Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ

78 1.3K 6
Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

(1) Đánh giá được thực trạng sản xuất, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại quân Ô Môn, TP Cần Thơ.(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – mè đen – lúa.(3) Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững cho mô hình được lựa chọn.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia về nông nghiệp, nông nghiệp là thế mạnh của không chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn là thế mạnh của cả nước. Chính nông nghiệp đã mang lại một sự tăng trưởng và thu nhập đáng kể cho Việt Nam. Với thế mạnh về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng…nên đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm vị trí hàng đầu về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lương thực và nhất là lúa, nên sản lượng lúa của đồng bằng sông Cửu Long chiếm khoảng trên 60% lượng gạo sản xuất của cả nước, giải quyết đáng kể nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho quốc gia và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho đồng bằng sông Cửu Long. Nhưng hiện nay hầu hết việc sản xuất lúa của người nông dân Việt Nam, trừ một số nơi có thể dễ dàng chuyển giao khoa học kỹ thuật, còn lại thì lạc hậu, kỹ thuật canh tác truyền thống, điều này vừa gây ảnh hưởng đến môi trường sống vừa làm cho năng suất thấp và dẫn đến thu nhập của ngưòi trồng lúa cũng rất thấp so với những lĩnh vực khác. Tình trạng độc canh cây lúa với 2 hoặc 3 vụ lúa một năm vẫn còn phổ biến ở nhiều địa phương khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Độc canh cây lúa cùng với thói quen bón phân vô cơ thay vì bón phân hữu cơ, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, tâm lý càng bón nhiều phân thì lúa càng tốt làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng, đất mất độ phì nhiêu màu mỡ, năng suất thấp… Đứng trước thực trạng đó các nhà khoa học cũng như các cơ quan chức năng đã đề xuất nhiều biện pháp khắc phục. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - nông thôn ở ĐBSCL nói chung và Quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ nói riêng. Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu đã góp phần làm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo ra bước đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 1 Theo tổng hợp của trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL, thời gian qua, bà con nông dân đã áp dụng rất hiệu quả 4 mô hình chuyển dịch xen canh trên đất lúa như: lúa - màu; lúa - cá; lúa - tôm và lúa - rau, vừa góp phần phá thế độc canh cây lúa, cắt đi nguồn sâu bệnh có hại trên đồng ruộng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao. Những mô hình này đang được các tỉnh, thành khuyến khích nhân rộng. Đặc biệt, mô hình 2 lúa - 1 màu là mô hình có thế mạnh vượt trội so với các mô hình khác. Quận Ô Môn thuộc vùng ven của khu vực nội thành Thành phố Cần Thơ, sản xuất nông nghiệp vẫn đang là hoạt động sản xuất chính của bà con nông dân trong vùng. Đồng thời đây cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực - thực phẩm cho khu vực nội thị. Diện tích đất nông nghiệp của Quận chiếm 9.986,63 ha chiếm 75,5% diện tích tự nhiên, gần như toàn bộ là đất dành cho trồng trọt gồm: đất trồng cây hằng năm chiếm 69,4% diện tích đất trồng trọt chủ yếu là đất canh tác lúa và lúa màu; đất trồng cây lâu năm 3.046,26 ha phân bố chủ yếu tại khu vực thổ canh và ven sông Hậu [1, tr 2, tr3 ]. Thực tế cho thấy sản xuất lúa vụ Xuân Hè trong vùng gặp khá nhiều khó khăn. Thời gian này lượng mưa thấp nhất trong năm, lượng nước bốc hơi cao nhất, mực thủy cấp sâu nhất, lượng nước đổ về hạ lưu sông Mekong nên lượng nước không đủ để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu và phải bơm qua nhiều giai đoạn. Trong khi các cây trồng cạn khác như: bắp, đậu nành, đậu xanh, mè nhu cầu về nước tưới tiêu ít hơn cây lúa. Trong thời gian gần đây xuất hiện một số mô hình sản xuất kết hợp trên đất lúa trong đó nổi bật là mô hình lúa –mè đen - lúa, nhưng đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào hoàn chỉnh về đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác này trên vùng đất Quận Ô Môn. Đó là lý do tác giả chọn đề tài: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại Quận Ô Môn, TP Cần Thơ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu này nhằm áp dụng phương pháp tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình để từ đó đưa ra các khuyến cáo giúp nông dân tăng thu nhập bằng cách sử dụng có hiệu quả nguồn lực của gia đình. 2 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình luân canh lúa- mè đen - lúa từ đưa ra các giải pháp phát triển và tăng tính bàn vững cho mô hình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Đánh giá được thực trạng sản xuất, phân tích hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa tại quân Ô Môn, TP Cần Thơ. (2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa – mè đen – lúa. (3) Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả và tăng tính bền vững cho mô hình được lựa chọn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Các nông hộ canh tác theo mô hình lúa – mè đen – lúa được chọn ngẫu nhiên trên địa bàn Quận Ô Môn. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài +Phạm vi về nội dung Hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh nói riêng được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư [10, tr 5]. Hiệu quả kinh tế liên quan đến nhiều khía cạnh, nhưng trong đề tài này hiệu quả kinh tế được hiểu là bao gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất. Hiệu quả tài chính trong đề tài này sẽ được xem xét, đo lường và đánh giá trên cơ sở tài chính của kết quả sản xuất (thông qua một số chỉ tiêu tài chính) bằng sự so sánh kết quả 3 sản xuất là thu nhập với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Về hiệu quả sản xuất được phân tích trong đề tài bao gồm hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE). +Phạm vi về không gian Đề tài đã tập trung nghiên cứu ở các vùng trồng lúa - màu tiêu biểu của quận Ô Môn là phường Thới Long, phường Thới An và phường Long Hưng. Lý do chọn các phường này là do đây là các địa bàn tập trung nhiều hộ gia đình sản xuất theo mô hình nghiên cứu. +Phạm vi về thời gian Số liệu thu thập phục vụ cho nghiên cứu ở các Xuân Hè, và Hè Thu và Đông Xuân của năm 2011-2012. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.4.1. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 1 1. Tình hình sản xuất lúa và mè đen trên địa bàn quận Ô Môn 2. Đặc điểm của nông hộ điều tra - Các thông tin chung về chủ hộ: Độ tuổi, trình độ văn hóa, số năm kinh nghiệm, - Nguồn lực nông hộ bao gồm: Nhân lực, đất đai, phương tiện sản xuất, tài chính của nông hộ, cơ cấu thu nhập của nông hộ. - Tình hình tiếp cận thông tin và tập huấn kỹ thuật sản xuất của các nông hộ. 3. Phân tích chi phí, thu nhập và hiệu quả tài chính của mô hình lúa –mè đen- lúa. 1.4.2. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 2 Phân tích và so sánh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất của mô hình lúa – mè đen –lúa. 4 1.4.3. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa ba vụ và mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa. 1.4.4. Nội dung giải quyết mục tiêu 4 1. Phân tích các thuận lợi và khó khăn của các mô hình sản xuất. 2. Các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. 1. Một số lý luận về hiệu quả sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm về hiệu quả Trong kinh tế học tân cổ điển hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của một xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn lực và giá thị trường đầu ra nhất định. Hiệu quả theo nghĩa phổ thông, phổ thông trong cách nói của mọi người “Kết quả theo yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả” [13, tr 440]. Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. 1.1.1.2. Hiệu quả tài chính (financial efficiency) Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên gốc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường. 1.1.1.3. Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra, nó là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền kinh tế hàng hoá và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Một phương án có hiệu quả kinh tế cao hoặc một giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư. Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. 6 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển, diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định, và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo quy luật sinh vật, chứ không thể thay thế theo ý muốn chủ quan được. Hiệu quả kinh tế kinh tế là hiệu quả tính trên gốc độ xã hội, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá kinh tế hay giá mờ bao gồm cả chi phí hay lợi ích mà dự án hay chương trình tác động vào môi trường[11, tr 224]. 1.1.1.4. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất đề cập đến hiệu quả liên quan trong khâu sản xuất sản phẩm. Nó là mối quan hệ giữa lượng đầu vào cho quá trình sản xuất và lượng đầu ra đạt được. Một hoạt động sản xuất hay một phương án sản xuất được coi là hiệu quả khi dùng một lượng đầu vào cố định đã biết trước tạo ra sản lượng đầu ra lớn nhất hoặc để tạo ra một lượng đầu ra nhất định sản xuất với mức chi phí đầu vào tối thiểu [6 ]. Hiệu quả sản xuất thông thường bao gồm các loại hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE), hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (SE). Hiệu quả kỹ thuật (Technical Effciency – TE): chỉ ra khả năng của một nông hộ đạt được sản lượng tối đa từ một tập hợp các nhập lượng được sử dụng trong quá trình sản xuất (0 )1≤≤ TE . Hiệu quả phân phối (Allocation Effciency – AE): chỉ ra khả năng của nông hộ trong việc sử dụng các yếu tố nhập lượng với các tỷ lệ tối ưu trong điều kiện giá cả và kỹ thuật hiện hành ( )10 ≤≤ AE [6]. Hiệu quả sử dụng chi phí (Cost Effciency – CE): là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp từ hai chỉ tiêu hiệu quả trên [6]. Hiệu quả theo quy mô (SE) chính là tỷ lệ giữa hiệu quả kỹ thuật theo quy mô cố định chia cho hiệu quả kỹ thuật theo quy mô biến đổi )1≤≤ TE [6] 7 1.1.2. Khái niệm độc canh và luân canh 1.1.2.1 Độc canh Là chỉ gieo trồng một loài cây trồng trên một diện tích đất đai nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Độc canh thường gặp rủi ro về dịch bệnh, thiên tai, có khi những người nông dân phải làm chỉ vì ép buộc để tự nuôi sống mình trong lúc thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất, gia đình đông người nhưng ít lao động. Hiện nay, do đã có thể sử dụng được các loại thuốc hoá học và phân bón có hiệu lực cao và nhanh nên một số nông hộ tiến hành độc canh với những giống mới có năng suất cao gấp đôi giống cũ. Tuy nhiên độc canh sẽ gây ra hậu quả chủ yếu sau: - Dịch bệnh dễ phá hoại khi chỉ canh tác một loài cây vì mỗi loài côn trùng có thói quen dinh dưỡng riêng. - Giảm sút tài nguyên di truyền, do nông dân sử dụng những giống mới có năng suất cao và giống lai để canh tác và bỏ không dùng các giống địa phương vốn rất quan trọng để duy trì tính đa dạng di truyền trong tương lai. - Rủi ro kinh tế lớn, vì nếu trồng một loại cây, sâu bệnh hay thiên tai phá hoại sẽ thất bại hoàn toàn. Ngay cả khi được mùa, giá sản phẩm của loại cây trồng đó cũng có thể mất giá do cung vượt quá cầu. Độc canh làm cho kinh tế nông hộ bấp bênh, không ổn định [5]. 1.1.2.2. Luân canh Luân canh là việc trồng các loài cây trồng khác nhau hay nuôi thủy sản luân phiên theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Nó làm giảm sự thoái hoá độ phì nhiêu. Để xây dựng một kế hoạch luân canh tốt cần nghiên cứu tính chất từng loại cây, con dựa vào mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và tính chất chịu được bệnh, dịch hại [5] 1.1.2.3. Ưu điểm của luân canh cây trồng - Cắt đứt nguồn lây lan của dịch rầy nâu, gia tăng năng suất cây trồng và cải tạo đất Năng suất lúa sẽ tăng cao nhất trong các lô đất áp dụng mô hình luân canh cây trồng. Ngoài ra việc luân canh này còn giúp cải tạo được lý tính và hóa tính 8 của đất do chuyển từ chế độ đất ngập nước liên tục sang chế độ cây trồng cạn. Việc này giúp cho cả hai loại cây trồng lúa và cây trồng cạn trong việc sinh trưởng và phát triển. - Giảm sự cạnh tranh của cỏ dại cho cả cây lúa và cây trồng cạn Điều này rất dễ hiểu vì các loại cỏ thường phát triển trong một môi trường nhất định. Nhiều loài cỏ thủy sinh gây hại lúa sẽ bị tiêu diệt hoặc giảm lượng lây lan đáng kể cho vụ sau nếu chuyển sang chế độ luân canh cây trồng cạn. Đồng thời cây trồng cạn trồng trong điều kiện luân canh lúa sẽ ít bị cỏ cạnh tranh hơn so với trồng độc canh nhiều vụ. - Cải tạo các đặc tính sinh hóa của đất trong hệ thống luân canh Hệ thống luân canh giúp cải tạo được một số đặc tính sinh hóa của đất. Hàm lượng phosphate (lân) dễ hấp thu giảm từ từ trong điều kiện canh tác lúa liên tiếp, nhưng lại gia tăng trong điều kiện luân canh cây trồng cạn, đối với Kali trao đổi (K+), giảm một ít trong đất độc canh lúa, nhưng gia tăng trong đất luân canh với cây trồng cạn [ 5 ]. 1.1.3. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa và cây mè 1.1.3.1. Vị trí và tầm quan trọng của cây lúa Lúa là một trong ba cây lương thực chủ yếu bao gồm lúa mì, ngô và lúa gạo. Trong lúa gạo có đầy đủ các chất dinh dưỡng như các cây lương thực khác, ngoài ra còn có các Vitamin nhóm B và một số thành phần khác. - Về tinh bột: Là nguồn cung cấp chủ yếu Calo. Giá trị nhiệt lượng của lúa là 3594 Calo/g, trong đó hàm lượng amyloza trong hạt quyết định đến độ dẻo của gạo. Hàm lượng amyloza ở lúa gạo Việt nam thay đổi từ 18 - 45% đặc biệt có giống lên tới 54%. - Prôtêin: Chiếm 6 - 8% thấp hơn so với lúa mỳ và các loại cây khác. Giống lúa có hàm lượng prôtêin cao nhất là 12,84% và thấp nhất là 5,25%. Phần lớn các giống Việt nam nằm vào khoảng 7 -8%. - Lipít: Ở lúa lipít thuộc loại trung bình, phân bố chủ yếu ở lớp vỏ gạo. Vitamin: Trong lúa gạo còn có một số vitamin nhóm B như B1, B2, B6…Vitamin 9 B1 là 0,45 mg/100hạt. Từ những đặc điểm của cây lúa và giá trị của nó, lúa gạo được coi là nguồn thực phẩm, dược phẩm có giá trị và được tổ chức dinh dưỡng quốc tế gọi là "Hạt gạo là hạt của sự sống". Với giá trị dinh dưỡng của hạt kết hợp với việc chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt thì lúa gạo ngoài việc sử dụng hàm lượng lương thực là chủ yếu thì các sản phẩm phụ của lúa còn sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. 1.1.3.2. Vị trí và tầm quan trọng của cây mè Mè là loại cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè. Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán. Mè có giá trị dinh dưỡng rất cao. Cụ thể hạt mè được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè mè ). Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho con bú rất tốt. Không những thế dầu mè là một loại thực phẩm rất được ưa chuộng và được tiêu thụ rất mạnh. Khác với các loại dầu khác là không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy-hóa. Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu láng bóng. Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt. Cây mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 - 20% Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau: 10 [...]... lúc bấy giờ (Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Trà Ôn, Cầu Kè) - Năm 1950: huyện Ô Môn chia thành Ô Môn A và Ô Môn B và đến cuối năm 1951 hai huyện nhập lại như trước - Ô Môn ngày nay, đầu năm 2004 Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở chia tách ra từ huyện Ô Môn thành quận Ô Môn và huyện Cờ Đỏ theo Nghị Định 05/2004 của Chính Phủ Ngày nay, Quận Ô Môn bao gồm bảy phường và trung của Quận là phường Châu Văn... thu đông 2005, cho thấy: mô hình trồng lúa 3 vụ cho năng suất khoảng 3,3 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa - bắp - lúa đạt gần 4,1 tấn/ha, mô hình lúa - đậu xanh - lúa đạt trên 4,5 tấn/ha Thí nghiệm trong vụ đông xuân 2006 ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh cũng cho kết quả tương tự: mô hình thâm canh lúa chỉ đạt năng suất 2,9 tấn/ha, trong khi năng suất lúa ở mô hình luân canh lúa. .. vụ của mô hình sản xuất; Pij = giá biến đầu vào thứ i của vụ j trong mô hình; Xij = lượng biến đầu vào thứ i của vụ j trong mô hình; Pj = giá sản phẩm của vụ j trong mô hình; Qj = lượng sản phẩm của vụ j trong mô hình 2.2.3.3 Mô hình phân tích bao dữ liệu (Data Enveloment Analysis – DEA) Nội dung cơ bản của mô hình: 33 DEA là phương pháp đánh giá tổng quát kết quả thực hiện của một hoạt động kinh tế... vấn tại các phường Phường Diện tích đất sản xuất Số hộ phỏng vấn theo mô hình lúa – mè (hộ) lúa (ha) Phường Thới Long 512 40 Phường Thới An 220 16 Phường Long Hưng 185 14 Tổng số 917 70 Nguồn: Phòng Thống kê quận Ô Môn, năm 2010 2.2.3 Phương pháp phân tích 2.2.31 Phương pháp thống kê mô tả: Giải quyết mục tiêu 1 Sử dụng thống kê mô tả để phân tích thực trạng sản xuất của mô hình luân canh lúa – mè đen. .. vụ lúa- một vụ đậu nành và mô hình 3 vụ lúa ở hai xã Thành Lợi và Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” Nếu xét về yếu tố chi phí thì chi phí của mô hình hai lúa- một đậu nành cao hơn mô hình ba vụ lúa 0,08%; xét về thu nhập thì mô hình hai lúa- một đậu nành có thu nhập cao hơn mô hình ba vụ lúa 21,72%; lợi nhuận của mô hình hai lúa- một đậu nành cao hơn mô hình ba vụ lúa 49,61% Qua các chỉ tiêu kinh. .. hiệu quả sản xuất và sau đó hồi quy những đo lường hiệu quả tìm được trên một số yếu tố liên quan đến thể chế, chính sách và kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất Mô hình DEA có hai dạng là: CRS –DEA- Hiệu quả cố định theo quy mô: dùng để tính toán các loại hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) và hiệu quả sử dụng chi phí (CE) VRS- DEA – Hiệu quả biến đổi theo quy mô: ... vấn trực tiếp các thông tin về nông hộ, về chi phí sản xuất, năng suất, sản lượng và tình hình tiêu thụ sản phẩm của mô hình Nội dung phỏng vấn: - Thông tin tổng quát về đặc điểm nông hộ, và đặc điểm sản xuất, năng suất, sản lượng, diện tích lúa và mè ở các vụ sản xuất - Các chi phí đầu tư vào sản xuất lúa và lúa – mè đen - lúa - Thông tin khác: Trình độ kiến thức, phương thức canh tác, nhu cầu vốn,... bởi môi trường bên ngoài, khi một thành phần thay đổi thì cả hệ thống bị thay đổi theo Canh tác: Các hoạt động có liên kết đến nông hộ trên phần đất của gia đình thông qua việc quản lý nhằm sản xuất có hiệu quả kinh tế đối với cây trồng và vật nuôi Trong nghiên cứu này từ canh tác tập trung vào ba mô hình canh tác đó là mô hình 1 vụ Lúa - cá – cây công nghiệp, mô hình 1 vụ lúa - cá - màu – cây công... được giảm đi Mô hình DEA có hai dạng, dựa trên hai giả thuyết là hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS – DEA) và giả thiết hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS – DEA) - Ước lượng hiệu quả sản xuất: Mô hình DEA định hướng đầu vào và đầu ra để đo lường hiệu quả sử dụng chi phí (CE) và hiệu quả kỹ thuật (TE) Lúc đó, hiệu quả phân phối nguồn lực (AE) sẽ được tính toán dựa trên tỷ số giữa hiệu quả sử dụng chi... các chi phí sản xuất và thu nhập của các vụ trong mô hình của năm sản xuất 2011 -2012 Điều này được thực hiện dựa vào các công thức sau: 3 n TC = ∑∑ Pij X ij j =1 i =1 (1) 3 GO = ∑ Q j Pj j =1 (2) NB = TR – TC (3) Trong đó: i = đầu vào sản xuất thứ i; j = vụ sản xuất thứ j trong năm sản xuất; TC = tổng chi phí các vụ của mô hình sản xuất; GO = tổng giá trị sản xuất các vụ của mô hình sản xuất; NB = . đen –lúa. 4 1 .4. 3. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình lúa ba vụ và mô hình luân canh lúa – mè đen – lúa. 1 .4. 4. Nội dung giải. 45 - 55% dầu, 19 - 20% Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau: 10 - Axit oleic (C18 H 34 O2): 45 ,3 - 49 ,4% cho nghiên cứu ở các Xuân Hè, và Hè Thu và Đông Xuân của năm 2011-2012. 1 .4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1 .4. 1. Nhóm nội dung giải quyết mục tiêu 1 1. Tình hình sản xuất lúa và mè đen trên địa bàn

Ngày đăng: 14/01/2015, 00:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.2.1 Độc canh

  • 1.1.2.2. Luân canh

  • Luân canh là việc trồng các loài cây trồng khác nhau hay nuôi thủy sản luân phiên theo vòng tròn trên cùng một mảnh đất. Nó làm giảm sự thoái hoá độ phì nhiêu. Để xây dựng một kế hoạch luân canh tốt cần nghiên cứu tính chất từng loại cây, con dựa vào mức độ tiêu thụ chất dinh dưỡng và tính chất chịu được bệnh, dịch hại [5]...

  • Lĩnh vực

    • Ngành thủy sản

    • 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát

      • 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan