NGÂN HÀNG câu hỏi tự LUẬN môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

8 5.8K 310
NGÂN HÀNG câu hỏi tự LUẬN môn tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Những tiền đề tư tưởng - lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích ảnh hưởng Nho giáo?  Có 3 tiền đề: + Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Tinh hoa văn hóa nhân loại • Phương Đông: Nho giáo, Phật giáo, Tôn Trung Sơn • Phương Tây: Thiên chúa giáo, Tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mỹ, + Chủ nghĩa Mác – Lênin  Phân tích ảnh hưởng của Nho giáo: - Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho, thân sinh là cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà Nho yêu nước. Hơn nữa, nước Việt Nam lúc bấy giờ tư tưởng Nho giáo là hệ thống tư tưởng triết lý chính, nên từ nhỏ Người được tiếp thu những tư tưởng Nho giáo đặc biệt là học thuyết của Khổng Tử. - Hồ Chí Minh tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo như các triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. - Người phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động của Nho giáo: • Tư tưởng đẳng cấp, khinh thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay • Quân tử - tiểu nhân • Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô • Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nán dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán - Ngoài ra Bác còn bổ sung những nội dung mới trong khi tiếp thu các tư tưởng Nho giáo. Bác nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. => là nội dung mới trong tư tưởng “Trung quân, ái quốc” Câu 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946 và ý nghĩa? “Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước. Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!” - Ý nghĩa: Lời kêu gọi mãi là lời hịch của non sông, một văn kiện mang tính cương lĩnh quân sự có giá trị lịch sử trong mọi thời đại, thể hiện ý thức sâu sắc giá trị của độc lập dân tộc và niềm tin vững bền về con đường cách mạng mà toàn Đảng, toàn dân ta đã lựa chọn: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch nói lên : - Chân lý thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập tự do”. - Là biểu hiện tinh thần bất khuất, quyêt tâm sắt đá của dân tộc ta. - Là lời hịch cứu nước, có tác dụng động viên, thôi thúc, cổ vũ nhân dân ta vùng dậy chống giặc cứu nước. - Lời kêu gọi đó đã phác họa ra những nét cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân và được Đảng ta phát triển hoàn chỉnh thành đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh của cách mạng tiến công, giục giã và soi đường chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước. Câu 3: TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc. Phân tích luận điểm “lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc”. Phân tích luận điểm sáng tạo nhất?  TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc gồm những luận điểm sau:  Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải theo con đường cách mạng vô sản  CMGPDT phải có Đảng CS lãnh đạo.  Lực lượng của cách mạng giải phong dân tộc là bao gồm toàn dân tộc.  CMGPDT cần phải được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạnh vô sản ở chính quốc.  CMGPDT phải được thực hiện bằng con đường cách mạng bạo lực.  Phân tích luận điểm “lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc”: HCM đánh giá rất cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng nhân dân là then chốt đảm bảo thắng lợi. Trong lực lượng toàn dân tộc,người nhấn mạnh vai trò, động lực cách mạng của công nhân và nông dân. Trong đó, công nông "là gốc cách mệnh". Trong khi đó, Hồ Chí Minh không coi nhẹ khả năng tham gia sự nghiệp giải phóng dân tộc của các giai cấp và tầng lớp khác như tiểu tư sản, trí thức, trung nông…  Phân tích luận điểm sáng tạo nhất: Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. - Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo. Người đánh giá rất cao sức mạnh của một dân tộc vùng lên chống đế quốc thuộc thực dân, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ của bên ngoài. Người kêu gọi: “Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” (8-1945); “kháng chiến trường kỳ gian khổ, đồng thời lại phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình . . . Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” - Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Trong phong trào Cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. quan điểm này đã làm giảm tính chủ động sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh xem cả hai loại cách mạng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đây là mối quan hệ bình đẳng, chứ không phải quan hệ lệ thuộc hay chính – phụ. Câu 4: TTHCM về những nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng? Phân tích nguyên tắc cơ bản nhất và nguyên tắc là quy luật phát triển Đảng. Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng: - Tập trung dân chủ - Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách - Tự phê bình và phê bình. - Kỷ luật nghiêm minh, tự giác - Đoàn kết thống nhất trong đảng * Phân tích nguyên tắc cơ bản nhất: Tập trung dân chủ - Đây là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng đảng. Giữa dân chủ và tập trung có mối quan hệ khăng khít với nhau - Theo Hồ Chí Minh, tập trung là thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động, biểu hiện của tập trung là thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Dân chủ là tất cả đảng viên đều được tự do bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề trong sinh hoạt đảng để góp phần thống nhất về quan điểm, chủ trương trong lãnh đạo. - Hồ Chí Minh khẳng định: tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế bào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một nghĩa vụ của mỗi con người. Khi mọi người đã phát biểu ý kiến , đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý” - Hiểu và thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ sẽ làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, thống nhất trong tư tưởng và hành động . *Phân tích nguyên tắc là quy luật phát triển Đảng: Tự phê bình và phê bình: - Mục đích của phê bình và tự phê bình là làm cho phần tốt mỗi con người, mỗi tổ chức tốt lên, phần xấu bị mất dần. Mục đích này được quy định bởi tính tất yếu trong quá trình hoạt động của đảng. - Đảng là một thực thể của xã hội, bao gồm các tầng lớp xã hội, đội ngũ gồm những người ưu tú nhưng không thể tránh khỏi khuyết điểm. Do đó Hồ Chí Minh cho rằng thang thuốc tốt nhất là tự phê bình và phê bình. - Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên như người ta rửa mặt hằng ngày, phải thẳng thắn, chân thành, trung thực, không nể nang, không giấu giếm và cũng không thêm bớt khuyết điểm, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” Câu 5: Phân tích câu nói của Hồ Chí Minh “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” - Trong tư tưởng HCM, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược , cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. Luận điểm nổi tiếng của Người: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công” - Trước hết, đây là cách nói của ngôn ngữ Việt Nam, dùng để chỉ mức độ tăng dần: đoàn kết càng nhiều thì thành công càng lớn. - HCM chỉ ra rằng, trong thời đại mới, nếu chỉ có tinh thần yêu nước thì chưa đủ để đánh thắng giặc. Người đã kết luận: “ Sử dạy cho ta bài học: Lúc nào dân ta đoàn kết, muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do và nền độc lập, tự do ấy vững như bàn thạch. Còn khi nào dân ta không đoàn kết thì sẽ bị nước ngoài xâm lược” - Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng khác nhau, song đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn, quyết định thành bại của cách mạng. - Chính sách mặt trận của Đảng ta và chủ tịch HCM đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc, và thực sự đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. - Theo HCM, đoàn kết làm ra sức mạnh, Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ, thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm trọn nhiệm vụ nhân dân giao phó” Với những lý luận đó, tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc đã tạo ra một sức mạnh vô địch để làm nên thắng lợi cách mạng nước ta trong các thời kỳ, mang lại nền độc lập, tự do, bình đẳng cho dân tộc ta. Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân? - Nhà nước của dân. Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Nhân dân lao động làm chủ nhà nước, có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Muốn bảo đảm tính nhân dân của Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. Dân là chủ xác định vị thế của dân. Dân làm chủ xác định quyền, nghĩa vụ của dân. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ trong hệ thống quyền lực của xã hội. - Nhà nước do dân. Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. - Nhà nước vì dân. Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ lợi ích nào khác. Đó là một nhà nước thực sự trong sạch, không có bất kỳ đặc quyền, đặc lợi nào. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, một Nhà nước vì dân thì từ Chủ tịch nước đến công chức bình thường đều là công bộc của dân, làm đầy tớ của dân, chứ không phải “làm quan cách mạng” để đè đầu cưỡi cổ nhân dân. Đối với chức vụ Chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm cũng do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Câu 7: Phân tích những chuẩn mực đạo đức Cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh *Trung với nước: -Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước. -Suốt đời phấn đấu cho Đảng,cho cách mạng -Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của Cách mạng lên trên hết -Thực hiện tốt chính sách,chủ trương của Đảng và Nhà nước *Hiếu với dân -Khẳng định vai trò sức manh thực sự của nhân dân -Thương dân, tin dân, phục vụ dân hết lòng -Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân -Lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước -Phải gần dân, kính trọng dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của Quốc dân.Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó.” Về đạo đức của người thây thuốc Việt Nam, Người đã dạy:”Người bệnh phó thác tính mệnh của họ cho các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe của đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rât vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu chăm sóc ngưới bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.Lương y phải như từ mẫu, câu nói ấy rất đúng” *Cần ,kiệm, liêm, chính, chí công vô tư + Cần:là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo, năng suất cao, lao động với tinh thần tự lực cánh sinh +Kiệm: là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của. “Không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” +Liêm:là “luôn tôn trọng của công và của dân”.Phải trong sạch, không tham lam địa vị, tiền của, danh tiếng, sung sướng. +Chính: *Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn kiểm điểm mình để phát huy điều hay, sửa đổi điều dở *Đối với người:không nin hót người trên, xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, dối trá, lừa lọc. *Đối với việc:để việc công lên trên việc tư, làm việc gì cho đến nơi đến chốn, không ngại khó, nguy hiểm, cố gắng làm việc tốt cho dân cho nước. Người viết:” Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức:Cần, kiệm, liêm, chính Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì không thành người” Cần,kiệm liêm, chính là “tứ đức” không thể thiếu được ở con người Cần kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, sự văn minh của dân tộc Vận dụng bản thân: -Trung với nước:Sẵn sàng khi Đất nước cần:nhắn tin bình chọn Vịnh Hạ Long là Kì quan thiên nhiên Thế Giới, nhắn tin gây quỹ góp đá xây dựng Trường Sa,… -Hiếu với dân: bản thân đang đi theo ngành nghề Y tế nên em tự nhủ phải quan tâm, chăm sóc, hết lòng vì người bệnh như người thân của mình -Cần:ra sức học tập và lập kế hoạch học tập khoa học, hợp lý. Rèn luyện thói quen tự lập, không dựa dẫm vào người khác. -Kiệm: Tiết kiệm nguồn tài nguyên quốc gia: Điện, nước, tài nguyên khoáng sản,… -Liêm: không tham lam tài sản của người khác -Chính: Không tự cao, luôn học hỏi từ bạn bè, những người đi trước. Làm việc đúng nguyên tắc.Họp nhóm phải tích cực đóng góp ý kiến, hoàn thành công việc của mình đúng thời han,không trễ nãy làm tốn thời gian của các bạn khác Câu 8: Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo TTHCM. Phân tích nguyên tắc cơ bản nhất Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh: + Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức + Xây đi đôi với chống + Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời - Trong đó, nguyên tắc “Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức” là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới. Điều này được Hồ Chí Minh khẳng định từ giữa những năm 20 của TK XX trong tác phẩm “Đường cách mệnh”. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. - Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - đạo đức cách mạng. Nói đi đôi với làm đối lập hoàn toàn với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột, nói một đằng làm một nẻo, thậm chí nói mà không làm. - Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hoá phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức. Hồ Chí Minh đã có lần chỉ rõ: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã đào tạo các thế hệ cán bộ cách mạng Việt Nam không chỉ bằng lý luận cách mạng tiên phong, mà còn bằng chính tấm gương đạo đức cao cả của mình. - Đạo đức cách mạng phải đặc biệt chú trọng đến “đạo làm gương”. Phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt rất gần gũi trong đời thường, trong mọi lĩnh vực lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong học tập… bởi theo Người, từng giọt nước chảy về một hướng mới thành suối, thành sông, thành biển cả. Không nhận thức được điều này là “chỉ thấy ngọn mà quên mất gốc”. Người nói: “Người tốt, việc tốt nhiều lắm. Ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng có”. - Như vậy, một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội. - Câu nói của Bác về cán bộ y tế: “ Cán bộ cần phải yêu thương, săn cóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y như từ mẫu”, câu nói trên rất đúng” . NGÂN HÀNG CÂU HỎI TỰ LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Câu 1: Những tiền đề tư tưởng - lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh. Phân tích ảnh hưởng Nho giáo?  Có. giáo: - Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho, thân sinh là cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà Nho yêu nước. Hơn nữa, nước Việt Nam lúc bấy giờ tư tưởng Nho giáo là hệ thống tư tưởng triết lý chính,. Hồ Chí Minh cũng quan niệm cũng do dân ủy thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Câu 7: Phân tích những chuẩn mực đạo đức Cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh *Trung

Ngày đăng: 08/01/2015, 20:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan