chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật việt nam

8 608 4
chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thanh Tùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30 Nghd: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu: khái niệm quyền sử dụng nhãn hiệu; cách thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu; hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Tìm hiểu thực trạng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Nhãn hiệu hàng hóa; Chuyển giao Contents: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo quan niệm truyền thống, tài sản hữu hình thường là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài sản hữu hình trong doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, nhà xưởng, máy móc, vật kiến trúc, nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm hoặc thành phẩm tồn kho…Ngày nay, dưới nhận thức của các nhà kinh doanh trên thế giới, tài sản của mỗi một doanh nghiệp không chỉ còn là các tài sản hữu hình mà còn là các tài sản vô hình như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kinh doanh, trình độ của người lao động…Trong số các tài sản vô hình đó, với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức như hiện nay, giá trị quyền sở hữu trí tuệ mà đặc biệt là giá trị quyền sở hữu công nghiệp trong đó có giá trị của nhãn hiệu được các doanh nghiệp và các nhà làm luật quan tâm hơn cả. Cùng với sự tìm tòi, sáng tạo, cải tiến, đổi mới về công nghệ sản xuất, các doanh nghiệp ngày càng tạo ra được các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, tiện ích cho người tiêu dùng. Ban đầu, để phân biệt sản phẩm, dịch vụ do mình làm ra với các sản phẩm, dịch vụ của những chủ thể kinh doanh khác, các doanh nghiệp đã gắn lên mỗi loại sản phẩm, dịch vụ của mình nhãn hiệu đặc trưng riêng có. Khi sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng thì cũng đồng nghĩa với việc doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, thị phần doanh nghiệp ngày càng lớn, uy tín doanh nghiệp ngày càng được khẳng định. Chính từ đó, nhãn hiệu của sản phẩm, dịch vụ không còn chỉ đơn thuần là dùng để phân biệt nữa mà giá trị của nó đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng, trong các đối thủ cạnh tranh và nó có thể định giá được bằng tiền mặt. Thế giới đã được biết đến những nhãn hiệu nổi tiếng, mang lại cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu một giá trị tài sản khổng lồ như nhãn hiệu Coca Cola có giá gần 72 tỉ USD, Google (55,317 tỷ USD), Apple (33,492 tỉ USD), hp (28,479 tỉ USD) [1]…Còn ở thị trường Việt Nam, rất nhiều nhãn hiệu nổi tiếng cũng được nhắc đến như cà phê Trung Nguyên, kem đánh răng P/S, võng xếp Duy Lợi, phở 24, VINATABA. Trong rất nhiều thương vụ, giá trị của nhãn hiệu (thể hiện uy tín của doanh nghiệp) lại được định giá cao hơn các tài sản cố định khác của doanh nghiệp. Thí dụ, trong khi góp vốn liên doanh xây dựng nhà máy sản xuất kem đánh răng Elida P/S, giá trị nhà xưởng và quyền sử dụng đất của phía Việt Nam được định giá chưa đến 1 triệu USD, trong khi đó nhãn hiệu P/S được mua với giá hơn 4 triệu USD. Tất cả những điều này đều thể hiện giá trị to lớn mà nhãn hiệu mang lại cho doanh nghiệp, từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là vừa phải bảo vệ nhãn hiệu không bị xâm phạm (đăng ký bảo hộ) vừa phải mở rộng thị trường sử dụng sản phẩm, dịch vụ để tăng doanh thu và đặc biệt là quảng bá nhãn hiệu một cách rộng rãi đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có đủ năng lực về tài chính, nhân sự, thời gian …để cùng lúc làm được các điều này. Do đó, một giải pháp được các doanh nghiệp sử dụng đó là tiến hành chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho những doanh nghiệp mà mình tin tưởng. Với việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu của mình, bên chuyển giao sẽ có được một số lợi ích cơ bản như: mở rộng được thị trường tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ của mình mà không cần phải tốn nhiều tiền của, công sức đầu tư xây dựng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện tại nhiều nơi (trong nước cũng như trên thế giới); tăng doanh thu cho bên chuyển giao; nhãn hiệu được quảng bá ra nhiều thị trường và được người tiêu dùng biết đến nhiều hơn; có khả năng bảo vệ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình tốt hơn trước các hành vi xâm phạm nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển giao sẽ là “tai mắt” cho bên chuyển giao trong việc thu thập các thông tin liên quan đến việc xâm phạm nhãn hiệu…Bên nhận chuyển giao sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc các sản phẩm của mình được phép gắn nhãn hiệu nổi tiếng. Chẳng hạn: một chiếc áo sơ mi giá bình thường chỉ cỡ 100.000 đồng, khi được gắn nhãn hiệu Pierre Cardin thì giá của nó được khách hàng toàn thế giới chấp nhận sẽ tương đương 60 – 70 USD (khoảng hơn 1 triệu đồng). Các mặt hàng điện tử gia dụng ngày nay gần như tất cả đều là Sanyo, Toshiba, … nhưng made in China, Thailand, Malaysia, Vietnam,… phần lớn chúng được sản xuất từ các quốc gia đó nhưng được phép mang những nhãn hiệu Nhật Bản nổi tiếng. Chất lượng của những sản phẩm này nhìn chung là tốt (tuy có thể ít nhiều thua kém sản phẩm chính hãng). Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức được nhãn hiệu cũng là một tài sản của doanh nghiệp, vì vậy không nhận thức được giá trị của nhãn hiệu và việc chuyển giao nhãn hiệu nên ít đầu tư cho nó. Phần lớn doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư số tiền rất lớn cho thiết bị hay công nghệ mới, song còn rất khiêm tốn khi đầu tư cho việc xây dựng, bảo vệ và quảng bá nhãn hiệu. Mặt khác, khoa học pháp lý của nước ta tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Do đó, các vấn đề lý luận cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu chưa được làm rõ, dẫn đến có nhiều cách hiểu không thống nhất, nhiều doanh nghiệp còn nhầm lẫn nó với các hình thức chuyển giao một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Trên cơ sở những phân tích nêu trên và với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài “Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài: “Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam” nhằm các mục tiêu sau: Về mặt khoa học: - Quá trình thực hiện luận văn sẽ góp phần hệ thống hóa những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành cũng như một số quy định cơ bản của các điều ước quốc tế cũng như pháp luật một số nước quy định về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. - Góp phần làm rõ cũng như bổ sung và hoàn thiện về mặt lý luận của vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trong khoa học pháp lý. Về mặt thực tiễn: - Giúp nâng cao kiến thức, sự hiểu biết của mọi người mà đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Từ đó giúp họ phân biệt giữa chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với chuyển giao tên thương mại, tránh những nhầm lẫn đáng tiếc có thể xảy ra, đồng thời vận dụng có hiệu quả hơn trên thương trường. - Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam, luận văn chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Khoa học pháp lý của nước ta tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về vấn đề chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu. Do đó, các vấn đề lý luận cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu chưa được làm rõ, dẫn đến có nhiều cách hiểu không thống nhất. Chính vì vậy, tác giả mong muốn luận văn sẽ đóng góp một cách nhìn toàn diện, chuyên sâu hơn về vấn đề này, chỉ rõ những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Tác giả hy vọng luận văn sẽ trở thành một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho những đọc giả quan tâm đến vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn có đối tượng nghiên cứu chủ yếu là cơ sở lý luận về nhãn hiệu mà trong đó tập trung vào vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và thực trạng của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: cơ sở lý luận và thực trạng của việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên luận văn cũng có đề cập đến vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, so sánh giữa chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với chuyển giao tên thương mại để nhằm tăng tính phong phú, đa dạng, toàn diện của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng đến các phương pháp chủ yếu như: - Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để tìm kiếm, tập hợp lại toàn bộ các tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn. - Phương pháp phân tích: Phương pháp này giúp làm rõ các vấn đề lý luận về vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp so sánh, đánh giá: Phương pháp này giúp cho luận văn có được cái nhìn đa chiều, toàn diện, đúng đắn và sâu sắc về vấn đề cần nghiên cứu từ đó rút ra được những kết luận, kiến nghị có tính chính xác cao và khoa học, thể hiện rõ tư duy, tính mới, tính sáng tạo và cách lập luận của tác giả. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và chuyển giao quyền sử dụng đối với nhãn hiệu Chương 2. Những quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Chương 3. Thực trạng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam và một số kiến nghị. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương Anh (2012), Doanh nghiệp Mỹ chiếm trọn 10 thương hiệu đắt nhất, http://biz.cafef.vn, Thứ 4, 18/01/2012, 14:33 2. Nguyễn Phương Bằng (2010), Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp thông qua ngày 20/03/1883 và được tổng sửa đổi ngày 28/09/1979 4. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ (2009), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân 5. Hiệp định về các vấn đề liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) 1994 6. Đặng Thị Thu Huyền (2004), Pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa theo quy định của Việt Nam và Cộng hòa Pháp, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học luật Hà Nội 7. Hoàng Lan (2011), PetroVietnam thu phí sử dụng thương hiệu, http://vnexpress.net, Thứ hai, 18/4/2011, 13:20 GMT+7 8. Kamil ldris (2005), Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển, Nxb Bản đồ 9. Đoàn Đức Lương (2011), Giáo trình Pháp luật sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học Huế. 10. Trần Nguyệt Minh (2005), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 11. Hạnh My (2011), Góp vốn bằng thương hiệu: Doanh nghiệp “bơi” cách nào cũng đúng, http://dddn.com.vn, Thứ Sáu, 13/05/2011 - 09:02 12. Lê Nết (2006), Tập bài giảng về Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 13. Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 14. Nghị định số 197/1982/HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa. 15. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp. 16. Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 17. Nghị định số 119/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 18. Hoàng Tố Như (2010), Nhượng quyền thương mại và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, http://www.dinhgia.com.vn, 21/01/2010 10:22 19. Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 20. Hoàng Lan Phương (2012), Góp vốn bằng nhãn hiệu công cụ để phát triển nhãn hiệu của doanh nghiệp, http://www.ngheandost.gov.vn 21. Hoàng Lan Phương (2011), “Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội 22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001), Nxb Chính trị quốc gia 23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia 24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật sở hữu trí tuệ, Nxb Chính trị quốc gia 26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia 27. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Thương mại, Nxb Chính trị quốc gia 28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Phá sản, Nxb Chính trị quốc gia 29. TS. Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, Nxb Tư pháp 30. Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá ban hành ngày 14/04/1894 và được tổng sửa đổi ngày 02/10/1979. 31. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ về hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP về hướng dẫn một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp. . niệm quyền sử dụng nhãn hiệu; cách thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu; hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Tìm hiểu thực trạng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. . việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên luận văn cũng có đề cập đến vấn đề chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật quốc tế, so sánh giữa chuyển giao quyền sử. quyền sử dụng nhãn hiệu, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam. ” 2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài: Chuyển giao quyền sử dụng

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan