hoàn thiện quản lý điện nông thôn tại điện lực hà tĩnh

119 787 5
hoàn thiện quản lý điện nông thôn tại điện lực hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  NGUYỄN TRƯỜNG GIANG ơ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TỪ QUANG PHƯƠNG Hà Tĩnh - 2007 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN 1 1.1. Đặc điểm, vai trò điện năng đối với quá trình phát triển kinh tế- xã hội và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. 1 1.1.1. Đặc điểm của điện năng : 1 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh điện nông thôn trong cơ chế thị trường. 5 1.1.3. Vai trò của điện năng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và miền núi. 6 1.2 Công tác quản lý điện nông thôn. 8 1.2.1. Đặc điểm của công tác quản lý điện nông thôn. 8 1.2.2 Quản lý nhà nước về điện nông thôn: 10 1.2.3. Điện lực quản lý xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn. 11 1.2.4 Các tổ chức, HTX, ban điện quản lý vận hành, phân phối, sử dụng mạng lưới điện nông thôn. 15 1.2.5. Về tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn. 18 1.2.6. Về giá bán điện đến hộ dân nông thôn. 20 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điện nông thôn. 21 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong quản lý kinh tế. 21 1.3.2. Máy móc, thiết bị và công nghê. 22 1.3.3. Vốn là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng’ 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH TỪ 1991 ĐẾN NAY 24 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và quá trình phát triển điện nông thôn Hà Tĩnh. 24 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội nông thôn Hà Tĩnh ảnh hưởng đến quản lý điện nông thôn. 24 2.1.2 Quá trình đổi mới tổ chức và quản lý của Điện lực Hà Tĩnh trên những mặt chủ yếu 25 2.1.3. Quá trình phát triển điện nông thôn tỉnh Hà Tĩnh gắn liền với sự phát triển của Điện lực Hà Tĩnh 29 2.2. Thực trạng lưới điện và quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh 32 2.2.1 Thực trạng lưới điện của Điện lực Hà Tĩnh: 32 2.2.2. Thực trạng lưới điện nông thôn ở Hà Tĩnh. 36 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về điện nông thôn. 38 2.2.4. Thực trạng công tác quản lý của Điện lực Hà Tĩnh đối với điện nông thôn. 39 2.2.5. Thực trạng các mô hình tổ chức kinh doanh và quản lý điện nông thôn Hà Tĩnh hiện nay. 43 2.2.6. Thực trạng quản lý giá bán điện ở nông thôn Hà Tĩnh. 47 2.3. Đánh giá kết quả, tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong công tác quản lý mạng lưới điện nông thôn Hà Tĩnh. 48 2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý điện nông thôn Hà Tĩnh. 48 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu trong quản lý mạng lưới điện nông thôn Hà Tĩnh. 49 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH 59 3.1. Một số quan điểm hoàn thiện lưới điện và quản lý điện nông thôn Hà Tinh. 59 3.1.1. Hoàn thiện lưới điện nông thôn để tất cả mọi người dân đều được sử dụng điện. 59 3.1.2. Đa dạng hóa sở hữu lưới điện nông thôn nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường điện lực, xóa bỏ dần tính độc quyền trong doanh nghiệp. 60 3.1.3. Chuyển đổi mô hình bán điện nông thôn đa dạng theo pháp luật đồng thời phù hợp với vào từng địa bàn cụ thể: 60 3.1.4. Tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh doanh điện nông thôn: 61 3.2. Phương hướng cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý điện nông thôn. 62 3.2.1. Phương ướng tổng quát 62 3.2.2. Một số mục tiêu cụ thể như: 63 3.3. Các giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh 65 3.3.1. Xúc tiến công tác xây dựng quy hoạch mạng lưới điện nông thôn đảm bảo các tiêu chuẩn điện khí hóa: 65 3.3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về điện nông thôn Hà Tĩnh. 67 3.3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, vận hành, phân phối, tiêu thụ điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh. 70 3.3.4. Giải pháp hoàn thiện các mô hình quản lý điện nông thôn ở cơ sở. 73 3.3.5. Giải pháp về giảm giá điện ở nông thôn: 80 3.4. Giảm tổn thất, huy động các nguồn vốn đầu tư cho tổ chức quản lý điện nông thôn. 84 3.4.1. Giảm thấp tổn thất điện năng trong quá trình phân phối tiêu thụ điện ở nông thôn. 84 3.5. Một số kiến nghị về chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với điện nông thôn. 97 3.5.1. Nhà nước cần phải điều chỉnh giá bán điện ở nông thôn ở mức độ hợp lý trên cơ sở tính toán lại mức chi phí chuyên tải và phân phối điện ở nông thôn 97 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng Phát triển châu Á CN, TTCN : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp CNH : Công nghiệp hoá EVN : Tổng công ty điện lực Việt Nam (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GQVL : Giải quyết việc làm HĐH : Hiện đại hoá HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã KCN : Khu công nghiệp LĐTANT : Lưới điện trung áp nông thôn MBA : Máy biến áp ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức QLĐNT : Quản lý điện nông thôn RE II : Dự án Năng lượng nông thôn II TW : Trung ương UBND : Uỷ ban nhân dân USD : Đô la Mỹ WB : Ngân hàng Thế giới WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới KD : Kinh doanh HTX DV : Hợp tác xã dịch vụ HTX KDTH : Hợp tác xã Kinh doanh tổng hợp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu (1991-2006) 25 Bảng 2.2: Các số liệu về kinh doanh điện nông thôn từ năm 1991 đến 2006 31 Bảng 2.3: Hiện trạng đường dây 110, 35, 10 và 6kV 35 Bảng 2.4: Hiện trạng trạm biến áp 35 Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh điện năm 2004 của một số hợp tác xã. 46 Bảng 3.1: Tổn thất điện năng của ngành điện từ 2004-2006 85 Bảng 3.2: Kết quả so sánh các ca áp điện áp phân phối 87 Bảng 3.4: Nguồn vốn đầu tư xây dựng ở các xã năm 2004 93 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình tổ chức Quản lý của Điện lực Hà Tĩnh 27 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức và hoạt động của hợp tác xã: 45 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Điện cấp huyện 76 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của hợp tác xã Điện 77 Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH 78 Hình 3.4: Sơ đồ tổ chức của hợp tác xã Kinh doanh Tổng hợp 79 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ra Nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010. Một trong những nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đó là: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường". Một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đó là điện khí hoá nông thôn. Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, miền núi và hải đảo (sau đây viết tắt là nông thôn), điện lực có vai trò quan trọng và là nhân tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội các vùng nông thôn. Điện về nông thôn đã tạo tiền đề phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán và quy mô canh tác, tăng vụ, tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế các địa phương, đồng thời tăng thu nhập cho các hộ dân nông thôn. Cùng với sự phát triển giao thông, điện lực đã thúc đẩy thực hiện quy hoạch dân cư ở nông thôn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Điện về nông thôn là một yếu tố quan trọng, không thể thiếu được trong công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn nước ta. Tính đến ngày 30/03/2006, điện lưới quốc gia đã đưa đến toàn bộ các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; 648/660 quận huyện thị xã, đạt tỷ lệ 98,18%, 10233/10562 xã có điện, đạt tỷ lệ 96.88%. Tuy nhiên, đặc điểm của đầu tư điện nông thôn là loại đầu tư kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội và góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhưng không mang lại hiệu quả tài chính kinh doanh cho các doanh nghiệp quản lý kinh doanh điện nông thôn. Cùng với sự phát triển nhanh lưới điện về nông thôn, vấn đề điện nông thôn đã đứng trước những yêu cầu bức thiết, đặt ra những thách thức cần tiếp tục được đề cập và giải quyết trong giai đoạn tới. Đó là: vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện; giá bán điện đến hộ dân nông thôn, chất lượng lưới điện nông thôn và an toàn điện trong dân; Mô hình tổ chức quản lý điện nông thôn; Các chính sách cụ thể về điện nông thôn. Hà Tĩnh là một tỉnh thuần nông mang màu sắc nông thôn của cả nước, có đồng bằng, trung du, miền núi và hải đảo. Vùng đất này là một bức tranh nông thôn Việt Nam thu nhỏ. Hiện nay Điện lực Hà Tĩnh quản lý điện chủ yếu là lưới điện nông thôn. Tính trong năm 2006 điện bán cho nông thôn toàn tỉnh chiếm trên 70% với tổng sản lượng thương phẩm của tỉnh Hà Tĩnh. Như vậy Điện lực Hà tĩnh bán điện cho nông thôn trong năm 2006 vào khoảng 140 triệu kWh với giá bình quân là 390đ/kWh, số tiền sẽ là 54 tỷ đồng với số tiền này luân chuyển hàng năm ở nông thôn Hà Tĩnh là rất lớn nhưng không có một cơ quan Nhà nước nào quản lý, để mặc cho các tổ chức bán điện nông thôn tự điều tiết làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con nông dân. Vì vậy tác giả chọn đề tài " HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN TẠI ĐIỆN LỰC HÀ TĨNH" làm đề tài cho luận văn nghiên cứu. 2 . Tình hình nghiên cứu Điện có vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống của xã hội. Do đó nhiều nhà khoa học đã có những đề tài nghiên cứu về điện trong đó có quản lý và kinh doanh điện năng. Điển hình là một số đề tài đã được công bố có liên quan đến lĩnh vực quản lý điện như: - Biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện bộ máy quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội - Đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh điện năng trên địa bàn Quận, qua thực tiễn Điện lực Đống Đa. - Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong hệ thống truyền tải và phân phối điện năng của Tổng công ty Điện lực Việt nam. - Hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Việt nam. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh của tổng công ty Điện lực Việt Nam. Các công trình nghiên cứu này chỉ đề cập nhiều lĩnh vực về điện song chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về quản lý điện nông thôn mà đặc biệt là nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ 3.1. Mục đích nghiên cứu luận văn: - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và yêu cầu thực tiễn cần đổi mới tổ chức quản lý kinh doanh điện năng của các tổ chức kinh tế bán điện nông thôn trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng. - Đưa ra được những giải pháp quản lý kinh doanh bán điện nông thôn phù hợp với địa phương nhằm bảo đảm mọi người dân đều được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia đảm bảo chất lượng và được hưởng giá điện theo quy định của Chính phủ. - Kiến nghị với nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp nhằm đa dạng hoá các thành phần kinh doanh bán điện ở nông thôn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và bán điện ở nông thôn miền núi và hải đảo. [...]... Chương 1: Một số vấn đề chung về quản lý điện nông thôn Chương 2: Thực trạng quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh và những vấn đề đặt ra hiện nay Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện lưới điện, quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh hiện nay và những năm tiếp theo Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐIỆN NÔNG THÔN 1.1 Đặc điểm, vai trò điện năng đối với quá trình phát... hoàn thiện quản lý điện nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là quản lý nhà nước đối với điện nông thôn và các mô hình tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn cụ thể ở cơ sở hiện nay Quản lý kỹ thuật, kinh doanh và phát triển hệ thống lưới điện nông thôn Hà Tĩnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nông thôn tỉnh Hà Tĩnh. .. và làm rõ vai trò, nội dung quản lý điện nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung Quản lý điện nông thôn bao gồm quản lý kỹ thuật, kinh doanh, phát triển mạng lưới điện và quản lý nhà nước về điện ở nông thôn - Phân tích thực trạng quản lý điện nông thôn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với quá trình phát triển, từ đó rút ra những kết quả đạt được, các mặt tồn tại và nguyên nhân - Đề xuất... đồng thời kiểm tra sự chấp hành các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước ban hành về hoạt động điện lực và sử dụng điện ở nông thôn 1.2.3 Điện lực quản lý xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn Hoàn thiện quy hoạch hệ thống lưới điện nông thôn: - Muốn quản lý tốt công tác xây dựng, trước hết phải lập quy hoạch điện khí hoá nông thôn dựa trên căn cứ quy hoạch phát triển nông thôn theo định hướng mới... lượng lao động để hoàn thành một công việc cụ thể Đây là một hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổ chức quản lý điện nông thôn - Đặc điểm về kinh doanh bán điện: Tập đoàn điện lực Việt Nam quản lý lưới điện trung thế, công tơ tổng đặt tại trạm biến áp, bán buôn cho tổ chức quản lý điện nông thôn tại công tơ tổng đặt tại trạm biến áp Các tổ chức quản lý điện nông thôn tổ chức kinh... trong quản lý kinh tế Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý và người lao động: Nếu đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có tầm nhìn, vừa có trình độ quản lý, vừa đảm bảo trình độ chuyên môn sẽ góp phần quan trọng trong hoàn thiện quản lý điện nói 21 chung và điện nông thôn nói riêng Có thể nói, cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong mỗi mô hình quản lý nói riêng và công tác quản lý. .. thống điện nông thôn, những yêu cầu của việc hoàn thiện quản lý mạng lưới điện đó - Luận văn khẳng định vai trò quan trọng của ngành điện lực đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tĩnh nói riêng và nông thôn cả nước ta nói chung Từ đó, khẳng định ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng, tính cấp bách phải hoàn thiện công tác quản lý điện nông thôn. .. tác quản lý điện nông thôn 1.2.1 Đặc điểm của công tác quản lý điện nông thôn - Quản lý lưới điện diện rộng, mật độ phụ tải thấp, yêu cầu cao về tính thời vụ, hiện nay phần lớn lưới điện không đáp ứng các yêu cầu kỷ thuật, kinh doanh Tổ chức bộ máy quản lý lỏng lẻo, đơn giản, mật độ chuyên môn hoá thấp, đội ngũ thợ điện nông thôn vừa làm nhiệm vụ kinh doanh vừa làm nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện, ... thôn ở Hà Tĩnh - Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý điện nông thôn ở Hà Tĩnh hiện nay, luận văn nêu lên những tồn tại chủ yếu của việc quản lý xây dựng và quản lý vận hành hệ thống lưới điện nông thôn, phân tích những nguyên nhân tồn tại một cách khách quan, làm căn cứ cho những kiến nghị biện pháp giải quyết - Luận văn đề xuất những quan điểm và biện pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý, ... cao cấp điện áp phù hợp với yêu cầu sử dụng điện 17 1.2.5 Về tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn Xuất phát từ các phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển đưa điện về nông thôn của giai đoạn trước, đã dẫn đến tổ chức quản lý và kinh doanh điện nông thôn có nhiều mô hình quản lý Các mô hình này là hệ quả của phương thức đầu tư phát triển lưới điện nông thôn Tại hầu hết số xã đã có điện lưới . nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về điện nông thôn Hà Tĩnh. 67 3.3.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý, vận hành, phân phối, tiêu thụ điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh. . nông thôn tỉnh Hà Tĩnh gắn liền với sự phát triển của Điện lực Hà Tĩnh 29 2.2. Thực trạng lưới điện và quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh 32 2.2.1 Thực trạng lưới điện của Điện lực Hà. quản lý điện nông thôn. 8 1.2.1. Đặc điểm của công tác quản lý điện nông thôn. 8 1.2.2 Quản lý nhà nước về điện nông thôn: 10 1.2.3. Điện lực quản lý xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn. 11

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Đặc điểm của điện năng :

  • 1.2 Công tác quản lý điện nông thôn.

  • 1.2.1. Đặc điểm của công tác quản lý điện nông thôn.

  • 1.2.2 Quản lý nhà nước về điện nông thôn:

  • 1.2.3. Điện lực quản lý xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn.

  • 1.2.5. Về tổ chức quản lý kinh doanh điện nông thôn.

  • 1.2.6. Về giá bán điện đến hộ dân nông thôn.

  • 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý điện nông thôn.

  • 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý trong quản lý kinh tế.

  • 1.3.2. Máy móc, thiết bị và công nghê.

  • 1.3.3. Vốn là yếu tố sản xuất đặc biệt quan trọng’

  • 2.2. Thực trạng lưới điện và quản lý điện nông thôn tại Điện lực Hà Tĩnh

  • 2.2.1 Thực trạng lưới điện của Điện lực Hà Tĩnh:

  • 2.2.2. Thực trạng lưới điện nông thôn ở Hà Tĩnh.

  • 2.2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về điện nông thôn.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan