BÁO CÁO THU HOẠCH SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TỈNH YÊN BÁI

16 5.1K 1
BÁO CÁO THU HOẠCH SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TỈNH YÊN BÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THU HOẠCH SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TỈNH YÊN BÁI Yên Bái nằm ở vùng Tây bắc tiếp giáp với đông bắc . phía đông bắc giáp hai tỉnh tuyên quang và hà giang ,phía đông nam giáp tỉnh phú thọ, phía tây nam giáp tỉnh sơn la, phía tây bắc giáp hai tỉnh lai châu và lào cai. Yên Bái nằm ở vùng núi phía bắc có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và đẹp với: hang Thẩm Lé ( Văn Chấn), động Xuân Long, động Thủy Tiên ( Yên Bình), hồ Thác Bà , Suối Giàng, cánh đồng Mường Lò, di tích cách mạng… Là 1 tỉnh vùng sâu vùng xa của tổ quốc thế mạnh của yên bái là vẫn giữ được môi trường thiên nhiên hoang sơ , non nước hữu tình, khí hậu trong lành và những danh lam thắng cảnh vô cùng đẹp mắt khiến cho những du khách đến đây sẽ nhớ mãi. Tập thể lớp k10 việt nam học trong chuyến thực tế 2 ngày 1 đêm lớp chúng tôi đã được đi thăm quan bốn địa điểm: Bản Hốc (Văn Chấn), Suối giàng (Văn Chấn ), Mường Lò (Nghĩa Lộ) , Hồ Thác Bà (Yên Bình- Lục Yên) … 1. BẢN HỐC Di chuyển trên cung đường từ trường đại học Hùng Vương thành phố việt trì đến khoảng 11h30 điểm đến của chúng tôi là Bản hốc. Tạm xa phố phường ồn ào, đắm chìm vào không gian êm đềm , thấp thoáng bóng áo cỏm của thiếu nữ Thái, ngắm những ngôi nhà sàn, đây đó lách cách tiếng thoi đưa tại Bản Hốc xã Sơn Thịnh huyện Văn Chấn. Đặc biệt khi ngâm mình trong bồn nước khoáng nóng hổi ở suối Bản Hốc, bản mới cảm nhận được sự kì diệu của đất và con người nơi miền Tây tỉnh Yên Bái. Bản Hốc là một bản bình yên của người Thái cách huyện lỵ Văn Chấn khoảng 5 km. Bản làng từ lâu được du khách yêu thích khám phá cung đường Tây Yên Bái chọn làm chạm dừng chân đầu tiên, nạp nguồn năng lượng mạnh mẽ cho những cung đường gay go tiếp theo. Từ Hà Nội đi theo cung đường Tây Bắc của quốc lộ 32 khoảng 190 km, du khách sẽ đến được bản. Tại đây có dòng suối Nhì bắt nguồn từ Thác Hoa ở Trạm Tấu chảy đổ xuống, qua đèo cao thung sâu mang đầy khí trời, hơi gió nên quanh năm mát mẻ. (dòng Nhì chảy qua Bản Hốc) Khi dòng Nhì chảy qua Bản Hốc đã sinh ra nguồn nước nóng. Nhiệt độ dòng suối trung bình từ 50-60 0 C với độ khoáng khá tốt. Về với Bản Hốc,du khách không những tìm được cho mình những giây phút thư thái trong bồn nước khoáng nóng hay những bãi “ tắm tiên” thơ mộng mà còn được tân hưởng cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc, với những cô gái Thái thoải mái tắm trần trên dòng suối. để rồi say mềm trong những chén rượu nhô thơm nồng, trong điệu Khắp, điệu Xòe xao xuyến lòng người; được mời nghỉ lại trong ngôi nhà sàn xinh xắn, cùng thưởng thức những món ăn dân dã của người Thái hiếu khách… ( người Thái tắm bên suối khoáng nóng) Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ làm cho tôi, làm cho bạn ấn tượng về nét hoang sơ một thuở của suối khoáng nóng Bản Hốc, nơi đang được chọn làm điểm đến thú vị của nhiều người. Đúng như vậy, thiên nhiên Tây Bắc rất hoang sơ và thơ mộng. Chúng tôi đã được dừng chân nghỉ một đêm tại Bản Hốc, được ngủ trong ngôi nhà sàn xinh xắn của người Thái và đặc biệt đã được ngâm mình trong bồn khoáng nóng độc đáo mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây, rất thoải mái_ một nét riêng không phải nơi nào cũng có được. bên cạnh đó, chúng em còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, đặc sản của người Thái như rượu , cá suối nướng, thịt én,… Vào buổi tối lớp đã tổ chức một buổi lien hoan nho nhỏ, cùng nhảy múa và ăn uống với các em nhỏ và người dân nơi đây. Đó mãi mãi là những kỉ niệm mà lớp K10 Việt Nam Học và tôi không bao giờ quên được. 2. Suối Giàng: (khung cảnh hung vĩ của Suối Giàng) Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, nằm cách trung tâm huyện lỵ Văn Chấn 12 km về phía Bắc, với diện tích tự nhiên 5.922 ha, bao gồm bốn thành phần tộc người cùng cư trú là người Mông, Kinh, Dao, Tày, trong đó người Mông chiếm 98,5 %, còn lại là các dân tộc khác chiếm gần 2 %. Do vậy các giá trị văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào Mông nơi đây còn lưu giữ được nhiều yếu tố cổ truyền độc đáo. Suối Giàng nằm ở độ cao trên 1.371 m so với mặt nước biển, do vậy nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm. Nhiệt độ trung bình thường thấp hơn khu vực Văn Chấn , thị xã Nghĩa Lộ từ 8 0 C- 9 0 C. Nếu như mùa hè ở Nghĩa Lộ , Văn Chấn nhiệt độ từ 34-35 0 C thì ở Suối giàng chỉ khoảng từ 25-26 0 C. Đây chính là sự khác biệt tạo cho Suối Giàng có tiềm năng trở thành khu du lịch – nghỉ mát, du lịch sinh thái của vùng phía Tây nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung. Sáng ngày 15/11/2014, chúng em bắt đầu xuất phát tại trường, lần lượt đi thăm các địa điểm trên, theo như dự kiến thì Suối Giàng là điểm đến đầu tiên với nhiều trải nghiệm khá thú vị tại đây. Tuy nhiên do thời gian thay đổi nên địa điểm dừng chân bị thay đổi. lúc đó đã là hơn 11h trưa nên đoàn đẫ về Bản Hốc ăn trưa và nghỉ nghơi sau đó chiều mới tiến hành lên Suối Giàng. Khoảng 14h chiều chúng em bắt đầu lên Suối Giàng, ai cũng vô cùng háo hức .Theo như những tư liệu đã tìm hiểu thì giao thông đi lại tại đây có nhiều thuận tiện, đương lien thông xã được mở rộng tạo điều kiện cho Suối Giàng giao lưu , trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế, đặc biệt xã đã có đương trải nhựa từ Sơn Thịnh lên tới trung tâm xã rộng 5,5 m, giúp cho nhân dân xã đi lại dễ dàng hơn. Từ chuyến thực tế chúng em đã được chứng kiến tận mắt khung cảnh nơi đây, với những con đường trải nhựa rộng khoảng 5 m kéo dài ngoằn ngoèo bao quanh sương núi hiểm trở, ngồi trên ô tô có những lúc cảm giác đến ngạt thở với những đoạn đường gấp khúc uấn lượn, đó là trải nghiệm mà chúng em khó có thể quên được. Lên đến đỉnh là những đồi chè Tuyết bạt ngàn, những rừng cây Sa Mộc sương mù bao phủ, khí hậu khá mát mẻ, thoải mái. Đây đúng là một địa điểm nghỉ mát hấp dẫn cho du khách trong mùa hè nóng bức. Khí hậu ở Suối Giàng có thể sánh với Sa Pa,Tam Đảo, Đà Lạt của tỉnh Yên Bái cùng với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc hòa quyện với cảnh quan làm mê đắm lòng người. Du khách có thể tìm hiểu về phong tục, tập quán truyền thốn g của các tộc người trên địa bàn. (chè tuyết) Khí hậu nơi đây tuy mây mù quanh năm nhưng rất trong lành và khoáng đạt nên rất thích hợp cho những cây chè Shan sinh sôi và phát triển. Chè Tuyết là lại cây phổ biến ở đây, có những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, hương chè Tuyết Shan cổ thụ nổi tiếng trong cả nước. Qua quá trình khảo sát thực tế tại đây, toàn xã còn khoảng 4 vạn cây chè Shan Tuyết như thế này mọc rải rác trên các trền núi cao, khe sâu và trong rừng, có những cây đã có khoảng hàng vài trăm tuổi đến nghìn tuổi cổ thụ, đây là những cây chè cổ thụ của vùng. Nhìn thì có thể thấy búp chè Shan to, màu trắng xám giống bông tuyết, đó có thể là lí do loại chè này được gọi là chè tuyết. Một trong những lí do khiến chè tuyết nổi tiếng là vì cho tới nay, việc thu hoạch và chế biến chè vẫn hoàn toàn dựa trên phương pháp thủ công truyền thống của người Mông. Nhấm nháp chén chà Suối Giàng hương vị ngọt ngào, chan chat của đất trời thấm dần vào từng thớ thịt, đâu đâu văng vẳng tiến khèn của chàng trai Mông đang gọi tìm bạn tình, những quả Pao chuyền từ tay chàng trai đến tay thiếu nữ với ánh mắt đắm say. Đó là thực tế sinh động mà nhà văn Tô Hoài đã miêu tả trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ đang mời gọi du khách đến khám phá. Ngoài những cây chè Shan Tuyết trong tự nhiên, người Mông còn trông thêm chè Shan Tuyết để phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách nên hiện nay toàn xã Suối Giàng còn có hơn 300 ha vườn chè Shan Tuyết nhân tạo. Cách trồng cũng theo truyền thống : ươm hạt ở bầu rồi trồng ở nơi râm mát và chỉ phát quang khi cây chè đã lớn. Chè từ 5-7 tuổi là có thể thu hoạch và một năm có thể thu hoạch 4 vụ, vào vụ thu hoạch chè cả xã Suối Giàng thơm ngát mùi chè sao… Khu du lịch sinh thái Suối Giàng sẽ là động lực thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đời sống tinh thần của người dân trong vùng không ngừng được cải thiện, bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát huy theo hướng truyền thống. 3. Mường Lò: Mường Lò chỉ cách Suối Giàng 12 km, nên khi vừa chia tay Suối Giàng với những cây chè “ Shan Tuyết cổ thụ”, chúng em lại tiếp tục đi trên quốc lộ 32 đến Mường Lò. Mường Lò theo như chúng tôi đã tìm hiểu thì nó là một vùng đất phì nhiêu, trù phú của cùng Tây Bắc cách trung tâm tỉnh Yên Bái 80 km, cách trường đại học Hùng Vương- ViệtTrì 120 km. Theo hướng Tây Bắc Mường Lò là nơi có cánh đồng bằng phẳng rộng thứ hai khu vực Tây Bắc, nổi tiếng với gạo trắng nước trong, với hương thơm nồng nàn của nếp thơm tú lệ . Nơi đây còn là mảnh đất quần cư của người thái đen với những nét văn hóa đặc sắc. ( Mùa lúa ở Mường Lò) Nơi đây cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những thửa ruộng bậc thang mượt mà óng ả, lóng lánh trong nắng trải dài dưới chân núi xa xa. Mường Lò là cánh đồng rộng thứ hai ở Tây Bắc sau cánh đồng Mường Thanh, là cái nôi văn hóa của dân tộc Thái Tây Bắc. Nơi đây có nhiều điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng trong nước và còn thu hút được khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh đó các vùng lân cận Mường Lò còn có các điểm du lịch khác cũng rất nổi tiếng như khu vực chè san tuyết cổ thụ Suối Giàng, suối nước nóng Bản Hốc, suối nước nóng Bản Bon, Mù Cang Chải,…. Trong quá trình thực tế, chúng tôi thấy Mường Lò giờ đây thật sự không còn đẹp như vậy nữa khi đã kết thúc mùa vụ vẻ đẹp ấy có lẽ chỉ có khi lúa chín vàng bước vào mùa thu hoạch. Mường Lò chỉ có những thủa ruộng bậc thang óng ả, mềm mại vào mùa vụ lúa chín, bình thường không có gì đặc sắc, nổi bật, điều này đã làm cho điểm du lịch này mang tính thời vụ nhiều hơn. Tuy nhiên ở đây cảnh sắc thiên vẫn rất trong lành, mát mẻ. Ngoài ra, đến với Mường Lò không chỉ có cảnh sắc đất trời tươi đẹp mà nơi đây còn có những món ăn ngon, rất đa dạng và phong phú gắn với nghề nông trồng lúa nước, mang đậm dấu ấn của cư dân nông nghiệp và bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Các món ngon nổi tiếng tại đây với hương vị độc đáo không nơi nào có được như thịt trâu gác bếp, thịt lợn hun khói, nậm phía, pết, nhứa xổm cùng với đó còn có rượu đặc sản của vùng. Khi đến Mường Lò du khách không thể bỏ qua danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận năm 2007. Đứng từ trên cao nhìn xuống, thả mình vào thiên nhiên hoang sơ ngắm nhìn các thửa ruộng bậc thang ở các xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phìn để cảm nhận vẻ đẹp và sự yên bình nơi đây. Đúng như vậy, vào mùa lúa chín thì nơi đây là một địa điểm hấp dẫn đối với khách du lịch cả nước. Điều đáng buồn là sinh viên chúng em không đi vào mùa vụ nên chưa được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thủa ruộng bậc thang vàng óng đó. Đoàn cũng chưa có dịp để thưởng thức những món ăn độc đáo nơi đây. ( khách sạn nghĩa lộ ) Thị xã Nghĩa Lộ nhỏ bé nằm ở phía Tây Yên Bái, nằm lọt thỏm giữa lòng chảo cánh đồng Mường Lò bao la và được bao bọc bởi dãy Hoàng Liên ngàn năm mây trắng. Thị xã nhỏ bé diện tích chưa đầy 3000 ha nhưng nơi đây là nơi sinh sống của 17 dân tộc anh em với dân số khoảng trên 27 nghìn người, trong đó dân tộc Thái khoảng 44 % với bao bí ẩn hấp dẫn về văn hóa khiến người đời me mẩn khám phá lâu nay. Mường Lò và thị xã Nghĩa Lộ là hai điểm đến du lịch có nhiều tiềm năng đã và đang tiếp tục phát triển thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước với cảnh đẹp và văn hóa ẩm thực của các dân tộc anh em . 4 Hồ Thác Bà Sáng hôm sau, ngày 16/11/2014, lớp chúng tôi bắt đầu rời khỏi Bản Hốc thơ mộng để đến với Hồ Thác Bà một điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Yên Bái. Đoạn đường từ Bản Hốc đến Hồ Thác Bà kéo dài hơn 100 km với khoảng 2h đồng hồ đi qua các tuyến đường quan trọng như QL 32, QL 37, QL 70,… Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái nơi được ví như “ Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn Việt Nam, hình thành khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà. Nằm trongđịa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên, Hồ Thác Bà rộng gần 23.500 ha với hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng xuống mặt nước cùng với hệ thống các hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kì bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền ảo nhưng lại rất thân thiện hữu tình. Hồ Thác Bà không chỉ có thắng cảnh đẹp mà còn là một vựa cá lớn mỗi năm chu cấp hàng trăm tấn cá cho nhân dân quanh vùng, một trung tâm du lich lớn về sinh thái, giải trí khám phá làng bản. [...]... Thác Bà hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thủy cùng bản sắc văn hóa đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan… Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hóa riêng của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn bạn thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà 5 Kết Luận: Qua chuyến thực tế hai ngày một đêm tại Yên Bái đã cho chúng tôi rất nhiều trải nghiệm sâu sắc... nhiên phong phú, độc đáo Đó là chuyến đi mang lại nhiều kỉ niệm đẹp, có đi thì mới có biết, có đi thì mới hiểu và trưởng thành hơn Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những mảnh đời bất hạnh, khó khăn cần được giúp đỡ, quan tâm; đã cho tôi thấy mình thật may mắn giữa cuộc sống bộn bề những lo toan này, mình được sống, được cống hiến, được học hành, được yêu thương… Tạm biệt Yên Bái, tạm biệt con người nơi đây... lĩnh thời Lê và trong thời kì kháng chiến trống Mỹ, Tỉnh ủy Yên Bái đã từng làm việc tại đây Động Thủy Tiên còn gắn với huyền thoại về chín nàng tiên xinh đẹp trốn Ngọc Hoàng xuống vui chơi ở nơi hồng trần thăm động và thưởng ngoạn những kiệt tác cảu tự nhiên với truyền thuyết ly kì, du khách có cảm giác đang lạc trong thế giới thần tiên như mơ, như thực để chút bỏ tất cả những mệt mỏi, ưu phiền của... tiên ) Nhưng qua quá trình thực tế, tìm hiểu, chúng tôi cảm thấy đó chỉ là hình thức quảng bá, giới thiệu làm tăng tính hấp dẫn của đi m du lịch nhằm thu hút du khách mà thôi Hồ Thác Bà đẹp với các hòn đảo lớn nhỏ với với rừng cây ngập nước, đa dạng sinh học và không khí trong lành Đối với Thủy Tiên động thì tôi thấy không có gì đặc biệt Dộng không hề đẹp và huyền ảo như sách báo và trên các trang mạng.. .Đi thuyền trên Hồ Thác Bà chúng tôi không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành của nước, từ gió hồ mà còn được hòa mình vào thiên nhiên hào phóng, với không khí trong lành, rất tươi mát, đi p trùng núi đảo tưởng như vô tận Sau vài giờ lênh đênh trên sóng nước, chúng tôi ghé thăm động Thủy Tiên Theo như dã tìm... không có gì đặc biệt Dộng không hề đẹp và huyền ảo như sách báo và trên các trang mạng đã giới thiệu không biết những truyền thuyết và sự tích nằm bên trong động có tính chân thực hay không? Tuy nhiên, cảnh sắc tại đây vẫn rất thu hút bởi hệ thống hơn 1.300 hòn đảo xanh, trùng đi p rất lạ mắt và độc đáo Nơi đây thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tham quan khám phá Được công nhận là di sản thắng... mình thật may mắn giữa cuộc sống bộn bề những lo toan này, mình được sống, được cống hiến, được học hành, được yêu thương… Tạm biệt Yên Bái, tạm biệt con người nơi đây 6 Phụ lục ảnh Hình 1: Trên đường đi Suối Giàng Hình 2: những ngôi nhà mờ sương trên Suối Giàng Hình 3: Cây chè nghìn năm tuổi- Suối Giàng Hình 4: Một góc khung cảnh hồ Thác Bà Hình 5: con người bản Hốc Hình 6: Đêm lửa trại của lớp K10 . mát và chỉ phát quang khi cây chè đã lớn. Chè từ 5-7 tuổi là có thể thu hoạch và một năm có thể thu hoạch 4 vụ, vào vụ thu hoạch chè cả xã Suối Giàng thơm ngát mùi chè sao… Khu du lịch sinh. BÁO CÁO THU HOẠCH SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ TỈNH YÊN BÁI Yên Bái nằm ở vùng Tây bắc tiếp giáp với đông bắc . phía đông bắc giáp hai. được gọi là chè tuyết. Một trong những lí do khiến chè tuyết nổi tiếng là vì cho tới nay, việc thu hoạch và chế biến chè vẫn hoàn toàn dựa trên phương pháp thủ công truyền thống của người Mông.

Ngày đăng: 09/01/2015, 18:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan