thời gian trong tác phẩm đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau

13 481 0
thời gian trong tác phẩm đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Truyện Nôm là một thể loại văn học độc đáo của Việt Nam vì chúng được viết bằng văn tự và thể thơ dân tộc. Trải qua mét quá trình phát triển lâu dài, kể từ truyện Nôm đầu tiên Lạc xương phân kính quốc ngữ truyện tương truyền của Đại Hưng hầu Nguyễn Thế Nghi (thế kỷ XVI) đến truyện cuối cùng Tõ Thức lấy vợ tiên (1920) chúng ta đã có mét kho tàng truyện Nôm đồ sộ với khoảng trên dưới 100 tác phẩm. Vì vậy, nghiên cứu truyện Nôm là việc làm có ý nghĩa khoa học. 1.2. Trong số các truyện Nôm thì Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du là mét trong những đỉnh cao. Vì vậy nghiên cứu tác phẩm này có ý nghĩa làm rõ được đặc trưng thể loại. Với Đoạn trường tân thanh, truyện Nôm đã khẳng định một cách thuyết phục sù phong phó về ngôn ngữ còng nh sù hoàn thiện thể loại truyện Nôm trong văn học dân tộc. 1.3. Tõ trước đến nay, khi nghiên cứu Đoạn trường tân thanh, các nhà nghiên cứu đã chú trọng cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Về nội dung, đã có nhiều ý kiến thậm chí trái ngược nhau nhưng về nghệ thuật thì giới nghiên cứu đều công nhận Nguyễn Du là bậc thầy và chưa có mét ai vượt qua được. Nghiên cứu nghệ thuật Đoạn trường tân thanh có nhiều phương diện, song ở đây chúng tôi chỉ chọn một khía cạnh nhá trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm là “thời gian”. Bởi thời gian trong tác phẩm không chỉ thể hiện diễn biến của cốt truyện mà còn đóng vai trò là môi trường để nhân vật bộc lộ tính cách. Hiểu thời gian trong Đoạn trường tân thanh chúng ta sẽ hiểu được một vấn đề quan trọng về thế giới nghệ thuật còngnh thi pháp của tác phẩm. Với tư cách là giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy văn học, việc nghiên cứu Đoạn trường tân thanh sẽ tạo điều kiện cho người viết có dịp hiểu sâu thêm tác phẩm để giảng dạy được tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề Kể từ khi ra đời đến nay, Đoạn trường tân thanh đã được công chúng và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không Ýt các cuộc tranh luận xung quanh việc tìm hiểu tác phẩm, thậm chí đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng riêng về vấn đề nghiên cứu “thời gian” trong tác phẩm thì phải đến giai đoạn sau 1975 mới có những bài viết, những công trình, những luận văn đề cập đến. Đáng kể nhất là cuốn Thi pháp Truyện Kiều của giáo sư Trần Đình Sử. Trong đó, tác giả bàn đến và đóng góp những phát hiện mới về thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh. Tác giả đã bàn đến sự xuất hiện trong tác phẩm dòng thời gian định mệnh, dòng thời gian tâm trạng của nhân vật, thời gian sự kiện, thời gian gấp khúc có tính liên tục, có nhịp điệu dồn dập, chống chéo, sự kiện này chưa xong sự kiện kia đã tới, gối đầu lên nhau, chồng chất xô đẩy nhau khi tai họa cũng như khi hạnh phúc. Ở cuốn Tìm hiểu Truyện Kiều của Lê Quế cũng nói đến thời gian, nhưng ở đây chủ yếu nói tới tuổi của chị em Kiều, thời gian và các sự kiện cụ thể xảy ra trong cuộc đời Kiều vào ngày tháng năm nào và trong bao nhiêu lâu. Theo Lê Quế tổng hợp và tính ra được “ Thời gian Thúy Kiều tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà là 4 năm 6 tháng, tõ 1 - 7 năm nàng 22 tuổi cho đến hôm gặp Thóc Sinh 1 - 1 năm nàng 27 tuổi và toàn bộ thời gian mười lăn năm của Thúy Kiều gồm ba giai đoạn: ở lầu xanh của Tú Bà 4 năm 6 tháng. Quan hệ với Thóc Sinh 3 năm 7 tháng 15 ngày. Hội ngộ với Giác Duyên 6 năm 10 tháng 15 ngày. Tổng cộng là 15 năm”. [34- 109] Gần đây nhất là cuốn 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều còng có bài Thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh của Lê Tuyên mà Lê Xuân Lít đã sưu tầm và giới thiệu. Ở bài viết này tác giả chủ yếu đi vào ba loại thời gian: - Thời gian ngoại tại và sự chuyển vần. - Thời gian nội tâm và dòng tâm lý, trong loại thời gian này thì lại được chia thành những mảng nhỏ như: hiện hữu tính của thời gian tâm lý, hiện hữu tính và vị tri tính trong tác phẩm, biến thể tính của thời gian hiện hữu. - Thời gian xã hội và sự phối hợp giữa người cùng vò trô. Tác giả kết luận “ thời gian hiện sinh trong Đoạn trường tân thanh chỉ là một mối tương giao tất yếu và đương nhiên. Mối tương giao Êy đã đi từ ngoại giới đến con người và tõ con người đạt đến một thể trung gian, tạo thành liên hệ giữa người và vò trô. Thể trung gian Êy là xã hội đã biểu dương qua xã hội âm tính củaĐoạn trường tân thanh như một gạch nối tiếp giao giữa vô ngã của ngoại giới và bản ngã sâu đậm của con người” [ 924] Ngoài ra còn có mét số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến thời gian trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau: Cuốn luận văn Thời gian tù sự trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phùng Hữu Hải chủ yếu đi vào tìm hiểu thời gian tù sự và phương hướng vận dụng lý thuyết thời gian tù sự vào trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Ởcuốn luận văn này tác giả đã tìm hiểu được trình tự tù sự trong Đoạn trường tân thanh gồm có trình tự tù sự bị đảo ngược (trình tự thời gian hồi tưởng) và trình tự trần thuật có tính chất dự báo trước (dự cảm linh cảm). Ngoài ra cuốn luận văn này còn tìm hiểu được tốc độ thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh có thể biểu hiện bằng các hình thức như tỉnh lược, ngừng nghỉ, hoạt cảnh và lược thuật. Ở cuốn luận văn Mét sè phương tiện biểu thị ý nghĩa thời gian trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phạm Thị Thu Phương lại chủ yếu đi vào tìm hiểu hình thức thời gian được biểu hiện bằng phương tiện tõ vùng và mét sè cấu tróc cú pháp. Luận văn đi sâu tìm hiểu nội dung hai phương tiện tõ vùng và mét sè cấu trúc để biểu thị các ý nghĩa thời điểm, thời lượng, tần suất trong Đoạn trường tân thanh. Tuy nhiên, các bài viết, các công trình này mới khảo sát mét sè mặt chủ yếu của thời gian nghệ thuật trong Đoạn trường tân thanh cho phép ta nhận rõ cá tính sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du mà chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể về từng loại thời gian. Vì vậy tìm hiểu yếu tố “thời gian” để từ đó thấy được sự độc đáo, sáng tạo và tài năng của Nguyễn Du khi vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào sáng tạo văn học là một vấn đề mới, cần thiết và được chúng tôi nghiên cứu một cách cụ thể. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là yếu tố “thời gian” trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du bao gồm: thời gian vò trô, thời gian sự kiện và thời gian tâm lý Về mặt văn bản, do tác phẩm được nhiều tác giả khảo đính, chú giải nên giữa chúng có sự khác biệt. Để tiện việc nghiên cứu chúng tôi chọn văn bản Đoạn trường tân thanh tương đối thông dụng do Đào Duy Anh khảo chứng, hiệu đính và chú giải của NXB Văn học ấn hành năm 2002. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm một số truyện Nôm khác để so sánh trong quá trình thực hiện luận văn. 4. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê – phân loại: Chúng tôi tiến hành tìm những dòng thơ có chứa các từ và cụm từ chỉ Thời gian. Đồng thời với việc thống kê, chúng tôi tiến hành phân loại chúng. Những từ và cụm từ chỉ thời gian bao gồm như: năm, tháng, mùa, ngày, buổi…. Từ kết quả thống kê, chúng tôi có thể đưa ra những nhận định hợp lí về thời gian trong tác phẩm có tác dụng như thế nào đối với ý đồ nghệ thuật của tác giả. - Phương pháp phân tích – tổng hợp: chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích những trường hợp cụ thể từng nhóm thời gian, từ đó rút ra kết luận cho từng nhóm. Qua đó, cũng thấy được sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du và tài năng của ông trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc vào sáng tác văn học. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: Hệ thống húa, so sánh- đối chiếu trong quá trình làm luận văn. 5. Đóng góp mới của luận văn - Đây là lần đầu tiên luận văn đưa ra bản thống kê tương đối đầy đủ về “Thời gian” trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh. - Đây cũng là lần đầu luận văn tiến hành phân loại “Thời gian” trong tác phẩm. - Trên cơ sở thống kê và phân loại, luận văn bước đầu đánh giá cách sử dụng “Thời gian” để phản ánh nội dung của tác phẩm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn của chúng tôi gồm 3 chương: Chương 1: Vài nét về thời gian, thêi gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam Trung đại. Chương 2: Các dạng thời gian và ý nghĩa của chóng trong Đoạn trường tân thanh. Chương 3: Các phương thức biểu hiện thời gian trong Đoạn trường tân thanh Cuối cùng là phần thư mục tài liệu tham khảo PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VÀI NÉT VỀ THỜI GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI 1. Thời gian và thời gian nghệ thuật: 1.1. Thời gian Là khái niệm chỉ sự tồn tại của vật chất, gắn với sự việc, hoạt động, thời gian luôn hoạt động không ngừng, không quay ngược lại và không tồn tại riêng biệt. Nếu thời gian cơ học được đo bằng ngày, giờ, phỳt… mang tính chính xác, không thay đổi thì qua cảm nhận của con người, thời gian có thể là "khoảng", "chừng" hoặc cùng một đơn vị thời gian cơ học nhưng qua cảm quan của con người có thể dài, ngắn, nhanh, chậm khác nhau. Theo A.J.A.Gurevich. Khái niệm thời gian " thể hiện đầy đủ cảm quan và thế giới của thời đại, hành vi của con người, ý thức của nú, nhịp của cuộc sống, tháiđộ đối với sự vật" [13- 98] Khái niệm thời gian không chỉ mang tính vật lí, cơ học mà còn mang tính chủ quan của con người. Thời gian chỉ có thể đo được, cảm nhận được chứ không thể nắm bắt và nhìn thấy được. 1.2. Thời gian nghệ thuật Theo Trần Đình Sử, thời gian nghệ thuật là một yếu tố nghệ thuật của tác phẩm " vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bảnđể tổ chức tác phẩm[10- 887] Theo Từ điển thuật ngữ văn học " Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nú… Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảnh khắc dài trong chốc lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lạiđều đặn của các hình tượng đời sống được ý thức… tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại để miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại…”[14-272,273] Nhìn chung, thời gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật mang nhiều tính chủ quan, ước lệ, thể hiện cảm quan của tác giả về thế giới và con người. Thời gian trong tác phẩm thể hiện tính thẩm mĩ trong cách cảm nhận cuộc sống và tưtưởng tác giả. Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian khách quan được đưa vào tác phẩm. Thời gian nghệ thuật được sáng tạo, nhào nặn cho phù hợp với ý đồ sáng tác, loại thể và phong cách tác giả. Điều này tạo sự đa dạng, sinh động cho thời gian trong tác phẩm. Thời gian nghệ thuật là yếu tố không thể thiếu để kết cấu tác phẩm, đồng thời giúp cho việc liên kết các yếu tố trong tác phẩm được chặt chẽ hơn. Thời gian nghệ thuật có đầy đủ các đặc trưng của thời gian, cũng vận động theo ba chiều: quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhưng thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải tuân theo sự nghiêm ngặt của thời gian tự nhiên mà nú có thể dài, ngắn, nhanh, chậm tựy theo cảm nhận chủ quan của tác giả. Có khi trăm năm chỉ như thoáng chốc, như giấc mộng. Nhưng cũng có khi một giờ, một phút thậm chí một giây lại dài vô tận. Thời gian dồn nén hay kéo căng ra là do ý đồ của tác giả khi miêu tả, khắc họa. Nếu Vạn Hạnh Quốc Sư quan niệm " Thân nhưđiện ảnh hữu hoàn vô" (có nghĩa là " Thân như bóng chớp có rồi không") đời người là chốc lát, thoáng qua, thì qua sự miêu tả của Nguyễn Du một đêm lại rất dài: "Đêm thu đằngđẵng nhặt cài then mây". Trong tác phẩm có thể bỏ qua một hoặc hai trong ba chiều vận động của thời gian khách quan. Nếu thời gian tự nhiên luôn vận động phát triển không ngừng thì trong tác phẩm có thể làm sống lại quá khứ hoặc hướng tới tương lai. Trong tác phẩm, có thể cùng tồn tại ba dạng thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai. Mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác phẩm văn học có sự biểu hiện thời gian nghệ thuật khác nhau, thể hiện sự đa dạng của yếu tố nghệ thuật này. Chẳng hạn, chủ nghĩa lãng mạn phủ nhận trật tự thời gian khách quan. Các tác giả thường quay về quá khứ, về cõi tiên, cõi mộng, trốn tránh thực tại. Bởi vậy thời gian thường mơ hồ, mang tính siêu thực; thời gian được xây dựng thành thời gian lý tưởng, trừu tượng của tác giả. Thời gian cũng có thể hướng tới tương lai nhưng là tương lai xa xôi, ít có thực. Như vậy, khác với thời gian hiện thực khách quan, thời gian nghệ thuật cho phép sử dụng các kiểu cảm thụ thời gian mang tính chủ quan, thời gian nghệ thuật có thể trùng hợp với thời gian vật chất nhưng nú cũng có thể thoát khỏi sự vận động một chiều của thời gian tự nhiên để chuyển tải tư tưởng, cảm nhận của tác giả về thế giới, về đời sống xã hội. Thời gian trong tác phẩm văn chương chỉ trở thành nghệ thuật khi nú trực tiếp tác động vào nhân vật, vào môi trường mà ở đó diễn ra số phận của nhân vật và những biến động tâm tưcủa nhân vật. Nú cùng với những yếu tố khác góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển. Nú thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới, làm cho người đọc hoặc hồi hộp chờ đợi, hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc, thời gian nghệ thuật không xuất hiện. Như vậy, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng phương tiện nghệ thuật. Nú thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Vấn đề thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có hai mặt cơ bản: quan niệm thời gian của nhà văn và tổ chức thời gian của tác phẩm. Quan niệm thời gian của nhà văn được bộc lộ trực tiếp và phổ biến hơn là được bộc lộ một cách gián tiếp qua cách tổ chức thời gian của tác giả. Đó là một trong những mặt hình thức bên trong của tác phẩm. Nú có quan hệ chặt chẽ với ý thức nghệ thuật của nhà văn. Tổ chức thời gian chính là cách xử lý thời gian, trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời gian nghệ thuật theo ý đồ của tác giả. Như vậy có thể nói, thời gian trong tác phẩm văn học là sự cảm nhận của tác giả, nú đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh, nên nú là ý thức nghệ thuật của nghệ thuật. Nhưng thời gian nghệ thuật không phải là một khái niệm trừu tượng mà là một hình tượng nghệ thuật sinh động, nú không phải chỉ là cái dùng để phản ánh mà còn là cái được phản ánh. Do đó thời gian nghệ thuật vừa mang những đặc tính của thời gian hiện thực, thời gian khách quan – tức là nú có nhịpđộ, có chiều hướng, có thể xác định được bằng các đại lượng…Vừa là một hình tượng nghệ thuật nên nú có tính chất ước lệ nhất định. Đặc biệt trong Văn học trung đại, tính chất ước lệ càng được thể hiện rõ. Ví dụ “ Ba thu dọn lại một ngày dài ghờ” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Hay câu: “Trời thu ba cữ duyềnh Tương một ngày” (Truyện Hoa Tiên- Nguyễn Huy Tự) Qua ví dụ này ta có thể nhận thấy các tác giả đó viết theo công thức “Nhất nhật như tam thu hề” (một ngày dài tựa ba thu). Tuy nhiên cách miêu tả thời gian đối với từng tác giả, tác phẩm cụ thể bao giờ cũng mang những nét đặc thù riêng. Vậy vấn đề thời gian đãđược Nguyễn Du xử lý như thế nào để tạo ra thời gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh. 2. Thời gian nghệ thuật trong Văn học Việt Nam trung đại Gắn kết với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật phải hoà kết và thống nhất với không gian mới tạo ra tính thống nhất của tác phẩm. Thời gian và không gian trong tác phẩm giống nh cặp bài trùng, yếu tố nọ ràng giữ và quyết định yếu tố kia. Thời gian nghệ thuật là một hiện tượng nghệ thuật, là kết quả sáng tạo của người nghệ sĩ, nó góp phần không nhỏ vào việc tổ chức tác phẩm. Vì là con đẻ của người sáng tạo nên thời gian nghệ thuật còng in đậm sắc thái chủ quan của nhà văn. Mỗi tác phẩm có một kiểu thời gian, mỗi nhà văn thường nhạy cảm với mét khung thời gian nhất định. Ta thấy bản chất chính là sự chảy trôi bất định, khi đi vào tác phẩm văn học, dưới cảm quan thời gian riêng của người nghệ sĩ dòng thời gian Êy thường được tổ chức lại. Vì thế, trong văn học ta vẫn thường bắt gặp kiểu đảo lộn thời gian: Hiện tại – quá khứ – tương lai. Nh vậy thời gian nghệ thuật của tác phẩm phải gắn liền với tính quan niệm về thời gian của nhà văn. Còng nh không gian, thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian vật lí, thời gian cơ học. Trong Văn học Trung đại còn có khái niệm tính phi thời gian. Đây là mét quan niệm thời gian của người trung đại. Phi thời gian có nghĩa là thời gian tuần hoàn, nhịp nhàng, vòng quanh, khép kín theo kiểu “ Sen tàn cúc lại nở hoa, Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”… (Truyện Kiều – Nguyễn Du) Cứ như thế thời gian trôi di trong mét nhịp điệu chậm rãi, thong thả và người ta không nhất thiết phải phân biệt rõ ràng, rạch ròi thời gian quá khứ hay thời gian hiện tại. Thời gian nghệ thuật trong Văn học Trung đại cũng nhằm bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác giả và ở trong từng tác phẩm cụ thể lại được nhà văn sắp xếp thời gian theo ý đồ nghệ thuật của mình. Trong phạm vi chương này chúng tôi chủ yếu đi vào tìm hiểu cách thức miêu tả thời gian trong hai thể loại đó là tù sự và thơ, thông qua việc phân tích sơ bộ về thời gian trong mét sè tác phẩm. 2.1. Thời gian nghệ thuật trong thơ ca Trung đại 2.1. 1. Nhận xét chung. [...]... ngha [39- 194] Trong Vn hc Trung i thỡ s cm nhn thi gian con ngi ngn ngi, chúng tn vi thi gian vũ trụ tnh ti, bt bin l hai ch thi gian tiờu biu Ngoi ra cũn cú thi gian lch s l s hng ph, i thay triu i, Quan nim thi gian tnh ti tun hon, bt bin l nột tiờu biu ca thi gian trong th quy nh một số hỡnh thc th, kt cu th, bỳt phỏp th Trung i Vit nam Bờn cnh thi gian vũ trụ tnh ti, bt bin cũn cú thi gian lch s... 1269) GS Trần Đình Sử cho rằng: các nhân vật trong Đoạn trờng tân thanh khắc hoạ tính cách nhân vật bằng đời sống nội tâm qua hình tợng thời xuõn mi cú ý ngha Tõm trng bõng khuừng nh cnh nh ngi ca Ty theo cỏch nhỡn, tõm trng ca nhõn vt m thi gian cú th di, (dòng 803 - 804) (dòng 2857 - 2858) hnh ng trong sut mi lm nm ú Vỡ vy, trong on trng tõn dựng õm thanh din t thi gian nh ting g, ting trng canh... con ngi ó c ý thc trc thc t tui tỏc, th yu v s bt lc ca con ngi Thi gian cỏ nhõn lm ny sinh cỏc th thng xuõn, tớch hoa Thi gian cỏ nhõn c cm thy rừ nht l thi gian ca cỏ nhõn xut chỳng cỏc anh hựng thi gian ca h quỏ ngn ng trc thi gian vụ hn õy ch l thi gian s kin, thi gian triu i v trong tỏc phm ny 1 Trm nm tc mt ch ng n xng 452 gian mc cuc i, va cú vai trũ tớnh mc s kin Xoay quanh quóng 35 Bi hoan... Trói) Bờn cnh thi gian tnh ti, bt bin nh chng nhõn ca mi s bin i, thỡ trong th ca B huyn Thanh Quan cũng cho thy cu trỳc thi gian nh vng búng thi tng lai lch s Nh th i ti cựng thc t lch s, nhng con mt tõm hn luụn hng về một vin cnh phớa sau [39- 207] 2.1 3 Thi gian con ngi Trong Vn hc Trung i bờn cnh thi gian vũ trụ tun hon bt bin cũn cú thi gian con ngi Trong Vn hc trung i, thi gian con ngi ó c ý...Thi gian, khụng gian l hỡnh thc tn ti ca th gii, ca cuc sng con ngi Khụng cú gỡ cú th tn ti ngoi thi gian, v khụng gian Do vy mi cm nhn v tn ti ca con ngi u gn lin vi cm nhn khụng gian v thi gian, con ngi cm nhn thi gian từ sự i thay ca chớnh mỡnh v th gii xung quanh [39- 193] Ly con ngi lm bn v cỏc nh nho luụn cm thy lo lng, bi ri trc thi gian trụi nhanh vụ tỡnh Ngy thỏng... i Vit nam Bờn cnh thi gian vũ trụ tnh ti, bt bin cũn cú thi gian lch s tng quan vi thi gian vũ trụ Theo quan nim Trung i mi s hng, vong, thnh, bi u thuc mnh tri, cho nờn thi gian lch s gn vi thi gian vũ trụ mt cỏch huyn bớ, thi gian lch s va cú tớnh cht khụng gian húa li va trụi qua vụ tỡnh Tớnh trụi chy ca thi gian c biu hin qua i lp kim c cỏi ú qua l cỏi ú mt, cỏi khụng hin hu to nờn mt ni bun . số luận văn thạc sĩ cũng đã đề cập đến thời gian trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh, nhưng là ở các khía cạnh khác nhau: Cuốn luận văn Thời gian tù sự trong Truyện Kiều của Nguyễn Du của Phùng. chức thời gian chính là cách xử lý thời gian, trong tác phẩm văn học của nhà văn để tạo ra thời gian nghệ thuật theo ý đồ của tác giả. Như vậy có thể nói, thời gian trong tác phẩm văn học là sự. gian trong tác phẩm thể hiện tính thẩm mĩ trong cách cảm nhận cuộc sống và tưtưởng tác giả. Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian khách quan được đưa vào tác phẩm. Thời gian nghệ

Ngày đăng: 09/01/2015, 03:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan