pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở việt nam

8 913 18
pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam Lê Thanh Tùng Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Nghd: TS. Vũ Quang Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Khái quát chung về đánh giá tác động môi trường; hoạt động đầu tư và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của nhà đầu tư; pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư - Công cụ hữu hiệu để bảo vệ môi trường ở Việt Nam; Kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư. Phân tích thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam: Cơ quan quản lý nhà nước về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư; quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư. Trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Qua đó, nêu lên những tồn tại của pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Hoạt động đầu tư; Luật đầu tư; Tác động môi trường Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường đã để lại nhiều hậu quả bất lợi như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn gây nên sự biến đổi về môi trường, khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người. Điều đó đã gióng lên hồi chuông báo động đòi hỏi các quốc gia trên thế giới phải có những biện pháp thiết thực để bảo vệ môi trường. Liên Hợp Quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay đã nhiều lần tổ chức hội nghị về môi trường nhằm giảm nhẹ các tác động của ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu lên môi trường sống của con người bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định bảo vệ môi trường. Có thể nói đây là vấn đề bức thiết mang tính toàn cầu, bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XXI, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – WTO, nền kinh tế nước ta đã phát triển nhanh chóng, các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã không ngừng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường (sau đây viết tắt là BVMT) cũng như công tác quản lý môi trường đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Hậu quả là tình trạng ô nhiễm và suy thoái nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) đã và đang xảy ra phổ biến ở nhiều nơi; tình trạng ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí cũng đã xảy ra, có nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các khu đô thị và các thành phố công nghiệp. Nhận thức được các vấn đề này và nhằm chung tay cùng các quốc gia khác trên thế giới trong sự nghiệp BVMT, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề BVMT, trong đó có công tác đánh giá tác động môi trường (sau đây viết tắt là ĐTM). Hệ thống các văn bản chính sách, pháp luật về BVMT liên tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Một số văn bản quan trọng được ban hành như: Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Luật BVMT năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường, Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM, Thông tư số 26/2011/TT- BTNMT ngày 18/7/2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay vẫn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động đầu tư gây ra được dư luận đặc biệt quan tâm như: Vụ công ty Vedan xả thải nước thải không qua xử lý ra sông Thị Vải tại tỉnh Đồng Nai, vụ công ty Tung Kuang ở Hải Dương xả thải chất độc ra môi trường, gây ra nhiều bức xúc cho xã hội. Vấn đề đặt ra ở đây là: tại sao các vụ việc như vậy vẫn xảy ra trên thực tế, thậm chí còn có xu hướng gia tăng? Liệu hoạt động quản lý môi trường, hoạt động về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay có vấn đề gì không? Có cần phải thay đổi hay bổ sung gì không? Để hạn chế xảy ra các vụ việc tương tự cũng như hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ĐTM ở Việt Nam chúng ta cần phải có những công trình khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng từ các biện pháp công trình đến phi công trình, trong đó các đề tài nghiên cứu pháp luật về đánh giá ĐTM trong hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết. Như vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành và tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam; từ đó, tìm ra hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam, góp phần vào việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường là việc làm hết sức cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Đây chính là lý do luận chứng cho việc tôi quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam” làm Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài ĐTM ở nước ta đã được nghiên cứu và đề cập từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở nước ta thì vẫn còn hạn chế. Liên quan đến đề tài này có Luận án tiến sĩ “Những vấn đề pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư” của Lê Sơn Hải – Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, hoàn thiện năm 2000 là cụ thể hơn cả. Tuy vậy, xuất phát từ thực tiễn hiện nay nhiều hoạt động đầu tư đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kèm theo đó là hàng loạt các văn bản của các cơ quan nhà nước điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến ĐTM và các hoạt động đầu tư cũng được ban hành trong thời gian qua. Vì vậy, cần phải có một đề tài khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ thực trạng của pháp luật về ĐTM của các dự án đầu tư. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy định của Luật BVMT năm 2005 và một số văn bản dưới luật về ĐTM đối với hoạt động đầu tư. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo nội dung các quy định pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam và quốc tế có liên quan đến ĐTM. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài của Luận văn là Triết học Mác - Lê Nin, nhất là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp thu quan điểm trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong đó có vấn đề hoàn thiện và đổi mới hệ thống pháp luật, củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp so sánh pháp luật, hệ thống, phân tích, tổng hợp, mô hình hoá và tham khảo những báo cáo tham luận của một số tác giả về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các kết quả của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và hoạt động đầu tư (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các chuyên gia độc lập, 5. Mục đích của đề tài Việc nghiên cứu của đề tài nhằm mục đích sau: - Làm rõ thực trạng hoạt động ĐTM trong họat động đầu tư ở Việt Nam; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của đề tài Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Luận văn dự kiến đạt được: - Lý luận về ĐTM, các khái niệm, nội hàm… làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ở phần sau. - Thực trạng pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam, các phân tích, luận giải chuyên sâu… - Kinh nghiệm các nước - Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam 7. Kết cấu của đề tài Luận văn gồm 3 phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung bao gồm các chương: Chương 1. Tổng quan đánh giá tác động môi trường và pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam Chương 2. Thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam Chương 3. Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam Bằng vốn kiến thức đã được trang bị ở nhà trường, nỗ lực của bản thân, kinh nghiệm thực tiễn và sự chỉ dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, Tiến Sỹ Vũ Quang, tôi không có tham vọng đưa ra được những giải pháp và phương hướng tối ưu để hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong các hoạt động đầu tư ở Việt Nam hiện nay, nhưng mong muốn góp phần tạo cơ sở bước đầu cho việc hoàn thiện pháp luật về ĐTM trong thời gian tới. Ngoài ra, những nghiên cứu công phu của người viết ở một chừng mực nhất định có thể khẳng định rằng đây là nghiên cứu chuyên khảo đồng bộ ở cấp độ một Luận văn thạc sĩ nghiên cứu một cách toàn diện pháp luật về ĐTM trong các hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Do đó, nó còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cần thiết cho các cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Thanh Bình (2010), “Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Tránh làm hình thức”, Báo Hải Phòng ngày 23/6/2010. 2. Bộ TN&MT (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ TN&MT (2011), Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010, tr. 159-170, Hà Nội. 4. Bộ TN&MT (2011), Kết luận Thanh tra số 1354 ngày 26/4/2011 về chấp hành pháp luật đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có sân gôn tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. 5. Bộ TN&MT (2011), Kết luận Thanh tra số 850 ngày 01/3/2011 về Thanh tra đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có sân gôn tại tỉnh Lâm Đồng, Hà Nội. 6. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 7. Nam Cường (2011), “Thủy điện vừa và nhỏ: Băm nát rừng miền Trung”, Báo Tiền Phong ngày 29/8/2011. 8. Mai Thanh Dung (2010), “Công tác đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III – 2010, tr. 478-486, Hà Nội. 9. Nguyễn Việt Dũng (2010), “Một số nhận xét về tổ chức, bộ máy quản lý môi trường hiện nay”, Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III - 2010, tr. 478 – 497, Hà Nội. 10. Sở TN&MT Thành phố Hà Nội (2010), “Báo cáo thực trạng tổ chức, hoạt động quản lý nhà nước về môi trường của thành phố Hà Nội”, Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội. 11. Vũ Hân (2011), “Dự án thủy điện Đồng Nai: Phát triển kinh tế phải bảo vệ môi trường”, Báo Công an nhân dân ngày 01/10/2011. 12. Trần Quang Hồng, Trương Hồng Quang (2011), “Hoàn thiện pháp luật Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học số tháng 6/2011, Hà Nội. 13. Lê Minh Kỳ (2010), “Bảo vệ môi trường trong xu thế hội nhập – Doanh nghiệp “xanh” chiếm ưu thế”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường Kỳ 2 – Tháng 4/2010, tr. 30-32. 14. Sở TN&MTLâm Đồng (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng năm 2010, Lâm Đồng. 15. Trần Thế Loãn, Nguyễn Đức Hưng (2010), “Hoàn thiện Hệ thống tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”, Báo cáo tại phiên họp toàn thể Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III, Hà Nội; 16. Sở TN&MT Nam Định (2010), Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nam Định năm 2010, Nam Định. 17. Khắc Nguyên (2010), “Vi phạm pháp luật môi trường diễn biến phức tạp và không ngừng gia tăng”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2 - tháng 3/2010, tr. 28-29. 18. Tạ Nguyên (2011), “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Đe dọa nguồn nước sông Đồng Nai”, Báo Đồng Nai ngày 26/10/2011. 19. Nguyễn Văn Phương, Dương Quang Long, Phạm Văn Lợi (2011), Dự thảo báo cáo rà soát Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Hà Nội. 20. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005. 21. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình kinh tế đầu tư, tr. 16-17, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 22. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 23. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Môi trường, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đầu tư, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Lê Xuân Thịnh (2010), “Tích hợp sản xuất sạch hơn với các đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện hơn với Môi trường”, Kỷ yếu Hội nghị môi trường toàn quốc lần thứ III – 2010, tr. 270-278 26. Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Thái Sơn (2009), “Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1 – tháng 7/2009, tr. 12-14. 27. Tô Văn Trường (2011), Lại nói về Đánh giá tác động môi trường, Bản tin Hội Đập lớn Việt Nam ngày 14/4/2011. 28. Trung Tâm Con người và Thiên nhiên (2009), Đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam: Từ pháp luật đến thực tiễn, Hà Nội. 29. Trung tâm con người và thiên nhiên (2011), Thủy điện Mê Kông, ai được, ai mất, Hà Nội. 30. Đức Tuyên (2011), “Dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Lật tẩy báo cáo tác động môi trường”, Báo Tuổi trẻ ngày 15/7/2011. 31. Đào Trọng Tứ (2011), “Kế hoạch phát triển thuỷ điện trên dòng chính sông Mê-Kông và trường hợp dự án thuỷ điện Xayaburi tại Lào”, Bài tham luận tại buổi Tọa đàm “Tác động từ phát triển thủy điện trên dòng chính Mê Kông: Sinh kế, an ninh lương thực và sự bình ổn khu vực” ngày 04 tháng 10 năm 2011, Hà Nội. 32. Ái Vân (2010), “Thắt chặt quản lý đánh giá tác động môi trường: Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Báo mới.com. 33. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, tr.301, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. Tiếng Anh 34. The People's Republic of China (2002), Law of the People's Republic of China on the Environmental Impact Assessment, Adopted October 28, 2002. 35. BGBI (2001), Environmental Impact Assessment Act as published in the announcement of 5 September 2001. . quan đánh giá tác động môi trường và pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam Chương 2. Thực trạng pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu. pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam. Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Hoạt động đầu tư; Luật đầu tư; Tác động môi trường Contents: MỞ ĐẦU. môi trường trong hoạt động đầu tư ở Việt Nam: Cơ quan quản lý nhà nước về đánh giá tác động môi trường trong hoạt động đầu tư; quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong hoạt

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan