; chế độ XHCN được xây dựng và củng cố; phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp và chiến thắng của loài người tiến bộ đôí với chủ nghĩa phát xít. Thời kỳ thứ hai (1945 - 1991) là thời kỳ CNXH trở thành hệ thống thế giới; phong trào giải phóng dân tộc phát triển thành cao trào; đồng thời cũng dần dần xuất hiện những khó khăn và sai lầm, thậm chí ngày càng nghiêm trọng khiến CNXH lâm vào khủng hoảng kéo dài, chế độ XHCN sụp đổ ở Đông Âu và Liên Xô. Thời kỳ thứ ba (từ sau 1991) là thời kỳ các nước XHCN và phong trào cộng sản quốc tế (PTCSQT) khắc phục khủng hoảng, thoái trào để từng bước hồi phục, cải cách, đổi mới và phát triển. Mặc dù thế giới đã trải qua những biến động rất sâu sắc sau thất bại lớn của CNXH, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất và nội dung của thời đại ngày nay. Đó vẫn là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH mở đầu bằng Cách mạng Tháng Mười Nga. Vận động trong những điều kiện lịch sử mới, với những đặc điểm mới khác về cơ bản so với trước năm 1991, thời đại quá độ vẫn tiếp tục hướng tới mục tiêu đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đang tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội. Giai đoạn hiện nay của thời đại, được tính từ sau năm 1991, chứa đựng nhiều bước vận động quanh co, phức tạp của lịch sử. Nhìn từ nền tảng vật chất, kỹ thuật của xã hội loài người, giai đoạn này được đặc trưng bằng sự phát triển mang tính bùng nổ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, từng bước hình thành nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá nổi lên trong tư cách một xu thế chủ đạo tác động nhiều chiều đến đời sống quốc tế. Từ góc độ chính trị quốc tế, giai đoạn hiện nay của thời đại là giai đoạn đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, phức tạp với những hình thức biểu hiện mới. Lợi dụng ưu thế trong so sánh lực lượng, CNTB, chủ nghĩa đế quốc ráo riết chống phá phong trào cách mạng thế giới nhằm tái lập sự thống trị toàn cầu của tư bản độc quyền quốc tế. Các quốc gia dân tộc trên thế giới đang triển khai hàng loạt cuộc đấu tranh chống cường quyền đế quốc, chống tự do hoá tư bản chủ nghĩa, tư bản tài chính lũng đoạn, chống độc quyền tư bản toàn cầu, chống toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa… với nhiều hình thức phong phú. PTCSQT đã có bước phục hồi và củng cố nhất định. CNXH tiếp tục được xây dựng ở nhiều nước, ngày càng tỏ rõ khả năng tự đổi mới để phát triển, có thêm sinh lực mới thông qua cải cách, đổi mới. Các ĐCS từng bước xác lập lại vai trò, vị trí trong đời sống chính trị ở các nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu, ở các nước tư bản phát triển và 4 các nước đang phát triển á - Phi - Mỹ Latinh. Bước phát triển mới của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh nhiều năm qua đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn chính trị thế giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh và đang tạo ra chuyển biến có lợi cho cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội ở khu vực cũng như trên thế giới. Tuy PTCSQT vẫn chưa hoàn toàn vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX và hiện còn đứng trước nhiều khó khăn thử thách nan giải, song phong trào vẫn tiếp tục hiện diện trong tư cách một lực lượng tiên phong đấu tranh vì những mục tiêu thời đại. Nhìn tổng quát, trong giai đoạn lịch sử hiện nay, thế giới từ diện mạo bề ngoài cho đến những tầng sâu bên trong của nó đã và đang bộc lộ thêm nhiều đặc điểm mới, thể hiện qua sự vận động của CNTB, CNXH, PTCS và công nhân quốc tế, phong trào độc lập dân tộc và hệ thống các mâu thuẫn lớn của thế giới đương đại. Từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, thế giới nổi lên các đặc điểm chủ yếu sau: Một là: Cách mạng khoa học và công nghệ diễn ra nhanh, mạnh, đạt được những kỳ tích, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và toàn nhân loại. Điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ là từ phát minh chuyển hóa thành công nghệ và đưa nó vào sản xuất không tách rời nhau về không gian và thời gian, ngày càng thống nhất trong một quá trình. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại chủ yếu diễn ra trên 4 lĩnh vực sau đây: khoa học và công nghệ sinh học, khoa học và công nghệ về sức bền, khoa học và công nghệ về năng lượng, khoa học và công nghệ về thông tin. Cách mạng khoa học và công nghệ tạo ra lực lượng sản xuất mới làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế, tác động sâu sắc đến các nước đang phát triển và các nước đang xây dựng CNXH. Một mặt nó tạo cho các nước nói trên cơ hội rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển đối với các nước phát triển thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng phương thức mới. Mặt khác, cách mạng khoa học và công nghệ cũng tạo ra thách thức lớn. Đó là do từ trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu hàng thế kỷ bắt kịp trình độ thế giới không phải vấn đề đơn giản. Hơn nữa những thành tựu khoa học công nghệ chủ yếu lại do các nước tư bản phát triển chi phối, mà mục đích chuyển giao công nghệ của các nước này là lợi nhuận kinh tế và lợi ích chính trị chứ không vì mục đích nào khác. Tình hình trên đây đòi hỏi các nước XHCN và các nước đang phát triển phải có chiến lược khoa học, công nghệ đúng đắn. Hai là: Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, nhưng đang bị CNTB chi phối. Toàn cầu hóa kinh tế là hệ quả tất yếu của sự phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin. Toàn cầu hóa là một quá trình phức tạp đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực cả mặt tiêu cực, cả thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của các quốc gia, trong đó các nước đang phát triển phải chịu những thách thức gay gắt hơn cả. Toàn cầu hóa làm tăng tính phụ thuộc của các nước nghèo vào các nước giàu về vốn, công nghệ, thị trường. Các nước đang phát triển đứng trước những thách thức lớn trong cuộc cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt. Toàn cầu hóa tác động tiêu cực vào quyền lực nhà nước dân tộc, chủ quyền quốc gia, bản sắc dân tộc. Các thế lực tư bản độc quyền, đặc biệt là tư bản độc quyền Mỹ, đã lợi dụng toàn cầu hóa để bành trướng thế lực, thực hiện chủ nghĩa bá quyền. Ba là: Đấu tranh giai cấp và xung đột dân tộc, tôn giáo tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường, tiếp tục diễn ra gay gắt. Sau các sự kiện ở Đông Âu, Liên Xô đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không kết thúc mà tiếp tục diễn ra gay go, quyết liệt dưới những hình 5 thức mới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc gay go, phức tạp bởi hai lý do chính: Một là, lợi dụng việc Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, CNXH lâm vào thoái trào, chủ nghĩa đế quốc chuyển từ thế thủ sang thế công. Chúng tăng cường chống phá độc lập dân tộc và CNXH bằng nhiều thủ đoạn như bao vây cấm vận kinh tế, diễn biến hòa bình, gây bạo loạn, lật đổ, trực tiếp gây chiến tranh xâm lược. Hai là, cách mạng khoa học - công nghệ và toàn cầu hóa do CNTB chi phối không làm giảm mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển mà còn làm cho các mâu thuẫn ấy sâu sắc thêm. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc có những biểu hiện mới. Đó là phong trào đấu tranh chống các chính sách của chủ nghĩa tự do mới; phong trào "chống toàn cầu hóa" đang lôi cuốn hàng triệu người tham gia. Mục tiêu của các cuộc đấu tranh không chỉ là yêu cầu cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội, chống tư hữu hóa ồ ạt, mà còn là hòa bình, dân chủ, chống chiến tranh, chống áp bức dân tộc, bảo vệ môi trường Bốn là: Nhân loại đứng trước những vấn đề toàn cầu hóa hết sức bức xúc phải có sự hợp tác đa phương để giải quyết. Đó là các vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo, chống tội phạm quốc tế, chống chiến tranh hạt nhân Năm là: Quan hệ giữa các nước lớn là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Nước lớn là nước có sức mạnh tổng hợp quốc gia vượt trội trong cộng đồng thế giới. Vì vậy, các nước lớn và quan hệ giữa các nước lớn chi phối rất mạnh mẽ đối với sự phát triển của tình hình thế giới. Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Canada, ấn Độ chiếm 1/3 diện tích, hơn 1/2 dân số và 70% GDP của thế giới. Đây là các cường quốc kinh tế, khoa học, quân sự, tài chính, chính trị mà không quốc gia nào trong hoạch định chiến lược phát triển không thể không tính đến. Tất cả quan hệ hợp tác, liên minh, mâu thuẫn, xung đột, phân chia ảnh hưởng giữa các nước lớn tác động trực tiếp đến lợi ích quốc gia và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các nước lớn đến các nước, nhóm các nước không cố định mà thường xuyên biến đổi tùy theo sự thay đổi tương quan lực lượng, theo sự biến đổi chính trị, xã hội của mỗi nước ở những thời điểm cụ thể. Thực tiễn vận động của lịch sử mười năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI còn cho thấy những mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay vẫn còn nguyên vẹn trong giai đoạn hiện nay, cho dù tình hình đã có những thay đổi trong từng mặt đối lập cấu thành mâu thuẫn, trong hình thức biểu hiện và mức độ gay gắt của nó. Các mâu thuẫn đó là: * Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Đây là mâu thuẫn cơ bản xuyên suốt của thời đại trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại xét cả từ góc độ lý luận thực tiễn. Đây là mâu thuẫn giữa hai hình thái kinh tế - xã hội mang bản chất đối lập nhau không thể điều hòa được. Vì vậy cho dù chủ nghĩa xã hội dù bị đổ vỡ một bộ phận, không còn là một hệ thống nhưng vẫn còn tồn tại các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại trong niềm tin của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Vấn đề "ai thắng ai" giữa CNXH và CNTB vẫn tiếp tục hiện diện như là một vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh hiện nay trên thế giới. * Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa tư bản không thể tồn tại nếu không duy trì bóc lột giá trị thặng dư đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Mặc dù chủ nghĩa tư bản đã có sự ổn định tạm thời và phát triển do nắm bắt và làm chủ cách mạng khoa học và công nghệ, có những điều 6 chỉnh mới trong phương thức thống trị và bóc lột giá trị thặng dư một cách tinh vi và thực thi chính sách phân tầng dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu giai cấp công nhân nhưng những mâu thuẫn giữa công nhân và tư bản không vì lẽ đó mà giảm sút hoặc đã mất đi. Mâu thuẫn giữa tư bản và công nhân vẫn là mâu thuẫn cơ bản tồn tại. Nó đang có nguy cơ bùng phát khi thất nghiệp tăng lên, khi chủ nghĩa tư bản hiện đại và các công ty xuyên quốc gia thực hiện sự áp đặt, khống chế đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước. * Mâu thuẫn giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển với các nước tư bản phát triển trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, ổn định, phát triển đang có nguy cơ ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thế kỷ XX đã qua đi, đánh dấu sự toàn thắng của cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa tư bản hiện đại không còn hệ thống thuộc địa. Chủ nghĩa thực dân cũ đã bị loại bỏ hoàn toàn. Chủ nghĩa thực dân mới đã bị đánh sập một bước quan trọng. Các dân tộc đã giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, sau năm 1991, cục diện thế giới đã thay đổi căn bản, so sánh lực lượng trở nên có lợi hơn đối với CNTB, CNĐQ, bất lợi đối với CNXH và các lực lượng cách mạng tiến bộ. Mỹ mưu toan sắp đặt lại trật tự thế giới do Mỹ làm bá chủ. Đặc biệt, sau sự kiện 11/9/2001 Mỹ tăng cường việc tập hợp các nước lớn, tiến hành điều chỉnh chiến lược, tự cho phép "đánh đòn phủ đầu" tất cả các quốc gia dân tộc nào không theo cái gậy chỉ huy của Mỹ. Quan hệ giữa các dân tộc trên những nguyên tắc đã được thiết lập nhiều năm trước đây đã bị phá vỡ. Hòa bình, độc lập dân tộc, không can thiệp vào công việc ội bộ vì sự phát triển của mỗi quốc gia đã bị xâm phạm. Mâu thuẫn giữa các dân tộc với chủ nghĩa đế quốc trở nên gay gắt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. * Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau trong giai đoạn hiện nay của thời đại vẫn là mâu thuẫn cơ bản đang tồn tại. Đây là mâu thuẫn nảy sinh một cách tất yếu do quy luật tự do cạnh tranh kiểu cá lớn nuốt cá bé và do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc Mỹ đang mưu toan làm bá chủ thế giới bất chấp luật pháp quốc tế đã làm các nước đế quốc khác bất bình. Đặc biệt chính sách cường quyền ngạo mạn, áp đặt của Mỹ trong chủ trương "đánh đòn phủ đầu" không chỉ đe dọa độc lập dân tộc của các nước đang phát triển, chậm phát triển mà còn đe dọa chính các nước tư bản phát triển khác. Với việc tự cho phép mình chạy đua vũ trang Mỹ đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc có nguy cơ tăng lên. Con đường giải quyết mâu thuẫn giữa các nước lớn trước mắt bằng thương lượng song phương hoặc đa phương đã có những lúc lâm vào bế tắc do mâu thuẫn quyền lợi của các nước lớn. Các tập đoàn tư bản độc quyền lũng đoạn xuyên quốc gia tiếp tục theo đuổi lợi nhuận tối đa, ra sức cạnh tranh và đấu tranh gay gắt với nhau. Ba trung tâm kinh tế tư bản hàng đầu là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng, giành gật thị trường. Nhiều cuộc chiến tranh thương mại, những căng thẳng về lợi ích giữa các nước tư bản đế quốc đã nổ ra tác động sâu rộng đến thế giới. Điều nhân loại đang chăm chú dõi theo những diễn biến giữa các cường quốc đế quốc là đây là các cường quốc hạt nhân và các quốc gia có một nền kinh tế mạnh. Ngăn chặn chiến tranh đế quốc trở thành một đòi hỏi cấp bách của nhân loại tiến bộ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay của thời đại đang nổi lên một mâu thuẫn giữa một bên là các thế lực cực đoan nhất, hiếu chiến nhất của chủ nghĩa đế quốc bá quyền ngạo mạn, áp đặt với một bên là các lực lượng đấu tranh chống lại các thế lực đó vì hòa bình, độc lập dân tộc, ổn định và phát triển bền vững cho sự tiến bộ xã hội và phẩm giá con người. Đây là xu thế tất yếu của sự tập hợp lực lượng rộng rãi phát huy tinh thần đấu 7 tranh quyết liệt, liên tục, sáng tạo để ngăn chặn, làm thất bại tính chất hiếu chiến, áp đặt, ngạo mạn của chủ nghĩa đế quốc cường quyền. Nhận thức đúng đắn những đặc điểm mới và những biểu hiện mới trong các mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn hiện nay của thời đại là một nhiệm vụ cấp thiết của công tác lý luận hiện nay ở nước ta, để từ đây có thể lựa chọn đường lối, chính sách và những phương sách hành động thích hợp, đưa sự nghiệp cách mạng nước nhà tiến lên phía trước theo những mục tiêu phù hợp với xu thế không thể đảo ngược của thời đại mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Việt Nam thực hiện các cuộc cải cách thể chế chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, thúc đẩy nền dân chủ XHCN phát triển là tất yếu và là một nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc đổi mới, cải cách, hiện đại hóa của các nước XHCN hiện nay, trong đó có VN. Dân chủ hóa là mục tiêu và động lực phát triển của CNXH. Kết luận: Qúa độ lên CNXH vẫn là con đường tất yếu và thời đại ngày nay là thời đại đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 8 Câu 2. Hãy phân tích nội dung sau đây trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản VN: "Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH-HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới" (Đảng CSVN: Văn kiện ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị QG Hà Nội 2011). Trong thời kỳ đổi mới, việc xác định mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dựa trên cơ sở lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời quan tâm đúng mức đến nghĩa vụ quốc tế của Đảng với tư cách một đảng cộng sản cầm quyền. Đối với Việt Nam hiện nay, lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản và cao nhất về đối ngoại là giữ vững hoà bình để phát triển. Do đó, mục tiêu đối ngoại là phải tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Giữ vững hòa bình, tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi, một mặt sẽ góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền an ninh quốc gia, mặt khác tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ, hợp tác của quốc tế cho sự phát triển của đất nước. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Việt Nam nâng cao uy tín quốc tế, đồng thời đóng góp nhiều hơn đối với phong trào cách mạng thế giới. Tư tưởng chỉ đạo và nguyên tắc đối ngoại Xuất phát từ lợi ích và mục tiêu đối ngoại đã được xác định, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà Việt Nam có quan hệ. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới sau sự kiện 11-9-2001, Hội nghị Trung ương 8 (khóa IX) đã bổ sung và làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với quan điểm: trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, củng cố hoà bình, an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước. Đại hội X của Đảng tiếp tục làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với việc khẳng định quan điểm: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình và hợp tác phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” 1 . Quan điểm của Đại hội X được Đại hội XI của Đảng kế thừa, bổ sung và phát triển toàn diện hơn khi xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tỏc và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vỡ lợi ích quốc gia, dõn tộc, vỡ một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giầu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xó hội trờn 1 ng C ng s n Vi t Nam: Đả ộ ả ệ V n ki n i h i i bi u to n qu c l n th Xă ệ Đạ ộ đạ ể à ố ầ ứ , Nxb CTQG, H. 2006, tr.112 9 thế giới” 2 . Quán triệt các quan điểm nêu trên là cơ sở quan trọng để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, trước hết là giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia và định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, Việt Nam có thể tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế quốc tế, tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài như: vốn đầu tư, khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở thế và lực mới của đất nước, Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh quan điểm tăng cường sự chủ động, tích cực của Việt Nam đối với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng đầy đủ và toàn diện, không chỉ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế, mà còn trong các lĩnh vực khác. Việt Nam cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế, từ đó có thể đóng vai trò là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, hợp tác và phát triển. Đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dựa trên sự kiên trì giữ vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Đảng và Nhà nước Việt Nam nêu 4 nguyên tắc đối ngoại chủ yếu: Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hoà bình. Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam xác định rõ cơ sở của sự hợp tác là hợp tác bỡnh đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế 3 . Nhiệm vụ đối ngoại Trong suốt thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định một cách nhất quán nhiệm vụ đối ngoại, mà nội dung cơ bản của nó tiếp tục được khẳng định lại trong văn kiện Đại hội XI là: “Giữ vững môi trường hoà bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” 4 . Nhiệm vụ này chỉ rõ yêu cầu đối với công tác đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích dân tộc, tạo được môi trường hòa bình để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Song, đặt cao lợi ích dân tộc không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính, mà còn góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong điều kiện và khả năng thích hợp đối với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, đấu tranh vì những mục tiêu mang tính thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đại hội XI cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác đối ngoại: - Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu toàn diện, ổn định, bền vững. - Chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế. 2 ng C ng s n Vi t Nam: Đả ộ ả ệ V n ki n i h i i bi u to n qu c l n th XIă ệ Đạ ộ đạ ể à ố ầ ứ , Nxb CTQG, H. 2011, tr.83-84 3 ng C ng s n Vi t Nam: Đả ộ ả ệ V n ki n i h i i bi u to n qu c l n th XIă ệ Đạ ộ đạ ể à ố ầ ứ , Nxb CTQG, H. 2011, tr.84 4 ng C ng s n Vi t Nam: Đả ộ ả ệ V n ki n i h i i bi u to n qu c l n th XIă ệ Đạ ộ đạ ể à ố ầ ứ , Nxb CTQG, H. 2011, tr.236 10 [...]... nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu, có lúc còn thi u tính chủ động, thi u sự phối hợp điều hành thống nhất Hai là, chưa đưa các quan hệ được thi t lập đi vào chiều sâu, bền vững Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng được đáng kể quan hệ với các nước và vùng lãnh thổ (quan hệ ngoại giao với 179 nước, quan hệ kinh tế - thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ, quan hệ đối tác chiến lược với... chính trị và địa - kinh tế tại Đông Á từ sau Chiến tranh lạnh 17 đã mở ra một không gian phát triển mới cho khu vực và tạo nên vị thế mới của Đông Á trong quan hệ quốc tế Vai trò của Đông Á trong quan hệ quốc tế ngày càng quan trọng hơn, xét trên cả hai phương diện: chính trị - an ninh và kinh tế Tuy nhiên, tình hình an ninh chính trị Đông Á tiếp tục diễn biến rất phức tạp Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và các... mạnh sự cần thi t phải mở rộng quan hệ với tất cả các nước, đặc biệt là các nước lớn, các trung tâm kinh tế lớn vì đó là những lực lượng ảnh hưởng quan trọng đến an ninh và phát triển của khu vực và của Việt Nam Bốn phương đối ngoại nêu trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xử lý các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam Xử lý đúng các mối quan hệ quốc tế sẽ tạo nên sự thông suốt trong... cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”; “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thi t lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững” 6 Đại hội cũng bổ sung quan điểm hội nhập quốc tế với chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế - Đai hội XI của Đảng (1-2011), chính sách đối ngoại tiếp tục bổ sung, hoàn thi n Tại Đại hội này, lần đầu tiên... các kênh quan hệ Thứ ba, trong quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, thể hiện vai trò, vị trí và trách nhiệm của Việt Nam trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Khi nói đến “Việt Nam là bạn”, chúng ta mới thể hiện ở quan hệ hữu nghị với tất cả các nước; còn “Việt Nam là đối tác”, chúng ta đã thể hiện bằng quan hệ hợp tác... nghĩa quốc tế vô sản trong sáng" từ Đại hội VII, hơn hai thập niên qua, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng mở rộng các mối quan hệ quốc tế với các chính đảng ở các nước, tích cực tham gia nhiều diễn đàn đa phương chính đảng và có những đóng góp ý kiến tại các cuộc gặp gỡ quốc tế thường niên giữa các đảng cộng sản quốc tế, các diễn đàn, hoặc các cuộc hội thảo khoa học quốc tế, của các lực lượng cánh... phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xác định đúng vai trò của nhà nước trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và hội nhập kinh tế quốc tế; mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế; sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại kinh tế tri thức và trong xu thế toàn cầu hoá, Có thể thấy, quá trình mở rộng các mối quan hệ quốc tế của Đảng ta trong... nước, trong đó có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và vùng lãnh thổ, các công ty của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam Thứ hai, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển kinh tế - xã hội Thông qua các hoạt động ngoại giao cụ thể, tích cực, đặc biệt là chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với... tựu khoa học - công nghệ hiện đại của CNXH hiện thực và các Đảng vào cuộc đấu tranh giải phóng của mình - Liên hệ về đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam vào phong trào cộng sản quốc tế: Quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với phong trào cộng sản quốc tế Là một thành viên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Đảng ta luôn nhất quán trong quan điểm, đường lối và có những hành động... đời sống quan hệ quốc tế hiện nay Thứ sáu, tình hình khu vực Đông Á Đông Á là khu vực rộng lớn, bao gồm 11 quốc gia nhưng lại rất chênh lệch về diện tích, dân số, nhất là trình độ phát triển kinh tế cũng như khác nhau về chế độ chính trị, bản sắc văn hóa và tôn giáo; có nhiều cường quốc hàng đầu và cũng là nơi có vị thế địa chiến lược quan trọng của thế giới Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, Đông Á trở . có lúc còn thi u tính chủ động, thi u sự phối hợp điều hành thống nhất. Hai là, chưa đưa các quan hệ được thi t lập đi vào chiều sâu, bền vững. Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng được đáng kể quan hệ. nhất trong quan hệ quốc tế. Cùng với việc đặt cao quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, Đảng và Nhà nước Việt Nam đồng thời nhấn mạnh sự cần thi t phải mở rộng quan hệ. khung với EU, bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Đến năm 1996, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, trong đó có quan hệ với tất cả các nước lớn trên thế giới, có quan hệ buôn bán với trên

Ngày đăng: 14/01/2015, 21:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thứ nhất, sự thay đổi của cục diện thế giới và môi trường an ninh chính trị quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan