hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu bài thơ tràng giang (ngữ văn 11 tập ii) của huy cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương

6 980 9
hướng dẫn học sinh trung học phổ thông đọc hiểu bài thơ tràng giang (ngữ văn 11 tập ii) của huy cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông đọc hiểu bài thơ Tràng Giang (Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương Lê Thị Thủy Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Ái Học Năm bảo vệ: 2013 93 tr . Abstract. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến thực trạng của việc dạy học bài thơ "Tràng Giang" ở trường phổ thông. Nghiên cứu cấu trúc văn bản Tràng giang và việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Tràng giang. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Keywords.Phương pháp dạy học; Ngữ văn; Giáo dục học Content. Ở nước ta, cùng với những biến đổi và biến động xã hội, tâm lý về nhiều mặt, kể cả những tác động từ bên ngoài vào, vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường càng trở thành mối quan tâm chung. Vì vậy không chỉ là công việc của bản thân nhà trường, lại càng không phải là chuyện văn chương chữ nghĩa đơn thuần mà là vấn đề có ý nghĩa xã hội chính trị,trước mắt cũng như về lâu dài. Không phải ngẫu nhiên mà một viện sĩ nổi tiếng thế giới Mikhancôp – khi bàn về văn học đã nói rằng: “Giảm nội dung văn học trong chương trình nhà trường là giảm nhẹ chất nhân văn, bộ mặt tinh thần của thế hệ trẻ ngày nay và sau này ra sao không những tùy vào việc dạy cái gì mà còn do dạy như thế nào?”. Vấn đề dạy học văn được Quốc hội khoa VI đã có lần đặt vấn đề này vào chương trình nghị sự của tiểu ban Văn hóa giáo dục. Với cải cách giáo dục môn văn trong nhà trường đã có được những bước tiến đáng kể. Chất văn chương, chất nhân văn của chương trình văn học đã được nâng lên khá rõ. Thế nhưng, còn một bài toán khó chưa được đặt ra để bàn bạc và từng bước tìm cách giải quyết. Đó là vấn đề phương pháp dạy học văn trong nhà trường. Như vậy là vấn đề đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng đang là một vấn đề bức xúc của nhà trường chúng ta hiện nay. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết Trung Ương 4 khóa VII(1-1993), nghị quyết Trung Ương 2 khóa VIII(12-1996): “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển mạnh mẽ phong tào tự học tự đào tạo thường xuyên rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học được thể chế hóa trong luật giáo dục (2005): “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng tự hành, niềm say mê học tập và ý chí vươn lên”. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động dạy học chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Từ những cơ sở pháp chế như trên đòi hỏi mỗi người giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng những yêu cầu của ngành giáo dục, cũng như góp phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong nhà trường phổ thông hiện nay, vấn đề dạy học văn mà đặc biệt là dạy học tác phẩm trữ tình tồn tại nhiều vấn đề bất cập xa rời bản chất đặc trưng của nó: Bệnh công thức như chủ đề, chia đoạn, phân tích ý1, ý2… tổng kết. Khi phân tích quá thiên về nội dung,hoặc quá thiên về hình thức mà ít chú ý tới khoái cảm nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Không chú ý tới tình huống cảm thụ nghệ thuật, người dạy nói nhiều thậm chí không thuộc thơ, chưa biết đọc diễn cảm, câu hỏi tháo gỡ phát hiện nhiều hơn câu hỏi cảm thụ. Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên còn ỷ lại nhiều vào sách giáo viên và các sách hướng dẫn giảng dạy dẫn đến sự trơ lì trong dạy học hiện đại. Đặc biệt việc tiếp cận tác phẩm văn chương đôi khi còn tùy tiện, chưa đồng bộ, chưa phát huy được sức mạnh liên hoàn của các phương pháp, biện pháp. “Tràng giang” của Huy Cận là một trong những bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới, bài thơ này đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông. Với tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận – (chương trình Ngữ văn sách giáo khoa 11 tập 2) thì việc dạy và học tác phẩm này hiện nay còn thiên về diễn xuôi từng câu thơ, tìm ý,làm cho mạch cảm xúc của bài thơ bị đứt đoạn,và chưa thấy được vẻ đẹp của cái tôi trữ tình trong thơ, cũng như ý nghĩa triết lý của bài thơ. Việc giảng dạy này làm cho một giờ học văn trở nên tẻ nhạt, trầm lắng, không phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Do vậy làm mất đi hứng thú học tập của các em và làm cho việc dạy và học chưa đạt kết quả cao. Từ những lý do trên đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với người dạy phải tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp. Để giúp cho việc dạy và học những tác phẩm thơ nói chung cũng như bài thơ “Tràng giang” nói riêng đạt hiệu quả cao chúng tôi đã chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông đọc hiểu bài thơ Tràng giang(Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương”. 2. Lịch sử vấn đề Huy cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn sáu thập kỷ. Thời kỳ nào Huy Cận cũng thu hút được sự chú ý của giới phê bình, nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Trong sáu thập kỷ qua đã có hơn 80 bài tiểu luận viết về thơ Huy cận viết từ nhiều góc độ khác nhau. Các nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu văn học như Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Lê Đình kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, Vũ Quần Phương, Đỗ lai Thúy.v.v… Đều có những bài tiểu luận sâu sắc về Huy Cận. Các nhà thơ, nhà nghiên cứu đều trân trọng những đóng góp của Huy Cận trên cả hai chặng đường thơ, trước và sau cách mạng. Tiêu biểu là những bài tiểu luận như: “Thế giới thơ Huy Cận” của Xuân Diệu, tập sách được in năm 1987, với bài tiểu luận này giúp người đọc đi vào thế giới thơ Huy Cận. “Huy Cận và cái gốc của một hồn thơ” của Ngô Quân Miện, “những chặng đường thơ của Huy Cận” của Nguyễn Xuân Nam, “thi pháp thơ Huy Cận” của Trần Khánh Thành, “Huy Cận quê ở hành tinh” của Vũ Quần Phương.v.v… Các bài nghiên cứu về tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận tiêu biểu như: “ Tràng giang, Sự hiện diện độc đáo của một tâm trạng” của Lê Dy, “Linh hồn tạo vật trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận” của Hà Bình Trị, “Tràng giang – bài thơ hiện đại mang đậm màu sắc cổ điển” của Nguyễn Thúy Nga.v.v… Tất cả những bài nghiên cứu này đều có giá trị lớn cho việc tham khảo, tìm hiểu, phân tích, giảng dạy bài thơ. Tuy nhiên những bài nghiên cứu đó chưa đề ra được hướng tiếp cận cũng như những phương pháp dạy học cụ thể cho quá trình dạy và học trong nhà trường phổ thông. Và vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học. Những công trình này sẽ là những tư liệu quý cho chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài của mình. Chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất hướng dạy học mà chúng tôi cho là phù hợp nhất với việc dạy học bài thơ Tràng giang của Huy Cận ở trường Phổ thông. Đó là dạy học bài thơ Tràng giang của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm cho được một cách dạy học thích hợp nhất đối với bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận qua tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận – Ngữ văn 11 tập 2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc trong dạy học bài thơ “Tràng giang” 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài này chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp cơ bản sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu về mặt lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so sánh Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: Điều tra, khảo sát, thống kê, thực nghiệm sư phạm… 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo,và phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn Chương 2: Cấu trúc văn bản Tràng giang và việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản Tràng giang. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐHQGHN. 2. Lê Bảo (1998), Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 3. Huy Cận (1958), Lửa thiêng. NXB Đời nay,1940. Huy Cận - Trời mỗi ngày lại sang. NXB Văn học 4. Huy Cận (1986), Tuyển tập Huy Cận. Tập I, NXB Văn học, H, 5. Huy Cận (1995), Tuyển tập Huy Cận. Tập II, NXB Văn học, H 6. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy hoc tác phẩm văn chương trong nhà trường. NXB Giáo dục 7. Lê Tiến Dũng, “Loại hình câu thơ của Thơ mới”, Tạp chí văn học, số 1- 1994, 12- 16. 8. Phan Huy Dũng, “Thiên nhiên như một biểu hiện của cái tôi trữ tình trong Thơ mới”, Tạp chí văn học, số 6 – 1994, 1- 5. 9. Lê Dy, “Tràng giang”, “sự hiện diện độc đáo của một tâm trạng”, Tạp chí văn học số 3 – 1990. 10. Trịnh Bá Đĩnh (2004), Chủ nghĩa cấu trúc, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 11. Hà Minh Đức (1997), (chủ biên), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Hà minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 13. Hà Minh Đức (1971), Nhà văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Trinh Đường (1993) – Huy Cận từ “Lửa thiêng”, Nxb Đà nẵng, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Đường (1997), (chủ biên), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), (đồng chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Phạm Minh Hạc (1985), Giáo trình tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 18. Nguyễn Ái Học (2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 19. Nguyễn Trọng Hoàn (2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học các tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Văn học và nhân học, NXB Văn học, Hà Nội. 22. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Văn học tầm nhìn biến đổi, NXB Văn học, Hà Nội. 23. Nguyễn Thị Thanh Hương (1999), Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục,Hà Nội. 24. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2007), Hà Nội– Phương pháp dạy học văn tập I, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 25. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh (2007), Phương pháp dạy học văn tập II, NXB Đại học Sư phạm.Hà Nội. 26. Phương Lựu (1997), Tiếp nhận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. 28. Vũ Quần Phương (1994), Thơ với lời bình, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 30. Trần Đình Sử (2001), Đọc văn học văn, Nxb Giáo dục, hà Nội. 31. Trần Đình Sử (1987), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 32. Trần Khánh Thành (2001), Thi pháp thơ Huy Cận, NXB Văn học,Hà Nội. 33. Hoài Thanh, Hoài Chân (1997), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Hoài Thanh (1960), Phê bình và tiểu luận, Tập 1, Nxb văn học, Hà Nội. 35. Hoài Thanh (1965), Phê bình và tiểu luận, Tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Đỗ Lai Thúy (1997), Con mắt thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Lưu Khánh Thơ (2006), Thơ mới - tác giả, tác phẩm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. . Hướng dẫn học sinh Trung học Phổ thông đọc hiểu bài thơ Tràng Giang (Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương Lê Thị Thủy Trường Đại học. Trung học Phổ thông đọc hiểu bài thơ Tràng giang( Ngữ văn 11 tập II) của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương . 2. Lịch sử vấn đề Huy cận đã đi qua một chặng đường thơ dài hơn. giang của Huy Cận theo hướng tiếp cận cấu trúc tác phẩm văn chương. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm cho được một cách dạy học thích hợp nhất đối với bài thơ Tràng giang của Huy Cận qua tiếp cận cấu

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan