hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của công ty cổ phần du lịch việt nam tại hà nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm hoa kỳ

141 626 1
hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của công ty cổ phần du lịch việt nam tại hà nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm hoa kỳ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ *** Vũ Hoài Nam Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ Chuyên ngành : Kinh doanh và quản lý Mã số : 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIN DOANH VÀ QUẢN LÝ Người hướng dẫn: TS. Hoàng Văn Hải HÀ NỘI - 2008 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa 11 Lời cam đoan 111 Mục lục IV Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt vi Danh mục các bảng vn Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ vin Mở đầu 1 Chƣơng 1. cơ SỞ LÝ LUẬN VẾ QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM 5 LI. TỔNG QUAN VẾ QUẢNG BÁ DU LỊCH 5 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa, vai trò của quảng bá du lịch 5 LU. Nguyên tác quảng bá du lịch li 1.1.3. Các chủ thê, đỏi tƣợng quảng bá du lịch 13 HA Các phƣơng tiện sử dụng truyền tải thông tin trong quảng bá du lịch 14 1.2. THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TÊ TRỌNG ĐIỂM 16 1.2.1.Khái niệm thị trƣờng du lịch 16 1.2.2.Xác định các thị trƣờng trọng điểm 21 1.2.3.Phàn đoạn thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điếm 25 1.2.4.Xác định các thị trƣờng du Lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam 25 1.3. NỘI DUNG CỦA QUẢNG BÁ DU LỊCH Đối VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM 29 1.3.1. Xác định thị trƣờng trọng điểm và đối tƣợng quảng bá du lịch 29 1.3.2. Xây dựng và lựa chọn phƣơng án khả thi 31 1.3.3. Lập kè hoạch quảng bá du lịch 32 1.3.4. Triển khai và đánh giá hoạt động quảng bá du lịch 42 Tóm tắt chƣơng1 43 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TÊ TRỌNG ĐIỂM HOA KỲ 44 2.1. SƠ LƢỢC VẾ CÔNG TY cổ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 44 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 44 2.1.2. Điều kiện kinh doanh 50 2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty thời gian qua ^ 2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 54 2.2.1. Xác lập phân đoạn thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm của Công ty 54 2.2.2. Đặc điểm của thị trƣờng khách quốc tế trọng điếm Hoa Kỳ của Công ty 60 2.3. CÔNG TÁC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÔNG TY ĐỎI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM HOA KỲ 67 2.3.1 Hoạt động cung cấp thông tin du lịch trong quảng bá điểm đến du lịch của Công ty 2.3.2. Hoạt động quảng cáo du lịch của Công ty kít 2.3.3. Quan hệ công chúng 2.3.4. Hoạt động bán hàng cá nhân 83 2.3.5 . Nỗ lực xúc tiến bán để quảng bá du lịch 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÊ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ DU LỊCH TẠI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM HOA KỲ 88 2.4A. Những thành tựu đạt đƣợc 88 2.42. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chê hoạt động quảng bá du lịch tại thị trƣờng khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ 90 Tóm tắt chƣơng 2 92 Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNG BÁ DU LỊCH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐCTẾ TRỌNG ĐIỂM HOA KỲ ĐẾN NĂM 2010 93 3.1. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH HOA KỲ VÀ ĐỊNH HƢỚNG QUÀNG BÁ DU LỊCH VIỆT NAM ĐẾN NẰM 2010 93 3.1.1. Xu thế phát triển thị trƣờng gửi khách du lịch quốc tế Hoa Kỳ 93 3.1.2. Định hƣớng chung của Ngành du lịch cho công tác quảng bá du lịch Việt Nam đen năm 2010 ĩ. 96 3.2. MỤC TIÊU VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN DƢ LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010 99 3.2.1. Mục tiêu tổng quát : 99 3.2.2. Phƣơng hƣớng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008-2010 99 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHAM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢNG BÁ DƢ LỊCH CỦA CÔNG TY cổ PHẨN DƢ LỊCH VN TẠI HN Đối VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH Quốc TÊ TRỌNG ĐIỂM HOA KỲ ĐẾN NĂM 2010 . 100 3.3.1. Nhóm giải pháp chung về quảng bá du lịch của Công ty 100 3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thế đỏi với thị trƣờng du lịch Hoa KỲ 107 3.4.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 13 3.4.1 Với Chính phủ: 115 3.4.2. Với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch 116 3.4.3. Với Tồng cục Du lịch 118 Tóm tắt chƣơng 3 IỊ ọ Kết luận 120 Tài liệu tham kháo 122 Phu lúc 125 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài : Với mức độ tăng trƣởng cao, đóng góp tỉ trọng ngày càng lớn vào tổng sản phẩm thu nhập quốc dân, ngành du lịch Việt Nam đang đứng trƣớc cơ hội phát triển và cũng không ít thách thức để duy trì, phát triển bền vững du lịch. Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới, những thuận lợi về mở rộng các mối quan hệ bạn hàng, đối tác đi cùng với những khó khăn, đầy biến động, thay đổi về môi trƣờng bên ngoài, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nỗ lực lớn xây dựng và hoàn thiện công cụ xúc tiến hỗn hợp sản phẩm du lịch ra nƣớc ngoài, giúp bạn bè trên Thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn, mong muốn đi du lịch Việt Nam. Dựa trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có của Việt Nam, đặc biệt, chú trọng vào các đối tƣợng là khách du lịch đến từ các nƣớc trên thế giới bao gồm cả ở trong và ngoài khu vực, công tác quảng bá du lịch của doanh nghiệp du lịch có ý nghĩa quan trọng, nâng cao nhận thức của khách du lịch về tính đặc thù của ngành du lịch Việt Nam và sản phẩm du lịch mang tính hữu hình và đa phần mang tính vô hình, thể hiện qua hoạt động cung cấp các thông tin, ấn phẩm quảng bá, tạo dựng hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp nhằm kéo du khách đến với tuyến, điểm du lịch trong chƣơng trình du lịch. Thực tiễn hoạt động của Ngành cũng nhƣ của các doanh nghiệp du lịch những năm qua chỉ ra rằng, quảng bá du lịch Việt Nam ở nƣớc ngoài mặc dù đã có những chuyến biến hết sức cơ bản nhƣ hỗ trợ mạnh mẽ về chủ trƣơng và tài chính của Nhà nƣớc, Ngành cho các chƣơng trình quảng bá du lịch Việt Nam trên kênh truyền hình CNN (Hoa Kỳ) trị giá trên 4tỉ đồng và các chƣơng trình xúc tiến quảng bá du lịch ở các quốc gia khác trên Thế giới, nhƣng vẫn chƣa đáp ứng nhu cầu thông tin du lịch của các thị trƣờng gửi khách đến Việt Nam, đặc biệt thị trƣờng khách du lịch là Hoa Kỳ. Do vậy, ngoài việc củng cố thuyết phục khách hàng từ các thị trƣờng trên, vấn đề đặt ra là đổi mới tƣ duy trong chính sách quảng bá du lịch của các doanh nghiệp nhằm chủ động thu hút nguồn khách nhƣ thị trƣờng Hoa Kỳ, thiết thực góp phần mở rộng thị trƣờng khách quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ. Với 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, Công ty là một số ít các Công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam đã liên tục đạt đƣợc danh hiệu Topten lữ hành từ năm 1996-2006 do Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Du lịch Việt 2 Nam trao tặng, ngoài ra nhiều giải thƣởng khác do ngƣời tiêu dùng và báo chí bình chọn nhƣ giải ’Dịch vụ lữ hành đƣợc ƣu chuộng’ năm 2003, giải Thƣơng hiệu Mạnh năm 2004 và giải Quả cầu Vàng, Top Trade Services năm 2005; tuy nhiên, việc triển khai quảng bá du lịch của Công ty vẫn chƣa đảm bảo tính liên tục, thƣờng xuyên để phát huy kích cầu, giúp tách khỏi sự phụ thuộc vào gửi khách của đối tác. Do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra là nghiên cứu cụ thể cho lĩnh vực quảng bá du lịch và đề ra chƣơng trình hành động cụ thể nhằm thực hiện theo các mục tiêu phát triển thị trƣờng du lịch quốc tế Hoa Kỳ trong thời gian tới. Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ làm đề tài Luận văn Thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu : + Tình hình nghiên cứu trong nƣớc: đây là đề tài mới về công tác quảng bá du lịch đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội tại thời điểm hiện nay. + Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc: Chƣa có thông tin về việc nghiên cứu vấn đề này đối với Công ty do nƣớc ngoài công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1 Mục đích nghiên cứu: - Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ của đề tài đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về quảng bá du lịch tại thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm . - Phân tích thực trạng tình hình triển khai các hoạt động quảng bá du lịch vào thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp cụ thể và đồng bộ, kế hoạch hành động nhằm góp phần hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty vào thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 3 - Đối tƣợng nghiên cứu: Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách của vấn đề đƣợc đƣa ra, luận văn tập trung vào nghiên cứu những vấn đề lý luận về quảng bá du lịch đối với thị trƣờng khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ, thực trạng hoạt động quảng bá du lịch của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội vào thị trƣờng khách du lịch quốc tế Hoa Kỳ đến Việt Nam . - Phạm vi, giới hạn nghiên cứu: Hoạt động quảng bá du lịch đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội. Số liệu phân tích thực trạng tập trung thời gian 2000-2007; giải pháp hoàn thiện công tác quảng bá hƣớng đến năm 2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn đƣợc thực hiện với cơ sở phƣơng pháp luận là duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để giải quyết các yêu cầu đặt ra, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: - Phƣơng pháp thống kê, phân tích số liệu, so sánh và đánh giá bằng các hình thức bảng, biểu, đồ thị và tƣ duy logic. Đây là phƣơng pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học trên cơ sở kề thừa các lý luận, các kết quả nghiên cứu có trƣớc. Trong đề tài, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trên cơ sở thu thập số liệu, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Tổng cục Du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, báo chí, sách nghiên cứu và các tài liệu khác có liên quan đã đƣợc xử lý, phân tích hệ thống và tổng hợp và tổng hợp các thông tin để rút ra những nhận định, đánh giá thực trạng và xu hƣớng các thị trƣờng khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến Việt Nam. - Phƣơng pháp điều tra xã hội học: để tìm hiểu với thị trƣờng khách Hoa Kỳ, phát ra và thu về 108 phiếu điều tra đã có trả lời gồm: 91 phiếu của khách du lịch Hoa Kỳ đến du lịch Việt Nam lấy trực tiếp sau khi đã đi du lịch Việt Nam từ các tháng 4 tháng 8/2008 và 17 phiếu điều tra từ các nhân viên thị trƣờng của đối tác của Công ty tại tại Hoa Kỳ (qua email) nhằm đánh giá thực trạng công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần DL VN tại HN làm cơ sở thực tế, kết hợp với những thông tin số liệu khác thu thập để nhận định về thực trạng và giải pháp quảng bá du lịch cho phù hợp. (Mẫu phiếu điều tra đƣợc đƣa kèm trong phần Phụ lục) - Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia: Đây là một trong những phƣơng pháp đƣợc đề tài vận dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong các nhiệm vụ nghiên cứu. Các ý kiến đƣợc tổng hợp từ lãnh đao Phòng Thị trƣờng 2, nghiên cứu về khách Mỹ 4 và Lãnh đạo bộ phận Xúc tiến Du lịch của Công ty, các chuyên gia của Cục Xúc tiến Du lịch- Tổng cục Du lịch. 6. Những đóng góp mới của luận văn: - Luận văn vận dụng lý thuyết marketing vào lĩnh vực du lịch. Dựa trên quan điểm và triết lý của Marketing, luận văn hệ thống hóa lý luận cơ bản về quảng bá du lịch, về nghiên cứu thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm; nhằm phát huy đƣợc vai trò hiệu quả của các công cụ quảng bá trong du lịch, góp phần làm rõ các vấn đề nghiên cứu. - Luận văn tiến hành phân tích thực trạng hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam vào thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội theo quan điểm của Marketing, gắn chặt giữa lý thuyết và thực tế, có tính ứng dụng. Qua đó, làm rõ những kết quả đã đạt đƣợc, tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân, bài học đối với hoạt động quảng bá du lịch của Công ty. - Luận văn đề xuất một số giải pháp cụ thể và đồng bộ, lộ trình thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty vào thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010. Là cơ sở khoa học cho các kế hoạch xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch VN- HN và các kế hoạch nghiên cứu thị trƣờng định kỳ của Công ty. - Do vậy, đóng góp của luận văn tập trung về ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 7. Bố cục của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc trình bày trong ba chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quảng bá du lịch đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Chƣơng 2: Thực trạng công tác quảng bá du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quảng bá du lịch tại Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ đến năm 2010 5 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa, vai trò của quảng bá du lịch 1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản : a. Du lịch: Theo Luật Du lịch Việt Nam quy định: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [8, tr.2]. Thông thƣờng hoạt động du lịch đƣợc biểu hiện thông qua những chuyến đi từ nơi này đến nơi khác ngoài nơi cƣ trú cố định trong những khoảng thời gian nhất định nhằm giải quyết những nhu cầu thay đổi trạng thái từ làm việc căng thẳng sang nghỉ ngơi thƣ giãn, cũng nhƣ thoả mãn tính hiếu kỳ dƣới những hình thức khác nhau nhƣ: tham quan , tìm hiểu , khám phá và các hình thức vui chơi giải trí khác… Du lịch là thƣớc đo mức sống một bộ phận dân cƣ (những cá nhân, một tổ chức, một vùng hay một quốc gia) thông qua việc đáp ứng nhu cầu du lịch bằng khả năng thanh toán của họ. Những bộ phận còn lại thƣờng ít có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm du lịch, chủ yếu do điều kiện sống và thu nhập của họ ở mức thấp, phần lớn đƣợc sử dụng cho các nhu cầu cơ bản nhƣ ăn ở, đi lại… Do vậy, du lịch luôn đƣợc coi là một khái niệm có nhiều cách mô tả, song hiểu một cách khái quát nhất, du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu là tiêu chuẩn của đời sống xã hội hiện đại. b. Khách du lịch Trong Luật Du lịch quy định: Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến [8, tr.17]. 6 Nhƣ vậy theo nghĩa rộng, khách du lịch có thể là một tổ chức, một nhóm ngƣời, một cá nhân tham gia các hoạt động du lịch với mục đích thoả mãn các nhu cầu vui chơi, tham quan, khám phá và giải trí… của mình. Khách du lịch thƣờng xem xét phân loại thành hai đối tƣợng là: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch [8, tr.18]. c. Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể nhƣ một món ăn, hoặc một món hàng không cụ thể nhƣ chất lƣợng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát (Michael M. Coltman). Đặc trƣng của sản phẩm du lịch Thứ nhất, khách quyết định mua sản phẩm trƣớc khi nhìn thấy nó. Thƣờng thƣờng, các nhu cầu đi du lịch của du khách phát sinh do tò mò, muốn đƣợc khám phá, do có nhu cầu thực sự muốn nghỉ ngơi, hoặc do một trào lƣu. Thông qua các các hình thức truyền tin khác nhau, ngƣời ta chỉ có thể biết đƣợc điểm đến, các chặng dừng chân và phƣơng tiện đi lại…, và quyết định “mua hàng”, còn chất lƣợng phục vụ và mức độ đáp ứng các đòi hỏi khác thì họ không thấy trƣớc đƣợc. Thứ hai, sản phẩm du lịch thƣờng là một kinh nghiệm nên dễ bắt chƣớc. Các doanh nghiệp du lịch thƣờng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau (bí mật hoặc công khai), những bí quyết về kinh doanh du lịch rất khó đƣợc giữ kín, và do vậy, các đối thủ cạnh tranh không mấy khó khăn “học lỏm” đƣợc những bí quyết này. Thứ ba, khoảng thời gian mua kéo dài, qúa trình “mua” sản phẩm cũng chính là quá trình “tiêu thụ” sản phẩm du lịch, ngƣời mua không thể mua sản phẩm du lịch về nhà dùng, mà chỉ đƣợc tiêu dùng tại chỗ cho đến hết hành trình và về ngƣời không. Sản phẩm du lịch thƣờng ở xa khách hàng, hơn nữa, một sản phẩm du lịch xác định không thể dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Thứ tƣ, sản phẩm du lịch có thể là sự tổng hợp của nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Thông thƣờng, nhiều nhà cung ứng các dịch vụ khác 7 nhau tạo ra một sản phẩm chung, do vậy, sản phẩm du lịch có thể là trọn gói hay từng dịch vụ riêng rẽ Thứ năm, hầu hết các sản phẩm du lịch không thể tồn kho. Là những sản phẩm dịch vụ du lịch, các sản phẩm là các món ăn, đồ uống chế biến sẵn…, những sản phẩm này phải đƣợc đem tiêu dùng ngay, ngoài ra chúng sẽ không còn giá trị sử dụng cho những ngày tiếp theo. Thứ sáu, trong thời gian ngắn, lƣợng cung về du lịch thƣờng cố định, trong khi cầu du lịch có thể thay đổi. Với các chƣơng trình đã đƣợc sắp xếp trƣớc, nên những sự biến động lớn thƣờng ngoài khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của khách du lịch lại thƣờng bị lệ thuộc và các yếu tố ngoại cảnh nhƣ: sự biến động của thị trƣờng tài chính, tiền tệ, các yếu tố về chính trị, an ninh,…[10, tr. 27]. Trong thực tế kinh doanh du lịch, ngƣời ta rất khó tìm đƣợc sự trung thành của khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm du lịch những đặc tính sau đây: Một là, chứa đựng tính mạo hiểm cao - đặc tính riêng có của sản phẩm du lịch - yếu tố kích thích trí tò mò, muốn khám phá thiên nhiên và thể hiện lòng dũng cảm của con ngƣời. Hai là, khả năng huỷ bỏ chuyến đi, tức là sản phẩm bị trả lại do du khách gặp phải một trong những yếu tố nhƣ: sự thay đổi đột ngột về thời tiết, những biến cố về an ninh, chính trị hoặc những vấn đề về tài chính…Ba là, khách du lịch thƣờng chuẩn bị cho chuyến đi của họ rất kỹ lƣỡng, đôi khi hàng năm, nhất là cho những chuyến đi xa, rất ít khi họ thay đổi đối tƣợng tiêu dùng bằng đối tƣợng khác cùng loại, chẳng hạn, sẽ rất hiếm khi họ lại quyết định lên rừng để khám phá cỏ cây, hoa lá thay vì trƣớc đó họ đã sắp xếp đi biển để hƣởng thụ không khí mát lành và thú vị của sóng nƣớc, trừ những trƣờng hợp đặc biệt…Bốn là, sản phẩm du lịch là loại sản phẩm dễ hỏng, nó mang đầy đủ các đặc tính của một dịch vụ, và do vậy, chỉ một sơ suất nhỏ trong quá trình trao đổi và sử dụng, cũng làm cho sản phẩm bị “biến dạng”, thậm chí trở thành “phế phẩm”. d. Marketing du lịch: Có rất nhiều quan điểm khác nhau trong việc mô tả khái niệm Marketing du lịch. Để đánh giá và nghiên cứu bản chất của Marketing du lịch, ngƣời ta thƣờng thông qua các quan điểm của các tổ chức uy tín và nhà nghiên cứu lâu năm nhƣ sau: [...]... tế trọng điểm của Việt Nam có thể nhóm theo trật tự sau: - Thị trƣờng trọng điểm cấp 1: Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản; - Thị trƣờng trọng điểm cấp 2: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức; - Thị trƣờng mục tiêu khác: Anh, Úc 1.3 NỘI DUNG CỦA QUẢNG BÁ DU LỊCH ĐỐI VỚI THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM Trong tổ chức xây dựng và thực hiện công tác quảng bá du lịch gắn với thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm, luôn phải... nguồn thu từ các thị trƣờng gửi khách 1.2.4.2 Thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam 30 Dựa trên vấn đề cơ bản nghiên cứu về thị trƣờng trọng điểm, phân đoạn thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm, đặc biệt dựa vào hiện trạng thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, việc xác định thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam đƣợc tiến hành đánh giá và xếp loại tính điểm từ cao xuống... lƣợng 1.2.3 Phân đoạn thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Trong quá trình xác định thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm, việc phân đoạn thị trƣờng du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng Với lý do một điểm đến nói chung và các doanh nghiệp du lịch, lữ hành nói riêng để không thể cùng lúc thu hút 26 với tất cả các đối tƣợng khách du lịch quốc tế trong khi nguồn lực hạn chế về công sức, thời gian,... định thị trƣờng trọng điểm nhƣ sau: Bảng 1.3 Xếp hạng đánh giá thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam Thị trƣờng DL QT trọng điểm Stt 1 2 3 4 5 6 7 8 ĐiÓm tæng kÕt Hoa Kỳ Phỏp Nhật Bản Trung Quốc Hàn Quốc Đức Úc Anh 1180 1040 1000 920 860 840 770 760 Ghi chó (Nguồn: [5, tr.51].) Theo bảng đánh giá thị trƣờng trọng điểm ở trên, trong gian đoạn hiện nay, các thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm. .. tiến hành sao cho vừa đảm bảo thực hiện nhiệm vụ trung tâm của công tác quảng bá, vừa đạt yêu cầu về tính kinh tế, tính logic về mặt tổ chức và thời gian áp dụng cho thị trƣờng du lịch quốc tế trọng điểm Do vậy, thông thƣờng các bƣớc tiến hành của công tác quảng bá có trình tự nhƣ sau: 1.3.1 Xác định thị trƣờng trọng điểm và đối tƣợng quảng bá du lịch Về cơ bản, việc xác định thị trƣờng trọng điểm. .. lựa chọn đƣợc thị trƣờng trọng điểm, tiếp theo tiến hành xây dựng, thiết kế phƣơng án quảng bá du lịch cho thị trƣờng du lịch trọng điểm cần đảm bảo các nội dung chính (bằng 5Ms) nhƣ sau: - Mục tiêu quảng bá du lịch (Mission): - Ngân sách quảng bá du lịch (Money): - Thiết kế thông điệp quảng bá (Message): - Lựa chọn phƣơng tiện quảng bá (Mean): - Kiểm soát và đánh giá hoạt động quảng bá du lịch (Measurement):... tin quảng bá một cách hiệu quả nhất - Sáu là, quảng bá du lịch đòi hỏi có ngân sách Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng chi phối và qui định về mức độ, qui mô và hiệu quả của quảng bá du lịch Việc chi phí quảng bá du lịch ở nƣớc ngoài chiếm một phần chi phí hết sức lớn đặc biệt về hoạt động tuyên truyền, quảng cáo cho một điểm đến du lịch đối với đối tƣợng khách du lịch quốc tế Có thể nói, việc quảng. .. lý so sánh với các điểm đƣợc đánh dấu Các văn phòng du lịch, các điểm thăm quan đều phải ghi rõ giờ đóng mở cửa Tên của điểm đến đƣợc viết ở khổ lớn trong cả hai mặt và đƣợc đi kèm với mã vùng của điểm đến, tên nƣớc, tên vùng [5, tr.13-15] 1.2 THỊ TRƢỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM 1.2.1 Khái niệm thị trƣờng du lịch 1.2.1.1 Khái niệm thị trường du lịch Thị trƣờng du lịch là một bộ phận của thị trƣờng... - Thị trƣờng quốc tế gồm thị trƣờng nhận khách và thị trƣờng gửi khách: Thị trƣờng nhận khách là thị trƣờng có điểm du lịch ở ngoài nƣớc, là nơi mà khách du lịch là ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam hoặc ngƣời Việt Nam muốn đi du lịch tại các nƣớc khác Thị trƣờng gửi khách là thị trƣờng mà điểm du lịch là ở trong nƣớc, còn du khách là ngƣời nƣớc ngoài hoặc ngƣời Việt Nam sinh sống ở nƣớc ngoài đến du lịch. .. kinh doanh du lịch Ở cấp độ của doanh nghiệp du lịch, hoạt động quảng bá tập trung vào các nội dung quảng cáo; khuyến mãi; quan hệ công chúng; bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp Đƣợc gọi tên dƣới hình thức khác là quảng bá du lịch - Khái niệm và bản chất của quảng bá du lịch Quảng bá du lịch là những nỗ lực của một doanh nghiệp, một địa phƣơng, một vùng một miền hay ngành du lịch một quốc gia nhằm . HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ *** Vũ Hoài Nam Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc. quảng bá du lịch đối với thị trƣờng khách du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ, thực trạng hoạt động quảng bá du lịch của Công ty Cổ phẩn Du lịch Việt Nam tại Hà Nội vào thị trƣờng khách du lịch. trên, tôi đã lựa chọn đề tài Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ làm đề tài Luận văn Thạc

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:33

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢNG BÁ DU LỊCH

  • 1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa, vai trò của quảng bá du lịch

  • 1.1.2. Nguyên tắc quảng bá du lịch

  • 1.1.3. Các chủ thể, đối tượng quảng bá du lịch

  • 1.1.4. Các phương tiện sử dụng truyền tải thông tin trong quảng bá du lịch

  • 1.2. THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ TRỌNG ĐIỂM

  • 1.2.1. Khái niệm thị trường du lịch

  • 1.2.2. Xác định các thị trường trọng điểm

  • 1.2.3. Phân đoạn thị trường du lịch quốc tế trọng điểm

  • 1.2.4. Xác định các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam

  • 1.3.1. Xác định thị trường trọng điểm và đối tượng quảng bá du lịch

  • 1.3.2. Xây dựng và lựa chọn phương án khả thi

  • 1.3.3. Lập kế hoạch quảng bá du lịch

  • 1.3.4. Triển khai và đánh giá hoạt động quảng bá du lịch

  • 2.1. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI

  • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

  • 2.1.2. Điều kiện kinh doanh

  • 2.1.3. Kết quả kinh doanh của Công ty thời gian qua

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan