Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng

31 1K 0
Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng Một số kinh nghiệm giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lời nói đầu: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á lần thứ 47 phát biểu: “Giáo dục và đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức phát triển ngày một sâu rộng như hiện nay ” Trong thế kỉ XXI, nhiều thay đổi trong giáo dục trên thế giới đã ảnh hưởng đến nền giáo dục Việt Nam. Trong thời đại của nền kinh tế tri thức, cách dạy và cách học cũng thay đổi. Việc nhớ tất cả các kiến thức là không thể, vậy cách học ở đây không còn đơn thuần học kiến thức cơ bản mà còn là học cách học, học cách tư duy. Phát triển năng lực nhận thức, tư duy độc lập, sáng tạo và rèn trí thông minh cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trong của nhà trường phổ thông. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhấn mạnh: “Chương trình và sách giáo khoa phải đảm bảo dạy cho học sinh những nguyên lí cơ bản toàn diện về các mặt đức dục, trí dục, mĩ dục. Đồng thời tạo cho các em điều kiện phát triển trí thông minh, khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo. Cái quan trọng của trí dục là rèn luyện trí thông minh và sức suy nghĩ …Phương pháp giảng dạy bao giờ cũng đi đôi với nội dung giảng dạy, anh dạy như thế nào giúp cho người học trò, người sinh viên óc khả năng độc lập suy nghĩ, giúp cho cái thông minh của họ làm việc, phát triển chứ không phải giúp cho họ có trí nhớ. Phải có trí nhớ nhưng chủ yếu là giúp cho họ phát triển trí thông minh sáng tạo”. Do đó nhà trường phổ thông phải đào tạo ra những con người có phẩm chất trí tuệ, chủ yếu là những phẩm chất của sức suy nghĩ, của tư duy, óc suy nghĩ độc lập sáng tạo, trí thông minh tạo ra những con người có bản lĩnh trong cuộc sống, đưa đất nước 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com hội nhập quốc tế. Đồng thời để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai… 2. Lý do chọn đề tài: Hóa học quan trọng nhất là nắm vững lý thuyết. Tuy nhiên lý thuyết hóa thường khó nhớ, đặc biệt là các phương trình hóa học. Để học tốt bạn phải nắm vững lý thuyết, tức là không chỉ nhớ được tính chất hóa học của các chất, mà còn phải hiểu bản chất, hiểu tại sao các chất lại có tính chất hóa học như vậy. Trong các kì thi Đại học - Cao đẳng học sinh luôn phải nhớ không được rời bỏ kiến thức sách giáo khoa. Đây là điều tối quan trọng vì sách giáo khoa cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tuy nhiên đề thi thường không bao giờ có câu hỏi dập khuôn như sách giáo khoa, các câu hỏi không yêu cầu thí sinh phải học thuộc các định nghĩa, các khái niệm mà cần hiểu chúng và suy luận. Các câu hỏi mà có sự phát huy sáng tạo, khả năng tư duy của thí sinh. Sau một năm công tác tại trường THPT Quan Sơn tôi nhận thấy việc học tập môn hóa của các em là rất yếu. Học sinh không có phương pháp học phù hợp mà là học một cách máy móc, dập khuôn, nên học trước quên sau cũng như khả năng tư duy của các em là còn hạn chế dẫn đến kết quả trong các kì thi quan trọng là thấp. Xuất phát từ thực tế và chất lượng học sinh của nhà trường mà tôi xin được trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm Giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng ” Đề tài này đã được bản thân tôi ấp ủ từ rất lâu, đã nhiều lần đưa ra giảng dạy thử nghiệm cho học sinh khi ôn thi Tốt nghiệp, ôn thi Đại học – Cao đẳng. Trong nội dung đề tài tôi đã cố gắng để giúp học sinh nắm vũng tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ một cách đầy đủ nhưng phải ngắn gọn, xúc tích và sao 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com cho dễ học nhất. Tuy nhiên tôi là một giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên không tránh được những thiếu sót kính mong được sự góp ý và chia sẻ kinh nghiệm của các đồng nghiệp. 3. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng chung: Điều kiện nhà trường nằm trên miền núi cho nên năng lực của học sinh hạn chế do chất lượng đầu vào còn rất thấp, khả năng tự học tự nghiên cứu của các em là chưa có. Các em học sinh chưa có phương pháp học tập đúng đắn khoa học, học lý thuyết một cách dập khuôn. Vì vậy các em học trước quên sau và chưa biết cách vận dụng linh hoạt kiến thức, biến kiến thức của thầy cô thành kiến thức của bản thân để mà có thể vận dụng vào việc giải bài tập hóa học. Mặt bằng dân trí còn thấp nên bậc phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng việc học tập của học sinh, chưa có sự đầu tư hợp lý cho con em mình. 3.2. Giáo viên: Lý thuyết hóa học hữu cơ chứa rất nhiều nội dung trong các kì thi cũng như áp dụng để giải các bài tập, trong khi thời gian học trên lớp thường rất ít vì vậy mà giáo viên thường không đủ thời gian để truyền đạt hết nội dung kiến thức quan trọng. Vì vậy mà giáo viên phải trăn trở đưa ra những kiến thức đầy đủ nhất, nhưng phải ngắn gọn và học sinh dễ tiếp thu nhất đồng thời định hướng cho học sinh khả năng tư duy, vận dụng linh hoạt và khả năng tự khái quát. Qua đó giúp học sinh không thụ động trong việc học tập lý thuyết. Vì thế mà thường gây khó khăn cho người dạy học do giáo viên còn thiếu kinh nghiệm. 3.3 Học sinh: 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, chưa chịu sử dụng đầu óc để tư duy, suy nghĩ, khái quát lại kiến thức được học mà các em thường mang nặng tính chất ỉ lại, học hành mang tính chất đối phó là chủ yếu. ⇒ Từ thực trạng trên, để phát huy tính sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh, giúp các em có tình yêu với môn hóa học, để các em thấy được môn hóa không khó học. Đồng thời tạo tiền đề giúp học sinh có kiến thức vững chắc, khái quát nhất trong quá trình ôn luyện thi Tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng. Vì vậy tôi đã khái quát lại tính chất hóa học hợp chất hữu cơ qua một số dạng toán thường gặp giúp các em nắm vững kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề: Trong các đề thi Đại học – Cao đẳng thì số điểm của hóa học hữu cơ chiếm một nửa số điểm. Khối lượng kiến thức hữu cơ là khổng lồ mà khi đó ở trường các em học sinh chỉ được học có kì II năm lớp 11 và kì I năm lớp 12. Vì vậy mà các em học sinh thường gặp rất nhiều khó khăn khi học hóa học hữu cơ. Trong sách giáo khoa thì các bài học về các hợp chất hữu cơ, các dãy đồng đẳng là rất nhiều và mỗi loại lại có rất nhiều tính chất học học. Vì vậy mà thường gây khó khăn cho người học trong quá trình tiếp thu, ghi nhớ và áp dụng. Vì vậy tôi đã dựa trên cơ sở là những tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ và một số dạng đề thi gần đây để áp dụng đề tài vào công tác giảng dạy. Trong quá trình thực hiện giảng dạy tôi đã thực hiện những bước sau: • Hướng dẫn học sinh cách học ở nhà. • Định hướng cho học sinh nắm chắc đặc điểm của từng dãy đồng đẳng. • Hướng dẫn học sinh học tập tốt nhất phần hóa học hữu cơ cần có kĩ năng: Đặt công thức hợp chất hữu cơ. 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Hoàn thành tốt phương trình hóa học. Giải bài tập theo phương trình phản ứng. Giải bài tập theo phương pháp bảo toàn khối lượng. Giải bài tập theo phương pháp bảo toàn nguyên tố. Giải bài tập theo phương pháp trung bình. Giải bài tập theo phương pháp biện luận. Trong phạm vi đề tài này tôi chỉ xin được trình bày sơ lược một số dạng kiến thức lý thuyết về tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ hay gặp trong các kì thi quan trọng. Qua đó giúp học sinh có khối kiến thức cơ bản là vững vàng, tạo tiền đề khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng sáng tạo. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ: Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì muốn học tốt môn học nào đó thì trước hết học sinh phải nắm thật chắc kiến thức lý thuyết đồng thời phải biết cách vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải thật tốt các bài tập từ dễ đến khó. Chính vì để giúp các em học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tế thì mỗi giáo viên chúng ta phải biết cách truyền đạt kiến thức, và có những phương pháp nào hữu hiệu nhất. Để các em có thể dễ dàng nắm vững những kiến thức hữu cơ một cách có hệ thống và khoa học qua đó làm tốt các bài tập trong các kì thi quan trọng. Vì vậy mà tôi đã nghiên cứu và vận dụng cách truyền đạt kiến thức dưới dạng khái quát lại những tính chất hóa học thông qua một số dạng phản ứng thường gặp. Trong mỗi dạng phản ứng tôi cố gắng nêu ra những nguyên tắc chung nhất của mỗi loại phản ứng đồng thời cố gắng nêu ra điều kiện để phản ứng có thể xảy ra. 2. HỆ THỐNG NHỮNG DẠNG LÝ THUYẾT THƯỜNG GẶP 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com DẠNG 1. Những chất hữu cơ phản ứng được với dung dịch AgNO 3 /NH 3 KIẾN THỨC LÝ THUYẾT Những chất phản ứng được với AgNO 3 /NH 3 gồm: 1. Ank - 1- in ( An kin có liên kết ≡ đầu mạch) Phản ứng thế bằng ion kim loại Các phương trình phản ứng: R-C≡CH + AgNO 3 + NH 3 → R-C≡Ag + 2NH 4 NO 3 Đặc biệt: CH≡CH + 2AgNO 3 + 2NH 3 → AgC≡CAg + 2NH 4 NO 3 • Nguyên tắc phản ứng: Nguyên tử H ở C nối ba bị thay thế bởi nguyên tử Ag. • Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Điều kiện cần: Trong mạch C chứa liên kết ba. Điều kiện đủ: C chứa liên kết ba phải có chứa nguyên tử H ( Gọi là nối ba ở đầu mạch) Nhận xét quan trọng: Chỉ có axetilen phản ứng theo tỉ lệ 1- 2 Các ank - 1- in khác phản ứng theo tỉ lệ 1- 1 Tất cả hợp chất hữu cơ thỏa mãn điều kiện trên đều có thể xảy ra phản ứng này, không riêng gì Ankin. 2. Anđehit: Phản ứng tráng bạc hoặc gọi là phản ứng tráng gương • Trong phản ứng này anđehit đóng vai trò là chất khử • Các phương trình phản ứng: R(CHO) x + 2xAgNO 3 + 3x NH 3 + xH 2 O → R(COONH 4 ) x + 2xNH 4 NO 3 + 2xAg 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Với anđehit đơn chức ( x=1) RCHO + 2AgNO 3 + 3NH 3 + H 2 O → RCOONH 4 + 2NH 4 NO 3 + 2Ag Tỉ lệ mol: n RCHO : n Ag = 1: 2 Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: n HCHO : n Ag = 1: 4 HCHO + 4AgNO 3 + 6NH 3 + 2H 2 O → (NH 4 ) 2 CO 3 + 4NH 4 NO 3 + 4Ag • Nguyên tắc phản ứng: + Nhóm -CHO chuyển thành nhóm -COONH 4 + Một nhóm –CHO phản ứng tạo 2Ag • Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Trong mạch phân tử hợp chất hữu cơ phải có chứa nhóm chức -CHO. • Nhận xét: + Dựa vào phản ứng tráng bạc có thể xác định số nhóm chức –CHO trong phân tử anđehit. Sau đó để biết anđehit no hay chưa no ta dựa vào tỉ lệ mol giữa anđehit và H 2 trong phản ứng khử anđehit thành ancol bậc I. + Riêng với HCHO theo tỉ lệ mol: n HCHO : n Ag = 1: 4. Do đó nếu 1 hỗn hợp 2 anđehit đơn chức tác dụng với AgNO 3 cho n Ag > 2.n anđehit thì một trong hai anđehit đó là HCHO. + Nếu tìm công thức phân tử của anđehit đơn chức thì trước hết giả sử anđehit này không phải là anđehit fomic và sau khi giải xong thử lại. + Tất cả hợp chất hữu cơ có chứa nhóm chức –CHO đều có phản ứng tráng gương như: Axit fomic: HCOOH Este của axit fomic: HCOOR Glucôzơ: C 6 H 12 O 6 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Mantozơ: C 12 H 22 O 11 BÀI TẬP VÍ DỤ Câu 1: (ĐH A – 2007) Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO 3 /NH 3 là: A. Anđehit axetic, but-1-in, etilen B. Axit fomic, vinylaxetilen, propin C. Anđehit fomic, axetilen, etilen D. Anđehit axetic, axetilen, but-2-in Giải: Nhận xét: Dễ dàng ta nhận thấy Etilen: CH 2 = CH 2 trong phân tử chỉ chứa liên kết đôi nên loại đáp án A và C. But-2-in: CH 3 – C ≡ C – CH 3 không có H ở C nối 3 nên không có phản ứng AgNO 3 /NH 3 . Loại đáp án D  Vậy đáp án B (Học sinh có thể suy luận Axit fomic có nhóm chức – CHO và vinylaxetilen, propin có C chứa liên kết 3 và C này chứa H nên chọn đáp án B) Câu 2: (ĐH B - 2008) Cho dãy các chất: C 2 H 2 , HCHO, HCOOH, CH 3 CHO, (CH 3 ) 2 CO, C 12 H 22 O 11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Giải: Nhận xét: • Dễ dàng ta nhận thấy C 2 H 2 có phản ứng thế kim loại chứ không là phản ứng tráng gương. • HCHO, HCOOH, CH 3 CHO và C 12 H 22 O 11 ( mantozơ) có chứa nhóm chức – CHO nên có phản ứng tráng gương.  Vậy đáp án A Lưu ý: Học sinh rất dễ nhầm với câu hỏi là có phản ứng với AgNO 3 / NH 3 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Câu 3: (ĐH A – 2009) Cho các hợp chất hữu cơ: C 2 H 2 , C 2 H 4 , CH 2 O ( mạch hở), C 3 H 4 O 2 ( mạch hở, đơn chức), biết C 3 H 4 O 2 không làm đổi màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng với AgNO 3 /NH 3 tạo ra kết tủa là: A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Giải: Nhận xét: • Dễ dàng ta nhận thấy C 2 H 2 có với AgNO 3 /NH 3 tạo ra kết tủa Ag 2 C 2 màu vàng. • CH 2 O ( HCHO) và C 3 H 4 O 2 (HCOOCH = CH 2 ) có phản ứng tráng gương.  Vậy đáp án A Câu 4: ( ĐH A – 2009) Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là: A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Glucozơ, Glixerol, mantozơ, axit fomic C. Fructozơ, mantozơ, Glixerol, anđehit axetic D. Glucozơ, Fructozơ, mantozơ, saccarozơ Giải: Nhận xét: Chất có phản ứng tráng bạc là chất có nhóm chức - CHO • Mà ta có glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic đều chứa nhóm chứa – CHO như vậy phải là đáp án A  Vậy đáp án A DẠNG 2. Những chất hữu cơ phản ứng được với dung dịch brom: 10 [...]... 1 Các biện pháp cụ thể 5 2 Hệ thống những dạng lý thuyết thường gặp 6 Dạng 1 Những chất hữu cơ phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 Dạng 2 Những chất hữu cơ phản ứng được với dung dịch brom 6 9 30 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com Dạng 3 Những chất hữu cơ có phản ứng cộng H2 10 Dạng 4 Những chất hữu cơ phản ứng được với Cu(OH)2 12 Dạng 5 Những chất hữu cơ phản ứng. .. đó chính là cách giúp học sinh hiểu sâu được bài học Là giáo viên thì khi thực hiện công tác giảng dạy luôn nghiên cứu và tìm tòi những phương pháp sao cho phù hợp nhất Vì vậy mà đề tài này giúp các em tránh học lí thuyết một các máy móc, mà học – hiểu, điều đó làm học sinh nhớ lâu Học theo dạng toán cụ thể để giúp các em thấm nhuần bài học và khắc sâu và trí nhớ Học dập khuôn, học một cách máy móc... Cu(OH) 2 cho hợp chất màu tím Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng Protein: Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím Kết luận: Các hợp hữu cơ có phản ứng với Cu(OH)2 bao gồm: - Chất đó có chứa nhiều nhóm -OH kề nhau - Chất đó có chứa nhóm chức – CHO - Phản ứng màu Biure BÀI TẬP VÍ DỤ: Câu 1: ( ĐH A – 2007) Để chứng minh trong phân tử của glucozơ... ngắn gọn, khoa học nên giúp các em ôn tập kiến thức một cách dễ dàng, có hệ thống 25 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: hungtetieu1978@gmail.com • Học sinh có kiến thức cơ sở về hóa hữu cơ vững vàng đã tạo được hứng thú, sự tự tin để học tốt môn hóa học • Việc ghi nhớ và thông hiểu kiến thức của các em học sinh không theo khối A và B bây giờ trở nên đơn giản hơn rất nhiều, các em có thể vận... Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là A 4 B 5 C 8 D 9 Câu 2: (CĐ – 2008) Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là: A.4 B 5 C 2 D 3 Câu 3: (CĐ – 2008) Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3 Số chất. .. án C DẠNG 6 Những chất hữu cơ phản ứng được với HCl KIẾN THỨC LÝ THUYẾT Tính axit sắp xếp tăng dần: Phenol < axit cacbonic < axit cacboxylic < HCl • Nguyên tắc: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối • Phản ứng với những hợp chất sau: + Phản ứng cộng của các chất có gốc hiđrocacbon không no + Muối của phenol + Muối của axit cacboxylic + Amin + Amino axit + Muối của nhóm cacboxyl của axit 18 Liên... ( thông thường là tính chất của axit) gồm: + Axit cacboxylic + Muối của các bazơ yếu và axit mạnh + Amino axit có số nhóm – COOH nhiều hơn số nhóm – NH2 Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ( thông thường là tính chất của bazơ) gồm: + Amin ( thường xét amin no ) + Muối của axit yếu và bazơ mạnh + Amino axit có số nhóm – COOH ít hơn số nhóm – NH2 BÀI TẬP VÍ DỤ: Câu 1 : (ĐH B – 2007) Dãy gồm các. .. trong đề thi Tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng những năm gần đây Qua một thời gian vận dụng linh hoạt vào việc ôn tập cho từng đối tượng học sinh lớp 12 ở trường THPT Quan Sơn tôi nhận thấy: • Học sinh đã không còn e ngại đối với kiến thức lý thuyết môn hóa học Các em học một cách chủ động, sáng tạo và linh hoạt Vận dụng vào giải được nhiều câu hỏi trong các đề thi Tốt nghiệp, Đại học – Cao đẳng • Đề tài được... Lúc đó liên kết π bị phá vỡ để tạo liên kết đơn • Điều kiện để có phản ứng xảy ra: Trong mạch C chứa liên kết π • Nhận xét: Hầu hết tất cả hợp chất hữu cơ thỏa mãn điều kiện trên đều có thể xảy ra phản ứng Bao gồm hợp chất sau: 1 Hiđrocacbon bao gồm các loại hiđrocacbon sau: + Anken + Ankin + Ankađien + Stiren 2 Các hợp chất hữu cơ có chứa gốc hiđrocacbon không no Điển hình là gốc: vinyl CH2 = CH –... Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C5H10O2, phản ứng với NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là: A 4 B 5 C 8 D 9 Câu 20 A có công thức phân tử C8H10O A tác dụng được với dung dịch kiềm tạo muối Có bao nhiêu công thức cấu tạo của A phù hợp với giả thiết này? A 6 B 7 C 8 D 9 IV KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi tôi nghiên cứu và tóm tắt dạng lý thuyết hóa học hữu cơ thường . được trình bày sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm Giúp học sinh củng cố lại tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ thông qua các phản ứng đặc trưng ” Đề tài này đã được bản thân tôi. không chỉ nhớ được tính chất hóa học của các chất, mà còn phải hiểu bản chất, hiểu tại sao các chất lại có tính chất hóa học như vậy. Trong các kì thi Đại học - Cao đẳng học sinh luôn phải nhớ. dạy thử nghiệm cho học sinh khi ôn thi Tốt nghiệp, ôn thi Đại học – Cao đẳng. Trong nội dung đề tài tôi đã cố gắng để giúp học sinh nắm vũng tính chất hóa học các hợp chất hữu cơ một cách đầy

Ngày đăng: 12/01/2015, 22:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 3.1. Thực trạng chung:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan