chính sách định cư của canada (từ 1867 đến nay) quá trình phát triển và vấn đề đặt ra

16 568 0
chính sách định cư của canada (từ 1867 đến nay) quá trình phát triển và vấn đề đặt ra

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách định cư của Canada (từ 1867 đến nay) quá trình phát triển và vấn đề đặt ra Trần Quốc Hoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Quan hệ quốc tế: 60 31 02 06 Người hướng dẫn : GS.TS. Trần Thị Vinh Năm bảo vệ: 2014 108 tr . Abstract. Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống chuyên về chính sách nhập cư của Canada, làm rõ quá trình hình thành và thực thi qua các thời kỳ lịch sửtừ năm 1867 đến nay, qua đó thấy được những tác động đối với sự phát triển của Canada cũng như những vấn đề đang tồn tại trở thành thách thức cho cộng đồng người nhập cư nói chung trong đó có người Việt nhập cư nói riêng và chính phủ Canada.Cái mới của luận văn này ở chỗ được tập trung nghiên cứu và làm rõ vấn đề mà chưa một tài liệu nghiên cứu nào viết một cách chuyên sâu và có hệ thống về chính sách nhập cư của Canada từ góc độ người Việt Nam, trong đó có đề cập đến cả vấn đề người Việt Nam nhập cư vào Canada từ trước đến nay và vai trò của cộng đồng người Việt nhập cư đang sinh sống và đóng góp vào sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội tại Canada. Keywords.Quan hệ quốc tế; Canađa; Chính sách định cư Content. 1. Lý do chọn đề tài Trải qua hơn 140 năm, kể từ khi Canada tuyên bố độc lập, hàng triệu người nhập cư từ trên 150 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau đã tạo dựng nên hình ảnh Canada ngày hôm nay - một đất nướcnổi bật vớisự đa dạng vềvăn hóa, sựbình đẳng và môi trường làm việc thân thiện. Điều đó đã được minh chứng bằng Luật Chủ nghĩa đa văn hóa Canada “The Canadian Multiculturalism Act” và những khẳng địnhtrong Hiến pháp về các quyền và tự do của người Canada “Canadian Charter of Rights and Freedom”. Đến nay, Canada là một trong số những nước phát triển và thịnh vượng hàng đầu thế giới,với cơ cấu nền kinh tế được xây dựng bởi nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ khác nhau trong đó ba mảng công nghiệp chính là ngành công nghiệp khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp sản xuất và ngành công nghiệp dịch vụ. Các lĩnh vực chủ chốt như khai thác rừng, đánh bắt thủy hải sản, nông nghiệp, quặng, khoáng sản, năng lượng,sản xuất giấy, thiết bị công nghệ cao, ô tô, thực phẩm, may mặc đóng một vai trò then chốt trong quá trình phát triển nền kinh tế của Canada.Ngành công nghiệp dịch vụ cung cấp hàng nghìn ngành nghề khác nhau trong các lĩnh vực như giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, xây dựng, viễn thông, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ công cộng. Hiện nay, ngành công nghiệp dịch vụ đang góp phần quan trọng vào nền kinh tế Canada, chiếm 70% các loại ngành nghề ở Canada. Với dân số hơn 35 triệu người tính đến tháng 7 năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp 6,9%, tăng trưởng GDP hàng tháng trung bình là 0,3%, Canada làquốc gia đứng thứ 8 trong 11 quốc giacó trữ lượng tài sản tài chính nhiều nhất thế giới. Tài sản tài chính đến cuối năm 2009 là 2.626 tỷ USD, tăng trưởng 3,4% so với năm 2008 với mức tài sản tài chính tính bình quân đầu người là 78.240USD và thu nhập bình quân đầu người là 36.603USD/năm.Canada nằm trong danh sách 50 nước giàu nhất thế giới có mức đóng góp tổng cộng chiếm 87% GDP và 90% tổng tài sản tài chính toàn cầu[61]. Lịch sử Canada không thể thiếu vai trò to lớn của những người nhập cư bởi chính họ đã xây dựng nên đất nước Canada lớn mạnh như ngày nay.Từ mười nghìn năm trước, khi người Châu Âu đặt chân đến Canada, tổ tiên người Canada đã là những người di cư xuyên qua những vùng băng tuyết nối Châu Á đến Bắc Mỹ. Qua vài thế kỷ, họ mở rộng bờ cõi ra cả lục địa hình thành nên một vùng đất giàu có rộng lớn với những cộng đồng ngôn ngữ văn hóa đa dạng. Cách đây khoảng 500 năm, thực dân Pháp đã chiếm đất và xây dựng cộng đồng dọc sông St. Laurence, tiếp sau đólà làn sóng di cư từ Pháp và Anh sang Canada tạo nên những khu định cư ở những tỉnh vùng ven biển. Sau chiến thắng của quân đội Anh ở Quebec vào thế kỷ 18, làn sóng di cư vào Canada mạnh hơn đến từ Anh, Scotland, Ailen sau đó là Mỹ, Châu Á và các nước da màu khác.Sang thế kỷ 20 kéo dài đến trước năm 1961, số lượng người đến Canada chủ yếu đến từ các nước Châu Âu, sau đó là từ Mỹ, Châu Phi.Từ năm 1961 đến năm 1991, số lượng người nhập cư được mở rộng đến từ những vùng mới như Caribe, Châu Đại dương,Châu Phi, Trung Đông và Trung Nam Mỹ và đến nay số lượng người nhập cư vào Canada vẫn không ngừng tăng lên. Chính sách nhập cư và định cư của Canada đã góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng xã hội Canada đa sắc tộc, thịnh vượng trong suốt chiều dài lịch sử phát triển đất nước.Chính vì vậy, việc tìm hiểu chính sách nhập cư, định cư của Canada và tác động của nhập cư đối với kinh tế, xã hội Canada mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự chuyển dịch của thị trường lao động trên thế giới, việc nghiên cứu, làm rõ những kinh nghiệm của Canada trong chính sách nhập cư và định cư có tầm quan trọng đặc biệt đối với các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một đất nước đang phát triển,diện tích không lớn nhưng dân số đông, thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp, tỉ lệ dân số trẻ chiếm 2/3 tổng dân số. Trong bối cảnh toàn cầu với sự dịch chuyển lao động mang tính toàn cầu và phân công lao động mang tính quốc tế,việctìm hiểuchính sách nhập cư của Canada,những kiến thức, tiêu chuẩn, kinh nghiệm Canada khi người Việt sang Canada sinh sống, định cư, làm việc cũng như tìm hiểu cuộc sống cộng đồng người Việt tại Canada và những đóng góp của cộng đồng người Việt tại Canada vào sự phát triển kinh tế Canada là điều cần thiết. Về mặt khoa học, có thể thấy việc nghiên cứu về Canada còn là một lĩnh vực chưa được quan tâm nhiềuở Việt Nam. Đặc biệt là việc nghiên cứu về chính sách nhập cư và vai trò của các cộng đồng nhập cư trong sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội Canada còn là một khoảng trống. Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Chính sách định cư của Canada (từ 1867 đến nay): Quá trình phát triển và vấn đề đặt ra” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình nhằm góp một phần nhỏ bé bổ sung vào các nghiên cứu về Canada. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đến nay có một số tài liệu nước ngoài viết về các vấn đề liên quan đến nhập cư Canada và chính sách định cư Canada trong từng giai đoạn, theo cách phân tích và tiếp cận khác nhau.Tuy nhiên, các tài liệu này chỉđề cập, đưa ra các thông tin hoặc là tổng hợp riêng lẻ hoặc là như một nghiên cứu thống kê, dự báo cho từng giai đoạn. Trên thực tế, chưa có tài liệu nào ở Việt Nam viết tổng hợp chuyên về chính sách nhập cư của Canada từ năm 1867 đến nay, quá trình phát triển và các vấn đề đặt ra. Cho đến nay, có thể liệt kê một số tài liệu nổi bật viết về vấn đề nhập cư và chính sách nhập cư của Canada như sau: Tài liệu tiếng Việt:Ở Việt Nam các tài liệu viết về chính sách nhập cư của Canada còn là một khoảng trống. Những thông tin về chính sách nhập cư và chính sách nhập cư bằng tiếng Việt nếu có cũng chỉ là thông tin cập nhật trên các trang web về tư vấn di trú và các quy định thể loại nhập cư của Canada theo từng thời điểm mà các công ty dịch vụ về nhập cư hoặc của các công ty du học thông tin. Cụ thể, có những trang web tiếng Việt luôn cập nhật những quy định mới về chính sách nhập cư của Canada như: - http://www.immigration.vn/vn/dinh-cu-canada/ - http://www.yvarcanada.com/vi/canada/ - http://immica.org/canada/ - http://www.nhapcucanada.com/ Các trang web trên đều là kênh thông tin và dịch vụ tư vấn chuyên về nhập cư Canada, cung cấp các loại hình nhập cư vào Canada và cập nhật các quy định mới về nhập cư vào Canada, tư vấn và làm dịch vụ nhập cư. Các trang web này không phải trang thông tin chuyên về cung cấp các tài liệu nghiên cứu về chính sách nhập cư của Canada, mà chỉ đơn giản truyền tải lại các quy định mang tính pháp lý. Tài liệu tiếng Anh: Tài liệu tiếng Anh viết về chính sách nhập cư của Canada phong phú và đa dạng hơn tài liệu tiếng Việt. Tuy nhiên chưa có một tài liệu tiếng Anh nào tổng hợp, phân tích chuyên về quá trình phát triển của chính sách nhập cư từ năm 1867 đến nay cũng nhưđề cập đếnnhững tác động, tồn tại và thách thức một cách có hệ thống, nếu có chỉ là thể hiện trong những giai đoạn ngắn hạn nhất định và không được phân tích chuyên sâu. Bài viết "Canadian Immigration Policy and the “Foreign” Navy, 1896-1914 (Chính sách nhập cư của Canada và Hải quân “nước ngoài”, 1896-1914), tác giả Donald Avery thuộc trường Đại Học Western Ontario (ngày 26 tháng 9 năm 2010)có đề cập đến hai nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế của Canada giai đoạn 1869-1914 là sự mở rộng hệ thống đường xe lửa và dòng người nhập cư vào Canada. Ngành Công – Nông nghiệp tăng trưởng thúc đẩy nhu cầu lao động tăng kéo theo việc Chính phủ thực hiện chính sách nhập cư theo hướng mở cửa, cho phép nhập cư cả lực lượng có tay nghề lẫn không có tay nghề. Tuy nhiên, bài viết chỉ nêu lên được tính kết nối của sự phát triển ngành đường sắt với nhu cầu lao động nhập cư cấp thiết mà không thể hiện rõ các mục tiêu tổng thể của chính sách nhập cư. Bài viết“Policy: The Case of Canadian Medical Inspection, 1900 – 1920” (Chính sách: Trường hợp Thanh tra y tế Canada, 1900 – 1920), tác giả Alan Sears (1990) có nội dung giới thiệu về quy định nhập cư được xem là một trong những công cụ chính sách xã hội chủ yếu của chính quyền.Quản lý nhập cư và các chương trình xã hội là cácphương tiện quan trọng nhất quy định mức độ và đặc tính dân số quốc gia.Tuy nhiên, bài viết này là nghiên cứu đơn lẻ, hướng về các chương trình xã hội và chưa toát lên được tính kế thừa và phát triển của chính sách nhập cư. Trong cuốn “Continuity and Change in Canada’s unemployment – immigration linkage, 1946-1993” (Tính liên tục và sự thay đổi trong việc kết nốigiữa nhập cư và thất nghiệp của Canada, 1946-1993), tác giả John W.P.Veugelers, Thomas R. Klassen (1994) miêu tả nguyên nhân bắt nguồn từ năm 1946-1976 về tình trạng thất nghiệp tăng cao theo đó đã tác động đến số lượng người nhập cư vào Canada và dẫn đến việc thực thi Luật nhập cư 1976 đã làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng nhập cư. Luật nhập cư quy định xem xét nhập cư theovùng địa lý và theo điều kiện nhu cầu thị trường lao động. Tài liệu chỉ ra được vấn đề sốngười nhập cư không có việc làm tăng mạnh sau năm 1978. Trong bài viết với tiêu đề: “Canadian Immigration and Ethic History in the 1970 and 1980” (Nhập cư Canada và Lịch sử dân tộc những năm 1970 và 1980), tác giả Howard Palmer thuộc Đại học Calgary (1981) đã nêu tóm tắt tài liệu về lịch sử chủng tộc và nhập cư vào Canada trong những thập kỷ 1970 và 1980 theo các tài liệu khảo sát. Tuy nhiên, các vấn đề về chính sách nhập cư không được đề cập sâu. Bài viết: “Canada's demand for Third World highly trained immigrants: 1976– 1986” (Nhu cầu của Canada về những người nhập cư Thế giới Thứ ba đượcđào tạo cao:1976-1986), tác giả Sajjad Akbar và Don J. Devoretz (01 tháng 6 năm 1992) thuộc trường Đại học Victoria, British Columbia, Hoa kỳ và trường Đại học Simon Fraser, Burnaby, British Columbia Hoa kỳ đã đề cập vấn đề nhập cư vào Canada sau sự thay đổi căn bản của chính sách nhập cư vào năm 1978 cho phép ưu tiên diện đoàn tụ gia đình (Family reunification), và người nhập cư từ các nước thuộc thế giới thứ ba chiếm ưu thế nổi trội. Bài viết đã chỉ ra vấn đề cung ứng người lao động bản địa có bằng cấp, thu nhập theo ngành nghề, các giai đoạn và mức độ nhập cư trước đó chủ yếu rất khác nhau, không có sự thống nhất nên ảnh hưởng đến nhu cầu về người nhập cư có trình độ của Canada. Do vậy, dẫn đến các tranh luận rằng sự dịch chuyển theo hướng cơ bản là cần phải điều chỉnh chính sách nhập cư Canada theo hướng nhập cư người có trình độ. Tuy nhiên, bài viết chưa hệ thống được các mốc dẫn đễn sự thay đổi của chính sách nhập cư. Trong bài viết “Migrant Workers as Non-Citizens: The Case against Citizenship as a Social Policy Concept” (Những người lao động nhập cư không phải là công dân: Trường hợp phản đối quyền công dân như một khái niệm chính sách xã hội), tác giả Donna Baines và Nandita Sharma (2002) đã đề cập đến vấn đề người lao động nhập cư, là “công dân hạng hai” được xem như một ưu tiên trong chiến lược công bằng xã hội. Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác giả chỉ nêu ra vấn đề liệu công dân nào mới là tiêu chuẩn hay thước đo đang được áp dụng thể hiện sự phân biệt trong công việc giữa các công dân bản địa với người nhập cư. Trong cuốn sách “Should we close our borders”, No. 17 of the Policy Series (Liệu chúng ta có nên đóng đường biên giới, tập số 17 trong sê-ri Chính sách), tác giả Daniel Klymchuk (tháng 7 năm 2003) là tài liệu mới viết về nhập cư và các vấn đề của chính sách nhập cư. Trong đó, cóđề cập đến các vấn đề lợi ích kinh tế, những giá trị của người nhập cư mang lại, tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở góc độnêu lên những so sánh về các vấn đề tác động đối với kinh tế, xã hội Canada trong đó có cả vấn đề về tội phạm sau đó đưa ra một số khuyến nghị. Trong chuyên khảo: “The Benefits of Immigrants to Canada: Evidence on Tax and Public Services” (Lợiích của người nhập cư vào Canada: Bằng chứng về thuế và dịch vụ công), tác giả Ather H.Akbari (1989) thuộc khoa kinh tế, trường Đại học Saint Mary có đề cập đến vấn đề tác động của số dân nhập cư vào đất nước sở tại, cũng như các vấn đề giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng dân nhập cư. Tuy nhiên, chuyên khảo này không nói về diễn biến và quá trình phát triển của chính sách nhập cư. Trong cuốn sách: “Ethnic Pluralism under Siege: Popular and Partisan Opposition to Multiculturalism”, 1992(Chủ nghĩađa dân tộc trong sự bủa vây: Nhân dân và những ngườiủng hộ phe đối lập chủ nghĩađa văn hóa, 1992),nhómtác giả Yasmeen Abu-Laban thuộc khoa Khoa học chính trị và tác giả Daiva Stasiulis thuộc khoa Xã hội học và Nhân chủng học,trường Đại học Carleton có đề cập về vấn đề nhập cư trong sự đa dạng các chủng tộc và tính đa dạng văn hóa. Tuy nhiên, tài liệu này chỉ nhìn nhận và xem xét ở góc độ hẹp là đưa ra các thống kê và đánh giá một số vấn đề về nhập cư và liên quan nhập cư mà không đề cập đến những bước thay đổi và quá trình phát triển của chính sách nhập cư theo từng giai đoạn. Nhìn chung các tài liệu nêu trên chỉ tập trung vào một số vấn đề riêng lẻ hoặc một vài giai đoạn của chính sách nhập cư của Canada. Các công trìnhđã công bố chưa phân tích một cách có hệ thống và chuyên sâu chính sách nhập cư của Canada từ năm 1867 đến nay, đặc biệt là chưa có tài liệu nào đề cập đến quá trình hìnhthành, phát triển cộng đồng người Việtở Canada và vai trò của cộng đồng người Việt trong quá trình phát triển của Canada. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ: a) Quá trình hình thành và thực thi chính sách nhập cư và định cư của Canada từ khi Liên bang Canada ra đời 1867 đến nay. b) Những tác động của chính sách nhập cư và định cư đối với sự phát triển của Canada. c) Những vấn đề đặt ra của chính sách nhập cư và định cư của Canada đối với cộng đồng người nhập cư nóichung và đối với cộng đồng người Việt nói riêng. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục tiêu trên, luận văn đề ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứulịch sử hình thành và phát triển của chính sách nhập cư và định cư của Canada từ năm 1867 đến nay; - Làm rõ những nét nổi bật của quá trình thực thi chính sách nhập cư và định cư qua các thời kỳ lịch sử; - Phân tích những tác động của chính sách nhập cư và định cư đối với sự phát triển của Canada; - So sánh đôi nét chính sách nhập cư, định cư giữa Mỹ và Canada; - Đánh giáảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của chính sách nhập cư, đinh cư đối với cộng đồng người nhập cư nói chung và người Việt nhập cư nói riêng tại Canada. 5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: a) Chính sách nhập cư, định cư và tác động của nó đối với nền kinh tế Canada b) Các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra từ chính sách nhập cư, định cư của Canada. Phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian, luận văn triển khai nghiên cứusự hình thành,phát triển và thực hiện chính sách định cư của Canada từ 1867 (khi Canada tuyên bố độc lập) đến nay. - Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách nhập cư, định cư, quá trình triển khai chính sách, các luồng nhập cư vào Canada theo các diện bảo trợ(gồm tái hòa nhập gia đình, tổ chức - cá nhân có đủ điều kiện bảo trợ hợp pháp nhận nuôi dưỡng như con nuôi, ), nhập cư kinh tế (gồm lao động có trình độ, doanh nhân đầu tư), nhập cư nhân đạo (xin tị nạn) và quá trình ổn định cuộc sống ở nơi cư trú. Nguồn nhập cư và định cư thứ nhất đến từ các nước phát triển phương Tây, nguồn nhập cư và định cư thứ hai đến từ các nước đang phát triển, và nguồn nhập cư và định cư thứ ba đến từ các nước thuộc thế giới thứ ba.Trong ba nguồn nhập cư, định cư trên, nguồn nhập cư, định cư thứ nhất và thứ hai là chủ yếu. 6. Nguồn tài liệu Để hoàn thành đề tài này, những nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng bao gồm: - Nguồn tài liệu gốc của các cơ quan chức năng của Canada như Bộ ngoại giao Canada, Bộ di trú Canada và Chính phủ Canada; - Các bài phân tích, các bài báo, chuyên khảo của các cơ quan điều tra xã hội học, nhân khẩu học của Canada và các nhà nghiên cứu; - Các trang web, các bài báo, các sách, các bài nghiên cứu của các cơ quan chức năng, của các cá nhân tại Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ chí Minh, chủ nghĩa duy vật lịch sử về phương pháp luận của phép duy vật biện chứng. Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế. Bên cạnhđó, tác giả sử dụngcác phương pháp lô gíc nghiên cứu chuyên ngành khác như: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh … làm rõ sự khác nhau trong các giải pháp của chính sách nhập cư qua các thời kỳvà sự ảnh hưởng của chính sách nhập cư đối với kinh tế xã hội Canada. 8. Đóng góp của đề tài - Điểm mới của luận văn này là việc tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ vấn đề mà chưa một tài liệu nào viết một cách chuyên sâu và hệ thống, trong đó có đề cập đến cả vấn đề người Việt Nam nhập cư vào Canada từ trước đến nay và vai trò của cộng đồng người Việt nhập cư đang sinh sống tại Canada. - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống từ góc độ người Việt Nam tìm hiểu về chính sách nhập cư, định cư của Canada. Luận văn phân tích quá trình phát triển và thực thi chính sách nhập cư, định cư của Canada, làm rõ những tác động của chính sách nhập cư, định cư đối với cộng đồng người nhập cư nói chung và người Việt nhập cư nói riêng với những đóng góp của họ vào nền kinh tế Canada. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo về Canada nói chung và về chính sách nhập cư, định cư của Canada nói riêng. - Thông qua kết quả nghiên cứu, luận văn mong muốncung cấp một số gợi ý tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cho những cá nhân, tổ chức đang có ý định tìm hiểu, mong muốn hoặc đang có kế hoạch hợp tác kinh doanh với đối tác Canada, những cá nhân muốn định cư và làm việc tại Canada lâu dài. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của luận văn được chia thành 3 chương với nội dung được tóm tắt như sau: CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ, ĐỊNH CƯ CỦA CANADA 1.1. Khái nhiệm nhập cư, định cư và loại hình nhập cư, định cư 1.1.1. Khái niệm nhập cư, định cư 1.1.2. Loại hình nhập cư, định cư 1.2. Khái quát về Canada 1.2.1. Điều kiện địa lý, kinh tế, chính trị- xã hội 1.2.2. Các thời kỳ lịch sử chính từ 1867 đến nay 1.3. Sự hình thành và phát triển chính sách nhập cư, định cư của Canada 1.3.1. Bối cảnh ra đời của chính sách nhập cư và định cư 1.3.2. Quá trình điều chỉnh và hoàn thiện chính sách nhập cư, định cư qua các thời kỳ lịch sử CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA CANADA 2.1. Thời kỳ 1869-1918 2.2. Thời kỳ 1918-1945 [...]...2.3 Thời kỳ 1945 đến nay CHƯƠNG III: MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA CANADA 3.1 Tác động của chính sách nhập cư và định cư đối với sự phát triển của Canada 3.2 Những vấn đề tồn tại và thách thức 3.3 Một số nét so sánh trong chính sách nhập cư giữa Mỹ và Canada 3.4 Chính sách nhập cư, định cư và Cộng đồng người Việt ở Canada DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài... Replacement Migration?, University of Western Ontario - Population Studies Centre, pg.2-5 8 Monica Boyd, Michael Vickers(2000), 100 years of immigration in Canada, Canadian Social Trend, Statistics Canada, Catalogue No 11-008, pg.5 9 Monica Boyd (2005), Immigration, Internal Migration and the Distribution of Canada s Population,pg.1-4 10 AgnesCalliste (1993), Race, Gender and Canadian Immigration Policy:... Immigration on Canadian Living Standards and Society,The Fraser Institute, Chapter 7, pg.121-144 22 Shiva S.Halli, TrovatoF Halli (1990), Ethnic Demography: Canadian Immigrant, Racial and Cultural Variations, Carleton University Press 23 Freda Hawkins (1972), Canada and Immigration : Public Policy and Public Concern, University of Toronto Press, pg.125 24 Freda Hawkins (1988), Critical Years in Immigration:... U.S Immigration Policy in an Age of Rights, Praeger Publisher,Westport, CT Publication 15 Don J Devoretz (1995), Diminishing Returns: The Economics of Canada s Recent Immigration Policy, C D Howe Institute 16 Gerald E Dirks (1995), Controversy and Complexity: Canadian Immigration Policy During the 1980s, Acumen Pubisher Ltd, pg.111 17 Janet Dench (2000), A hundred years of immigration to Canada 1900... Reitz, Raymond Breton (1994), The Illusion of Difference: Realities of Ethnicity in Canada and the United, States, C.D Howe Institute 36 A H Richmond, (1967), Postwar Immigrants in Canada, University of Toronto Press 37 Vic Satzewich (1989), Racism and Canadian Immigration Policy: The Government’s View of Carribean Migration, Canadian Ethnic Studies, pg.78-93 38 YanShi (2004),The Impact of Canada' s... (2009), Immigration: The changing face of Canada, Policy Brief – Economic Policy Series, pg.8 12 Citizenship and Immigation Canada (2009),Facts and Figures 2008 – Immigration overview: Permanent and temporary residents, pg.3 13 Wayne A Cornelius, Philip L Martin, James F Hollifield (1994), Controlling Immigration: A Global Perspective,Stanford University Press, Part II, pg 426-442 14 Debra L Delaet... Immigration: Canada and Australia Compared, McGill - Queen's University Press, pg.342-378 25 AndrewHeisz (2006), Canada s Global Cities: Socio-economic Conditions in Montréal, Toronto, and Vancouver, Statistics Canada, No 89 26 DirkHoerder, Christopher G Anderson,(2001), Creating Societies: Immigrant Lives in Canada, Journal of Canadian Studies, Vol 36, No 1 27 Valerie Knowles (1992), Strangers at Our... Nationalist Visions and Canadian Immigration Policy, 1919-30, British Journal of Canadian Studies, Vol 23, No 1 32 Paul Martin (1943), Canada s Immigration Policy”, University of Toronto Quarterly, pg 196-206 33 Eytan Meyers (2000), International Migration Review, Wiley Online Library, Vol 34, No 4, pg 1245-1282 34 Michalowski (1993), Redefining the Concept of Immigration to Canada, Canadian Studies in Population,... Refugees 18 Louis-JacquesDorais(2004), Vietnamese in Canada, Kluwer Academic &Plenum Publishers, pg.1151-1153 19 Paula IacovettaDraper, Robert Franca Ventresca, Christopher G Anderson (2001), A Nation of Immigrants: Women, Workers & Communities in Canadian History, 1840s-1960s, Journal of Canadian Studies, Vol 36, No 1 20 Alan G Green, David Green (2004), The Goals of Canada' s Immigration Policy: A Historical... Five Immigrant Waves: Their Ideological Orientations and Partisan Reverberations,Canadian Ethnic Studies Journal, Vol 39, No 1-2 48 Tamara M.Woroby(2005), Should Canadian Immigration Policy Be Synchronized with U.S Immigration Policy? Lessons Learned at the Start of Two Centuries, American Review of Canadian Studies, Vol 35, No 2 Các trang web 49 http://tintucduhoc.com/du-hoc-chau-my/du-hoc -canada/ dat-nuoc-con-nguoicanada/gioi-thieu-chung-ve -canada. html . a) Quá trình hình thành và thực thi chính sách nhập cư và định cư của Canada từ khi Liên bang Canada ra đời 1867 đến nay. b) Những tác động của chính sách nhập cư và định cư đối với sự phát triển. chuyên về chính sách nhập cư của Canada từ năm 1867 đến nay, quá trình phát triển và các vấn đề đặt ra. Cho đến nay, có thể liệt kê một số tài liệu nổi bật viết về vấn đề nhập cư và chính sách. ra đời của chính sách nhập cư và định cư 1.3.2. Quá trình điều chỉnh và hoàn thiện chính sách nhập cư, định cư qua các thời kỳ lịch sử CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH NHẬP CƯ VÀ ĐỊNH

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan