đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay

128 878 2
đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ việt nam trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ *** Lê Thị Ngọc Thúy Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chuyên ngành : Kinh doanh và quản lý Mã số : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn: PGS.TS. Hoàng Kim Giao HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 CHƢƠNG 1 05 NHỮNG VÂN ĐỂ Cơ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu 05 1.1.1 Khái niệm vềcạnh tranh và nâng lực cạnh tranh xuất khẩu 05 1.1.2 Phân loại cạnh tranh 07 1.1.3 Các công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 08 1.2 Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu và 12 những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp 1.2 Tổng quan các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh xuất 12 khẩu của doanh nghiệp 1.2.1.1 Quan điểm quản trị chiến lược 12 1.2.1.2 Quan điểm tân cổ điển 13 1.2.1.3 Phương pháp phân tích theo quan điểm tổng hợp 14 1.2.2 Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh xuất 15 khẩu của doanh nghiệp Việt Nam 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu 18 của doanh nghiệp 1.2.4 Vai trò của việc đẩy mạnh năng lực cạnh tranh đôi với hoạt 20 động xuất khẩu của doanh nghiệp 1.3 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu 22 1.3.1 Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu cơ bản 22 1.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 23 1.4 Vai trò của các giải pháp tài chính đối với xuất khẩu của Việt Nam 25 trong hội nhập kinh tế quốc tế CHƢƠNG 2 THỤC TRẠNG NĂNG LỤC CẠNH TRANH XUẤT KHAU CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 30 2.1 Đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu 30 của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.1.1 Kết quả xuất khẩu qua một số năm 30 2.7.1 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường 32 2.1.1 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yêu 35 2.2 Thực trạng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh xuất khẩu của 38 các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.2.7 Thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 38 2.2.2 Thực trạng chất lượng sản phẩm xuất khẩu của các doanh 41 nghiệp vừa và nhỏ 2.2.3 Thực trạng khả năng tạo dựng và khai thác các công cụ cạnh 48 tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.2.3.1 Thực trạng vé nâng lực làm việc và trình độ tay nghê của 48 người lao động 2.2.3.2 Công rác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp vừa và 51 nhỏ Việt Nam 2.2.3.3 Thực trạng công tác quán trị hệ thống phân phối và quảng bá 55 thương hiệu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.23.4 Thực trạng khả năng khai thác lợi thế liên kết nhằm tạo dựng 57 năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.23.5 Thực trạng công tác quàn trị chất lượng sởn phẩm, nghiên cứu 61 và đổi mới mãi hàng tại các DNWN 2.2.4 Thực trạng phương thức và kỹ năng kinh doanh xuất khấu của 64 các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh 66 nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.3 Về năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp 66 2.3.2 Khả nâng tạo dựng và khai thác các công cụ cạnh tranh tại các 67 doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chƣa cao 2.3.3 Chất lƣợng sản phẩm còn hạn chế hình ảnh thƣơng hiệu chƣa 68 đƣợc biết đến 2.3.4 Sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong xuất khẩu chƣa cao, 69 chƣa tạo ra đƣợc những động lực để thâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng CHƢƠNG 3 71 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH NĂNG LỤC CẠNH TRANH XUẤT KHAU CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Định hƣớng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 71 giai đoạn 2007 - 2010 3.2 Những thuận lợi và khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 74 Việt Nam trong hội nhập kinh tê quốc tế 3.3 Giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh 77 nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 33.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ li 33.1,1 Giải pháp về chính sách thuế li 3.3.1.2 Giải pháp về chính sách tỷ giá hối đoái 81 33.1.3 Giải pháp về chính sách tín dụng 83 33.ỉ A Các giải pháp khác 87 332 Nhóm giải pháp từ phía nội lực của doanh nghiệp 92 3.3.2.1 Nâng cao chất lượng, hạ giá báu sản phẩm, tạo ra sự khác 92 biệt cho sản phẩm 3.3.2.2 Đẩy mạnh hoại động xúc tiến Thương mại 96 332.3 Đẩy mạnh các mối liên kết trong xuất khẩu 102 3.3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 106 3.32.5 Xây dựng nền vãn hóa của doanh nghiệp 109 KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài : Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến rất nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế. Việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ dần các rào cản phi thuế quan đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập ngày càng nhiều vào các thị trường khác nhau. Nhưng cũng đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao với sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Mặc dù đã có mặt tại gần 200 quốc gia và khu vực thị trường khác nhau, nhưng so sánh với các nước lân cận có trình độ phát triển tương đương, thì sức cạnh tranh của sản phẩm và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) vẫn còn kém hơn nhiều. Trừ một số mặt hàng như gạo, cà phê, hồ tiêu; nhiều mặt hàng khác năng suất, chất lượng thấp và giá cả cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu và khả năng duy trì, phát triển thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNVVN nói riêng. Các DNVVN đang được khuyến khích phát triển chiếm khoảng 90% tổng số các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng thực tế chính sách cũng như sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và cơ quan quản lý, các địa phương vẫn còn không ít bất cập. Mặt khác năng lực quản lý hạn chế, qui mô nhỏ, trình độ công nghệ và kỹ thuật lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao làm cho sức cạnh tranh bị hạn chế rất nhiều. Theo qui định của WTO (tổ chức thương mại thế giới) các rào cản sẽ bị dỡ bỏ nhưng thực tế nhiều nước lại gia tăng bảo hộ thông qua những biện pháp như chống bán phá giá, biện pháp kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ. Vì vậy đòi hỏi phải đẩy mạnh sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam nói riêng, đẩy mạnh năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, nhất là DNVVN. Chính vì thế tác giả lựa chọn đề tài "Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" để làm luận văn thạc sỹ của mình. 2 Tình hình nghiên cứu: Hội nhập kinh tế quốc tế khu vực và thế giới tạo ra một sân chơi rộng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam với những thời cơ và thách thức mới. Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của hàng hóa và đặc biệt của doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của tiến trình hội nhập kinh tế. Đã có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này tuy nhiên chủ yếu là đưa ra các giải pháp áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung hay cụ thể hơn là các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà chưa đề cập nhiều đến các DNVVN, một bộ phận không nhỏ chiếm khoảng 90% trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam: - TS. Tăng Văn Nghĩa (2006), “Chính sách cạnh tranh - công cụ vĩ mô nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dân doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Nghiên cứu kinh tế, (333), Tr.16-17. - TS. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Nghiên cứu kinh tế, (335),Tr.40-49. - TS. Nguyễn Đăng Nam (2003), “Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Tài chính, (1), Tr.60-62. - PGS.TS Lê Xuân Bá (2007), “Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Quản lý kinh tế, (12), Tr.11-12. - PGS.TS Trần Thị Minh Châu (2007), “Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (1), Tr.38-45. - Ths. Nguyễn Hữu Thắng (2006), “ Định hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trong những năm tới”, Kinh tế và dự báo, (4), Tr.31-33. - Nguyễn Thị Dung (2006), “Tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa”, Kinh tế châu á thái bình dương, (37), Tr.38-40. - TS. Nguyễn Thừa Lộc (2003), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Vịêt Nam”, Tạp chí kinh tế và 3 phát triển, (68), Tr.37-39. - Th.s Nguyễn Hoàng (2006), “Doanh nghiệp Việt Nam trước thềm hội nhập: Thử thách và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh”, Thương mại, (18), Tr.9-10. - PGS.TS Cao Duy Hạ (2006), “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Lý luận chính trị, (1), Tr.19-22. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và những yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa của các DNVVN Việt Nam trong bối cảnh hiện nay hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng rộng mở. - Đề xuất những giải pháp có tính khả thi ở cả cấp độ doanh nghiệp và cấp độ Nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNVVN Việt Nam. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của DNVVN trong họat động xuất khẩu hàng hóa. - Xuất phát từ thực tiễn nguồn số liệu thống kê tại Việt Nam và những giới hạn về thời gian nghiên cứu nên luận văn không nghiên cứu đối với tất cả các DNVVN thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau mà chỉ tập trung nghiên cứu điển hình các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu hoặc trực tiếp tham gia xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh đó luận văn cũng kết hợp phân tích các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh với khả năng triển khai các công cụ tạo dựng năng lực cạnh tranh để có được những nhận định khách quan về thực tế năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các DNVVN Việt Nam. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích và khảo sát để hệ thống các vấn đề liên quan đến thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam. - Do không thể nghiên cứu trên tất cả các doanh nghiệp, luận văn đã tiến 4 hành nghiên cứu trên một số DNVVN mang tính chất điển hình, từ đó suy rộng cho tất cả các DNVVN. Dự kiến những đóng góp của luận văn: - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNVVN Việt Nam và những tồn tại của nó. Từ đó đưa ra những giải pháp có tính khả thi có thể áp dụng cho DNVVN. - Đề xuất một số kiến nghị về phía cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các DNVVN. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 5 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu Thực tế có rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Các học giả thuộc trường phái tư sản cổ điển cho rằng cạnh tranh là cuộc đấu tranh đối kháng giữa các nhà sản xuất hàng hoá để giành điều kiện thuận lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nhằm thu lợi nhuận tối đa. Theo từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được xem là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình; là hoạt động tranh đua giữa nhiều người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Ở Việt nam, theo Từ điển Bách khoa, cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa những thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo tiến sỹ Nguyễn Vĩnh Thanh trong cuốn "Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế" xuất bản năm 2005 thì cạnh tranh là sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Nó diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh. Các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau như: đặc tính và chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, các 6 dịch vụ bán hàng, hình thức thanh toán. Vậy tựu trung lại cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp tạo ra, duy trì và phát triển được những lợi thế của mình thông qua việc hạ thấp chi phí và tạo ra sự khác biệt hóa cho sản phẩm nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành. Theo Michael Porter, giáo sư trường đại học Harvard - Mỹ, năng lực cạnh tranh là sự tổng hợp từ nhiều yếu tố nhằm tạo ra một sự tăng trưởng và duy trì được lợi thế cạnh tranh liên tục trong một thời gian dài - cạnh tranh bền vững. Quan điểm của ông cho rằng để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp cần phải có được các lợi thế cạnh tranh, hoặc các chi phí sản xuất thấp hơn, hoặc có khả năng khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá bán cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn. Theo cuốn “Competitiveness and Enterprise Policies” của Michael Dunford, Helen Louri và Manfred Rosenstock thì những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là những doanh nghiệp đạt được mức tiến bộ cao hơn mức trung bình về chất lượng hàng hoá và dịch vụ hoặc có khả năng cắt giảm những chi phí tương đối cho phép họ tăng được lợi nhuận và thị phần. Theo quan điểm này, mặc dù phản ánh được mục tiêu của cạnh tranh là giành thị phần thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm và cắt giảm chi phí (hạ giá thành), nhưng đã không chỉ ra được do đâu có được điều đó. Đây được coi là khái niệm cạnh tranh tĩnh. Trong khi trên thực tế, năng lực cạnh tranh là một khái niệm động, gắn liền với nhiều yếu tố tác động khác nhau theo thời gian và điều kiện thay đổi của thị trường, chính sách [...]... báo cạnh tranh luôn tạo ra cho doanh nghiệp sự chủ động để đối phó với những biến động của thị trường và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong quan hệ với khách hàng và sản phẩm 1.2 Các tiêu chí chủ yếu đánh giá năng lực cạnh tranh xuất khẩu và những nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp 1.2.1 Tổng quan các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp. .. cứ vào phương pháp phân tích của quan điểm này, có 5 yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: (1) Sự tham gia của các doanh nghiệp mới vào lĩnh vực kinh doanh, cạnh tranh xuất khẩu (2) Khả năng xuất hiện sản phẩm thay thế, tính độc đáo của sản phẩm xuất khẩu (3) Sức mạnh, vị thế của doanh nghiệp cung ứng sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới (4) Sức mạnh, vị thế của người mua trong. .. trọng Ngoài việc thực hiện những ưu đãi về đầu tư, ưu đãi về thuế; sự ưu đãi của Nhà nước dưới hình thức tín dụng cho xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí tài chính (trong xuất khẩu) để tăng tích lũy và lợi nhuận; từ đó nâng cao được tiềm lực cạnh tranh và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 2.1 Đánh giá tổng... về năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phản ánh thông qua các chỉ tiêu: lợi nhuận, thị phần Thực tế có rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các DNVVN Mỗi... tranh xuất khẩu của doanh nghiệp? (3) Những tiêu chí gì cần đặt ra để nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp? Những chính sách, chương trình, công cụ nào của Chính phủ và doanh nghiệp sẽ đáp ứng được các tiêu chí đó? Tóm lại, quá trình tự điều chỉnh của doanh nghiệp diễn ra song song với biến đổi của môi trường cạnh tranh kinh tế chung Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh. .. - Xét theo chủ thể cạnh tranh có các loại hình: cạnh tranh giữa những người sản xuất hay người bán, cạnh tranh giữa những người mua, cạnh tranh giữa người bán và người mua - Xét theo tính chất của cạnh tranh có cạnh tranh dọc và cạnh tranh ngang Cạnh tranh dọc là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có mức chi phí bình quân thấp nhất khác nhau Để thực hiện cạnh tranh dọc, các doanh nghiệp sẽ phải tìm mọi... nhất của năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Vì vậy khi xác định hệ thống các tiêu chí để phân tích năng lực cạnh tranh của DNVVN Việt Nam, luận văn phân tích năng lực khai thác các công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh, từ đó có cái nhìn gián tiếp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Do đó, các nội dung trong luận văn được đưa ra phân tích về: * Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu: xuất phát... điển, xem năng lực cạnh tranh của một công ty là năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần” trên các thị trường trong và ngoài nước Theo phương pháp này, năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp được xác định qua hai chỉ số đo cơ bản: lợi nhuận và thị phần xuất khẩu Từ hai chỉ số chung đưa ra các chỉ số về lượng và chất để đánh giá cụ thể hơn: - Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp - Năng suất... phẩm xuất khẩu hợp lý và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường trong nước và quốc tế Mặt hàng và loại hình sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao chỉ có thể sản sinh ra ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao Như vậy, để tiến tới một cơ cấu sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu hợp lý và có khả năng cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao nội lực của mình Nâng cao năng lực. .. từ điển thuật ngữ kinh tế học của Việt Nam thì năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp Nói đến năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp là nói đến khả năng các doanh nghiệp của một quốc gia thuộc một ngành hàng nào đó tạo ra và duy trì được những lợi thế . của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh năng lực cạnh tranh xuất khẩu của doanh nghiệp vừa. kỹ năng kinh doanh xuất khấu của 64 các doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh 66 nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 2.3 Về năng lực lãnh đạo và. giá năng lực cạnh tranh xuất 15 khẩu của doanh nghiệp Việt Nam 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu 18 của doanh nghiệp 1.2.4 Vai trò của việc đẩy mạnh năng lực cạnh

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Khái quát về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu

  • 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu

  • 1.1.2 Phân loại cạnh tranh

  • 1.1.3 Các công cụ tạo dựng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

  • 1.3 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu

  • 1.3.1 Xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu cơ bản

  • 1.3.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

  • 2.1.1 Kết quả xuất khẩu qua một số năm

  • 2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường

  • 2.1.3 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

  • 2.2.1 Thị phần xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.3.1 Về năng lực lãnh đạo và quản trị doanh nghiệp

  • 3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Chính phủ

  • 3.3.2 Nhóm giải pháp từ phía nội lực của doanh nghiệp

  • KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan