Giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

159 905 1
Giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom  tỉnh Đồng Nai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mục tiêu chung:Góp phần phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Trảng Bom và định hướng cho sự phát triển của kinh tế trang trại tại địa phương hiện nay và trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại. Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom. Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom.

i LỜI CAM ĐOAN Tác giả là học viên lớp Cao học kinh tế KT17 trường Đại học Lâm Nghiệp cơ sở 2 thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn về tính trung thực của các số liệu và tài liệu được sử dụng trong nghiên cứu hoàn thành luận văn./. Đồng Nai, tháng 02 năm 2012 Tác giả Đoàn Xuân Trường ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Văn Hà đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp; Xin trân trọng khắc ghi công lao nuôi dưỡng và dạy dỗ của Ba, Mẹ đã giành cho con; Xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học cao học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đang công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, các anh chị đang công tác tại phòng Kinh tế, Chi Cục Thống Kê huyện Trảng Bom đã cung cấp những thông tin quý báu và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn các anh chị đồng nghiệp, các bạn học đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt những thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Trân trọng biết ơn. Tác giả Đoàn Xuân Trường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CAM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization) iv DANH MỤC BẢNG BIỂU vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.1. Quan niệm về kinh tế trang trại 4 1.1.1. Kinh tế trang trại 4 1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại 7 1.1.3. Đặc trưng và tiêu chí nhận dạng của trang trại 10 1.1.4. Các hình thức kinh tế trang trại 14 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại tại địa phương hiện nay 14 1.1.6. Các chính sách phát triển kinh tế trang trại tại địa phương hiện nay20 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại 32 1.2.1. Một số kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của một số nước có nền nông nghiệp hiện đại 32 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trong nước và tại địa phương hiện nay 34 2.1. Điều kiện cơ bản của huyện Trảng Bom 45 2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên 45 2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội 51 2.1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2009 52 2.1.2.3. Nguồn nhân lực 54 2.1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 55 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 59 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 60 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom 64 iv 3.1.1. Số lượng và cơ cấu các trang trại tại huyện Trảng Bom giai đoạn 2006-2010 64 3.2.2. Tình hình hình sử dụng các yếu tố sản xuất của trang trại tại huyện Trảng Bom 75 3.2.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại tại huyện Trảng Bom 85 3.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các trang trại tại huyện Trảng Bom 101 3.2.6. Đánh giá chung và những vấn đề hạn chế đặt ra trong phát triển kinh tế trang trại của huyện Trảng Bom 115 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất, kinh doanh của các trang trại tại huyện Trảng Bom 121 3.3.1. Định hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 121 3.3.2. Giải pháp về đất đai, vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và thị trường, quản lý trang trại 126 3.3.3.Giải pháp về phát triển ngành nghề trang trại tại địa phương 140 3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization) AFTA: Hiệp hội mậu dịch tự do Asean (Asean Free Trade Association) RRA: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal) SWOT: Phương pháp phân tích SWOT VietGAP: Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam GAP : Thực hành nông nghiệp tốt VAC : Vườn, ao, chuồng GDP : Tổng sản phẩm quốc dân GTSX : Giá trị sản xuất KH-KT : Khoa học, kỹ thuật v HH : Hàng hóa DV : Dịch vụ HN : Hàng năm LN : Lâu năm TS : Thủy sản CN : Chăn nuôi TT : Trồng trọt; trang trại; thị trấn TH : Tổng hợp SL : Số lượng BQ, b/q : Bình quân Đvsp : Đơn vị sản phẩm ĐĐ: Đất đai LĐ : Lao động Q.doanh : Quốc doanh KTTT : Kinh tế trang trại SX : Sản xuất KD : Kinh doanh CS : Chính sách NN : Nhà nước CQ : Cơ quan NXB : Nhà xuất bản PTNT : Phát triển nông thôn BNN : Bộ nông nghiệp BNNPTNT: Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn TCTK : Tổng cục thống kê BTC : Bộ tài chính NHNN : Ngân hàng nhà nước NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn CBTĂ : Chế biến thức ăn TSCĐ : Tài sản cố định CP : Cổ phần TP : Thành phố QL 1A : Quốc lộ 1 A vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Một số yếu tố về khí hậu huyện Trảng Bom 43 Bảng 2.2 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Trảng Bom qua các năm 45 Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Trảng Bom giai đoạn 2000-2009. 47 Bảng 2.4 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông lâm thủy sản Giai đoạn 2000-2009, huyện Trảng Bom 49 Bảng 2.5 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Giai đoạn 2000-2009, huyện Trảng Bom. 50 Bảng 2.6 Hiện trạng các công trình hồ, đập ở huyện Trảng Bom 52 Bảng 3.1 Số lượng trang trại của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006-2010 59 Bảng 3.2 Danh mục thống kê các loại hình trang trại trên địa bàn h.Trảng Bom. 60 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu chủ yếu của trang trại t.Đồng Nai từ năm 2006-2010 62 Bảng 3.4 Số lượng các trang trại phân theo loại hình sản xuất và quy mô 65 Bảng 3.5 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2011 của trang trại 66 Bảng 3.6 Hiện trạng sử dụng đất của trang trại năm 2011 70 Bảng 3.7 Phân loại trang trại theo quy mô sử dụng đất 70 Bảng 3.8 Vốn sản xuất của các trang trại huyện Trảng Bom năm 2011 73 Bảng 3.9 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại năm 2011 74 Bảng 3.10 Máy móc thiết bị chủ yếu của trang trại chia theo loại hình sản xuất 76 Bảng 3.11 Bảng tổng hợp kết quả sản xuất của trang trại trồng trọt năm 2011 79 Bảng 3.12 Quy mô đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2005-2009, h. Trảng Bom 82 Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả sản xuất của trang trại chăn nuôi năm 2011 84 Bảng 3.14 Bảng tổng hợp kết quả sản xuất của trang trại tổng hợp năm 2011 89 Bảng 3.15 Tổng hợp chi phí đầu tư sản xuất của các trang trại năm 2011 90 Bảng 3.16 Tổng hợp so sánh hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại 93 Bảng 3.17 Tổng hợp ý kiến chủ trang trại 101 Bảng 3.18 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của sản xuất trang trại 103 Bảng 3.19 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ngành 104 Bảng 3.20 Ma trận SWOT cho phát triển kinh tế trang trại 107 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong bối cảnh lịch sử nước ta từ thời phong kiến thì ngành nghề nông đã tồn tại không thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp. Kinh tế trang trại là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế nông nghiệp nước ta, tuy mới ra đời nhưng kinh tế trang trại đã có những đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế, làm phong phú và nhiều hơn các sản phẩm từ nông nghiệp. Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong những năm vừa qua nông nghiệp nông thôn đã và đang đạt được những thành tựu to lớn về mặt chất và lượng. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và đủ sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Trong phạm vi cả nước kinh tế trang trại là loại hình kinh tế phát triển muộn, tuy nhiên hiện nay kinh tế trang trại đang tăng nhanh về mặt số lượng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Sự phát triển một cách nhảy vọt của kinh tế trang trại đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển; tạo ra nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo; tận dụng triệt để diện tích đất trống, đất hoang hóa, đồi núi trọc. Vấn đề kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay đã được đề cập và quan tâm trong những năm đổi mới phát triển kinh tế. Kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển nhanh rộng khắp trên nhiều vùng của cả nước. Tại nội dung nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05 tháng 4 năm 1998 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và sau đó là chính sách giao ruộng đất ổn định cho nông dân sản xuất, trồng trọt. Đồng Nai là một trong những tỉnh có nhiều lợi thế để phát triển mô hình kinh tế trang trại theo tiêu chí của trung ương như: vị trí địa lý-kinh tế thuận lợi, có nhiều ngành nghề phát triển rộng khắp, diện tích đất canh tác rộng lớn phù hợp cho các loại hình sản xuất mang tích chất tập trung về mặt quy mô và số lượng. 2 Tuy nhiên quá trình phát triển của kinh tế trang trại của cả tỉnh nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng vẫn còn đặt ra nhiều vấn đề nổi cộm cần giải quyết. Kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom vẫn chủ yếu là trang trại hộ nông dân. Hầu hết các trang trại có quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng lao động của gia đình, một số có thuê mướn lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công trả cho lao động thường là do thỏa thuận của hai bên. Vốn đầu tư của trang trại thường là nguồn vốn tự có và vốn vay của cộng đồng, vốn vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu vốn. Bên cạnh đó sản phẩm được sản xuất ra thì chưa có nơi tiêu thụ nên thường bị các lái buôn ép giá, chủ trang trại không nắm bắt được đầy đủ nhu cầu của thị trường về mẫu mã, chất lượng và giá thành của sản phẩm làm ra do đó sản phẩm làm ra thường đạt về mặt số lượng là chính. Thực hiện việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế trang trại tại địa phương trong những năm qua tuy đã đạt được một số kết quả song hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần phải khắc phục và điều chỉnh như: chính sách đất đai còn nhiều hạn chế, lao động đào tạo tại địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, cơ sở hạ tầng tại nông thôn còn yếu kém, việc chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và chưa đồng bộ, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa phát triển. Để khắc phục những hạn chế kể trên và phát huy những tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế trang trại của huyện Trảng Bom, việc nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp cho phát triển kinh tế trang trại hiện nay tại huyện Trảng Bom là hết sức cần thiết, vì vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp góp phần phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom - tỉnh Đồng Nai”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Góp phần phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Trảng Bom và định hướng cho sự phát triển của kinh tế trang trại tại địa phương hiện nay và trong thời gian tới. 3 - Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom. - Đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Trảng Bom. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại nông nghiệp tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển, hiệu quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn hiện nay, những tồn tại và những mặt đạt được cần phải phát huy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển của các trang trại ở huyện Trảng Bom – chủ yếu tại 71 trang trại của huyện Trảng Bom. + Phạm vi thời gian: Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập chủ yếu từ năm 2006 đến năm 2010; có bổ sung một số số liệu đến tháng 10/2011. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan niệm về kinh tế trang trại 1.1.1. Kinh tế trang trại 1.1.1.1. Sự ra đời và bản chất của kinh tế trang trại Lịch sử hình thành và phát triển nông nghiệp của nước ta nói riêng và thế giới nói chung đã tồn tại các hình thức sản xuất tập trung về diện tích và mức độ cơ giới cao để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn; đàn gia súc, gia cầm lớn so với hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống về quy mô nhỏ, phân tán. Các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trong các phương thức sản xuất trước chủ nghĩa tư bản đã tồn tại ở nhiều nước và đều có đặc điểm chung chủ yếu về: Mục đích sản xuất, các hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung đều nhằm mục đích chủ yếu là tự cung tự cấp để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trực tiếp trong nước và ngay bản thân của mỗi cá nhân. Về sở hữu, có những hình thức dựa trên sở hữu nhà nước, có những hình thức là sở hữu thuộc cá nhân. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra những điều kiện và động lực mạnh mẽ thúc đẩy hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung lên một trình độ mới cao hơn, với những biến đổi cơ bản về kinh tế, tổ chức và kỹ thuật sản xuất so với các hình thức sản xuất nông nghiệp mang tính tập trung trước chủ nghĩa tư bản. Những biến đổi ấy bao gồm: - Sự biến đổi về mục đích sản xuất: Sản xuất chuyển từ tự cung tự cấp là chủ yếu sang sản xuất hàng hóa. - Sự biến đổi về mặt sở hữu: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung về cơ bản là dựa trên quyền sở hữu tư liệu sản xuất của một cá nhân độc lập. [...]... hướng khuyến khích kinh tế trang trại Nhà nước có vai trò tạo ra môi trường kinh tế ổn định cho phát triển các thành phần kinh tế trong đó kinh tế trang trại 2 Khuyến khích sự hình thành, phát triển kinh tế trang trại thông qua các đòn bẩy kinh tế nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế trang trại và khuyến khích các hình thức liên kết kinh tế phục vụ cho kinh tế trang trại phát triển lớn 3 Hỗ trợ... đến phát triển trang trại tại địa phương hiện nay 1.1.5.1 Các yếu tố thuộc về môi trường của các chủ thể trang trại * Tác động của các cơ quan nhà nước đến môi trường kinh tế, pháp lý cho phát triển kinh tế trang trại: Sự tác động của các chủ thể nhà nước có vai trò to lớn trong việc tạo lập môi trường kinh tế và pháp lý để làm cơ sở cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển Kinh tế trang trại. .. phần kinh tế đầu 23 tư để phát triển nông nghiệp nói chung và kinh tế trang trại nói riêng Thực hiện khai thác có hiệu quả các chương trình quốc gia trên địa bàn nông thôn để phát triển kinh tế trang trại 4 Chính sách phát triển kinh tế trang trại phải xuất phát từ những điều kiện xã hội và những bối cảnh lịch sử cụ thể của đất nước và của thế giới Chính sách phát triển kinh tế trang trại là nhằm góp. .. kinh doanh của các trang trại cũng như các chủ thể kinh doanh khác - Sự công nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trại sẽ tạo cơ sở pháp lý cho những cá nhân có nguồn lực yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại Tạo điều kiện cần thiết cho kinh tế trang trại ra đời và phát triển 16 Tầm quan trọng và vai trò của kinh tế trang trại trong hệ thống nông nghiệp và của nền kinh. .. 1.1.1.2 Khái niệm kinh tế trang trại Về bản chất trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm không đồng nhất Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại; còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó - Kinh tế trang trại là một hình... sản Phát triển 7 kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững…” Nghị quyết cũng nhấn mạnh vai trò hộ gia đình nông thôn là chủ thể chính cho việc phát triển kinh tế trang trại tại Việt Nam hiện nay; là cơ sở và điều kiện cho thị trường hàng hóa phát triển về quy mô và số lượng 1.1.2 Vai trò của kinh tế trang trại Trang trại. .. vấn đề môi trường Kinh tế trang trại, nhất là trang trại gia đình đã khẳng định được ưu thế và hiệu quả của nó trong phát triển nông nghiệp ở các nước trên thế giới Hoạt động kinh tế trang trại gia đình với những nội dung và phương pháp phong phú, đa dạng, do đó chính sách phát triển kinh tế trang trại cần phải được xem xét, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của thế giới,... trong nông nghiệp -kinh tế trang trại, gần gũi với kinh tế hộ và là một con đường để đưa kinh tế hộ nước ta đi lên sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước 2 Chính sách phát triển kinh tế trang trại phải phù hợp với quy định của pháp luật Chính sách phát triển kinh tế trang trại đều phải dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật về nông nghiệp, nông thôn; đồng thời không... đẩy ngành công nghiệp chế biến phát triển Hiện nay phát triển kinh tế trang trại phải đi đôi với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn Việc phát triển kinh tế trang trại góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền nông nghiệp nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng Các trang trại là thành phần kinh tế luôn đi đầu trong việc áp... giải quyết vấn đề công ăn việc làm ở nông thôn * Mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển kinh tế trang trại: 1 Hình thành và phát triển hình thức kinh tế trang trại một cách phổ biến trong hiện tại cũng như tương lai Vì vậy mục tiêu cụ thể của chính sách phát triển kinh tế trang trại là tạo các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của trang trại làm cho hình thức tổ chức sản xuất kinh . tế trang trại đã hình thành và phát triển nhanh rộng khắp trên nhiều vùng của cả nước. Tại nội dung nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 05 tháng 4 năm 1998 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp

Ngày đăng: 14/01/2015, 00:07

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Oganization)

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

    • 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 1.1. Quan niệm về kinh tế trang trại

      • 1.1.1. Kinh tế trang trại

      • 1.1.2. Vai trò của kinh tế trang trại

      • 1.1.3. Đặc trưng và tiêu chí nhận dạng của trang trại

      • 1.1.4. Các hình thức kinh tế trang trại

      • 1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển trang trại tại địa phương hiện nay

      • 1.1.6. Các chính sách phát triển kinh tế trang trại tại địa phương hiện nay

      • 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

        • 1.2.1. Một số kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của một số nước có nền nông nghiệp hiện đại

        • 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại trong nước và tại địa phương hiện nay

        • 2.1. Điều kiện cơ bản của huyện Trảng Bom

          • 2.1.1 Vài nét về điều kiện tự nhiên

            • Bảng 2.1: Một số yếu tố về khí hậu huyện Trảng Bom

            • 2.1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

            • 2.1.2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2009

              • Bảng 2.4: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông lâm thủy sản Giai đoạn 2000-2009, huyện Trảng Bom

              • Bảng 2.5: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp Giai đoạn 2000-2009, huyện Trảng Bom

              • 2.1.2.3. Nguồn nhân lực

              • 2.1.2.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội

                • * Giao thông

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan