NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA

25 673 0
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU o Mục tiêu nghiên cứu Có được bức tranh tổng thể về hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận Xác định được bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. Xác định được mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa o Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: 1) Nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận; 2)Trứng cá và cá con ở biển ven bờ Thanh Hóa và 3) Một số loài cá kinh tế, đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa, gồm cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá mối thường (Saurida tumbil) và cá bánh đường (Evynis cardinalis). o Nội dung nghiên cứu 3.1. Đánh giá hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.2. Nghiên cứu xác định mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa 3.3. Nghiên cứu xác định vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của của cá ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.4. Đề xuất cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển Thanh Hóa 5 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Luận án thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản, mùa sinh sản và vùng sinh sản của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Những thông tin này là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp vì mục tiêu duy trì trữ lượng nguồn lợi cá biển theo hướng bền vững trước áp lực của hoạt động khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài và áp dụng vào thực tế công tác quản lý của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngành đồng thời gắn kết được việc áp dụng thông tin khoa học vào công tác quản lý. TÍNH MỚI TRONG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Những điểm mới trong nội dung nghiên cứu của Luận án có thể kể đến như sau: 1. Lần đầu tiên danh sách thành phần loài hải sản bắt gặp ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận được tập hợp khá đầy đủ với 426 loài thuộc 203 giống nằm trong 101 họ khác nhau (Nhiều hơn thống kê của Chu Tiến Vĩnh và nnk (2001) 232 loài và chiếm tới 68,7% tổng số loài và 74,5% về tổng số họ hải sản bắt gặp ở vịnh Bắc Bộ). 2. Là nghiên cứu đầu tiên xác định mùa sinh sản và đề xuất thời gian bảo vệ nguồn lợi cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá và thời điểm xuất hiện đàn cá con trong quần thể. 3. Là nghiên cứu đầu tiên xác định khu vực bảo vệ nguồn giống cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về mùa sinh sản, vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên và biến động tần suất chiều dài của cá theo không gian và thời gian. Các nghiên cứu trước đây thường thực hiện đơn lẻ và thiếu đồng bộ nên chưa thể tư vấn chi tiết cho việc thiết lập khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản cũng như xác định thời gian phù hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN LÊ ĐỨC GIANG NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Thủy sinh vật học Mã số: 62. 42. 01.08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC HẢI PHÒNG, 2014 2 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN Số 224. Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng Hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Văn Khương TS. Nguyễn Khắc Bát Phản biện 1: ………………………………. …………………………………………… ……………………………………………… Phản biện 1: ………………………………. …………………………………………… ……………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nghiên cứu Hải sản, vào hồi ……giờ ngày …tháng…… năm……… 3 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học MỞ ĐẦU Thanh Hoá có bờ biển dài 102km được giới hạn từ Cửa lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Ghép và lạch Bạng. Đây không những là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sinh vật mà còn là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu thuyền khai thác hải sản ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, trung tâm nghề cá của tỉnh. Vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng biển lân cận đồng thời chịu tác động mạnh của lượng nước ngọt đổ ra từ lục địa. Đáy biển Thanh Hoá khá bằng phẳng với độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát lẫn vỏ sò, vỏ ốc. Khu hệ sinh vật ở vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm của khu hệ sinh vật vịnh Bắc Bộ. Ở đây, tồn tại hầu hết cá hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi, vùng triều, rừng ngập mặn và rạn san hô. Sự đa dạng về hệ sinh thái ở đây đã hình thành khu hệ sinh vật biển phong phú với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế. Những năm qua, điều tra nghiên cứu về khu hệ sinh vật biển nói chung và nguồn lợi hải sản nói riêng ở vùng biển Thanh Hoa được thực hiện gắn liền với các chương trình điều tra ở vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng có những đầu từ cho công tác nghiên cứu phục vụ quản lý của địa phương. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành nghiên cứu trứng cá cá con (TCCC) ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) bước đầu đã đưa ra thành phần, số lượng và biến động số lượng của TCCC trong vùng nghiên cứu. Năm 2000, Đoàn quy hoạch thuỷ sản Thanh Hoá phối hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện dự án điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vùng biển Thanh Hoá. Các kết quả nghiên cứu đã được phân tích, chỉnh lý và trình bày trong nhiều báo cáo và các tập bản đồ có giá trị. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất ở vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá cách đây hơn 10 năm trong khoảng thời gian này đã có sự biến động về số lượng tàu khai thác, ngành nghề khai thác đặc biệt là tàu cá có công suất <20CV tạo áp lực khai thác ở vùng biển ven bờ. Hoạt động khai thác hải sản ở Thanh Hóa mang đặc điểm nghề cá quy mô nhỏ. Cơ cấu nghề khai thác đa dạng, phạm vi khai thác diễn ra với cường độ cao từ vùng ven bờ đến vùng lộng và vùng khơi. Những năm gần đây, số lượng tàu khai thác và áp lực khai thác tăng lên đáng kể, đặc biệt là ở vùng nước ven bờ. Chất lượng nguồn lợi đã suy giảm. Các hình thức khai thác hủy diệt có tính xâm hại nguồn lợi như nghề te xiệp, đăng đáy, nghề rùng, nghề bát quái … và hoạt động khai thác sử dụng thuốc nổ, sung điện … đã tác động lớn đến sự phục hồi và tái tạo nguồn lợi. Bảo vệ, phục hồi nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ trở thành vấn đề cấp thiết trong thời điểm hiện tại khi mà áp lực khai thác ngày càng tăng. Áp lực khai thác tăng không những do số lượng tàu thuyền khai thác ngày càng tăng về số lượng mà ngư dân còn sử dụng các phương pháp khai thác tận diện, có tính xâm hại nguồn lợi lớn như dùng kích điện, dùng hóa chất, thuốc nổ. Ngư trường khai thác bao gồm cả những khu vực bãi sinh sản, bãi ương nuôi tự nhiên của các loài thủy hải sản. Công tác quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi đối mặt với hàng loạt thách thức do thiếu thông tin khoa học làm nền tảng cho các quyết định quản lý. Những khó khăn chính có thể điểm qua như sau :  Thiếu thông tin về vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển: Vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công các bảo vệ và tái tạo nguồn lợi. Xác định được vị trí của các vùng sinh sản cũng như vùng ương nuôi tư nhiện của các loài cá biển sẽ quyết định tính hiệu quả của công tác bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi. Thực tế hiện nay cho thấy, thông tin về các vùng sinh sản, vùng 4 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học ương nuôi tự nhiên của các loài cá biển hiện nay còn thiếu hoặc rất tản mạn và chưa được hệ thống nên hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi chưa thể xác định. Vùng biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú. Đây cũng được xem là một trong những vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của các loài hải sản ở vịnh Bắc Bộ, tuy nhiên đâu là khu vực sinh sản, đâu là khu vực ương nuôi tự nhiên vẫn còn là câu hỏi.  Thiếu thông tin về mùa sinh sản, lượng bổ sung hàng năm của các loài cá biển. Mùa sinh sản của các loài hải sản là thông tin quan trọng trong công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá, là cơ sở để xác định các thời điểm hạn chế hoặc cấm khai thác có thời hạn trong năm nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn lợi tại những khoảng thời gian nhạy cảm. Hiện nay, thông tin về mùa sinh sản của hầu hết các loài cá biển còn thiếu nên tư vấn cho việc xác định thời điểm hạn chế khai thác chưa thực sự hiệu quả.  Chưa làm rõ được cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá biển dựa trên các tiếp cận quản lý nghề cá. Do thiếu thông tin về mùa sinh sản và khu vực sinh sản của các loài hải sản nên công tác quản lý nghề cá đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức. Mặc dù mục tiêu của công tác bảo vệ và tái tạo được xác định rõ ràng nhưng việc triển khai thực hiện các mục tiêu đó hầu như chưa đạt hiệu quả như mong đợi do cơ sở khoa học còn thiếu và hạn chế. Xuất phát từ những tồn tại đó, Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa” đã được thực hiện. Nghiên cứu này sẽ góp phần tạo cơ sở khoa học đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết cho công tác bảo vệ nguồn lợi vì mục tiêu duy trì cân bằng nguồn lợi trước áp lực của hoạt động khai thác trong vùng nước của tỉnh và các vùng lân cận. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU o Mục tiêu nghiên cứu - Có được bức tranh tổng thể về hiện trạng nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận - Xác định được bãi đẻ và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. - Xác định được mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá kinh tế ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa o Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm: 1) Nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận; 2)Trứng cá và cá con ở biển ven bờ Thanh Hóa và 3) Một số loài cá kinh tế, đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa, gồm cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá mối thường (Saurida tumbil) và cá bánh đường (Evynis cardinalis). o Nội dung nghiên cứu 3.1. Đánh giá hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.2. Nghiên cứu xác định mùa sinh sản của một số loài cá kinh tế đại diện cho các nhóm nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa 3.3. Nghiên cứu xác định vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của của cá ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa và lân cận 3.4. Đề xuất cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển Thanh Hóa 5 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN Luận án thực hiện sẽ cung cấp thông tin có hệ thống về hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản, mùa sinh sản và vùng sinh sản của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận. Những thông tin này là cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp vì mục tiêu duy trì trữ lượng nguồn lợi cá biển theo hướng bền vững trước áp lực của hoạt động khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa - cơ quan quản lý chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài và áp dụng vào thực tế công tác quản lý của địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý ngành đồng thời gắn kết được việc áp dụng thông tin khoa học vào công tác quản lý. TÍNH MỚI TRONG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Những điểm mới trong nội dung nghiên cứu của Luận án có thể kể đến như sau: 1. Lần đầu tiên danh sách thành phần loài hải sản bắt gặp ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận được tập hợp khá đầy đủ với 426 loài thuộc 203 giống nằm trong 101 họ khác nhau (Nhiều hơn thống kê của Chu Tiến Vĩnh và nnk (2001) 232 loài và chiếm tới 68,7% tổng số loài và 74,5% về tổng số họ hải sản bắt gặp ở vịnh Bắc Bộ). 2. Là nghiên cứu đầu tiên xác định mùa sinh sản và đề xuất thời gian bảo vệ nguồn lợi cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về đặc điểm sinh học sinh sản của các loài cá và thời điểm xuất hiện đàn cá con trong quần thể. 3. Là nghiên cứu đầu tiên xác định khu vực bảo vệ nguồn giống cá biển trên cơ sở kết hợp các bằng chứng khoa học về mùa sinh sản, vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên và biến động tần suất chiều dài của cá theo không gian và thời gian. Các nghiên cứu trước đây thường thực hiện đơn lẻ và thiếu đồng bộ nên chưa thể tư vấn chi tiết cho việc thiết lập khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản cũng như xác định thời gian phù hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. hợp cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nhận xét chung: Trên thế giới, việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá biển và các loài hải sản ngoài cá đã được thực hiện từ rất sớm. Mỗi cách tiếp cận đều có các nghiên cứu cơ bản, chuyên sâu nhằm cung cấp cơ sở khoa học phục vụ công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá. Đến nay, lý thuyết áp dụng cho mỗi tiếp cận đã được hoàn thiện, các mô hình quản lý cũng đã được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Đối với các nước ôn đới có khu hệ cá đơn loài, việc quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi hải sản chủ yếu dựa trên hạn ngạch khai thác cho phép hàng năm đối với từng loài cụ thể. Trên cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm mà mỗi quốc gia sẽ được cấp hạn ngạch khai thác cụ thể. Hoạt động khai thác sẽ dừng lại khi tổng sản lượng khai thác đạt ngưỡng hạn ngạch khai thác cho phép. Đối với các nước nằm trong vùng nhiệt đới có đặc điểm nguồn lợi đa loài, việc áp dụng tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào hạn ngạch không khả thi. Ở khu vực này, tiếp cận quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng hoặc tiếp cận hệ sinh thái được áp dụng. Trong các tiếp cận đó, việc xác định mùa sinh sản, vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của các loài hải sản là cơ sở khoa học nền tảng cho công tác bảo vệ nguồn lợi. Việc xây dựng các khu bảo tồn biển (Marine Protected Area) hoặc các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản (Fisheries Refugia) hoặc các vùng hạn chế khai thác (No Take Zone) là những hành động cụ thể trong việc đưa thông tin khoa học vào thực tế công tác quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. 6 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Ở Việt Nam, công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản và các nghiên cứu khoa học cơ bản về giai đoạn sớm của các loài hải sản được thực hiện từ đầu thế kỷ 20 với những thành tựu đáng kể, góp phần định hướng phát triển nghề cá phù hợp trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ nguồn lợi còn khá hạn chế với kết quả còn khiêm tốn. Việc xây dựng các khu bảo tồn biển ở Việt Nam mới được nghiên cứu, đề xuất và triển khai thực hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tiếp cận bảo vệ nguồn lợi bằng phương pháp xây dựng các khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản và giải pháp hạn chế khai thác có thời hạn đã được đề cập, tuy nhiên việc triển khai áp dụng vào thực tế quản lý nghề cá chưa thể thực hiện do thiếu thông tin khoa học cơ bản và cơ sở khoa học của phương pháp chưa được hoàn thiện để có thể triển khai áp dụng trong điều kiện nước ta. Luận giải mục tiêu nghiên cứu của Luận án Vùng biển Thanh Hóa là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú với rất nhiều loài hải đặc sản có giá trị kinh tế, tiềm năng phát triển nghề cá lớn. Trong những năm qua, với chủ trương phát triển khai thác hải sản xa bờ của Đảng và Nhà nước, hoạt động nghề cá ở Thanh Hóa đã và đang phát triển mạnh. Số lượng phương tiện khai thác hải sản tăng, các cơ sở hậu cần nghề cá được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn sản xuất. Các cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng, Ngư Lộc đã trở thành những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề cá của tỉnh. Nghề cá phát triển mạnh đồng nghĩa với cường lực khai thác gia tăng đã và đang tạo áp lực rất lớn đến khả năng phục hồi và tái táo nguồn lợi thủy sản. Thực tế cho thấy, nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ, đặc biệt là vùng biển ven bờ Thanh Hóa đã và đang bị khai thác quá mức. Ngư dân sử dụng các phương tiện khai thác có mức độ xâm hại nguồn lợi cao như sử dụng kích thước mắt lưới nhỏ, sử dụng hóa chất, xung điện trong khai thác. Mặt khác, ngư trường khai thác chủ yếu tập trung ở khu vực ven bờ, bao gồm cả những nơi sinh cư, khu vực sinh sản, khu vực ương nuôi tự nhiên của ấu thể các loài thủy hải sản làm phá vỡ cân bằng sinh thái, thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật và làm giảm khả năng phục hồi nguồn lợi. Quản lý nghề cá ở vùng biển ven bờ đối mặt với hàng loạt thách thức do thiếu thông tin khoa học về hiện trạng nguồn lợi và hoạt động khai thác. Trước áp lực khai thác ngày càng tăng thì việc khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xác định thời gian hạn chế khai thác hoặc cấm khai thác có thời hạn là cần thiết, góp phần bảo vệ và tái tạo nguồn lợi vì mục tiêu phát triển bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đề xuất hoạt động “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng biển tỉnh Thanh Hóa”. Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào: 1) Phân tích đặc điểm nguồn lợi hải sản, phân bố theo không gian của trứng cá, cá con và cấu trúc quần thể một số loài cá đại diện cho các nhóm cá tầng đáy, cá nổi và cá rạn để xác định khu vực bãi sinh sản và bãi ương nuôi tự nhiên của một số loài cá; 2) Mùa sinh sản của một số loài cá đại diện được xác định dựa trên những phân tích về độ thành thục sinh dục tương đối (Gonado Somatic Index) và biến động tỉ lệ thành thục sinh dục hàng tháng của một số loài cá đại diện cho các nhóm sinh thái. Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi hải sản ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, trong đó có vùng biển Thanh Hóa giai đoạn 2000-2013 cho thấy các loài chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác tương ứng với các nhóm cá nổi nhỏ, cá đáy và cá rạn là cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá mối thường (Saurida tumbil) và cá bánh đường (Evynnis cardinalis). Trên cơ sở đó, Đề tài Luận án Tiến sĩ này ngoài việc phân tích, đánh giá đặc điểm hiện trạng và biến động nguồn lợi ở vùng biển Thanh Hóa để có bức tranh tổng thể về nguồn lợi, đề tài còn đi sâu phân tích biến động cấu trúc của một số quần thể cá đại diện cho các nhóm sinh thái chính theo không gian, thời gian và đặc điểm biến động tỉ lệ thành thục sinh dục, độ thành thục tương đối của các loài cá nói trên để xác định vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên và mùa sinh sản của chúng. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cần thiết cho việc xây dựng khu vực bảo 7 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa đồng thời xác định thời gian hạn chế hoặc cấm khai thác có thời hạn, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản vì mục tiêu phát triển nghề cá bền vững CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tài liệu nghiên cứu Tài liệu sử dụng trong nghiên cứu được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau thuộc các đề tài/dự án do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện trong giai đoạn 2000-2013 (Bảng 1). Dữ liệu gồm 2 dạng chính là: 1) Số liệu điều tra nguồn lợi bằng tàu điều tra, sử dụng hệ thống trạm thu mẫu cố định, gồm nguồn lợi hải sản, trứng cá, cá con và tần suất chiều dài của các loài cá đại diện cho các nhóm sinh thái chính và 2) Số liệu điều tra sinh học nghề cá gồm các thông tin sinh học thu thập trong sản lượng khai thác của các tàu cá đại diện. Các thông tin này gồm tần suất chiều dài trong sản lượng khai thác và các đặc điểm sinh học cơ bản của loài như tương quan chiều dài - khối lượng, tỉ lệ giới đực/cái, giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của các loài là đối tượng nghiên cứu. Bảng 1. Nguồn số liệu sử dụng trong Luận án 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là vùng biển Thanh Hóa và lân cận, giới hạn về phía Đông là tuyến lộng, giới hạn về phía Bắc là vĩ tuyến 20 o 00N và phía Nam là vĩ tuyến 19 o 00N (Hình 1). 8 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Hình 1. Sơ đồ phạm vi nghiên cứu và vị trí các trạm điều tra nguồn lợi, thu mẫu trứng cá, cá con ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận trong giai đoạn 2000-2013 2.2.2. Đối tượng và nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn lợi hải sản và đặc điểm sinh học, sinh thái học của một số loài đại diện cho các nhóm sinh thái như nhóm cá nổi nhỏ, nhóm cá đáy và nhóm cá rạn. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu điều tra nguồn lợi trong giai đoạn 2001-2013 để phân tích đặc điểm hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản ở vùng biển ven bờ tỉnh Thanh Hóa và lân cận. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài đại diện được phân tích từ số liệu điều tra nguồn lợi kết hợp với các thông tin về trứng cá, cá con và số liệu sinh học thu thập trong sản lượng khai thác của tàu cá tại bến cá, cảng cá. Những loài đại diện cho từng nhóm đối tượng dựa trên một số tiêu chí như sau: - Đại diện cho các nhóm sinh thái điển hình như: cá nổi, cá đáy, cá rạn; - Là loài cá biển thường gặp; - Là loài chiếm ưu thế trong sản lượng khai thác của các loại nghề khai thác chính ở vùng biển Thanh Hóa như: lưới vây, lưới kéo đáy, lưới rê đáy và nghề chụp; Trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chí nói trên, tác giả đã lựa chọn được một số loài đại diện làm đối tượng nghiên cứu gồm: 9 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học - Loài cá bánh đường (Evynnis cardinalis): là loài thường gặp trong sản lượng khai thác của nghề lưới kéo, nghề chụp, đại diện cho nhóm cá rạn, - Loài cá nục sồ (Decapterus maruadsi): là loài thường gặp trong sản lượng của nghề lưới kéo, lưới vây và nghề chụp, đại diện cho nhóm cá nổi nhỏ - Loài cá mối thường (Saurida tumbil): là loài thường gặp trong sản lượng khai thác của nghề lưới kéo và lưới rê đáy, đại diện cho nhóm cá đáy. Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung giải quyết một số vấn đề chính là 1) Phân tích đặc điểm nguồn lợi và sinh học nghề cá ở vùng biển Thanh Hóa; 2) Xác định mùa sinh sản của một số loài cá biển đại diện cho các nhóm nguồn lợi; 3) Nghiên cứu xác định vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá biển và 4) Đề xuất cơ sở khoa học cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa dựa trên các kết quả nghiên cứu về mùa sinh sản, vùng sinh sản của một số loài đại diện; đặc điểm nguồn lợi và sinh học nghề cá. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Các đề tài/dự án được thực hiện có nội dung nghiên cứu khác nhau và hệ thống trạm thu mẫu cũng được thiết kế khác nhau, tuy nhiên phương pháp thu mẫu được thực hiện đồng nhất, theo quy trình chuẩn của FAO [14] đối với điều tra nguồn lợi hải sản, phân tích sinh học theo hướng dẫn của Nikolski (1963) [11] và thu mẫu trứng cá cá con theo hướng dẫn của Gunderson (1993) [7] . + Điều tra nguồn lợi hải sản Luận án sử dụng số liệu điều tra nguồn lợi do Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện trong năm 2001-2005 trong khuôn khổ dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam và số liệu thu thập năm 2012-2013 của dự án điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam. Chỉ những trạm nằm trong phạm vi vùng biển Thanh Hóa và lân cận được trích xuất để phân tích, đánh giá. Quá trình điều tra nguồn lợi của các dự án được thực hiện như sau: Tại các trạm thu mẫu cố định, tiến hành đánh một mẻ lưới. Thời gian kéo lưới khoảng 60 phút với tốc độ dắt lưới trung bình khoảng 4,2 hải lý/giờ. Khi lưới được kéo lên boong tàu, sản lượng mẻ lưới được phân tích đến loài hoặc nhóm loài. Tùy theo sản lượng thu được nhiều hay ít sẽ quyết định phân tích toàn bộ sản lượng thu được hay lấy mẫu đại diện. Sản lượng của từng loài hoặc nhóm loài được cân khối lượng, đếm số cá thể và ghi vào biểu phân tích ngư trường. Sau khi phân tích mẫu ngư trường, tiến hành thu mẫu sinh học và tần suất chiều dài. Mẫu sinh học của các loài cá được lấy ngẫu nhiên trong sản lượng khai thác. Mỗi mẫu sinh học tiêu chuẩn là 30 cá thể và mỗi mẫu tần suất chiều dài tiêu chuẩn là 200 cá thể. Mẫu phân tích sinh học được phân tích ngay trên tàu điều tra hoặc thu mẫu về phân tích tại phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Hải sản. Các chỉ tiêu phân tích gồm: Đo chiều dài: chiều dài đến chẽ vây đuôi, chiều dài toàn thân và chiều dài tiêu chuẩn, đơn vị là milimet. Cân khối lượng, đơn vị là gram. Xác định độ chín muồi tuyến sinh dục 6 bậc của Nikolski (1963) [11] . Mẫu buồng trứng ở giai đoạn IV được thu thập trong các chuyến điều tra, cố định bằng formalin 10% và mang về phòng thí nghiệm phân tích xác định sức sinh sản của loài. + Thu và phân tích mẫu trứng cá cá con Mẫu TCCC được thu thập theo hướng dẫn của Gunderson [7] . Thiết bị thu mẫu là lưới thu mẫu sinh vật phù du được cấu tạo bằng sợi nilon, kích thước mắt lưới 450m gồm: 1) lưới kéo tầng mặt và tầng đáy có miệng hình chữ nhật, chiều dài 1m, chiều rộng 0,5m và 2) Lưới kéo tầng thẳng đứng có miệng hình tròn, đường kính 0,8m. 10 Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học Tại trạm nghiên cứu, sau khi tàu đã dừng hẳn khoảng 15 phút thì tiến hành thu mẫu TCCC ở tầng thẳng đứng. Mẫu TCCC ở tầng mặt và tầng đáy thu với tốc độ chạy tàu khoảng 2 hải lý/giờ trong thời gian khoảng 5-10 phút. Lưới kéo tầng mặt được thả cách mạn tàu khoảng 30m và cố định vào mạn tàu. Khi thu mẫu, cho tàu chạy theo hướng ngược sóng, với tốc độ khoảng 2 hải lý/giờ. Thời gian kéo lưới khoảng 5-10 phút tính từ khi lưới đầu ổn định cho tới khi lưới bắt đầu được kéo lên. Lưới kéo thẳng đứng: Khi thu mẫu lưới được thả theo phương thẳng đứng, sao cho miệng lưới vừa chạm đáy. Lưới được kéo lên với tốc độ vừa phải đảm bảo quá trình thu mẫu không bị hiệu ứng tràn. Lưới kéo tầng đáy được thả ở phía sau tàu, chiều dài dây thả tùy thuộc vào độ sâu nơi thu mẫu. Khi thu mẫu, cho tàu chạy theo hướng ngược sóng với tốc độ khoảng 2 hải lý/ giờ. Thời gian kéo lưới từ 5-10 phút. Lượng nước qua lưới được xác định bằng thiết bị đo lượng nước qua lưới gắn ở miệng lưới. Mẫu được rửa sạch bảo quản trong lọ nhựa có dung tích 1 lít, cố định mẫu bằng formaldehyd 5%. Mẫu TCCC được phân tích bằng kính giải phẫu Nikon SWZ1000, KRUSS và kính hiển vi Nikon E200. TCCC được nhặt ra khỏi các sinh vật phù du và rác bẩn khác, cho vào ống nghiệm nút bằng bông thấm nước và lưu giữ trong bình có chứa formaldehyd 5%. TCCC được phân loại dựa vào các tài liệu của Nguyễn Hữu Phụng (1973, 1976, 1978, 1980, 1991, 1994), Mito (1960, 1961) [9, 10] . + Thu mẫu sinh học các loài cá tại bến cá Mẫu sinh học của các loài cá nục, cá mối thường và cá bánh đường được thực hiện ngẫu nhiên trong sản lượng khai thác của các tàu cá ở các cảng cá Lạch Hới, Lạch Bạng và Ngư Lộc. Hàng tháng, mỗi loài được thu thập, phân tích khoảng 200-300 cá thể. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm: đo chiều dài đến chẽ vây đuôi, cân khối lượng cá thể, giải phẫu xác định giới và giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikolski (1963) [11] và cân khối lượng tuyến sinh dục. Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục theo thang 6 bậc của Nikolski được mô tả như sau: - Giai đoạn I: Cá chưa trưởng thành, tuyến sinh dục chưa phát triển, dính chặc vào vách trong của thân, có dạng dải dài, chưa phân biệt được đực/cái, kí hiệu là Juv. (Juveline). - Giai đoạn II: Tuyến sinh dục đang phát triển, đã phân biệt được đực/cái. Cá đực tinh hoàn nhỏ, dài, có cạnh sắc, màu hồng hoặc hơi hồng. Cá cái noãn sào chưa thể nhận ra trứng bằng mắt thường. - Giai đoạn III: Thể tích noãn sào cá cái tăng lên chiếm 1/3 – 1/2 toàn bộ xoang bụng. Trong noãn sào chứa đầy trứng nhỏ trong suốt, có màu hơi trắng. Nếu cắt ngang noãn sào, dùng mũi dao gạt nhẹ thì trứng rất khó tách ra khỏi vách màng trong của noãn sào. Trứng thường hình thành đám hoặc cục. Dịch hoàn cá đực có một số mạch máu, chưa có tinh dịch. - Giai đoạn IV: Noãn sào cá cái lớn, chiếm 2/3 khoang bụng. Trứng lớn, trong suốt, khi ta ép trứng sẽ chảy ra. Cắt bỏ màng noãn sào trứng sẽ rời nhau. Tinh hoàn cá đực màu trắng, chứa đầy tinh dịch. Lát cắt ngang tinh hoàn có hình tròn. Nếu khẽ ấn vào bụng thì tinh dịch chảy ra. - Giai đoạn V: Cá bắt đầu đẻ trứng, noãn sào và dịch hoàn chín muồi. Ấn nhẹ tay vào bụng cá trứng hoặc dịch hoàn sẽ chảy ra. - Giai đoạn VI: Cá đã đẻ trứng. Thể tích của noãn sào và dịch hoàn teo lại rất bé, lép và đầy máu, có màu đỏ sậm, đôi khi còn sót lại một số trứng nhỏ. Sau khi đẻ trứng, noãn sào của [...]... công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý nghề cá theo hướng bền vững Trên cơ sở đặc điểm nguồn lợi ở vùng biển ven bờ Thanh Hóa kết hợp với các thông tin về mùa sinh sản, thời điểm xuất hiện của cá con trong sản lượng khai thác và đặc điểm phân bố của cá con sau mùa sinh sản, NCS đề xuất thiết lập khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa như sau (Hình 5): Vùng lõi của khu vực bảo vệ nguồn. .. 3 Vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá ở vùng biển Thanh Hóa Vùng sinh sản của cá biển ở vùng biển Thanh Hóa tập trung ở hai khu vực chính là 1) cửa Lạch Sung đến Lạch Ghép và 2) khu vực ven biển kéo dài từ cửa sông Yên Hòa, Nghi Sơn (Thanh Hóa) đến cửa Lạch Quèn, Quỳnh Lưu (Nghệ An) Vùng ương nuôi tự nhiên của cá con ở vùng biển Thanh Hóa sau mùa sinh sản là các khu vực: 1) Vùng. .. triển khai các mô hình quản lý nghề cá và bảo vệ nguồn lợi dựa vào cộng đồng để tăng hiệu quả của công tác bảo vệ nguồn lợi Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học 23 Hình 5 Đề xuất khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa KẾT LUẬN 1 Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận Vùng biển Thanh Hóa và lân cận là khu vực có đa dạng sinh học cao, thành phần loài hải sản phong phú... giống thủy sản ở Thanh Hóa 3.4 Đề xuất giải pháp cho công tác bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng biển Thanh Hóa Vùng biển Thanh Hóa là một phần của vịnh Bắc Bộ có đặc điểm nguồn lợi hải sản đa dạng về thành phần loài, hầu hết các loài có kích thước nhỏ, vòng đời ngắn và sinh sản rải rác trong năm [3] Các kết quả nghiên cứu được thực hiện trong những năm qua đã khẳng định vùng biển Thanh Hóa là ngư trường... cho họ cá khế và cá mối thường đại diện cho họ cá mối và cá bánh đường đại diện cho họ cá tráp Kết hợp với cấu trúc tần suất chiều dài của các loài theo không gian, từ vùng bờ đến vùng lộng và vùng khơi, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo không gian và thời gian sẽ được xác định CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa 3.1.1 Thành phần loài Vùng. .. tạo nguồn cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận Việc xây dựng khu vực bảo vệ nguồn giống thủy sản ở vùng bờ có mức độ khả thi cao do việc triển khai các biện pháp thực thi pháp luật dễ dàng hơn so với ở vùng biển ngoài khơi Mặt khác, vùng bờ là nơi khai thác chủ yếu của các phương tiện khai thác thô sơ của cộng đồng ngư dân ven biển do đó có thể xem xét triển khai các mô hình quản lý nghề cá và bảo. .. Một số chỉ số sinh học sinh học của cá bánh đường, cá mối thường và cá nục sồ ở vùng biển Thanh Hóa (dấu “+” biểu thị giá trị tăng lên; dấu “-” biểu thị giá trị giảm xuống) 3.3 Vùng sinh sản, vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận 3.3.1 Phân bố trứng cá trong mùa sinh sản Kết quả phân tích tổng hợp dữ liệu trứng cá thu thập ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận trong... thác ở khu vực này từ 15/4 đến 15/6 Đối với vùng lộng, vận động ngư dân hạn chế khai thác trong khu vực này trong thời gian từ 15/4 đến 15/6 hàng năm Kết quả phân tích tổng hợp phân bố của trứng cá, cá con và cấu trúc đàn cá ở các vùng bờ, vùng lộng và vùng khơi trong vùng biển Thanh Hóa thì việc khoanh vùng bảo vệ nguồn giống thủy sản như trên sẽ đồng thời bảo vệ các khu vực phân bố của trứng cá và cá. .. (Lacepede, 1802) ở vùng biển Thanh Hóa Tạp chí biển Việt Nam, số tháng 3, 4, 5 năm 2014 Lê Đức Giang (2014) Đặc điểm sinh học sinh sản của cá mối thường (Saurida tumbil) ở vùng biển Thanh Hóa Tạp chí biển Việt Nam, số tháng 7 năm 2014 Lê Đức Giang, Vũ Việt Hà và Trần Văn Cường (2014) Nghiên cứu xác định vùng sinh sản và vùng ương nuôi tự nhiên của một số loài cá biển ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận... án Tiến sĩ Sinh học 19 Hình 2 Phân bố mật độ của trứng cá (trứng/1000 m3 nước) ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận 3.3.2 Phân bố của cá con Phân bố của cá con sau mùa sinh sản của các họ cá khế, cá mối và cá bánh đường được trình bày ở Hình 3 Kết quả phân tích cho thấy, mật độ phân bố cá con ở vùng biển Thanh Hóa và lân cận tương đối tập trung Khu vực phân bố với mật độ rất cao, trên 2000 cá thể/1000 m . và 5-7 (Bảng 2), tỉ lệ cá thành thục sinh dục chiếm ưu thế trong khoảng tháng 2-3 và tháng 6-8 , chứng tỏ cá mối thường sinh sản hai đợt trong năm. Mùa sinh sản chính có thể ở các tháng 6-8 và. lượng của chuyến điều tra. Trong giai đoạn 200 3-2 005 và 201 2-2 013, tỉ lệ của nhóm mực trong tổng sản lượng chuyến biển giảm, chủ yếu trong khoảng 6-1 0%. Tôm là một trong những nhóm nguồn lợi. sâu 2 0-3 0m nước và 1,2 tấn/km 2 ở dải độ sâu 3 0-5 0m nước. Theo thời gian, xu hướng biến động nguồn lợi diễn ra theo chiều hướng khác nhau ở từng dải độ sâu. Ở dải độ sâu <20m nước và 3 0-5 0m

Ngày đăng: 13/01/2015, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan