cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto

95 1.4K 5
cơ hội và thách thức của ngành dịch vụ việt nam sau khi gia nhập wto

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời mở đầu 1.Tính tất yếu của đề tài Trong mấy thập kỷ gần đây, khu vực dịch vụ đã phát triển rất mạnh mẽ, và đóng góp ngày càng lớn cho các nền kinh tế. ở các nước phát triển giá trị ngành dịch vụ chiếm tới 70- 80% GDP, còn con số trung bình của các quốc gia đang phát triển là gần 58% tổng sản lượng. Trong khi đó ngành dịch vụ của Việt Nam, dù đã có bước tiến vượt bậc những năm vừa qua, hiện chỉ đạt khoảng 40% GDP. Nhìn từ các nền kinh tế phát triển và đang nổi, có thể thấy dịch vụ là một lĩnh vực không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế lâu dài của một quốc gia mà Việt Nam lại là một thực thể trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam đã là thành viên chính thức Tổ chức Thương mại thế giới- WTO. Nhưng trong khi đang nỗ lực để quay cùng vòng quay chung của thế giới, Việt Nam lại phải đối mặt với nguy cơ bị văng khỏi vòng quỹ đạo nếu không có những bước đi hội nhập thích hợp. Có thể nói, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang và sẽ có nhiều cơ hội hơn nữa để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển các ngành kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và đời sống người dân. Song bên cạnh đó, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn không chỉ cho toàn bộ nền kinh tế mà còn cho cả từng ngành, từng lĩnh vực nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với những ngành và lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế trước đây được sự bảo hộ và trợ cấp của Chính phủ Việt Nam như bảo hiểm, vận tải, và đặc biệt là ngành viễn thông và ngân hàng. Hai lĩnh vực dịch vụ này những cơ hội mới gì và phải đối mặt với những thách thức như thế nào sau khi hội nhập? Chúng ta sẽ phải có những giải pháp như thế nào để dịch vụ viễn thông và ngân hàng ngày càng mở rộng và trở thành một cơ cấu năng động của nền kinh tế, đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế 2 đất nước? Nhằm giải đáp những câu hỏi này, em đã quyết định chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp là: “Cơ hội và thách thức của một số ngành dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO”. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp và trong tầm hiểu biết còn rất nhiều hạn chế, bản thân không thể đánh giá hết tác động của việc gia nhập WTO đối với tất cả các ngành dịch vụ của Việt Nam hiện nay mà chỉ xin phép đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và đánh giá một phần những tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến ngành dịch vụ của Việt Nam nói chung và đặc biệt chú trọng vào việc đánh giá những cơ hội và thách thức đối với hai ngành dịch vụ Viễn thông và ngân hàng sau khi gia nhập. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Sau khi tìm hiểu thực trạng phát triển của hai ngành dịch vụ viễn thông và dịch vụ ngân hàng trước và sau khi gia nhập WTO, đánh giá những tác động của việc gia nhập WTO đối với hai ngành dịch vụ này cũng như nghiên cứu những nội dung về hội nhập thương mại dịch vụ trong WTO, khoá luận sẽ đi sâu vào xem xét, đánh giá những cơ hội và thách thức mới đối với hai ngành dịch vụ này của Việt Nam sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Từ đó nêu vấn đề và kiến nghị một số giải pháp hội nhập hữu hiệu trong lĩnh vực viễn thông và ngân hàng của Việt Nam với hi vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội đẩy mạnh, phát triển thương mại dịch vụ, góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia. 4. Tình hình nghiên cứu của đề tài Cơ hội và thách thức đối với ngành dịch vụ Việt Nam quả không phải là một đề tài mới. Tuy nhiên có thể thấy rằng đây là một đề tài tương đối động bởi cơ hội và thách thức luôn luôn biến đổi không ngừng. Hôm nay vấn đề này là cơ hội nhưng ngày mai có thể lại là thách thức. Quan trọng là làm thế 3 nào tận dụng tốt những cơ hội và biến những thách thức thành những cơ hội cho chính mình. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng như: phương pháp phân tích và thống kê toán, phương pháp phân tích tổng hợp …Các phương pháp này được sử dụng kết hợp chặt chẽ với nhau trong từng phần của đề tài. 6. Kết cấu của đề tài : Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bảng chữ cái viết tắt, danh mục bảng biểu, phụ lục , đề tài nghiên cứu gồm 3 phần chính như sau: Chương I: Cơ sở lý luận chung Chương II: Thực trạng dịch vụ viễn thông và dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chương III: Cơ hội và thách thức sau khi gia nhập – giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Và để hoàn thành bài khoá luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn - TS. Đỗ Hương Lan vì những ý kiến đóng góp quý báu cũng như sự giúp đỡ tận tình của cô cho bài khoá luận. Em cũng chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực hiện khoá luận. Do thời gian thực hiện khoá luận hạn hẹp, và do nhận thức của người viết còn nhiều hạn chế, hơn nữa đây lại là một đề tài tương đối tương đối rộng , vì vậy khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của thầy cô và các bạn để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 4 Chương I Cơ sở lý luận chung I. Tổng quan về dịch vụ và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ 1. Dịch vụ và vai trò ngày càng tăng của dịch vụ trong nền kinh tế thế giới 1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại dịch vụ 1.1.1 Khái niệm dịch vụ Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ. Tính vô hình và khó nắm bắt của dịch vụ, sự đa dạng, phức tạp của các loại hình dịch vụ làm cho việc nêu ra một định nghĩa rõ ràng về dịch vụ trở nên khó khăn. Hơn nữa, các Quốc gia khác nhau có cách hiểu về dịch vụ không giống nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Ngay cả Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) cũng không nêu lên một khái niệm cụ thể về dịch vụ. Theo điều I, khoản 3b của GATS viết rằng: “Dịch vụ” bao gồm bất kỳ dịch vụ nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, ngoại trừ dịch vụ được cung cấp trong thi hành thẩm quyền của Chính phủ. Sau đó khoản 3c cho biết “Dịch vụ được cung cấp trong thi hành thẩm quyền của Chính phủ” là bất cứ dịch vụ nào được cung cấp không trên cơ sở thương mại, cũng như không trên cơ sở cạnh tranh với một hoặc nhiều người cung cấp dịch vụ. Như vậy, từ quy định của GATS ta chỉ biết được phạm vi dịch vụ điều chỉnh bởi hiệp định này chứ không hề có được một khái niệm thực sự về dịch vụ. Vì vậy, để hiểu xem dịch vụ là gì, chúng ta có thể tham khảo một vài khái niệm dịch vụ khác nhau. Theo C.Mác, “dịch vụ là một hoạt động mang lại lợi ích và lợi ích đó có thể là hữu hình hay vô hình”. 5 Còn vào những thập niên 30 của thế kỷ XX, Allan Fisher và Colin Clark là những người đầu tiên đề xuất việc chia nền kinh tế thành ba ngành: ngành thứ nhất, ngành thứ hai và ngành thứ ba (trong các tài liệu thống kê thường được phân loại như là các lĩnh vực 1) nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; 2) công nghiệp; 3) dịch vụ). Clark định nghĩa ngành kinh tế thứ ba này là “các dạng hoạt động kinh tế không được liệt kê vào ngành thứ nhất và thứ hai”. Định nghĩa này đã phản ánh việc từ lâu ngành thứ ba, tức là ngành dịch vụ, được coi là phần dôi ra của nền kinh tế, trong khi ngành sản xuất chế tạo được hiểu như nền tảng của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cùng với việc vai trò của dịch vụ ngày càng tăng, các học giả đã chú ý nhiều hơn tới việc nghiên cứu về dịch vụ. Một số người cho rằng dịch vụ thực chất là “các hoạt động không mang tính đồng nhất, chủ yếu tồn tại dưới hình thức phi vật chất do các cá nhân hoặc các tổ chức cung cấp, trong đó hoạt động tiêu thụ và sản xuất diễn ra đồng thời”. Như vậy, định nghĩa này coi dịch vụ thực chất là một loại sản phẩm vô hình và dựa vào các thuộc tính của dịch vụ để đưa ra khái niệm. Việc xác định như vậy chưa thể hiện tính bao quát trong xác định khái niệm rõ ràng về dịch vụ. Chẳng hạn, một số dịch vụ cũng có thể hữu hình như các dịch vụ cắt tóc hoặc xem ca hát, nhạc kịch. Định nghĩa về dịch vụ do T.P Hill đưa ra năm 1977 có ảnh hưởng khá lớn tới các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này. Theo Hill, “dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của người hay hàng hoá thuộc sở hữu của một chủ thể kinh tế nào đó do sự tác động của chủ thể kinh tế khác với sự đồng ý trước của người hay chủ thể kinh tế ban đầu”. Định nghĩa này tập trung vào sự thay đổi điều kiện hay trạng thái nên tránh được việc định nghĩa dịch vụ dựa trên tính vô hình. Các tiêu chí như vô hình, có thể lưu trữ trở thành các yếu tố mà dịch vụ có thể có. Ngoài ra, Hill cũng nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa sản xuất dịch vụ và sản phẩm dịch vụ. Sản phẩm của một hoạt động dịch vụ là sự thay đổi về điều kiện hay trạng thái của người hoặc hàng hoá bị tác 6 động, trong khi quá trình sản xuất dịch vụ là hoạt động tác động tới người hoặc hàng hoá thuộc sở hữu của một chủ thể kinh tế nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế chưa hề có định nghĩa nào thật chính xác về dịch vụ. Vậy để có cơ sở phân biệt dịch vụ với hàng hoá có lẽ cần phải dựa vào những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ so với sản phẩm hàng hoá. 1.1.2 Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ - Tính vô hình hay phi vật chất Dịch vụ có tính vô hình. Người ta không thể nhìn thấy, thử mùi vị, nghe hay ngửi chúng trước khi tiêu dùng. Khách hàng không thể biết chất lượng phục vụ ở một khách sạn nếu không đến đó thử đặt phòng hay học viên không thể biết được chất lượng giảng dạy nếu không trực tiếp tham dự lớp học Người tiêu dùng chỉ có thể tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng dịch vụ cung ứng đó như: thương hiệu, danh tiếng người cung ứng, biểu tượng, giá cả hay qua sự mô tả về dịch vụ đó của các khách hàng khác đã tiêu dùng dịch vụ hoặc qua thông tin quảng cáo. - Tính không thể tách rời và không lưu giữ được Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Một dịch vụ được tiêu dùng khi nó đang được tạo ra và khi ngừng quá trình sản xuất có nghĩa là việc tiêu dùng dịch vụ ấy cũng ngừng lại. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể sản xuất sẵn rồi lưu vào kho chờ tiêu thụ, tức là sản phẩm dịch vụ không có khả năng cất trữ. Dịch vụ không thể tách rời nguồn gốc, trong khi hàng hoá vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự vắng mặt hay có mặt nguồn gốc của nó. - Tính không đồng nhất và khó xác định chất lượng Chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rộng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng. Ví dụ, một ca phẫu thuật thẩm mỹ có thể thành công với khách hàng này nhưng lại không thành công với một khách hàng khác bởi mức độ thành công 7 của nó không chỉ phụ thuộc vào tay nghề của những người thực hiện ca phẫu thuật, các phương tiện kỹ thuật trợ giúp mà còn phụ thuộc vào tâm trạng và các yếu tố tâm lý của họ. Sự không ổn định chất lượng là lý do giải thích tại sao người mua dịch vụ thường hỏi ý kiến người đã tiêu dùng trước trong khi lựa chọn người cung cấp dịch vụ. 1.1.3 Phân loại dịch vụ trong GATS Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều các hệ thống phân loại dịch vụ khác nhau dựa trên các mục đích và tiêu chí khác nhau. Phân loại dịch vụ theo hiệp định GATS của WTO là hệ thống phân loại khá đơn giản và phục vụ tốt cho đàm phán thương mại quốc tế. Về cơ bản phân loại này dựa theo CPC, tức là dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Theo GATS, toàn bộ ngành dịch vụ được chia ra 12 ngành. Mỗi ngành dịch vụ lại được chia ra các phân ngành. Có 155 phân ngành dịch vụ. Đặc biệt ngành thứ 12 và nhiều nhóm phân ngành đều có mục “các dịch vụ khác” giúp cho việc sắp xếp phân loại dịch vụ vào các ngành và phân ngành được dễ dàng. Trên thực tế các nhà đàm phán ít quan tâm đến các dịch vụ thuộc vào mục “các dịch vụ khác” này và thường tập trung nhiều nhất vào các dịch vụ mà việc tự do hoá sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh nhất. Mười hai ngành dịch vụ được liệt kê trong GATS gồm: - Dịch vụ kinh doanh, bao gồm: dịch vụ nghề nghiệp, dịch vụ máy tính và các lĩnh vực liên quan, dịch vụ nghiên cứu và triển khai, dịch vụ cho thuê bất động sản, dịch vụ kinh doanh khác. - Dịch vụ thông tin, bao gồm: dịch vụ bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh, dịch vụ viễn thông, dịch vụ nghe nhìn, dịch vụ khác. - Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật, bao gồm: dịch vụ xây dựng nhà cửa, dịch vụ xây dựng dân dụng, dịch vụ lắp đặt máy móc, dịch vụ hoàn thiện các công trình, dịch vụ khác. 8 - Dịch vụ kinh tiêu, bao gồm: dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ, dịch vụ đại lý độc quyền, dịch vụ khác. - Dịch vụ đào tạo, bao gồm: dịch vụ đào tạo tiểu học, dịch vụ đào tạo trung học, dịch vụ đào tạo đại học, dịch vụ đào tạo trung học cho người lớn, dịch vụ đào tạo trung học khác. - Dịch vụ môi trường, bao gồm: dịch vụ thoát nước, dịch vụ xử lý chất thải, dịch vụ vệ sinh và các hoạt động tương tự, dịch vụ khác. - Dịch vụ tài chính, bao gồm: dịch vụ bảo hiểm và các lĩnh vực liên quan tới bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm), dịch vụ khác. - Dịch vụ liên quan đến sức khoẻ và xã hội, bao gồm: dịch vụ chữa bệnh, dịch vụ bệnh viện, dịch vụ xã hội, dịch vụ sức khoẻ và xã hội khác. - Dịch vụ du lịch và liên quan, bao gồm: dịch vụ khách sạn và nhà hàng, dịch vụ đại lý và điều hành du lịch, dịch vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ khác. - Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao, bao gồm: dịch vụ giải trí (nhà hát, ca nhạc, xiếc ), dịch vụ báo chí, tin tức, dịch vụ thư viện, kiến trúc, bảo tàng, dịch vụ thể thao và các dịch vụ giải trí khác. - Dịch vụ vận tải, bao gồm: dịch vụ vận tải đường biển, dịch vụ vận tải nội thuỷ, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải vũ trụ, dịch vụ vận tải đường sắt, ô tô, dịch vụ vận tải đường ống, dịch vụ vận tải liên quan tới tất cả các phương thức vận tải, dịch vụ vận tải khác. - Các dịch vụ khác. 1.2 Các hình thức cung cấp dịch vụ quy định trong GATS 1.2.1 Cung cấp qua biên giới (Cross border) Dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của một nước thành viên này vào trong lãnh thổ của một nước thành viên khác. Trong phương thức này, chỉ có dịch vụ được chuyển qua biên giới còn người cung cấp dịch vụ thì không dịch 9 chuyển. Ví dụ như việc cung cấp thông tin và tư vấn qua fax hoặc thư điện tử hoặc việc vận chuyển hàng hoá. Người cung cấp dịch vụ không xuất hiện trên lãnh thổ của nước thành viên tiêu dùng dịch vụ đó. 10 [...]... thoả thuận và những nước đã chấp thuận lại không cho Nghị định thư có hiệu lực) Điều này sẽ dẫn đến việc phục hồi đàm phán trong khoảng thời gian 2 tháng 29 Chương II Thực trạng dịch vụ viễn thông và dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay I/ Thực trạng ngành dịch vụ Việt Nam trước và sau khi gia nhập 1 Dịch vụ Việt Nam trước khi gia nhập WTO Dịch vụ đã đóng góp cho GDP của Việt Nam khoảng... nên khó khăn nhiều hơn khi các dịch vụ như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông,… còn yếu kém Ngược lại, ở các nước phát triển, sự hoàn thiện của hệ thống dịch vụ là một trong những tiền đề đẩy nhanh quá trình phát triển thương mại và kinh tế 2 Hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ 2.1 Tính tất yếu của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ Dịch vụ có vị trí và vai trò ngày càng... hội việc làm cho người lao động Việt Nam nói riêng là thành viên của tổ chức WTO và là quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế thì việc tham gia và mở cửa thị trường dịch vụ là một tất yếu khách quan Thật vậy, dịch vụ chiếm một vị trí quan trọng trong WTO, và ngày càng tỏ rõ ưu thế của nó, thu hút sự quan tâm của WTO nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng Dịch vụ là lĩnh vực rộng lớn, liên quan... 2000) và tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm Tỷ trọng của các ngành dịch vụ ngày càng tăng trong GDP Tính chất thương mại của các ngành dịch vụ được cải thiện đang tạo ra sự nhìn nhận đúng đắn của các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam thể hiện trong chiến lược phát triển của nhà nước và các địa phương về cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ So sánh với thế giới, tỷ trọng của các ngành dịch. .. các ngành dịch vụ tăng cả về tương đối và tuyệt đối 2 Dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO Gia nhập WTO, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước ráo riết chuẩn bị cho sự cạnh tranh khốc liệt sắp tới không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà quan trọng hơn là với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam 31 Từ đầu năm đến nay, có thể thấy rõ sự chuyển biến của các doanh nghiệp cung cấp dịch. .. kinh doanh dịch vụ của Việt Nam có sự tham gia đáng kể của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài * Đầu tư trong khu vực dịch vụ Vai trò ngày càng tăng của các ngành dịch vụ cũng được đặc biệt thể hiện trong xu thế đầu tư của các ngành dịch vụ Dịch vụ đang nhận được ngày càng nhiều đầu tư hơn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cả về giá trị 30 Cơ cấu đầu... nhưng tốc độ phát triển chưa cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới II/ Dịch vụ viễn thông trước và sau khi gia nhập 1.Vài nét về dịch vụ viễn thông trước khi Việt Nam gia nhập WTO Trong những năm qua, Việt nam chúng ta đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm để phát triển mạng lưới viễn thông Nhờ vậy mà mạng lưới viễn thông của Việt Nam đã có những chuyển biến đáng kể Hệ thống chuyển mạch điện... mại dịch vụ là chưa đầy đủ và có vẻ còn khi m tốn so với cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa Tình hình này đang làm sâu sắc hơn hiểu biết và thái độ nghiêm túc của các cơ quan quản lý về vai trò của dịch vụ trong thương mại * Lao động trong khu vực dịch vụ Các ngành dịch vụ tạo ra một số lượng lao động lớn trong nền kinh tế Với xu thế mở rộng đầu tư trong nước và ngoài nước tỷ trọng của ngành dịch vụ trong... GATS về Dịch vụ tài chính): - Bảo hiểm và các dịch vụ liên quan - dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ; tái bảo hiểm và chuyển nhượng; trung gian bảo hiểm như môi giới và đại lý; các dịch vụ bổ trợ cho bảo hiểm - Ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác (trừ bảo hiểm): nhận đặt cọc; cho vay, kể cả tín dụng tiêu dùng; cho vay cầm cố, chi cho các giao dịch thương mại; cho thuê tài chính; dịch vụ thanh... dịch vụ Việt Nam trong GDP là thấp hơn so với các nước đang phát triển trong khu vực và rất thấp so với nước phát triển Những ngành dịch vụ có tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam bao gồm dịch vụ thương nghiệp (phân phối, sửa chữa ) chiếm hơn 16% GDP, dịch vụ xây dựng (6%), các dịch vụ khác như tài chính, viễn thông có tỷ trọng thấp hơn khoảng xấp xỉ 2% Loại trừ một số ngành dịch vụ . nghiệp là: Cơ hội và thách thức của một số ngành dịch vụ Việt Nam sau khi gia nhập WTO . 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Trong phạm vi của một khoá luận tốt nghiệp và trong tầm. chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đến ngành dịch vụ của Việt Nam nói chung và đặc biệt chú trọng vào việc đánh giá những cơ hội và thách thức đối với hai ngành dịch vụ Viễn thông và. ngân hàng sau khi gia nhập. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Sau khi tìm hiểu thực trạng phát triển của hai ngành dịch vụ viễn thông và dịch vụ ngân hàng trước và sau khi gia nhập WTO, đánh

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan