pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở việt nam hiện nay

8 1.8K 50
pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở việt nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay Đinh Thị Trang Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật: 60 38 50 Người hướng dẫn : TS. Phan Thị Thanh Thủy Năm bảo vệ: 2013 109 tr . Abstract. Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án. Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM) bằng thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết án KDTM tại tòa án. Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu và nhược điểm của thủ tục này để các cơ sở KDTM có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp của mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh doanh; Giải quyết tranh chấp; Thủ tục tố tụng; Luật thương mại Content. 1. Lý do chọn đề tài: Đầu năm 2011 vừa qua, Đại hội lần thứ XI đã họp, thảo luận và thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010 – 2020. Để phục vụ cho chiến lược này cần có những nghiên cứu và phát triển sâu rộng các quy định của hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực kinh tế và giải quyết các vụ án trong tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM). Đây là yêu cầu hết sức cần cấp thiết bởi lẽ trong những năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh chấp KDTM cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo số liệu đánh giá của ngành tòa án, hàng năm mỗi đơn vị tòa án cấp quận huyện thụ lý hàng trăm vụ án lớn nhỏ liên quan đến tranh chấp KDTM. Hầu hết là các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng dịch vụ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán…Sự gia tăng của các tranh chấp như trên cũng như những loại án đặc thù trong lĩnh vực KDTM ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự không ngừng nghiên cứu và làm mới các yêu cầu luật pháp cũng như chuyên môn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp loại này để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các bên là việc làm không phải đơn giản. Để đáp ứng nhu cầu này, tác giả mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay”. Trên thực tế, các tranh chấp KDTM ở Việt Nam hầu hết đều được lựa chọn giải quyết bằng con đường tòa án, các bên tham gia hoạt động KDTM khi giao kết hợp đồng thương mại thường không biết và nêu quy định lựa chọn trọng tài trong hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp không được áp dụng thủ tục này nên việc lựa chọn ưu tiên giải quyết tranh chấp KDTM bằng thủ tục tòa án là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm bằng việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường tòa án thì cũng không ít những nhược điểm của phương thức này khiến các doanh nghiệp băn khoăn khi lựa chọn giải quyết tại tòa án như: thủ tục phức tạp, rườm rà hay thời gian giải quyết kéo dài, việc bảo mật thông tin không được đảm bảo. Tuy nhiên, tòa án là cơ quan tài phán quốc gia, mang tính cưỡng chế nghiêm minh nên việc lựa chọn tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM vẫn là lựa chọn an toàn cho các doanh nghiệp. Hiện tại, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp KDTM ở tòa án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi bổ sung một số điều năm 2011, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2012 (BLTTDS 2004). Trên cơ sở chính là BLTTDS 2004, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu những ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết nêu trên, từ đó có thể góp phần nhỏ nhoi vào công tác cải sửa hoàn chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thông qua con đường tòa án cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hơn thế nữa, trong công cuộc đổi mới như hiện nay, hệ thống tài phán kinh tế của nước ta ngày càng tụt hậu, đặc biệt là khối ngành chịu sự bao cấp của nhà nước, đã bộc lộ sự trì trệ trong công tác giải quyết, tạo ra không ít khó khăn trong việc cải tiến chất lượng giải quyết án gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc sửa đổi hệ thống pháp luật tố tụng trong lĩnh vực này cùng với thay đổi ngành tòa án nhân dân (TAND), tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi gửi gắm cho tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM là việc làm hết sức cần thiết phải thực hiện. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề lý luận cơ bản của nội dung tố tụng tại tòa án (chủ yếu dựa trên văn bản pháp luật hiện hành là BLTTDS 2004 và các văn bản pháp lý có liên quan cùng với thực tiễn hoạt động xét xử các loại án KDTM tại TAND hiện nay). Từ đó, có phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết các vụ án tranh chấp KDTM hiện nay. Mục tiêu cụ thể như sau: - Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM bằng thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. - So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết án KDTM tại tòa án. Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu và nhược điểm của thủ tục này để các cơ sở KDTM có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp của mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chọn khuôn khổ trình tự, thủ tục tố tụng trong công tác giải quyết án KDTM tại tòa án nhân dân (trên cơ sở các quy định của phần thủ tục của phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong BLTTDS 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện BLTTDS 2004 và có liên quan làm đối tượng nghiên cứu và khoanh vùng phạm vi nghiên cứu. Do thời gian thực hiện còn hạn chế, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM đến giai đoạn phúc thẩm. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống và phổ biến là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là: - Phương pháp khai thác các tài liệu sẵn có như các văn bản pháp luật, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và so sánh luật. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp - Phương pháp tổng hợp; Từ đó rút ra những nhận xét và kết luận trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ mà luận văn đề ra. 5. Tình hình nghiên cứu: Hiện tại, có rất nhiều đề tài nghiên cứu và cả các công trình khoa học đã nghiên cứu về nội dung giải quyết tranh chấp KDTM bằng tòa án, hoặc TTTM hoặc bằng con đường hòa giải hay thương lượng hoặc bằng nhiều phương thức khác. Tuy nhiên, việc nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở các bài viết, chưa thực sự được áp dụng thực tiễn khoa học, khiến cho việc áp dụng luật trên thực tế trong công tác giải quyết tranh chấp KDTM tại các TAND còn nhiều lúng túng, chưa có định hướng cụ thể. Vì vậy, rất cần thiết có nhiều hơn nữa các nghiên cứu chuyên sâu về nội dung này, đặc biệt là những nghiên cứu mang tính áp dụng thực tế. Do đó, đề tài của luận văn lựa chọn nghiên cứu các vấn đề cơ bản còn tồn tại và kém hiệu quả của công tác giải quyết tranh chấp KDTM bằng con đường tòa án đồng thời rút ra những sáng kiến, đóng góp định hướng sửa đổi hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này để phục vụ cho công tác của ngành TAND và VKSND, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp KDTM trên thực tế là rất cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay. 6. Những đóng góp mới của luận văn: Luận văn có một số sáng kiến đóng góp mới điển hình sau đây: + Sáng kiến trong việc sửa đổi, bổ sung về cách phân loại vụ án dân sự nói chung và án KDTM nói riêng về các loại án đơn giải, phức tạp hay đặc biệt phức tạp phụ thuộc vào nội dung vụ án để có định hướng giải quyết ngay từ giai đoạn thụ lý để xá định được thời gian giải quyết vụ án, tránh trường hợp kéo dài đối với những vụ án đơn giản, đòi hỏi giải quyết nhanh chóng. + Sáng kiến sửa đổi trực tiếp Điều 174 BLTTDS 2004 về các quy định về nội dung cụ thể của thông báo thụ lý, theo đó, yêu cầu Điều 174 BLTTDS 2004 quy định chi tiết hơn về nội dung vụ án trong thông báo thụ lý vụ án để các bên đương sự và VKS đều nắm được nội dung cụ thể của tranh chấp để có ý kiến chính xác, phù hợp. + Sáng kiến trong việc cải cách cả hệ thống TAND xây dựng mô hình tòa án các cấp theo tinh thần cải cách tư pháp. + Một số sáng kiến khác giúp cho việc cải cách công tác giải quyết án sao cho phù hợp hơn, tránh rườm rà nhưng vẫn đảm bảo được tính công bằng, khách quan. Bố cục của luận văn: Mở đầu Nội dung, gồm 03 chương: Chương 1: Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án. Chương 2: Thực trạng pháp luật thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân và tình hình thực thi ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Kết luận DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 2. Bộ luật dân sự 2005 3. Nghị quyết số 60/2011/QH12 ngày 29/03/2011 của Quốc Hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. 4. Luật thương mại 2005 5. Luật doanh nghiệp 2005 6. Luật Trọng tài thương mại năm 2010 7. Luật tổ chức tòa án 2002 8. Nghị định 63/2011 /NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trọng tài thương mại năm 2010 9. Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Tòa án nhân dân tối cao ban hành. 10. Tài liệu giảng dạy môn giải quyết tranh chấp KDTM dành cho cao học của tg Ngô Huy Cương. 11. Tham luận về tình hình thụ lý và giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại năm 2010 của Tòa kinh tế -Tòa án nhân dân tối cao. 12. Báo cáo công tác xét xử ngành TAND năm 2012 của TANDTC. 13. Báo cáo vướng mắc trong giải quyết án KDTM của TAND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 14. Báo cáo công tác năm 2012 của TAND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 15. Báo cáo vướng mắc trong giải quyết án KDTM của Viện KSND quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 16. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam 17. Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam: LATS Luật học: 62.38.50.01/ Nguyễn Văn Tiến. - H., 2009. - 187 tr. 18. Tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh/ Nguyễn Minh Mẫn, Lê Thị Châu. - H. : Lao động, 1998. - 193tr; 19. Hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án ở Việt Nam. 20. Giáo trình Luật Kinh tế/ tg Nguyễn Như Phát - In tái bản - NXB thống kê, 2008. 21. Nghị định thư về Cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức ASEAN. 22. Bài viết “Hệ thống pháp luật Common Law và civil Law” của tg Nguyễn Minh Tuấn - NCS. Đa ̣ i ho ̣ c Tô ̉ ng hơ ̣ p Saarland, Cộng hoà Liên bang Đức 23. Bài viết “Kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn” - TS. Dương Đăng Huệ.1998 24. Thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam: LATS Luật học: 62.38.50.01/ Nguyễn Văn Tiến. - H., 2009 25. Tìm hiểu pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh/ Nguyễn Minh Mẫn, Lê Thị Châu. - H. : Lao động, 1998 26. Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường toà án ở Việt Nam: LATS luật học: 5.05.15/ Nguyễn Thị Kim Vinh. - H., 2003 27. Hoà giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án ở Việt Nam: LATS Luật học: 5.05.15/ Đào Thị Xuân Lan. - H., 2004 28. Áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay : LATS Luật học: 62.38.50.01/ Trần Minh Chất. - H., 2009 29. Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp/ T.s.: Khuất Văn Nga (ch.b.), Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Minh Hằng - H.: Tư pháp, 2008 30. Bách khoa từ điển tiếng Việt 1. http://toaan.gov.vn 2. www.vksndtc.gov.vn 3. http://www.viac.org.vn 4. http://vi.wikipedia.org 5. http://e-lawreview.com 6. Thongtinphapluatdansu.wprdpress.com . tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM) bằng thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp. tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. - So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết án. Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay Đinh Thị Trang Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật:

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan