đảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam

10 900 1
đảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Vũ Thị Thanh Huyền Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Luật Dân sự: 60 38 30 Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Cừ Năm bảo vệ: 2013 102 tr . Abstract. Trình bày lý luận cơ bản về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Nghiên cứu pháp luật HN&GĐ về việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ. Đánh giá thực trạng, xác định phương hướng nhằm bổ sung các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam; Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn để hoàn thiện các giải pháp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng và quyền bình đẳng giới nói chung trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam. Keywords. Quyền bình đẳng; Phụ nữ; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam Content. 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Danh ngôn có câu: “Phụ nữ đỡ nửa bầu trời”. Sự đúc kết đó đã nói lên vai trò đặc biệt quan trọng, không thể thiếu của người phụ nữ trong xã hội. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước trên thế giới, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí còn có sự phân biệt đối xử, ngược đãi, bóc lột tàn bạo vẫn còn tồn tại. Là lực lượng chiếm đa số trong xã hội, lại thực hiện nhiều chức năng quan trọng, như: thực hiện chức năng sinh sản duy trì nòi giống, nuôi dưỡng con cái, tham gia các hoạt động xã hội…, nhưng phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới. Chính vì lẽ đó, Liên hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã ban hành nhiều điều ước quốc tế nhằm bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng của người phụ nữ. Ở Việt Nam, phụ nữ đã có những đóng góp hết sức to lớn vào công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và giữ gìn độc lập, xây dựng tổ quốc. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, bên cạnh việc luôn sát cánh cùng xã hội phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” người phụ nữ còn có những cống hiến xuất sắc trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng thế hệ công dân tương lai của đất nước. Khẳng định vị thế của người phụ nữ Việt Nam, bên cạnh việc tham gia các Điều ước quốc tế, Nhà nước ta còn ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền của phụ nữ, như: Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Hình sự… đây có thể coi là những bước tiến dài, quan trọng trong lộ trình đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chọn đề tài “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam” làm công trình nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Bởi lẽ, muốn thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền của người phụ nữ trong xã hội thì phải bảo đảm thực hiện quyền của họ ngay từ trong gia đình. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và một số văn bản pháp lý khác là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ. Công trình nghiên cứu này, bên cạnh việc phân tích những quy định trong pháp luật HN&GĐ về quyền và việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ; cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, cũng chỉ rõ những điểm mới, hợp lý và bất hợp lý về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, luận văn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Trong những năm gần đây, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề quyền của phụ nữ như : Quyền của phụ nữ trong Hiến pháp Việt Nam – tác giả Chu Mạnh Hùng – Tạp chí Luật học số đặc san năm 2004 ; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ - Ths. Trần Thị Huệ – Tạp chí Luật học số đặc san năm 2004… được thể hiện trên các Tạp chí Luật học, tạp chí Nhà nước và pháp luật…; Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Mừng với nội dung "Bảo vệ quyền của phụ nữ trong luật HN&GĐ Việt Nam’’. Bên cạnh đó, trong các giáo trình giảng dạy luật học tại các cơ sở đào tạo luật học ở nước ta những năm gần đây như Giáo trình Luật Dân sự, Giáo trình Luật Lao động, Giáo trình Luật HN&GĐ… cũng đã đề cập đến quyền của phụ nữ, tuy nhiên, tất cả các công trình trên mới chỉ đề cập đến một lượng kiến thức cơ bản và chưa chuyên sâu về quyền bình đẳng của phụ nữ. Đề tài ‘Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam’ là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên nghiên cứu và chuyên sâu về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ, góp phần quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Đánh giá đúng thực trạng, xác định phương hướng nhằm bổ sung các giải pháp bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam; - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và nhu cầu thực tiễn để hoàn thiện các giải pháp nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng và quyền bình đẳng giới nói chung trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Cụ thể: - Các quy định về bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ nhân thân, trong quan hệ tài sản, trong việc thực hiện quyền của cha mẹ đối với con … - Vai trò của cộng đồng đối với việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ. - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật HN&GĐ Việt Nam vào việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ. - Nêu các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật HN&GĐ Việt Nam về quyền bình đẳng của phụ nữ để từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật HN&GĐ vào việc bảo đảm quyền bình đằng của phụ nữ. 5. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về HN&GĐ. Bên cạnh đó, để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể, luận văn còn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: - Phương pháp lịch sử: được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ và khái quát những nội dung cơ bản của từng vấn đề được nghiên cứu trong luận văn. - Phương pháp so sánh: được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam cũng như pháp luật một số nước khác quy định về quyền bình đẳng của phụ nữ. - Phương pháp thống kê: được sử dụng để cung cấp một số tài liệu liên quan đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong thực tiễn áp dụng pháp luật HN&GĐ Việt Nam. 6. Những điểm mới của luận văn. - Về cách tiếp cận: Luận văn lần đầu tiên nghiên cứu về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ thông qua việc gắn các quy định pháp luật có liên quan với vấn đề bình đẳng giới và quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật quốc tế. - Về nội dung: Luận văn khái quát hóa, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ cũng như việc thực hiện những quy phạm này trong thực tế. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực HN&GĐ. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương : Chương 1: Lý luận cơ bản về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Chương 2: Pháp luật HN&GĐ về việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ. Chương 3: Thực tiễn việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Mai Anh (2004), “Thực hiện các quyền bình đẳng cơ bản của phụ nữ theo Cedaw tại Việt Nam hiện nay”, Đặc san Luật học số 3/2004. 2. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ Dân Luật Bắc Kỳ năm 1931. 4. Bộ Dân Luật Trung Kỳ năm 1936. 5. Bộ Dân Luật Sài Gòn năm 1972. 6. Bộ Luật Gia Long. 7. Bộ Tư pháp (1999), Thông tư số 12/1999/TT-TTCP ngày 25/6 hướng dẫn thi hành một số điều trong Nghị định số 83/ 1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, Hà Nội. 8. Chính Phủ (2001), Nghị định số 87/2001/NĐ – CP ngày 21/11 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội. 9. Chính Phủ (2002), Nghị định số 68/2002/NĐ-CP 07/10 về hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, Hà Nội. 10. Chính Phủ (2003), Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày 12/02 về việc sinh con theo phương pháp khoa học, Hà Nội. 11. Chính Phủ (2003), Nghị định số 32/2003/NĐ-CP ngày 27/ 3 về hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội. 12. Chính Phủ (2003), Nghị định số 104/2003/NĐ-CP 16/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số, Hà Nội. 13. Chính Phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Hà Nội. 14. Chính Phủ (2009), Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04/02 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 15. Chính Phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5 về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Hà Nội. 16. Chính Phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6 về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Hà Nội. 17. Chính Phủ (2009), Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2000), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật HN&GĐ năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Cừ (2002), “Một số vấn đề xác định cha mẹ và con ngoài giá thú theo Luật HN&GĐ Việt Nam”, Tạp chí Luật học (1). 20. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 21. Bùi Thị Đào (2006), “Pháp luật Việt Nam với việc bảo đảm quyền bình đẳng phụ nữ trong việc chăm sóc sức khỏe theo Cedaw”, Tạp chí Luật học, (3). 22. Phạm Hồng Hải (2001), “Bộ Luật Hình sự 1999 với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3). 23. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Vì quyền trẻ em và sự bình đẳng của phụ nữ), NXB Tư pháp, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hồi (2006), “Việc thực hiện một số quyền chính trị của phụ nữ theo Cedaw ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Luật học, (3). 25. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2002), Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. Trần Thị Huệ (2006), “Công ước Cedaw và vấn đề bình đẳng giới trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (10). 27. Chu Mạnh Hùng (2008), “Ảnh hưởng của nho giáo đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3). 28. Trần Thúy Lâm (2004), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, (3). 29. Liên hiệp quốc (năm 1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). 30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Bùi Thị Mừng (2001), Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội 32. Bùi Thị Mừng (2004), “Bảo vệ quyền của người phụ nữ đối với tài sản thuộc sở hữu năm 2000”, Tạp chí Luật học, (3). 33. NXB chính trị quốc gia (2002), Phụ nữ Việt nam bước vào thế kỷ 21, Hà Nội. 34. Sắc Luật số 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 - Ngụy quyền Sài Gòn. 35. Quốc Triều Hình luật, Hà Nội. 36. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Quốc hội (1999) Bộ Luật Hình sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Quốc hội (2003), Hiến pháp 1992 (sửa đổi) NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Quốc hội (2007), Luật Bình đẳng giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. Quốc hội (1980), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 41. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 42. Quốc hội (2007), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 43. Quốc hội (2005), Luật Đất đai, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 44. Quốc hội (2008), Luật Quốc tịch, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Thanh Tâm (2004), “Một số nét khái quát về quyền bình đẳng phụ nữ trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (3). 46. Nguyễn Thị Tình (2004), “Hiến pháp Việt Nam và quyền bình đẳng của phụ nữ”, Tạp chí Luật học, (3). 47. Lê Thi (2001), “Bạo lực là một trong những nguyên nhân hạn chế sự tiến bộ của phụ nữ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (3). 48. Lê Thi (2002), Cuộc sống của phụ nữ đơn thân ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội. 49. TAND tối cao (2007), Báo cáo công tác ngành Tòa án, Hà Nội. 50. TAND tối cao (2008), Báo cáo công tác ngành Tòa án, Hà Nội. 51. TAND tối cao (2009), Báo cáo công tác ngành Tòa án, Hà Nội. 52. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học về Luật Dân sự, Luật HN&GĐ, Luật TTDS, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 53. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Pháp luật Việt Nam với việc thực hiện công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Hà Nội 54. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật HN&GĐ Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 55. Đinh Trung Tụng (2001), “Khái quát một số điểm mới của Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (3). 56. Đinh Trung Tụng (2001), “Những quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật HN&GĐ năm 2000”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (5). 57. Nguyễn Quang Tuyến (2004), “Một số biện pháp đảm bảo quyền bình đẳng giới trong Luật đất đai”, Báo pháp luật, (58). 58. Lê Thị Nhâm Tuyết (1973), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2009), Quyết định số 03/QĐ- UBQG ngày 15/01 ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. 60. Viện thông tin khoa học xã hội (1995), Quyền con người trong thế giới hiện đại, Nhà in viện thông tin khoa học59. xã hội, Hà Nội. 61. www.vnexpress.net/phapluat. 62. www.dantri.com/phapluat. . đẳng của phụ nữ nói riêng và quyền bình đẳng giới nói chung trên cơ sở các quy định của pháp luật Việt Nam. Keywords. Quyền bình đẳng; Phụ nữ; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật Việt Nam Content bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam. Chương 2: Pháp luật HN&GĐ về việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ. Chương 3: Thực tiễn việc bảo đảm quyền bình đẳng. quan trọng trong lộ trình đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu này, tôi chọn đề tài “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam làm

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan