xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (tóm tắt)

12 1.3K 1
xuất khẩu gạo ở đồng bằng sông cửu long (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

24 Thứ 4, tăng cường hoạt động liên kết trong sản xuất và XKG, tập trung vào “liên kết 4 nhà”, trong mô hình CĐML, điển hình là Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). Thứ 5, sản xuất và XKG theo hướng bền vững, tức là đảm bảo sự phát triển hài hòa cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Thứ 6, đổi mới thể chế chính sách kinh doanh XKG, bao gồm: quy định kinh doanh XKG phải có điều kiện; định vị lại vai trò của VFA nhằm tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp; đổi mới quy chế và phương thức tạm trữ lúa gạo và nâng cao vai trò nhà nước trong hoạt động XKG. Trong đó, nhóm giải pháp 3 và 6 được coi là các nhóm giải pháp mang tính “đột phá”, cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài. Để các giải pháp phát huy tác dụng đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương và giữa các loại chính sách, giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mì trên thế giới, với tỷ trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á. Ngày nay, do sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng (nhất là ở châu Phi và một số nước ở châu Á), trong khi diện tích đất dành cho canh tác lúa ngày càng bị thu hẹp, nên nhu cầu về lương thực, đặc biệt là gạo ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, kể từ năm 1989, sản xuất lúa gạo không những đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, mà còn bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài. Với tốc độ tăng trưởng sản xuất lúa gạo cao và ổn định, khả năng xuất khẩu của Việt Nam (chủ yếu là của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL) tăng dần qua các năm - tính đến hết năm 2013, Việt Nam đã cung ứng khoảng 110 triệu tấn gạo cho thị trường thế giới. Xuất khẩu gạo (XKG) tăng cao về khối lượng và kim ngạch, đã đưa mặt hàng gạo trở thành một trong những hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Thị trường XKG của Việt Nam đã mở rộng tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, ở tất cả các châu lục. Tuy vậy, trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), xuất khẩu của nước ta phải đương đầu với những khó khăn, thách thức lớn, như: thị trường không ổn định, cạnh tranh của các nước mới XKG (Ấn Độ, Pakistan…) ngày càng gay gắt; hơn nữa gạo xuất khẩu (GXK) của nước ta kém lợi thế trong cạnh tranh do chất lượng thấp, chưa có thương hiệu, nên giá GXK thấp. Bên cạnh đó, lợi ích của người nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu không được đảm bảo, thường bị thua thiệt, nông dân sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu còn nghèo… Điều đó khiến cho hiệu quả XKG của Việt Nam còn thấp, thiếu tính bền vững. Mặt khác, trong những năm gần đây, tình hình sản xuất gạo trong nước có nhiều khó khăn vì thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, do bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, nước biển xâm nhập sâu do hạn hán, bão, lũ, thiên tai ngày càng nhiều. Tình hình đó tác động không nhỏ đến hoạt động XKG của ĐBSCL. Vì thế, việc nghiên cứu để tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL sau khi Việt Nam gia nhập WTO là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, 2 tác giả chọn vấn đề: "Xuấ t khẩ u gạ o ở Đồ ng bằ ng Sông Cử u Long trong điề u kiệ n Việ t Nam là thành viên củ a WTO" làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mụ c tiêu nghiên cứ u Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về xuất khẩu hàng hóa (XKHH) nói chung, XKG nói riêng, luận án đánh giá thực trạng hoạt động XKG của ĐBSCL – nơi cung cấp hơn 95% lượng gạo XK của Việt Nam, trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh XKG ở vùng này trong giai đoạn mới của hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), giai đoạn 2014 - 2020. 2.2. Nhiệ m vụ (1) Trình bày các vấn đề lý luận về xuất khẩu gạo trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. (2) Phân tích những thuận lợi và khó khăn; thời cơ và thách thức đối với XKG khi Việt Nam gia nhập WTO. (3) Đánh giá tình hình XKG của ĐBSCL từ 2007 - 2013. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế. (4) Trình bày bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh XKG ở ĐBSCL, những phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh XKG của ĐBSCL trong bối cảnh HNKTQT, và biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 – 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Đối tượng nghiên cứu của luận án là xuất khẩu gạo ở ĐBSCL – tức là bán gạo cho người nước ngoài trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO (mở cửa thị trường nông sản, không áp dụng trợ cấp xuất khẩu, đảm bảo tính cạnh tranh ) dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCL trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam. Và nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL một cách có hiệu quả trong bối cảnh mới của HNKTQTế và sự biến đổi khí hậu. - Về không gian nghiên cứu: là vùng ĐBSCL. - Thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian từ 2007 - 2014 để thu thập số liệu, lựa chọn, phân tích, đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2014 - 2020. 23 KẾT LUẬN (1) ĐBSCL có diện tích tự nhiên là 40.548,3km 2 , dân số khoảng 18 triệu người. Diện tích trồng lúa hàng năm (3 vụ) dao động từ 4,0-4,2 triệu ha, năng suất lúa bình quân là 58,0 tạ/ha, sản lượng lúa hàng năm đạt 24-25 triệu tấn (chiếm 51,4% sản lượng lúa của cả nước). Vì thế, ĐBSCL là “trụ cột” trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trên 95% lượng GXK của Việt Nam là của vùng này. (2) Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa gạo nói riêng ở ĐBSCL đã có sự phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Nhờ đó mà sản lượng lúa hàng hóa tăng nhanh, thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và kim ngạch XKG ĐBSCL. (3) Đẩy mạnh hoạt động XKG trong bối cảnh mới - Trong bối cảnh mới của hội nhập quốc tế, ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng. Đẩy mạnh XKG phải quán triệt các quan điểm: . Đẩy mạnh XKG phải đảm bảo an ninh lương thực . Đẩy mạnh XKG không chỉ chú trọng tăng khối lượng, mà quan trọng và lâu dài là phải tạo giá trị gia tăng lớn của hạt gạo, trên cơ sở đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu . XKG phải hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Để đẩy mạnh XKG và nâng cao hiệu quả, luận án đề xuất hệ thống các giải pháp mang tính đồng bộ, bao gồm: Thứ 1,tái sản xuất lúa gạo ĐBSCL nhằm chuyển đổi sản xuất lúa có giá trị thấp, thị trường hẹp sang sản xuất lúa có giá trị cao và thị trườngrộng hơn. Thứ 2, đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa và chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn. Thứ 3, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo XK nhằm gia tăng kim ngạch và giúp gạo Việt Nam/ĐBSCL thâm nhập được vào thị trường cao cấp. Nâng cao giá trị GXK với các biện pháp cụ thể: Định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo hướng căn cứ vào cầu thị trường, phát triển mạnh công nghiệp chế biến và bảo quản; xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường phù hợp. 22 Riêng đối với sản xuất và XK gạo ở vùng ĐBSCL, giải pháp “ liên kết vùng và tham gia 4 nhà” là rất quan trọng. Mục tiêu của sự liên kết nhằm: - Ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong chọn tạo giống. - Chuyển giao các giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng cho hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu. - Phát triển các dạng hình kinh tế hợp tác để thuận lợi cho đầu tư, sản xuất hàng hóa đủ lớn, dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra, trong đó liên kết “4 nhà” là khâu mấu chốt được quan tâm hàng đầu. - Nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh lúa gạo vùng ĐBSCL. * Có những hình thức liên kết sau: Một là, nông dân liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học đảm bảo các yếu tố đầu vào: phân bón, giống, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật… Hai là, nông dân liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm Ba là, Hình thức liên kết “khép kín” từ “đầu vào” đến “đầu ra” - Mô hình liên kết 4 nhà điển hình là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). Mục tiêu của AGPPS là tham gia toàn bộ chuỗi sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp. 4.2.5. S󰖤n xu󰖦t và xu󰖦t kh󰖪u g󰖢o theo h󰗜ng b󰗂n v󰗰ng Sản xuất và XKG theo hướng bền vững đòi hỏi: . Năng suất, sản lượng lúa phải ổn định trong từng vụ lúa, từng năm và trong nhiều năm tới. . XKG phải đảm bảo cân đối cả về khối lượng GXK và giá trị GXK. . Thu nhập và đời sống của nông dân, nhất là người trồng lúa phải được nâng cao; đời sống văn hóa - xã hội nông thôn được cải thiện. . Giảm thiểu sự suy thoái về đất đai canh tác lúa, nguồn nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng, sức khỏe người trồng lúa được bảo vệ. 4.2.6. Đổi mới thể chế chính sách kinh doanh xuất khẩu gạo Thứ nhất, quy định kinh doanh XKG là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Thứ hai, định vị lại vai trò của VFA nhằm tăng cường hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp. Thứ ba, đổi mới quy chế tạm trữ gạo Thứ tư, nâng cao vai trò nhà nước trong hoạt động XKG 3 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luậ n, thự c tiễ n củ a luậ n án - Cơ sở lý luận của luận án: Lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin; quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về quan hệ kinh tế đối ngoại, HNKTQT và XKHH của Đảng và Nhà nước Việt Nam và một số lý thuyết kinh tế khác liên quan đến đề tài luận án. - Cơ sở thực tiễn của luận án: Kinh nghiệm XKG của một số nước và thực trạng XKG của ĐBSCL trong thời gian từ năm 2007-2014. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u Trên cơ sở vận dụng lý luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học thực sự duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phân tích và tổng hợp - Kết hợp chặt chẽ giữa lôgích với lịch sử. - Diễn dịch và quy nạp - Phương pháp thống kê, so sánh. Mô tả bằng các bảng, biểu, sơ đồ - Tổng kết thực tiễn - Thu thập xử lý thông tin. 5. Những đóng góp mới của luận án + Về mặt lý luận: . Luận án xây dựng các tiêu chí đẩy mạnh XKG và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động XKG trong điều kiện thực hiện các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. . Luận án chỉ rõ những đặc điểm của XKG, đó là: (i) gạo là mặt hàng mang tính chính trị, ngoại giao, nhân văn và có tính cạnh tranh cao, do đó cần có sự điều tiết của Nhà nước trong hoạt động XKG; (ii) XKG có đặc điểm riêng: mang tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô, nên các dịch vụ vận tải, bốc xếp cũng gia tăng vào thời điểm này; (iii) đặc điểm của thị trường gạo thế giới: mang “tính thời vụ”, buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu, chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định; trên thị trường, chủng loại gạo phong phú, đa dạng và có sự khác biệt về thị hiếu ở mỗi nước. + Về mặt thực tiễn: . Luận án đánh giá thực trạng XKG ở ĐBSCL một cách toàn diện, sát với thực tế, trung thực làm cơ sở cho việc tìm giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong thời gian 2014-2020. 4 . Nghiên cứu những xu hướng mới của thị trường gạo thế giới và dự báo về thương mại gạo thế giới giai đoạn 2014 - 2020. Xác định phương hướng, và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL trong bối cảnh mới của HNKTQT và sự biến đổi khí hậu giai đoạn 2014 - 2020. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN: Xuấ t khẩ u gạ o ở đồ ng bằ ng sông Cử u Long trong điề u kiệ n Việ t Nam là thành viên củ a WTO 1.1. Tình hình nghiên cứu Mục tiêu của chương này là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài luận án nhằm xác định các vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề xuất khẩu gạo của ĐBSCL kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, từ đó chỉ ra những “khoảng trống” về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục giải quyết trong luận án của tác giả. Luận án tổng quan các tình hình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài theo 4 nhóm vấn đề: Nhóm thứ nhất: Các nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong quan hệ thương mại quốc tế, bao gồm: (i) các quan niệm về lợi thế (tự nhiên, tuyệt đối, so sánh, lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael Porter); (ii) các lý thuyết cơ bản về lợi thế trong thương mại quốc tế của trường phái hiện đại (P.A. Samuelson, Paul Krugman). Nhóm thứ hai: Các nghiên cứu về sự tác động của HNKTQT, đặc biệt là hội nhập vào WTO đến hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng: (i) Đảm bảo cho hàng nông nghiệp Việt Nam có thị trường rộng mở và ổn định. (ii) Hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại nông sản. (iii) Việc tăng giá nông sản tất yếu sẽ tác động đến kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam. (iv) Tác động đến an ninh lương thực. Nhóm thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến lợi thế trong xuất khẩu nông sản: Dưới tác động của HNKTQT, ở Việt Nam một số nông sản như: gạo, cà phê, hạt tiêu, điều… đã có vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Nhưng mặt khác, cạnh tranh về giá cả và chất lượng nông sản xuất khẩu 21 Những nội dung và nhiệm vụ chính của tái cơ cấu sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL là: Thứ 1, ổn định quỹ đất trồng lúa, quy hoạch các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao Thứ 2, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Thứ 3, mô hình canh tác: chủ yếu là đa canh, luân canh, kết hợp với trồng các loại cây trồng cạn, trồng lúa với nuôi trồng thủy sản để tăng thêm thu nhập cho nông dân. Thứ tư, tăng cường mối liên kết trong sản xuất và XKG Thứ 5, tái cấu trúc thể chế chính sách kinh doanh XKG 4.2.2. Đổi mới cơ cấu lúa gạo theo hướng đa dạng hóa, chất lượng cao và giá trị gia tăng hơn Tăng kim ngạch XK gạo trước mắt cần tập trung vào các biện pháp sau đây: Một là, ứng dụng các giải pháp khoa học - công nghệ trong chọn tạo giống lúa. Hai là, giải pháp kỹ thuật sản xuất lúa thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế và sự BĐKH. Ba là, tổ chức sản xuất và liên kết trong sản xuất lúa. 4.2.3. Nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo xuất khẩu nhằm gia tăng kim ngạch và giúp gạo Việt Nam/ĐBSCL thâm nhập được vào thị trường cao cấp Để nâng cao sức cạnh tranh và giá trị gạo XK cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: 4.2.3.1. Đị nh hư ớ ng phát triể n sả n xuấ t lúa gạ o theo hư ớ ng phả i căn cứ vào nhu cầ u thị trư ờ ng 4.2.3.2. Phát triể n công nghiệ p chế biế n và bả o quả n nhằ m nâng cao chấ t lư ợ ng và giá trị gạ o xuấ t khẩ u 4.2.3.3. Xây dự ng thư ơ ng hiệ u gạ o để gạ o Việ t Nam có cơ sở khẳ ng đị nh vị trí và sứ c cạ nh tranh trên thị trư ờ ng thế giớ i 4.2.3.4. Đẩ y mạ nh đổ i mớ i công tác xúc tiế n thư ơ ng mạ i, tìm kiế m thị trư ờ ng phù hợ p 4.2.4. Tăng cường hoạt động liên kết vùng và liên kết 4 nhà trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo 20 Hai là, phát triển thị trường GXK theo hướng duy trì, ổn định các thị trường lớn truyền thống như châu Á, châu Phi, nâng cao sức cạnh tranh của GXK để thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Ba là, nâng cao chất lượng lúa gạo, sức cạnh tranh của GXK, thiết lập vùng nguyên liệu chất lượng cao, từng bước hình thành thương hiệu gạo Việt Nam, đa dạng hóa sản phẩm gạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Bốn là, hướng tới XKG bền vững là mục tiêu cơ bản và lâu dài. XKG phải đảm bảo hài hòa cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường * Đị nh hư ớ ng: . Đa dạng hóa nhiều loại gạo với chủng loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường thế giới. . Đa phương hóa thị trường tiêu thụ gạo, đồng thời xác định và có sự ưu tiên đối với các thị trường XKG chiến lược, lâu dài. . Tiếp cận và hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế có chương trình viện trợ lương thực để tranh thủ bán gạo, coi đây là một cách để thâm nhập vào thị trường thế giới một cách sâu rộng. . Xây dựng các cơ sở nền tảng cho XKG phù hợp với yêu cầu của thị trường và tập quán TMQT. Đổi mới quản lý nhà nước và công tác điều hành hoạt động XKG theo hướng hiệu quả, linh hoạt, mềm dẻo. 4.1.3.2. Các quan điể m đị nh hư ớ ng Thứ nhất, đẩy mạnh XKG phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia Thứ hai, đẩy mạnh XKG không chỉ chú trọng tăng khối lượng, mà điều quan trọng và lâu dài là phải tạo giá trị gia tăng lớn của hạt gạo trên cơ sở đó mà nâng cao kim ngạch XK. Thứ ba, hoạt động XKG phải hướng tới phát triển bền vững 4.2. CÁC GIẢI PHÁP 4.2.1. Tái cơ cấu sản xuất lúa gạo Đồng bằng sông Cửu long nhằm chuyển sản xuất lúa có giá trị thấp và thị trường hẹp sang sản xuất lúa có giá trị cao và tiềm năng thị trường rộng hơn Trong xu thế mới của hội nhập quốc tế, yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội, tái cấu trúc nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng, gắn với xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL là vô cùng cần thiết, cấp bách, nhằm mục tiêu: Phát triển ngành sản xuất lúa gạo theo hướng bền vững, chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng (số lượng) sang nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và nâng cao sức cạnh tranh của gạo xuất khẩu Việt Nam/ĐBSCL trên thị trường thế giới. 5 cũng đặt Việt Nam vào thế tương đối bất lợi so với các nước khác cùng xuất khẩu loại nông sản đó. Nhóm thứ tư, Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam. 1.2. Đánh giá chung Một là, các công trình đã trình bày những lợi thế tuyệt đối và tương đối, lợi thế tổng hợp trong TMQT làm cơ sở cho việc xây dựng lý luận về XKHH. Hai là, nhiều công trình đã nghiên cứu vấn đề HNKTQT của Việt Nam từ đổi mới đến nay, đặc biệt là sự tác động tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Ba là, một số nghiên cứu đã đề cập đến những lợi thế so sánh của GXK của Việt Nam (chủ yếu vùng ĐBSCL). Bốn là, một số công trình khoa học đã nghiên cứu cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam. * “Khoảng trống” vền lý luận và thực tiễn: . Về mặt lý luận: Còn ít công trình nghiên cứu, luận giải có tính hệ thống về lý luận XKG dưới góc độ phát triển bền vững. Lý luận về XK gạo trong HNKTQT nói chung, trong điều kiện thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO nói riêng dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. . Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có một số công trình đánh giá thực trạng xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam trong HNKTQT, song vẫn còn ít công trình nghiên cứu, đánh giá tình hình và thực trạng XKG ở vùng ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, trong điều kiện gia nhập WTO. Cũng còn ít công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp (tầm vĩ mô và vi mô) nhằm thúc đẩy XK gạo có hiệu quả. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tác giả đã bổ sung vào “khoảng trống” các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ. Luận án hướng vào việc nghiên cứu tình hình XKG ở ĐBSCL trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO theo các tiêu chí cụ thể, và nghiên cứu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy XKG ở ĐBSCL có hiệu quả trong bối cảnh 8 năm Việt Nam là thành viên của WTO và trong bối cảnh sự tác động của biến đổi khí hậu đến vùng trọng điểm sản xuất và XK lúa gạo của Việt Nam. 6 Chương 2 LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ, ĐẶC BIỆT LÀ GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 2.1. M󰗙T S󰗑 LÝ LU󰖭N V󰗁 XU󰖥T KH󰖩U G󰖡O 2.1.1. B󰖤n ch󰖦t và 󰖸c i󰗄m c󰗨a xu󰖦t kh󰖪u g󰖢o * Xuất khẩu hàng hóa: Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. * Xuất khẩu gạo: - XK gạo là bán gạo cho người nước ngoài và thu ngoại tệ về cho quốc gia, doanh nghiệp. XK gạo có các đặc điểm sau: Một là, khách hàng là người nước ngoài. Họ có lối sống, mức sống, tập quán tiêu dùng… khác với khách hàng trong nước (nội địa), do đó dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu. Hai là, tính thời vụ trong trao đổi Sản xuất lúa gạo mang tính thời vụ, do đó cũng hình thành tính thời vụ trong trao đổi sản phẩm trên thị trường. Tức là số lượng gạo cung ứng trên thị trường là không đều vào mỗi thời điểm trong năm. Ba là, đặc điểm của mặt hàng gạo: Gạo là sản phẩm hàng hóa thiết yếu và tối quan trọng đối với đời sống của con người. Nhưng gạo không phải là sản phẩm hàng hóa thương mại thuần túy, mà nó còn mang ý nghĩa chính trị (an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống của nông dân ở nhiều quốc gia). Bốn là, sự khác biệt/tiếp thị (xúc tiến) XKG với các sản phẩm thương mại thuần túy khác - XKG có đặc điểm khác so với các hàng hóa khác do tính thời vụ, thường tập trung vào mùa khô nên các dịch vụ như vận tải, bốc xếp cũng gia tăng. - Xúc tiến XKG ở cấp quốc gia trước hết đòi hỏi sự ổn định của chính sách, với các công ty xuất khẩu là đảm bảo đúng hạn giao hàng và thực hiện đúng cam kết đã ký. 19 Sức cạnh tranh của các tập đoàn thương mại hàng hóa ngày càng lớn trong kinh doanh gạo toàn cầu 4.1.1.4. Bố i cả nh trong nư ớ c Thứ nhất, những thay đổi của ngành kinh doanh XKG Việt Nam. Gạo Việt Nam mặc dù chiếm lĩnh ở các phân khúc phẩm cấp thấp trong chuỗi gía trị toàn cầu, nhưng đang có những bước phát triển dần cạnh tranh với gạo phẩm cấp cao. Thứ hai, những vấn đề bức xúc từ thể chế XKG Việt Nam. Cơ chế XKG của Việt Nam vẫn còn chưa minh bạch, tạo nên môi trường kinh doanh xuất khẩu nhiều rủi ro. Thứ ba, ĐBSCL trước thách thức biến đổi khí hậu. ĐBSCL liên tục đối mặt với tình trạng xâm nhập của nước mặn vào sâu trong nội đồng trong mùa khô và nước ngập khi triều cường vào mùa mưa, mà nguyên nhân chính là do BĐKH. Ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng lúa hàng hóa. Thứ tư, tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng 4.1.2. Dự báo về thương mại . Thị trường thế giới về lương thực, thực phẩm có chất lượng, giá trị cao, có lợi cho sức khỏe và thân thiện với môi trường sẽ gia tăng với tốc độ cao. . Thương mại ngũ cốc dành cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, và năng lượng tái tạo tăng cao cao hơn so với nhu cầu trực tiếp của con người. Đối với gạo, nhu cầu sẽ tăng nhanh hơn trong phân đoạn thị trường chất lượng cao và nguyên liệu cho thực phẩm chế biến . Thị trường lương thực thế giới/nhập khẩu nông sản sẽ tăng nhanh hơn ở châu Á, châu Phi và Trung đông. Triển vọng thị trường lúa gạo Việt Nam năm 2013/14 -1018/19 dự báo trong giai đoạn này, tổng cung tăng do tăng sản lượng, đồng thời tiêu dùng trong nước tăng không đáng kể. Do đó gạo thương mại ở mức trên 6 triệu tấn. 4.1.3. M󰗦c tiêu và quan i󰗄m 󰗌nh h󰗜ng v󰗂 ho󰖢t 󰗚ng xu󰖦t kh󰖪u g󰖢o Theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, thì xuất khẩu gạo phải hướng tới các mục tiêu: Một là, trên cơ sở cân đối tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, duy trì, ổn định khối lượng GXK hàng năm khoảng 6- 6,5 triệu tấn/năm, tập trung củng cố chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động XKG dựa trên tín hiệu của thị trường. 18 Chương 4 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020 4.1. BỐI CẢNH MỚI, MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SAU 8 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu gạo Đồng bằng Sông Cửu Long 4.1.1.1. Lộ trình hộ i nhậ p kinh tế quố c tế củ a Việ t Nam - Đến năm 2015, cộng đồng ASEAN được hình thành, Việt Nam phải tham gia tích cực vào tiến trình này. - 12 nước thành viên trong đó có Việt Nam sẽ ký Hiệp định hợp tác xuyên châu Á - Thái Bình Dương (TPP). - Năm 2018, Việt Nam là thành viên đầy đủ của WTO và được thừa nhận là có nền kinh tế thị trường. - Hiện nay, đang xúc tiến đàm phán Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU và tiếp tục thực hiện nhiều Hiệp định song phương và đa phương khác đã ký tham gia. 4.1.1.2. Nhữ ng xu hư ớ ng mớ i củ a thị trư ờ ng gạ o thế giớ i + XKG ngày càng cạnh tranh khốc liệt và chịu nhiều áp lực do năng lực cạnh tranh của gạo Campuchia; sự trở lại thị trường gạo thế giới của Ấn Độ; xả hàng tồn kho của Thái Lan. + Các nước xuất khẩu gạo và nhập khẩu gạo đang có sự thay đổi chính sách đối với mặt hàng này + Sức cạnh tranh của các tập đoàn thương mại hàng hóa ngày càng lớn trong kinh doanh gạo toàn cầu, như: Golden Rice, Capital Rice Co. Ltd của Thái Lan hay như Churchgate của Ấn Độ 4.1.1.3. Các nư ớ c xuấ t khẩ u gạ o và nhậ p khẩ u gạ o đang có sự thay đổ i chính sách đố i vớ i mặ t hàng này Những năm gần đây nhiều nước sản xuất gạo đã có những thay đổi quan trọng về chính sách đối với mặt hàng gạo XK này. Một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ đã dùng ngân sách lớn để mua gạo giá cao cho nông dân. Một số nước tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, điều kiện canh tác để tự túc lương thực, hạn chế nhập khẩu gạo. 7 - Kinh doanh lúa gạo là bấp bênh, nên các công ty XKG phải có gạo dự trữ. Chính phủ có chính sách tín dụng ưu đãi để các chủ thể XKG mua gạo tạm trữ để cung ứng cho xuất khẩu vào cuối vụ. - Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu thô, nên yêu cầu về bao bì cũng không phức tạp lắm. - Và cần nói thêm rằng: Gạo là mặt hàng có tính nhạy cảm và xuất khẩu có tính chiến lược của một số quốc gia và có “tính cạnh tranh” gay gắt giữa các nước tham gia xuất khẩu; Thị trường gạo thế giới mang tính nhạy bén. Năm là, đặc điểm của thị trường gạo Cũng như các thị trường khác, thị trường gạo là một tập hợp các thỏa thuận giữa người mua và người bán. Tuy nhiên gạo là sản phẩm thiết yếu nuôi sống con người và là sản phẩm của ngành nông nghiệp, nên có những đặc điểm sau đây: (1) Thị trường gạo có tính thời vụ (2) Buôn bán giữa các chính phủ là phương thức chủ yếu (3) Chủ thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định 2.1.2. Vị trí, vai trò của xuất khẩu gạo XK gạo là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất khẩu - bán gạo cho các nước trên thế giới và thu ngoại tệ về cho đất nước. XKG có vai trò quan trọng, thể hiện ở các điểm sau đây: Thứ nhất, XKG là 1 trong các giải pháp quan trọng tạo nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thứ hai, XKG không những góp phần cải thiện cán cân XNK, mà còn góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Thứ ba, XKG góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Thứ tư, XKG đã tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh vai trò tích cực của XKG thì cũng có những tiềm ẩn tác động tiêu cực. Đó là: (1) XKG luôn tiềm ẩn những “rủi ro chính trị” (2) Đẩy mạnh sản xuất lúa gạo để tăng XKG trong nhiều trường hợp gây tác động xấu đến môi trường sinh. (3) Không loại trừ trường hợp giá GXK tăng cao kéo theo sự tăng giá các mặt hàng hóa và dịch vụ khác trong nước, đôi khi góp phần làm gia tăng lạm phát. 8 2.1.3. M󰗚t s󰗒 tiêu chí và các nhân t󰗒 󰖤nh h󰗠ng 󰗀n 󰖪y m󰖢nh xu󰖦t kh󰖪u g󰖢o Một là: Một số tiêu chí đánh giá việc đẩy mạnh XKG (1) tiêu chí về phát triển thị trường. Trong tiêu chí này thì thị phần chiếm vị trí rất quan trọng. Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. (2) cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh. “Cạnh tranh” là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. (3) tiêu chí về hiệu quả kinh tế đối với XK gạo. Hiệu quả kinh tế của bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng được biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả sản xuất và chi phí sản xuất đã bỏ ra. Nó được phản ánh qua số lượng và chất lượng, đặc biệt là chất lượng của sản phẩm. Hai là: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo (1) Đặc điểm của sản xuất lúa gạo Quá trình sản xuất lúa gạo mang tính thời vụ và tính khu vực rõ rệt. (2) Sự biến động của thị trường gạo thế giới Hoạt động XKG trước hết chịu ảnh hưởng bởi yếu tố cung và cầu về gạo trên thị trường thế giới. Về cung: Cung về gạo phụ thuộc vào khả năng sản xuất, chế biến gạo của các quốc gia. Về cầu: Cầu về gạo trên thị trường thế giới tùy thuộc vào các yếu tố tăng về cầu, như: sự gia tăng dân số, sự biến động của xu hướng tiêu dùng ngày càng nhiều sản phẩm chế biến từ gạo, từ lương thực… (3) Chất lượng gạo Chất lượng GXK là một trong các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của GXK, đồng thời là yếu tố góp phần cải thiện hiệu quả XK. (4) Chính sách và thể chế XK gạo - Các chính sách kinh tế tác động mạnh mẽ nhất là: Chính sách đầu tư; Chính sách đất đai; Chính sách v󰗒n tín d󰗦ng, chính sách b󰖤o hi󰗄m và h󰗘 tr󰗤 nông dân; Chính sách thị trường và chính sách tỷ giá hối đoái. 17 3.2.6.2. Nhữ ng hạ n chế và nguyên nhân củ a hạ n chế . Nhữ ng vấ n đề đặ t ra * Nhữ ng hạ n chế Thứ nhất, thị trường XKG của Việt Nam là thị trường có sức mua thấp, thiếu tính bền vững. Thư hai, trong những năm gần đây XK gạo của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng không ổn định cả về lượng gạo XK và kim ngạch XK. Thứ ba, chủng loại GXK của Việt Nam nghèo nàn, chất lượng kém Thứ tư, cơ chế điều hành xuất khẩu còn nhiều bất cập Thứ năm, XK gạo thiếu tính bền vững * Nguyên nhân củ a hạ n chế : (1) Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng, chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh XKG để có thể chủ động tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các rủi ro của môi trường quốc tế. (2) Sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL trong nhiều năm qua vẫn tập trung chủ yếu vào mở rộng diện tích, tăng vụ, gia tăng năng suất. (3) Nguyên nhân làm cho chất lượng và giá GXK chưa cao là do: sản xuất nhỏ, manh mún, với những nông dân làm ăn theo kinh nghiệm cha truyền con nối bằng kỹ thuật canh tác lạc hậu (4) Chậm chuyển đổi, điều chỉnh thể chế chính sách, cơ chế quản lý đối với sản xuất và XKG. (5) Sai lầm của Việt Nam trong điều hành XK gạo và sự yếu kém của các doanh nghiệp XK gạo * Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết Một là, quan hệ “ngược” giữa khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu, tức là, mặc dù XK với khối lượng lớn nhưng kim ngạch XK gạo không tương xứng. Hai là, Áp lực cạnh tranh gia tăng và xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới Ba là, Cần phải kết cấu lại gạo XK và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam Bốn là, Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành XK gạo theo hướng minh bạch, bình đẳng, có quản trị tốt ngành hàng 16 của cả nước. Và XK gạo ở ĐBSCL là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các tỉnh trong vùng. Về hiệ u quả xã hộ i Gạo đã trở thành mặt hàng XK chủ lực của vùng ĐBSCL và đã mang lại những lợi ích nhất định cho người nông dân trồng lúa. Nhờ XKG, thu nhập, đời sống của nông dân đã được cải thiện, qua đó góp phần đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Ô nhiễ m môi trường: Ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm đất nói riêng là một vấn đề đặt ra ở ĐBSCL là rất cụ thể, cần quan tâm giải quyết. 3.2.6. Khái quát những thành tựu và hạn chế của xuất khẩu gạo Đồng bằng Sông Cửu Long từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO 3.2.6.1. Nhữ ng thành tự u Một là, trong suốt giai đoạn 1989 – 2013, gạo XK là mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam và của các tỉnh ĐBSCL. Hàng năm, lượng gạo XK của Việt Nam chiếm tỷ trọng từ 15% đến 20% tổng lượng gạo XK trên toàn thế giới (trong đó ĐBSCL cung cấp đến 95% lượng gạo XK). Kim ngạch XK gạo chiếm xấp xỉ 4% tổng kim ngạch XK hàng hóa của cả nước. XK gạo trở thành nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các tỉnh ĐBSCL. Lượng ngoại tệ thu được đã góp phần giúp đất nước và vùng ĐBSCL nói riêng đứng vững trước những khó khăn thách thức của khủng hoảng kinh tế thế giới. Hai là, thị trường XK gạo của Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO đã tăng từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ lên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ba là, Giá gạo XK của Việt Nam/ĐBSCL chịu ảnh hưởng và biến động của giá gạo thế giới. Bốn là, thị phần và hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA. Hệ số này của Việt Nam luôn lớn hơn 2,5 nhiều lần do đó gạo Việt Nam/ĐBSCL có lợi thế so sánh cao Năm là, về xây dựng khung khổ thể chế chính sách XK gạo đã dần theo hướng tự do hóa thương mại Sáu là, XKG đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế - xã hội đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, tạo sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tạo tiền đề cho đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới. 9 - Thể chế XK gạo: Chính phủ điều tiết XK gạo bằng cách phân hạn ngạch XK cho các nhà xuất khẩu chuyển sang bãi bỏ hạn ngạch XK; Cho phép doanh nghiệp tham gia XK gạo một cách rộng rãi; Tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch. (5) Thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng và chính sách của các nước nhập khẩu gạo - Tùy theo mức sống, tập quán việc tiêu thụ gạo ở các nước, các khu vực trong những thời gian nhất định đều có những nhu cầu khác nhau. - Chính sách và những qui định về nhập khẩu gạo. Ví dụ: + Những qui định về việc nhập khẩu gạo của Việt Nam vào Mexico + Chính sách hạn chế nhập khẩu gạo do thực hiện “chính sách tự túc tự cấp lương thực” ở một số nước như Malaysia, Philippines, Indonesia… 2.2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 2.2.1. Những cam kết chính của Việt Nam trong đàm phán đa phương khi gia nhập WTO (1) Tuân thủ toàn bộ các Hiệp định quan trọng của WTO (2) Tuân thủ các nguyên tắc khi gia nhập WTO: (3) Bãi bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu (hạn ngạch) và bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp cho việc nội địa hóa sản phẩm. 2.2.2. Những cam kết của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng khi gia nhập WTO, bao gồm: 2.2.2.1. Về mở cử a thị trư ờ ng nông sả n 2.2.2.2. Về hỗ trợ trong nư ớ c theo 3 nhóm: hỗ trợ thuộ c “hộ p xanh lá cây”; “hộ p xanh da trờ i” và “hộ p hổ phách” 2.2.2.3. Về trợ cấ p xuấ t khẩ u 2.2.2.4. Nhữ ng cam kế t thự c hiệ n Hiệ p đị nh về các biệ n pháp vệ sinh và kiể m dị ch (SP) độ ng, thự c vậ t 2.2.3. Những tác động của gia nhập WTO đối với nông nghiệp nói chung, xuất khẩu hàng nông sản nói riêng Một là, đảm bảo cho hàng nông sản Việt Nam có thị trường ổn định Hai là, hạn chế tình trạng phân biệt đối xử trong thương mại nông sản Ba là, tác động thúc đẩy nâng cao giá trị hàng nông sản Bốn là, nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng trong lĩnh vực kinh doanh nông nghiệp đặc biệt là những mặt hàng nông sản độc đáo mà họ đang có thị trường. 10 Sự tác độ ng củ a gia nhậ p WTO tớ i mặ t hàng gạ o và xuấ t khẩ u gạ o có thể nhậ n thấ y như sau: . Gạo và các sản phẩm từ gạo sẽ không bị tác động nhiều từ các Hiệp định của WTO. . Giá thành gạo thấp và giá bán trên thị trường thế giới thấp thì có nguy cơ nước nhập khẩu gạo của Việt Nam đe dọa áp mức thuế bán phá giá. . Sự tác động của WTO đối với sản phẩm gạo của Việt Nam trong thời gian tới chủ yếu là từ Thái Lan. . XK gạo của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh thị trường đặc biệt từ Ấn Độ. 2.3. KINH NGHI󰗇M C󰗧A M󰗙T S󰗑 N󰗛C TRONG HO󰖡T 󰗙NG XU󰖥T KH󰖩U G󰖡O VÀ BÀI H󰗍C RÚT RA CHO VI󰗇T NAM/󰗓NG B󰖱NG SÔNG C󰗭U LONG 2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong hoạt động XKG Luận án tập trung nghiên cứu 2 cường quốc về XKG là: Thái Lan, Ấn Độ, là những nước hiện đang giữ ngôi vị nhất nhì về XKG. Trên cơ sở nghiên cứu về hoạt động XKG của 2 nước nêu trên, luận án rút ra bài học bổ ích mà ĐBSCL có thể tham khảo và vận dụng. 2.3.2. Bài học rút ra cho Đồng bằng Sông Cửu Long Thứ nhất, đề cao vai trò Nhà nước trong XKG Thứ hai, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), cần nâng cao vai trò trong việc XKG. Cùng với cơ quan quản lý nhà nước đề ra chiến lược, chính sách và những quy định về thương mại lúa gạo… Thứ ba, cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, xây dựng các vùng sản xuất lúa tập trung chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Thứ tư, XKG không chỉ nhằm vào tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, mà điều quan trọng là nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của GXK. Thứ năm, xúc tiến xây dựng và phát triển thương hiệu gạo. Thứ sáu, đảm bảo sự công bằng, hài hòa về lợi ích giữa các chủ thể liên quan đến ngành XKG. Thứ bảy, trong điều hành hoạt động XK gạo, chính phủ cần có chính sách giá gạo đối với nông dân và chính sách mua dự trữ gạo cho XK một cách mềm dẻo, linh hoạt thích hợp với từng thời kỳ. 15 tổng công ty sẽ hạn chế sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và hạn chế sự cạnh tranh trong nội bộ ngành. (5) Từ 2011 đến nay, có thể nói rằng XKG ĐBSCL/Việt Nam, đã phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bởi lượng GXK (qua con đường chính ngạch và tiểu ngạch) vào Trung Quốc chiếm đến 50% tổng lượng GXK của Việt Nam. Đây là thị trường rất phức tạp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và thiếu ổn định. (6) Trong những năm gần đây, XKG của Việt Nam/ĐBSCL chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là từ Ấn Độ. Trong khi đó, các thị trường lớn nhập khẩu gạo của Việt Nam (Philippinse, Indonesia) giảm sức mua và số lượng các hợp đồng nhập khẩu tập trung giảm mạnh. 3.2.4. Khung khổ thể chế chính sách xuất khẩu gạo Trong gần 30 năm đổi mới, đồng hành với quá trình XKG, thể chế chính sách XKG cũng dần dần được hình thành, hoàn chỉnh một cách có hệ thống. Quá trình ban hành thể chế chính sách điều tiết XKG của Nhà nước được đánh dấu bởi một số mốc quan trọng, như: (1) Giai đoạn 1989-2001: Phân bổ hạn ngạch và chỉ định đầu mối xuất khẩu. (2) Giai đoạn 2002-2005: Bãi bỏ phân bổ quota, mở rộng sự tham gia XKG, quy định xuất khẩu vào thị trường tập trung. (3) Giai đoạn 2006-2010: Tăng cường thể chế hóa các chính sách điều tiết kinh doanh XKG. (4) Giai đoạn từ 2011 đến nay: Hình thành khung thể chế chính sách toàn diện về kinh doanh XKG-Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh XKG. Tóm lại, Thể chế chính sách XKG đã tiến một bước dài theo hướng tự do hóa và cho phép doanh nghiệp tham gia XKG một cách rộng rãi (theo các cam kết của Việt Nam khi tham gia vào các tổ chức kinh thế khu vực và thế giới). Tuy nhiên, vẫn có những ràng buộc về xuất khẩu gắn với các thị trường tập trung. 3.2.5. Hiệu quả kinh tế của hoạt động XKG Về hiệ u quả kinh tế Kim ngạch XK gạo hàng năm của Việt Nam (trong đó vùng ĐBSCL là chủ yếu) xấp xỉ khoảng 4% tổng kim ngạch XK hàng hóa [...]... ngạch xuất nhập khẩu cả nước và thường là xuất siêu - Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành kinh tế: Các ngành kinh tế như: Nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ đều tăng hàng năm - Dân số và lao động: Dân số vùng ĐBSCL là 18.000.000 người, chiếm 19,8% dân số cả nước, thuộc loại trẻ 3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long 3.1.2.1 Đồ ng bằ ng sông. .. sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm ”cha truyền con nối” 3.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO ĐBSCL TỪ SAU KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY 3.2.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Sản lượng lúa hàng hóa tăng nhanh đã thúc đẩy tăng trưởng sản lượng và kim ngạch XKG Điểm “hấp dẫn” trong hoạt động xuất khẩu trong thời gian qua là XKG của Việt Nam nói chung, ĐBSCL nói riêng gia tăng mạnh về lượng gạo xuất khẩu. .. chủng loại gạo và giá gạo xuất khẩu 3.2.2.1 Kế t cấ u chủ ng loạ i gạ o xuấ t khẩ u Chủng loại gạo XK nghèo nàn, GXK của nước ta chủ yếu là gạo tẻ truyền thống, các loại gạo mới, gạo thơm, gạo nếp chiếm tỷ trọng nhỏ trên kim ngạch XKG Hiện nay, ĐBSCL có nhiều loại gạo có chất lượng không kém gạo các nước khác, như Jasmine, ST1 (Sóc Trăng 1), ST5 (Sóc Trăng 5), Nàng thơm, gạo thơm An Giang, Long An… nhưng... chung, ĐBSCL nói riêng gia tăng mạnh về lượng gạo xuất khẩu và kim ngạch Năm 2000 cả nước XK được 3,5 triệu tấn gạo (trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là 3,325 triệu tấn) kim ngạch thu về là 1,182 tỷ USD (riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 1,123 tỷ USD) Năm 2005 cả nước XK được 5,25 triệu tấn gạo (ĐBSCL là 4,987 triệu tấn) kim ngạch thu về là 1,408 tỷ USD (ĐBSCL là 1,337 tỷ USD) Năm 2009 cả nước XK được... chiếm đến trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu Sự ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn thuộc các Chương 3 3.1.1 Khái quát về Đồng bằng Sông Cửu Long (1) Về vị trí địa lý: ĐBSCL nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, gồm 13 tỉnh, thành phố (thành phố Cần Thơ; các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre và Long An) (2) Điều kiện tự nhiên... nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, vì gạo của ĐBSCL xuất sang châu Phi chủ yếu qua một số tập đoàn kinh doanh nông sản trung gian nên có nhiều điểm bất lợi (4) Những năm gần đây, các hợp đồng XKG có xu hướng tập trung chủ yếu vào một số doanh nghiệp lớn thuộc VFA thực hiện 10 doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên tổng số 200 doanh nghiệp xuất khẩu. ..Việt Nam nghèo nàn; chất lượng kém, một số loại gạo của Việt Nam phải qua nước trung gian và đứng thương hiệu của nước khác để xuất khẩu 3.2.3 Về phát triển thị trường xuất khẩu gạo 3.2.3.1 Mô tả sự vậ n độ ng củ a thị trư ờ ng xuấ t khẩ u gạ o Thị trường XK gạo của Việt Nam từ khi nước ta gia nhập WTO đã tăng từ 60 quốc gia và vùng lãnh thổ lên 80 quốc... lương thực chính là gạo, chiếm trên 60% tổng lượng gạo XK của Việt Nam Thị trường châu Phi đứng thứ hai với tỷ lệ 20% - 25% tổng lượng gạo XK, và Việt Nam cũng đã mở rộng thị trường vào các nước Mỹ Latinh và Trung Đông Sản phẩm gạo cao cấp (5% tấm) và gạo thơm của ĐBSCL đã bắt đầu thâm nhập vào thị trường khó tính như Nhật Bản, EU Xu hướng cơ cấu thị trường “mới” đã giúp sản phẩm gạo của ĐBSCL từng... tích phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m - Khí hậu và thời tiết: Vùng có khí hậu nhiệt đới với tính chất cận xích đạo thể hiện rõ rệt Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 24 - 270C, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết - Tài nguyên nước: Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu đem lại tổng lượng nước bình... thế về sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL do các yếu tố sau đây: (1) Khí hậu và thời tiết thuận lợi (2) Nguồn nước ngọt dồi dào và phong phú (3) Đất đai phì nhiêu, màu mỡ Hai là, sự tinh thông, am hiểu về nghề trồng lúa của nông dân ĐBSCL Ba là, giao thông thuận lợi 3.1.2.3 Nhữ ng khó khăn hay bấ t lợ i thế Bên cạnh những thuận lợi, vùng ĐBSCL cũng có những bất lợi và khó khăn cho sản xuất lúa gạo, như: (i) . MẠNH XUẤT KHẨU GẠO Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2020 4.1. BỐI CẢNH MỚI, MỤC TIÊU QUAN ĐIỂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GẠO SAU 8 NĂM VIỆT NAM GIA NHẬP WTO 4.1.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng. triệu tấn gạo (trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là 3,325 triệu tấn) kim ngạch thu về là 1,182 tỷ USD (riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 1,123 tỷ USD). Năm 2005 cả nước XK được 5,25 triệu tấn gạo (ĐBSCL. thể xuất khẩu và nhập khẩu gạo không ổn định 2.1.2. Vị trí, vai trò của xuất khẩu gạo XK gạo là một nội dung cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất khẩu - bán gạo

Ngày đăng: 10/01/2015, 11:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan