các nguồn và thương phẩm ở đàng trong thế kỷ xvi – xviii

20 378 1
các nguồn và thương phẩm ở đàng trong thế kỷ xvi – xviii

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nguồn và thương phẩm ở Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII Vũ Thị Xuyến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 03 11 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Mạnh Dũng Năm bảo vệ: 2014 132 tr. Abstract. Luận văn đã làm rõ được chức năng của Nguồn trong thương mại của Đàng Trong. Các mặt hàng chủ yếu trong thương mại xứ Quảng, cách thức thu mua và buôn bán chúng cũng được luận văn tập trung khảo cứu. Keywords.Lịch sử Việt Nam; Đàng Trong; Thương phẩm; Thương mại Content. 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình Nam tiến, mở rộng lãnh thổ, tầm ảnh hưởng văn hóa về phương Nam. Ngay từ khi giành được độc lập vào thế kỷ X, các chính thể phong kiến Việt Nam luôn có ý thức sâu sắc mở rộng không gian lãnh thổ trên cả đất liền và trên biển [45, tr. 31-59], [139]. Tuy nhiên, quá trình Nam tiến chỉ thực sự nổi bật, thu được kết quả to lớn và để lại dấu ấn sâu đậm trong tiến trình phát triển của dân tộc khi có sự ra đi của Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa 1 . Khởi nghiệp trên một vùng đất vốn được coi là nơi “Ô châu ác địa”, chốn dung chứa muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên, với tầm nhìn vượt thời đại, chính sách phát triển đúng đắn, Nguyễn Hoàng (CQ:1558-1613) đã mang đến sự hồi sinh, một diện mạo mới cho vùng đất cực Nam của tổ quốc thời bấy giờ. Sự hưng thịnh của hoạt động kinh tế ngoại thương, sự xuất hiện tấp nập của những đoàn thuyền buôn ngoại quốc đã mang lại cho vương quốc của chúa Nguyễn một mô hình phát triển hoàn toàn khác so với vùng đất Đàng Ngoài của họ Trịnh. Được thiết lập trên mảnh đất của người Chăm trước đây, với cái nhìn cởi mở với biển, người Chăm đã xây dựng và phát triển vương quốc của mình trên nền tảng kinh tế hải thương và trở thành một đế chế biển phát triển trong nhiều thế kỷ, có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong khu vực và thế giới. Để có được các nguồn thương phẩm phục vụ cho hoạt động buôn bán và bang giao khu vực, người Chăm đã triệt để khai thác sản vật ở phía Tây lãnh thổ đặc biệt là nguồn gỗ quý và các sản vật từ rừng [50, 180], biến những nguồn hàng này trở thành thương phẩm buôn bán mang giá trị to lớn 2 . Những thành tựu rực rỡ ấy của người Chăm dường như đã được những người đến sau là các chúa Nguyễn kế thừa và phát triển. Thực hiện chính sách trọng thương, triệt để khai thác nguồn lực của đất nước, chúa Nguyễn cũng đặt vương quốc của mình trên nền tảng kinh tế ngoại thương, phát triển Đàng Trong trở thành một thể chế biển, triệt để phát huy truyền thống khai thác, phát triển giao thương và giao lưu văn hóa trên biển [41, tr. 22]. Sự phát triển rực rỡ của kinh tế thương mại, chúa Nguyễn đang mang đến sự phục hưng, một diện mạo mới cho các cảng thị của miền Trung Việt Nam [99, tr. 31]. Không thể phủ nhận rằng sự bùng nổ của những hoạt động thương mại tại xứ Thuận – Quảng là sự tích hợp của yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Chúa Nguyễn đã triệt để khai thác các sản vật để biến chúng thành thương phẩm mang giá trị kinh tế cao. Các sản vật từ rừng, sản phẩm của ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp….thông qua nhiều chặng khác nhau sẽ được chuyển đến các cảng thị dọc bờ biển Đàng Trong để cung cấp cho thuyền buôn ngoại quốc. Xuất phát từ mục đích làm rõ những mặt hàng được buôn bán trong nền thương mại của họ Nguyễn, cũng như những địa điểm Nguồn – nơi gặp gỡ, buôn bán, trao đổi của thương nhân với cư dân bản địa, tôi đã chọn đề tài “Các nguồn và thương phẩm ở Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình. Mảnh đất Đàng Trong nói riêng và thương mại của xứ Thuận – Quảng nói chung đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế. Những kết quả nghiên cứu từ các công trình này đã góp phần rất lớn phác dựng, làm rõ và gợi mở nhiều vấn đề của lịch sử xứ Quảng. Kế thừa kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học đi trước, thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn làm rõ những vấn đề sau: Thứ nhất, khi khảo cứu về thương mại của họ Nguyễn, các nhà nghiên cứu thường nhắc nhiều đến vai trò của Nguồn, vốn được biết đến là nơi thương nhân có thể thu mua nguồn hàng và thương phẩm từ thị trường bản địa. Mặc dù luôn khẳng định rằng chức năng kinh tế là vô cùng quan trọng, nhưng hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu về Đàng Trong làm rõ thuật ngữ này cũng như khảo cứu và luận giải chi tiết về chức năng kinh tế của Nguồn. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi cố gắng làm rõ những chức năng của Nguồn, hẳn là cùng với chức năng kinh tế thì nguồn còn giữ nhiều vai trò khác nữa như chức năng hành chính, quân sự và chức năng thu thuế. Thứ hai, trong những nhân tố nội sinh góp phần tạo nên nội lực của thương mại Đàng Trong thì nguồn thương phẩm đóng vai trò then chốt. Những mặt hàng mang giá trị kinh tế cao như nguồn lâm, thổ sản, khoáng sản, mặt hàng thủ công nghiệp…không chỉ là cơ sở để chúa Nguyễn thiết lập các mối giao thương, mời gọi thuyền buôn các nước đến xứ Quảng buôn bán mà còn là điều kiện để chính quyền Thuận Hóa mở rộng, tăng cường các mối bang giao trong khu vực và quốc tế. Trong ý nghĩa đó, luận văn cố gắng làm rõ những mặt hàng được buôn bán, trao đổi trong nền thương mại của chúa Nguyễn cũng như cách thức để thương nhân có được nguồn hàng mang giá trị kinh tế cao từ thị trường bản địa. Cuối cùng, thông qua việc phân tích những mối liên hệ thương mại giữa miền ngược, miền xuôi, giữa những tộc người, thành phần cư dân trong nền thương mại xứ Quảng, luận văn cũng đi sâu vào khảo cứu những liên kết thương mại mật thiết giữa thượng nguồn và hạ nguồn, giữa biển và lục địa. Trong sự bùng nổ của các mối giao thương và các hoạt động chuyên chở, thương mại đã mang đến cho Đàng Trong một diện mạo mới, một mô thức phát triển đặc biệt trong lịch sử Việt Nam 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tư liệu Là một bộ phận tự nhiên của lãnh thổ Việt Nam, biển từ rất sớm đã đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt. Biển khơi nơi hàm chứa nhiều rủi ro, nguy hiểm nhưng đồng thời cũng là mạch nguồn để cố kết không gian lãnh thổ của người Việt. Biển không chỉ đóng vai trò tự nhiên là cân bằng hệ sinh thái mà còn mang lại nguồn lợi lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội cho các cộng đồng cư dân sống gần biển và dựa vào biển. Nếu như nhiều thập kỷ trước, lịch sử Việt Nam chỉ được biết đến với hằng số nông dân/ nông nghiệp/ nông thôn thì hiện nay với những thành tựu nghiên cứu liên ngành, đa ngành chúng ta ngày càng chứng minh được truyền thống chinh phục và khai thác biển của người Việt. Trong ý nghĩa đó, hải sử và hải thương ngày càng thu hút được sự quan tâm, khảo cứu của nhiều học giả trong nước và quốc tế. Để góp phần phác dựng lại diện mạo tự nhiên, kinh tế, xã hội của xứ Đàng Trong, nguồn thư tịch cổ là nguồn tài liệu rất quan trọng được luận văn triệt để khai thác và sử dụng. Những bộ sử được biên soạn dưới thời kỳ cầm quyền của vương triều Nguyễn như: Đại Nam thực lục tập 1, 2, 3, 4, 5 (Nxb Giáo dục, 2007); Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nxb Giáo Dục, 2007)….đã cung cấp cho luận văn cái nhìn khái quát về bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của xứ Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn. Cùng với nguồn tư liệu thư tịch cổ thì các công trình như Ô châu cận lục của tác giả Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn là những nguồn tư liệu vô cùng quý giá được chúng tôi triệt để khai thác. Không chỉ sử dụng thông tin từ các bộ sử biên niên, trong luận văn chúng tôi cũng tập trung khảo cứu tỉ mỉ những biên chép từ các bộ địa chí như: Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí, Gia định thành thông chí… Những bộ địa chí biên chép về các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam… cũng được luận văn sử dụng làm tư liệu. Thế kỷ XVII – XVIII, cả Đàng Ngoài và Đàng Trong đều là những địa điểm lui đến thường xuyên của những thương nhân, những nhà truyền giáo. Những biên chép khách quan của thương nhân người Hoa, người Nhật, người châu Âu đã trở thành nguồn tư liệu mang giá trị cao khi phác dựng lại lịch sử xứ Quảng. Các công trình như Hải ngoại kỷ sự, (Viện đại học Huế, 1963) của nhà sư Thích Đại Sán đến Đàng Trong năm 1695; Xứ Đàng Trong năm 1621, (Nxb TPHCM) của nhà truyền giáo Cristophoro Borri; Một chuyến du hành tới xứ Nam Hà (1792 – 1793) của J.Barrow, cùng các công trình của Alexadre Dhode, Hành trình và truyền giáo (Tủ sách đại kết Thành phố Hồ Chí Minh, 1994), Những người châu Âu ở nước An Nam (Nxb Thế giới, 2006) của tác giả Chales Maybon… là một trong những nguồn tư liệu tham khảo chính yếu phục vụ cho luận văn. Bên cạnh nguồn thông tin từ các bộ sử biên niên, ghi chép của những nhà truyền giáo, luận văn cũng khai thác, kế thừa nhiều thành tựu của các học giả trong nước và quốc tế về vị trí của Đại Việt nói chung, Đàng Trong nói riêng trong mạng lưới thương mại khu vực giai đoạn này. Các công trình như, Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa) (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/1994) của học giả Sakurai Yumio , Vai trò của các cảng thị vùng ven biển Đông Nam Á từ thế kỷ 2 TCN đến đầu thế kỷ 19, (trong Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa học Xã hội, 1991) của tác giả Shigeru Ikuta…. Các bài nghiên cứu về thương mại của người Việt thời cổ trung đại như: Truyền thống và hoạt động thương mại của người Việt thực tế lịch sử và nhận thức của tác giả Nguyễn Văn Kim và Nguyễn Mạnh Dũng, chuyên luận Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời Cổ Trung đại, của tác giả Hoàng Anh Tuấn (tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 9+10 (389 + 390), 2008), Một cách nhìn từ biển: Bối cảnh vùng duyên hải miền Bắc và Trung Việt Nam của Li Tana (Nguyễn Tiến Dũng dịch, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7&8, 2009)… Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tạp chí Xưa và Nay, những bài nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin thiết yếu cho luận văn. Trong đó phải kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Phước Tương (2000), Nguồn hàng xứ Quảng dưới thời chúa Nguyễn (Tạp chí Huế xưa và nay, số 39 & 40), đây được coi là một trong những công trình sớm nhất đề cập đến các mặt hàng của xứ Quảng được buôn bán, trao đổi trong nền thương mại của họ Nguyễn. Cũng tập trung khảo cứu về chủng loại nguồn hàng mang lại giá trị thương mại cao cho chính quyền Thuận Hóa, bài viết Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong của tác giả Nguyễn Văn Kim trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm 2011 cũng tập trung khảo cứu chi tiết về nguồn hàng của Đàng Trong. Những kết quả nghiên cứu từ các công trình này đều được luận văn tham khảo và kế thừa. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tham khảo nhiều công trình như: Xứ Đàng Trong và các mối tương tác quyền lực khu vực, (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6.2006), bài viết Ứng đối của chính quyền Đàng Trong với các thế lực phương Tây, (Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, số 26 (2010) của tác giả Nguyễn Văn Kim; cùng các bài nghiên cứu Chính sách hướng biển của chính quyền Đàng Trong (thế kỷ XVI – XVIII), (Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2007) của Dương Văn Huy, hay bài viết Miền trung Việt Nam và văn hóa Champa (một cái nhìn địa – văn hóa), (Tạp chí Nghiên cứ Đông Nam Á, số 4/1995) của tác giả Trần Quốc Vượng; Nguyễn Hoàng và bước khởi đầu cuộc Nam tiến (tạp chí Xưa và Nay, số 104, (11/2002) của học giả Keith W.Taylor,… cũng là những nguồn tài liệu phục vụ cho luận văn. Ngoài ra, chúng tôi còn khai thác các bài nghiên cứu, những chuyên khảo tại các Hội thảo khoa học về Đàng Trong của các học giả trong nước và quốc tế như: Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Cù lao Chàm; Hội thảo về Đô thị cổ Hội An; Hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam;Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á (thế kỷ XVI-XVII),… Ngoài những nguồn tư liệu trên, thừa hưởng kết quả từ những nghiên cứu liên ngành, luận văn cũng triệt để khai thác nguồn tư liệu dân tộc học, nhân học về Đàng Trong, những công trình như: Rừng người Thượng của tác giả Henri Maitre (2008), Những kẻ săn máu của tác giả Le Pichon (2011), Dam Bo với công trình Miền đất huyền ảo, các công trình do tác giả Nguyễn Hữu Thông chủ biên như: Ka Tu kẻ sống đầu nguồn ngọn nước, Văn hóa làng miền múi Trung Bộ giá trị truyền thống và những bước chuyển lịch sử (Dẫn liệu từ miền núi Quảng Nam)… Cùng với nguồn tư liệu tiếng Việt, luận văn cũng tham khảo nhiều công trình bằng tiếng anh của các học giả quốc tế viết về Đàng Trong nói riêng và Đông Nam Á thế kỷ XVI – XVIII nói chung. Một trong những cuốn sách đó là, Southern Vietnam under the Nguyen, Documents on the Economic History of Cochinchina (Đàng Trong) 1602 – 1777, (Institute of Southeast Asia Studies, 1993), của Li Tana và Anthony Reid; cuốn Viet Nam Boderless Histories, (the University of Wisconsin press) của tác giả Nhung Tuyet Tran và Anthony Reid; hay cuốn, Water Frontier Commerce and the Chinese in the Lower Mekong Region, 1750 – 1880, (Rowman and Littlefield, Singapore, 2004) của tác giả NoLa Cooke và Li Tana. Học giả Alastair Lamb (1970) với The Mandarin to Road to Old Hue Narratives of Anglo – Vietnamese Diplomacy from the 17th century to the eve of the French Conquest. Gerald Cannon Hickey với Sons of the Moutains Enthnohistory of the Vietnamese Central Highlands to 1954……Những tập du ký của các nhà du hành như: John Crawfurd (1830), Journal of an embassy from the Governor – General of India to the courts of Siam and Cochinchina; Olga Dror – K.W. Taylor (2006), Views of Seventeenth – Century Vietnam Christoforo Borri on Cochinchina and Samuel Baron on Tonkin, Cornell University Ithaca, New York,….Các công trình về bối cảnh của Đại Việt như: Victor Lieberman (2003) với Strange Parallels Southeast Asia in Global Context, c. 800 – 1830, Nicholas Tarling (1992) với The Cambridge History of Southeast Asia, Cambridge University Press, C.R. Boxer (2004) với South China in the Sixteenh Century, Orchid Press Bangkok… Các bài nghiên cứu khác như, Re-thinking the Sea in Vietnamese History: Littoral Society in the Integration of Thuận – Quảng Seventeenth – Eighteenth centuries, (Journal of Southeast Asian Studies, 37) của tác giả Charles wheeler; hay, An alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the Seventeenth and Eighteenth centuries, Journal of Southeast Asian Studies của học giả Li Tana; công trình A view from the mountain: A Critical History of Lowland - Highlander Relations in Vietnam (2010 International Conference on VietNamese and Taiwanese Studies, National ChenKung University) của tác giả Oscar Salemink, Bennet Bronson (1977) với Exchange at the Upstream and Downstream Ends: Notes toward a Functional Model of the Coastal State in Southeast Asia, Jams Kong Chin (2004), The Junk trade between South China and Nguyen Vietnam in the later Eighteenth and Early nineteenth centuries, Dr. Gutzlaff (1849), Geography of the Cochi – Chinese Empire, cũng là những nguồn tư liệu quan trọng được luận văn sử dụng. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc của khoa học lịch sử. Cùng với cái nhìn lịch đại chúng tôi cũng đặt Đàng Trong dưới dòng chảy đồng đại để đưa ra những nhận định sâu sắc và khách quan. Đồng thời, chúng tôi cũng áp dụng triệt để phương pháp khu vực học nhằm có cái nhìn hệ thống, các mối quan hệ thương mại của Đàng Trong với thị trường Đông Nam Á. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu Hệ thống cấu trúc cũng được áp dụng trong luận văn, nhằm đặt các nhân tố cấu thành nên nền hải thương Đàng Trong trong sự tác động, qua lại lẫn nhau, cũng như sự tương tác của thị trường Đàng Trong với thị trường thương mại khu vực và quốc tế. Ngoài ra, Phương pháp so sánh, Phương pháp phân tích, cũng được chúng tôi sử dụng để nghiên cứu ngoại thương Đàng Trong. Nhằm đi đến những nhận định, đánh giá về kết quả trong hoạt động thương mại Đàng Trong, chúng tôi cũng triệt để áp dụng Phương pháp nghiên cứu liên ngành, như những kết quả nghiên cứu về Đàng Trong từ quan điểm khảo cổ học, dân tộc học, nhân học và văn hóa học… 4. Giải thích khái niệm 4.1. Cochinchina và Đàng Trong Một số nhà nghiên cứu cho rằng Cochin china, từ giữa thế kỷ XIX trở về trước, chỉ miền Trung của Việt Nam hiện nay, và từ giữa thế kỷ XIX trở về sau, để nói đến miền Nam Việt Nam. Lần đầu tiên chúng ta bắt gặp tên gọi Cochinchina này có lẽ là trong tác phẩm The Suma Oriental của Tom Pires năm 1515. Đất nước ông muốn ám chỉ chính là Việt Nam [67, 19]. Trong tiến trình lịch sử có thể thấy sau gần nửa thế kỷ giao tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672), cục diện phân cắt Đàng Ngoài (Tonkin) và Đàng Trong (Cochinchina) đã được xác lập với sông Gianh làm giới tuyến. Trong luận văn, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Đàng Trong hay Cochinchina là để chỉ vương quốc của chúa Nguyễn tồn tại khi có sự ra đi của Nguyễn Hoàng đến khi quân Tây Sơn chiếm được Thăng Long (1786), chấm dứt sự chia cắt hai miền. Như vậy, khung niên đại mà luận văn quan tâm đó là vùng đất Đàng Trong trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. 4.2. Người Thượng, người Man Trong nghiên cứu về vùng đất Đàng Trong, các nhà nghiên cứu thường bắt gặp những thuật ngữ như “người Thượng”, “người Man” hay “người Mọi”. Theo ghi chép của nhiều thương nhân ngoại quốc, nhiều nhà du hành khi có mặt ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIIII thì tên gọi này dùng để nói về những cư dân sinh sống ở vùng núi phía Tây xứ Thuận Hóa, thuộc dãy núi Trường Sơn. Theo miêu tả của một vị nữ tu người Pháp có mặt ở Đàng Trong năm 1686 thì: Xứ Đàng Trong, ở phía đông của nó là biển, phía bắc là Đàng Ngoài, phía tây là những người man di Ké-moi, và phía nam là vương quốc Chiampa [ ]. Xứ Đàng Trong dài một trăm dặm kể từ phía bắc xuống phía nam, và mười, hai mươi hay hai mươi lăm dặm bề rộng. Cách những người man di Ké-moi mười hay mười hai dặm, những người này vẫn dâng cống vật cho nhà Vua Đàng Trong [11, 31] Chia sẻ với nhận định này, tác giả Phan Khoang cũng cho rằng, “Những giống người ở miền cao nguyên, dọc theo dãy núi Trường Sơn Trung Việt và ở cao nguyên Nam Việt, trước kia người ta thường gọi chung là Mọi [36, 399]. Trong khuôn khổ nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “người Thượng”, “người Man” cũng để chỉ những cư dân sống ở vùng núi thuộc dãy Trường sơn ở phía tây xứ Thuận – Quảng. Để tôn trọng tính nguyên bản của tư liệu nên trong các dẫn chứng chúng tôi vẫn giữ nguyên cách gọi “người Mọi”, hay “người Man”. Tuy nhiên, những thuật ngữ này đều mang ý nghĩa chung là người Thượng. 4.3. Những khái niệm khác Ngoài ra, trong luận văn, chúng tôi còn sử dụng một số khái niệm liên quan đến cấu trúc thương mại như: Trung tâm liên thế giới, Trung tâm liên vùng…. Những khái niệm này, chúng tôi sử dụng theo định nghĩa của GS. Sakurai Yumio. - Trung tâm liên thế giới: là nơi giao thương giữa hai thế giới phương Đông và phương Tây, đồng thời là nơi gặp gỡ của những trung tâm liên vùng với thị trường thế giới. - Trung tâm liên vùng: là trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa trung tâm liên thế giới và các vùng. - Trung tâm vùng: là trung tâm thu gom và phân phối hàng hóa với chức năng trung chuyển giữa các vùng với các địa phương. -Trung tâm địa phương: là cầu nối thu gom và phân phối phục vụ địa phương 5. Các phần của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương Chương 1: Vai trò, vị thế và tiềm năng của Đàng Trong Chương 2: Nguồn trong kinh tế thương mại Đàng Trong. Chương 3: Thương phẩm tại Đàng Trong TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Dương Văn An (2009), Ô châu cận lục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Đỗ Bang (1996), Phố Quảng vùng Thuận Quảng thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Thuận Hóa, Huế. 3. Đỗ Bang (2002), Ngoại thương Đàng Trong thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 – 1635), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6 (325). 4. J. Barrow (2008), Một chuyến du hành tới xứ Nam Hà (1792 – 1793), Nxb. Thế giới, Hà Nội. 5. Borri, Cristophoro (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh. 6. Xuân Chiêm (1998), Người Anh với Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, Tạp chí Xưa và Nay, số 49B. 7. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 8. Phan Huy Chú (2007), Lịch triều hiến chương loại chí, tập II, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 9. Coedès G (2008), Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, (bản dịch của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ), Nxb. Thế giới, Hà Nội. 10. Dam Bo (2003), Miền đất huyền ảo (Các dân tộc miền núi Nam Đông Dương) (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Hội Nhà Văn. [...]... Việt Nam - Tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội 108 Thành Thế Vỹ (1961), Ngoại thương Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVII, XVIII và đầu XIX, Nxb Sử học 109 Vũ Thị Xuyến (2011), Các nguồn hàng và thương phẩm của Đàng Trong thế kỷ XVI - XVIII, Khóa luận cử nhân, Khoa Lịch sử 110 Vũ Thị Xuyến (2013): Tư duy và chính sách hướng biển của Nguyễn Hoàng, Kỷ yếu Hội thảo 45... Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam , Tập I, Nxb Từ điển bách khoa 28 Dương Văn Huy (2007), Quản lý ngoại thương của chính quyền Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 12 29 Dương Văn Huy (2007), Nhìn lại chính sách “Hải cấm” của nhà Minh – Trung Quốc, trong Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVII – XVIII, Nxb Thế giới 30 Dương Văn Huy (2009), Giao thương giữa vùng... Momoki (2004), Đại Việt và thương mại Biển Đông từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, trong Đông Á – Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb Thế giới, Hà Nội 54 Nguyễn Đức Nghinh (1998), Hai tài liệu Hà Lan nói đến người Nhật Bản ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XVII, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 55 Lại Bích Ngọc (2003), Về hoạt động của công ty Đông Ấn Hà Lan ở châu Á thế kỷ XVII, Tạp chí Nghiên cứu... Lịch sử nội chiến ở Việt Nam 1771 – 1802, Nxb Văn Sử học, Sài Gòn 81 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN (2007), Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI- XVII, Nxb Thế giới, Hà Nội 82 Yashiharu Tsuboi (1999), Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, Nxb Trẻ 83 Hoàng Anh Tuấn (2000), Cù Lao Chàm và hoạt động thương mại ở Biển Đông thời vương quốc Champa, trong: Một chặng... Bắc và hệ thống thương mại Đàng Ngoài thế kỷ XVII qua các nguồn tư liệu phương Tây, trong: Một chặng đường Nghiên cứu lịch sử (2001 – 2006), Nxb Thế giới, Hà Nội 87 Hoàng Anh Tuấn (2008), Vị trí của Việt Nam trong hệ thống thương mại biển Đông thời Cổ Trung đại, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 9+10 (389 + 390) 88 Nguyễn Phước Tương (2000), Nguồn hàng xứ Quảng dưới thời chúa Nguyễn, Tạp chí Huế xưa và. .. Quảng Nam qua các thời đại (Quyền thượng), Cổ học tùng thư 18 Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 19 Nguyễn Mạnh Dũng (2006), Về hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Pháp với Đại Việt (nửa cuối thế kỷ XVII – giữa thế kỷ XVIII) , Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 20 Nguyễn Mạnh Dũng (2009), Vùng Đông Bắc Việt Nam trong tuyến hải trình Đông Á thế kỷ VIII -XVIII, Tạp... (2006), Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền lực khu vực, Tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử, số 6/2006 42 Nguyễn Văn Kim, Mạng lưới giao thương Đông Á trước thời đại mở cửa và những hệ quả phát triển - Trường hợp Hội An, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 3 (97) 43 Nguyễn Văn Kim (2010), Ứng đối của chính quyền Đàng Trong với các thế lực phương Tây, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân... chặng đường nghiên cứu lịch sử (1995 – 2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 84 Hoàng Anh Tuấn (2004), Mậu dịch gốm sứ của Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Ngoài nửa sau thế kỷ XVII, trong: Đông Á – Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện tại, Nxb Thế Giới, Hà Nội 85 Hoàng Anh Tuấn (2005), kế hoạch Đông Á của công ty Đông Ấn Anh tại Đàng Ngoài thập niên 70 của thế kỷ XVII, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,... công lao của vua Trần Nhân Tông và công chúa Huyền Trân, tạp chí Xưa và Nay, số 263 (7/2006) 49 Nguyễn Nhật Linh (2007), Thương nhân Hồi giáo và quan hệ thương mại giữa Đông Nam Á và Tây Á thế kỷ XV – XVII, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 6 50 Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng, Nxb Tri thức, H 51 Charles B Maybon (2006), Những người Châu Âu ở nước An Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội 52 Shiro, Momoki... Kim (2011): Nguồn hàng và thương phẩm Đàng Trong, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (420) 45 Nguyễn Văn Kim (cb) (2011): Người Việt với biển, Nxb Thế Giới, Hà Nội 46 Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Quảng Trị - đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558 – 2013), Triệu Phong tháng 9/2013 47 Kỷ yếu hội thảo khoa học (2002), Vai trò lịch sử Dinh trấn Quảng Nam, 8 – 2002 48 Phan Huy Lê (2006), Tưởng nhớ công . cũng như những địa điểm Nguồn – nơi gặp gỡ, buôn bán, trao đổi của thương nhân với cư dân bản địa, tôi đã chọn đề tài Các nguồn và thương phẩm ở Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII làm đề tài luận. Các nguồn và thương phẩm ở Đàng Trong thế kỷ XVI – XVIII Vũ Thị Xuyến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận. mà luận văn quan tâm đó là vùng đất Đàng Trong trong các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. 4.2. Người Thượng, người Man Trong nghiên cứu về vùng đất Đàng Trong, các nhà nghiên cứu thường bắt gặp những

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan