Sự chi phối của vai giao tiếp tới cách sử dụng, từ xưng hô trong hội thoại

5 1.4K 19
Sự chi phối của vai giao tiếp tới cách sử dụng, từ xưng hô trong hội thoại

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phm Ngọc Thưởng Tp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 38 - 42 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn SỰ CHI PHỐI CỦA VAI GIAO TIẾP TỚI CÁCH SỬ DỤNG TỪ XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI Phạm Ngọc Thưởng* Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Lạng Sơn TÓM TẮT Bài viết tìm hiểu sự chi phối của vai giao tiếp tới cách sử dụng từ xưng hô trong hội thoi. Từ đó khẳng định vai giao tiếp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô của các nhân vật hội thoi như khi nào thì dùng đi từ, danh từ thân tộc hay danh từ chỉ chức nghiệp hoặc các biểu thức xưng hô khác và sắc thái biểu cảm của các từ xưng hô đó cũng thay đổi theo nhưng vai giao tiếp khác nhau. Kết quả nghiên cứu giúp cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ (cụ thể là cách xưng hô) chuẩn mực và đt hiệu quả giao tiếp hơn. Từ khóa:Vai giao tiế p, từ xưng hô, hộ i thoạ i, giao tiế p bằ ng ngôn ngữ, sắ c thá i biể u cả m  Nhân vật giao tiếp là một trong những yếu tố của hot động giao tiếp. Hot động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế được nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu được sử dụng làm công cụ. ( Xem [2] ). Nhân vật giao tiếp bao gồm người phát và người nhận. Khi chỉ có hai nhân vật tham gia hội thoi thì hình thức hội thoi đó được gọi là song thoại. Nếu như ba nhân vật cùng tham gia vào cuộc thoi thì hình thức hội thoi đó được gọi là tam thoại. Hình thức hội thoi lớn nhất, phức tp và phong phú nhất là hình thức đa thoại. Chúng tôi chỉ nghiên cứu cuộc thoi song thoi - cuộc thoi được thực hiện bởi hai nhân vật hội thoi. 1. Theo quan điểm hội thoi, người phát được gọi là vai người nói, người nhận được gọi là vai người nghe. Trong quá trình hội thoi sẽ có sự luân phiên thay đổi vai trò người nói, người nghe giữa các nhân vật hội thoi. Tác giả Đỗ Hữu Châu viết: "Trong quá trình giao tiếp, người nhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực. Người nhận tích cực khi anh ta luôn thay đổi vai trò người nhận - người phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều. Người nhận tiêu cực khi anh ta luôn giữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi giao tiếp chỉ diễn ra một chiều" [2,43]. Điều đáng chú ý là, dù giao tiếp diễn ra một chiều hay hai chiều thì người phát không phải muốn phát đi cái gì thì phát, phát theo cách gì cũng được. Bởi vì, người nhận và chủ thể tích cực có nhận thức và ý chí riêng. Giữa người phát và người nhận có những mối quan hệ xã hội nào đấy cho nên người phát không thể không cân nhắc trước khi gửi đi một thông điệp - cân nhắc cả về hình thức và nội dung của thông điệp. Trong xưng hô, trước một đối tượng cụ thể, người phát phải xác định được trục quan hệ để lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp. Trên thực tế, con người luôn ở vào thế giao tiếp với nhiều lớp người, loi người khác nhau về địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn Vì thế, mỗi cá nhân bao giờ cũng có một bộ vai  Email: thuongpn68@gmail.com Phm Ngọc Thưởng Tp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 38 - 42 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn giao tiếp phản ánh quan hệ ứng xử của từng cá nhân đó. Mỗi vai được xác lập từ một cặp vai. Quan hệ xã hội của cá nhân càng phong phú thì số lượng vai càng lớn, do đó bộ vai giao tiếp của cá nhân đó càng lớn. Mỗi cặp vai có hình thức ngôn ngữ riêng trong ứng xử xã hội, tương ứng với một biến thể ngôn ngữ cá nhân của vai đó. Nói rõ hơn, mỗi bộ vai có một bộ các biến thế ngôn ngữ đặc trưng cho vai. Trong quan hệ gia đình, một cá nhân thường có các cặp vai: cha, mẹ - con, ông, bà - cháu, anh, chị - em, vợ - chồng, dâu - rể Trong quan hệ xã hội là các cặp vai như thủ trưởng - nhân viên, thầy giáo - học sinh, bác sĩ - bệnh nhân 2. Trong quan hệ vai, căn cứ vào các qui tắc và thiết chế xã hội, qua các từ xưng hô (cùng những yếu tố từ vựng khác) chúng ta có thể nhận biết được vai nào ở vị thế trên, vai nào ở vị thế dưới. J.Lyons viết: "Trong phần lớn những tương tác xã hội, những người tham dự không có một khó khăn nào để quyết định họ có cùng hay không cùng vị thế xã hội. Trong trường hợp vị thế xã hội không bình đẳng thì người nào là bậc trên, người nào là bậc dưới cũng được xác định một cách dễ dàng. Ví dụ, bố mẹ là bậc trên so với con cái, thầy giáo là bậc trên so với học trò. Có thể phụ thuộc vào giới tính như phụ nữ ở bậc trên so với đàn ông. Căn cứ vào yếu tố tuổi tác thì những người nhiều tuổi ở bậc trên những người trẻ hơn và một loạt những nhân tố khác nữa Trong trường hợp vị thế bình đẳng thì họ có ý xưng khiêm hô tôn. Đây là điều phổ biến trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới" [4,265]. Rõ ràng, vị thế xã hội của các nhân vật hội thoại ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô. Bởi vì, trước người ở vị thế trên, ego phải dùng từ xưng hô khác với người ở vị thế dưới (so với ego) hay vị thế ngang bằng. Nhiều quan sát cho thấy, trước người có vị thế cao hơn mình, ego thường có xu hướng sử dụng những từ xưng hô chuẩn mực với sắc thái lịch sự, kính trọng hoặc ít nhất là trung hoà về sắc thái biểu cảm. Đối với người có vị thế ngang bằng, nhân vật hội thoi thường có ý xưng khiêm hô tôn (nhất là trong ngữ cảnh giao tiếp qui thức). Ở ngữ cảnh giao tiếp không qui thức, các nhân vật có vị thế ngang bằng có thể sử dụng các từ xưng hô với đầy đủ các sắc thái thân mật, lịch sự hay suồng sã Có thể nói, từ xưng hô có tác dụng bộc lộ vị thế xã hội (chức năng định vị của từ xưng hô) của các nhân vật hội thoi. Đồng thời vị thế xã hội của các nhân vật hội thoi li chi phối tới chức năng định vị và chức năng biểu thái của từ xưng hô như chúng tôi vừa trình bày ở trên. Đây là mối quan hệ qua li giữa chức năng của từ xưng hô với vị thế xã hội của nhân vật sử dụng từ xưng hô. Vị thế xã hội là địa vị xã hội của cá nhân được xác lập trong quan hệ với các thành viên khác trong một nhóm, một cộng đồng và một xã hội. Như vậy, do quan hệ giữa người với người mà chúng ta có thể to lập và xác định được vị thế của các nhân vật hội thoi. Quan hệ được nói tới ở đây trước hết là quan hệ giữa các cặp vai trong toàn bộ vai của nhân vật giao tiếp. Do đó, có thể nói, vai giao tiếp là cơ sở, trên cái cơ sở đó, các nhân vật tương tác tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp. Chẳng hn, trong quan hệ giữa con dâu và mẹ chồng thì người mang vai là con dâu - biểu thị cho người ở vị thế thấp so với mẹ chồng - biểu thị cho người ở vị thế trên. Có thể coi quan hệ giữa vai giao tiếp và vị thế xã hội của nhân vật hội thoi như là mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong đó, vai giao tiếp đóng vai trò là cái biểu hiện, vị thế xã hội đóng vai trò là cái được biểu hiện, Nói cách khác, vai giao tiếp là sự biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoi. 3. Vị thế xã hội có thể được chia thành hai nhóm: Vị thế thường xuyên và vị thế giao tiếp. Vị thế thường xuyên được dặc trưng bởi giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp. Vị thế giao tiếp (Vị thế lâm thời) được to thành từ quan hệ giữa các cặp vai giao tiếp. Thuộc vị thế giao tiếp là các cặp vai như thủ trưởng - nhân viên, thầy giáo - học sinh, cha, mẹ - con cái, bác sĩ - bệnh nhân Vị thế giao tiếp bao gồm vị thế chủ động nêu lên vấn đề/vị thế đáp ứng những vấn đề được đưa ra, vị thế chế ngự/vị thế bị chế ngự, vị thế cao/vị thế thấp Thông thường, người ở vị thế cao như giám đốc so với nhân viên, cha mẹ so với con cái bao giờ cũng ở vị thế chủ động, vị thế chế ngự. Nhưng nhiều khi những người ở vị thế cao li rơi vào vị thế bị động, bị chế ngự so với người ở vị trí thấp. Chẳng hn, một giám đốc vô tình rơi vào "bẫy" của nhân viên mình và bị Phm Ngọc Thưởng Tp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 38 - 42 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn anh ta đưa ra những yêu cầu bắt giám đốc phải thực hiện. Trong tình thế giao tiếp này, vai giám đốc bị đẩy vào tình thế bị động, bị chế ngự. Ví dụ sau chứng minh cho điều vừa nói trên: - "Anh đừng lo, tôi có thể tìm một chỗ khác thích hợp cho anh. Với mấy đứa viết đơn ấy, anh cứ để tôi dy bảo chú ng nó. Bách hỏi như buộ t miệng. - Điều kiện? Những tia sáng nhọn hoắt bắn ra từ hai con mắt nhỏ tí: - Anh phải làm đơn xin từ chức" [1,34]. Ở đon văn trên, Bách là giám đốc, người đưa ra điều kiện là nhân viên của Bách. Trong suốt câu chuyện, nhân viên của Bách vẫn xưng "tôi" và gọi Bách là "anh" cho đến khi Bách bị rơi vào tình thế bị chế ngự thì cách xưng hô đó vẫn giữ nguyên. Như vậy, khi có sự thay đổi vị thế giao tiếp (nhất là khi người ở vị thế thấp trở thành vị thế chế ngự) thì vị thế giao tiếp thường thể hiện qua nội dung của thông điệp, còn từ xưng hô có thể vẫn được giữ nguyên. Vị thế trên/dưới của các nhân vật hội thoi được xác định từ nhiều tiêu chí như tuổi tác, giới tính, chức vụ, quan hệ gia tộc. Vị thế trên / dưới được xác định theo quan hệ gia tộc cũng mang những nét đặc trưng văn hoá của từng dân tộc. Trong gia tộc người Việt, con của "bác" bao giờ cũng được gọi là "anh", là "chị" và ở vị thế trên so với con của "chú", "cô", "cậu", "dì" cho dù con của "bác" có thể ít tuổi hơn con của "chú", "cô" đó là nguyên tắc xưng hô theo dòng trực hệ/ phụ hệ. Trong gia tộc người Nùng li khác, giữa con "bác" và con của "cô", "dì", "cậu" ai nhiều tuổi hơn, ai thấy mặt trời trước thì người đó là anh là chị. Qua việc sử dụng từ xưng hô nói riêng và việc sử dụng ngôn ngữ nói chung, chúng ta có thể nhận biết được vị thế của các nhân vật giao tiếp cùng các sắc thái biểu cảm kính trọng/khinh thường, thân mật/suồng sã hay trung hoà về sắc thái biểu cảm. Nói cách khác, vị thế xã hội để li dấu ấn hết sức đậm nét trong ứng xử ngôn ngữ của con người. Tóm li, để cuộc thoi duy trì và phát triển theo chiều hướng dự định, người giao tiếp phải nhận thức được chính bản thân mình trong quan hệ với người đối thoi, đồng thời phải đoán nhận được hình ảnh của người đối thoi với tất cả thuộc tính về động cơ, mục đích, nhân cách, địa vị xã hội, học vấn và hoàn cảnh trong đó giao tiếp diễn ra. Bởi trong giao tiếp không có người nói và người nghe trừu tượng mà luôn luôn là người nói và người nghe cụ thể gắn với một tình huống cụ thể. Nói cách khác, nhân vật giao tiếp luôn luôn ở vào một địa vị nhất định theo các qui tắc, thiết chế và chuẩn mực xã hội. Do đó, để có được một phát ngôn thoả đáng xã hội, nhân vật hội thoi không những phải định vị được vị thế của mình mà còn phải xác định và định vị được vị thế của người đối thoi. Trong xưng hô cũng vậy, muốn xưng hô cho đúng, xưng hô cho hay thì nhân vật hội thoại phải xác định được đúng vị thế của mình cũng như vị thế của người đối thoại. 4. Khái niệm vị thế của nhân vật giao tiếp có mối quan hệ chặt chẽ với khái niệm quyền uy (Power) của nhân vật giao tiếp. Đây là mối quan hệ tỉ lệ thuận. Người có vị thế cao thường là người có quyền uy so với người ở vị thế thấp. Năm 1990 tác giả R.A Hudson viết "Mỗi khi một người nào đó viết hoặc nói, anh ta cũng chỉ đặt mình trong mối quan hệ với toàn bộ thành phần xã hội còn lại mà còn liên kết hành động của anh ta với những cách phân loại của các hành vi giao tiếp. Sơ đồ có có dạng là một ma trận nhiều chiều, giống như bức tranh về xã hội mà anh ta đã dựng lên trong óc mình" [3,89]. Trong hot động giao tiếp, sự chi phối của Power tới sự lựa chọn và sử dụng từ xưng hô rất rõ ràng. Trong tiếng Việt, xưng hô dường như quyền uy chi phối cái thân hữu. Dĩ nhiên, giữa những người có vị thế ngang bằng như bn - bn thì tính quyền uy không thành vấn đề. Nhiều quan sát cho thấy, khi A = B, nếu A và B là hai người đã quen biết nhau một cách thân tình thì trong xưng hô (rộng hơn là trong ngôn ngữ của họ) thường rất sinh động, ít tính chuẩn mực. Lúc này, tình thân hữu nổi lên và tính quyền uy "lắng" xuống. Phm Ngọc Thưởng Tp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 38 - 42 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nhưng xưng hô với người trên thì tính quyền uy li cần được xem trọng. Nếu A có vị thế xã hội thấp hơn B thì ngôn ngữ của A mang tính chất từ tốn, nhũn nhặn, dùng nhiều từ ở thức giả định; nếu, nếu được, có thể và trong xưng hô, A sẽ gọi B bằng các từ chỉ vị thế cao hơn mình như anh, ông, bà, chú hay các từ chỉ chức vụ như thủ trưởng, giám đốc Nghĩa là A phải dùng các yếu tố của trục dọc - những từ xưng hô thể hiện quan hệ phi đối xứng để giao tiếp với B. Đối với những người có vị thế cao hơn mình, nhân vật hội thoi hầu như không dùng đi từ, đặc biệt là đi từ ngôi thứ hai để xưng hô. Bởi vì, trong hệ thống đi từ xưng hô của tiếng Việt không có đi từ ngôi thứ hai với sắc thái trân trọng. Vì thế, không thể dùng đi từ ngôi thứ hai để chỉ những người có quyền uy hơn mình. Sự chi phối của tính quyền uy trong xưng hô không có tính cân xứng. Nghĩa là, người có quyền uy có thế dùng cách xưng hô thân thuộc với cấp dưới của mình nhưng người cấp dưới trả lời lại phải dùng từ xưng hô chỉ người có quyền lực - cấp trên của mình, chứ không thể dùng từ xưng hô như cấp trên đã dùng để xưng hô với mình. Chẳng hn như tiếng Pháp, dùng Vous ngôi thứ hai là trang trọng, còn khi thân mật dùng tu. Người có quyền uy dùng tu với người có vị thế thấp nhưng người ở vị thế thấp không thể dung tu để gọi cấp trên của mình. Như vậy, người có quyền uy sẽ có một khoảng rộng hơn để lựa chọn các từ xưng hô chỉ cấp dưới của mình. Họ có thể dùng đi từ, hay tên riêng hoặc các cách xưng hô xác định như bố Hùng, mẹ sắp nhỏ Ngược li, dù cấp trên có nghiêm túc hay thân mật với mình như thế nào chăng nữa thì trong cách xưng hô, cấp dưới không thể vượt qua được quyền uy của cấp trên. Sự định vị của người có quyền uy cũng rộng rãi hơn. Họ có thể tự xưng là tao, tôi hoặc bằng các danh từ thân tộc như ông, bà, chú, bác trước cấp dưới. Chẳng hn, thầy giáo có thể nói với học sinh của mình: - Hồi trẻ tao học ngoi ngữ rất nhanh (1) - Hồi trẻ tôi học ngoi ngữ rất nhanh (2) Cách xưng hô tao của người thầy ở ví dụ (1) là tỏ ra thân mật với học trò (dĩ nhiên trong trường hợp có 1, 2 học trò thân thiết và không phải ở môi trường giao tiếp qui thức). Và trong những trường hợp này, học trò cũng chỉ có một kết cấu em - thầy để xưng hô với thầy mình mà thôi. Như vậy, người có vị thế cao, có quyền uy có thể lựa chọn các yếu tố ở trục dọc hay trục ngang (trong quan hệ liên cá nhân) để giao tiếp với người có vị thể thấp hơn mình. Nếu người nói mà dùng những từ chỉ độ thân hữu cao thì li tỏ ra mình có quyền lực lớn trong quan hệ nói - nghe. Tính quyền quy cũng thể hiện trong nguyên tắc xưng hô, chúng ta đều biết. "xưng khiêm, hô tôn" là một nguyên tắc xưng hô có tính phổ quát cao trong nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Tóm li, vớ i sự phá t triể n củ a ngôn ngữ họ c theo hướ ng nghiên cứ u ngôn ngữ trong hoạ t độ ng hà nh chứ c , trướ c hế t là hà nh chứ c trong giao tiế p , vấ n đề xưng hô đượ c xem xé t trong phạ m vi rộ ng hơn , không cò n là vấn đề thuần ty ngôn ngữ học mà còn là vấn đề của ngữ dụng học , của xã hội ngôn ngữ học , của ngôn ngữ họ c xuyên văn hó a . Xưng hô là một hành vi ngôn ngữ và chỉ diễn ra trong hội thoi, trong giao tiếp. Do đó, khi nghiên cứu từ xưng hô phải tính tới các yếu tố chi phối từ xưng hô như vai giao tiếp, vị thế xã hội, tính quyền uy của nhân vật giao tiếp, tính quy thức (formal) và không quy thức (informal) của hoàn cảnh giao tiếp có như vậy chúng ta mới phát hiện ra được đặc điểm, chức năng của từ xưng hô mà cách tiếp cận truyền thống (tiếp cận từ góc độ cấu trúc chức năng) không nhận ra được Phm Ngọc Thưởng Tp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 67(5): 38 - 42 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Huy Bảo - Vòng đua hão huyền - Văn nghệ quân đội, số 81 - 1991. [2]. Đỗ Hữu Châu - Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb ĐHTHCN Hà Nội 1987. [3]. R.A. Hudson - Socio - Linguistics. Cambridge University Press 1990. [4]. John.Lyons- Sémantique, Paris: Larousse, 1980. VIDeixis, VI Deixis, espace et temps SUMMARY THE DOMINATION OF ROLE IN COMMUNICATION TO THE USE OF VOCATIVE WORD IN CONVERSATION Pham Ngoc Thuong  Department of Education and Training – Lang Son The article studied how communication roles rule the vocative use in conversation, consequently confirmed the fact that communication roles have a direct influence on the selection and use of conversation character vocatives: when pronouns, kinship nouns or nouns indicating career or other vocative expressions can be used and changes of vocative nuanced expressiveness according to different communication roles. The study results also showed a more standard and effective way to communicate in the language (namely the vocative). Key words: role in communication, vocative, conversation, Language of communication, Nuances of expression  Email: thuongpn68@gmail.com

Ngày đăng: 13/01/2015, 11:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan