vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (tt)

24 617 0
vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức nho giáo trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh (tt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang, một sự nghiệp văn hoá đồ sộ mà qua cuộc đời đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ của mình, Người còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản lớn, đó là tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của người cách mạng, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một vĩ nhân, không chỉ ở tầm dân tộc, mà ở tầm thời đại, tầm nhân loại. Trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 77 năm thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đánh giá: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đẹp nhất, tiêu biểu cho phẩm chất và khí phách của dân tộc ta, Đảng ta. Giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống tốt đẹp theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu cấp bách hiện nay, vừa là nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một bài học lớn về đạo đức cách mạng mà ngày nay mỗi người Việt Nam nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng cần học tập và noi theo. Hiện nay, Đảng ta xác định: sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên biểu hiện tập trung ở tình trạng tham nhũng đang làm băng hoại nền đạo đức xã hội, băng hoại truyền thống nhân văn của dân tộc, đang là thách thức lớn nhất của công cuộc đổi mới đất nước, là nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta, đang làm mất thanh danh uy tín của Đảng, Nhà nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội. Bên cạnh đó những thang bậc đạo đức xã hội đang có chiều hướng suy thoái, lối sống theo chủ nghĩa cá nhân chưa bị ngăn chặn , trong bối cảnh đó đạo đức trong sáng, thanh tao của Hồ Chí Minh lại càng có ý nghĩa thực tiễn vô cùng sâu sắc. Làm theo lời Bác dạy và việc Bác làm, hơn lúc nào hết cần lắm ở mỗi cán bộ, đảng viên những việc làm gương mẫu dù là nhỏ còn gấp ngàn lần những lời nói suông. Nho giáo được truyền nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, trải qua hơn hai ngàn năm tồn tại và phát triển, nó đã được Việt Nam hoá theo tinh thần của người Việt. Nho giáo đã trở thành một học thuyết đạo đức - chính trị xã hội ăn sâu vào tâm tưởng của người Việt Nam. Những thang bậc đạo đức của Nho giáo, cùng với thời gian được lớp lớp các thế hệ người Việt Nam tiếp thu và phát triển. Học thuyết Nho giáo đã đến với Hồ Chí Minh trong diện mạo hoàn chỉnh của một hệ tư tưởng chính trị - đạo đức đã được Việt hoá. Hồ Chí Minh là người ý thức hơn ai hết sự gắn bó của Nho giáo trong đời sống của người Việt. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, tư tưởng Nho giáo là hệ tư tưởng sâu sắc về lòng nhân ái, đã thấm nhuần vào Hồ Chí Minh từ tấm bé, hình thành nên ở Hồ Chí Minh một trật tự gia phong, một kỷ cương xã hội, một tinh thần thượng quốc, thương dân. Những tư tưởng đạo đức về: Nhân, Nghĩa, Lễ , Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính đã được Hồ Chí Minh tiếp thu, phát triển và trở thành chuẩn mực sống của Người. 2 Nghiên cứu về vấn đề này, chúng ta nhận thấy, trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh, dấu ấn Nho giáo hiện lên rất đậm nét. Hồ Chí Minh đã có thái độ như thế nào đối với Nho giáo? Với tinh thần Hồ Chí Minh, chúng ta có thể tiếp thu được những nhân tố tích cực nào của đạo đức Nho giáo trong sự nghiệp đổi mới hôm nay? Với tinh thần Hồ Chí Minh, những phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như thế nào đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay? Bản thân tác giả nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, mang tính thời sự cấp thiết trong việc nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Cũng bởi ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này nên tác giả chọn: “Vấ n đề kế thừ a, phát triể n mộ t số phạ m trù cơ bả n củ a đạ o đứ c Nho giáo trong tư tư ở ng đạ o đứ c Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mụ c đích nghiên cứ u - Phân tích sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, từ đó rút ra ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc kế thừa, phát triển đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệ m vụ nghiên cứ u - Tổng quan các công trình nghiên cứu về đạo đức Nho giáo; các công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam. - Phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đố i tư ợ ng nghiên cứ u Sự kế thừa, phát triển số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 3.2. Phạ m vi nghiên cứ u Đạo đức Nho giáo là một hệ thống đồ sộ và phong phú, trong luận án chỉ tập trung phân tích những phạm trù đạo đức tiêu biểu được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, Cần, Kiệm, Liêm, Chính và ý nghĩa của những phạm trù đó đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Cơ sở lý luậ n củ a luậ n án Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước về đạo 3 đức và về việc kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại cùng những giá trị truyền thống của dân tộc; đồng thời luận án cũng kế thừa có chọn lọc kết quả các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố liên quan tới đề tài. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u củ a luậ n án Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử mác xít, đặc biệt là các phương pháp lịch sử - lôgic, so sánh - đối chiếu, phân tích - tổng hợp, khái quát hoá … để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hóa lại các phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Luận án chỉ ra được sự kế thừa, phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với đạo đức Nho giáo và cách cách tiếp cận khoa học của Người. - Luận án nêu được ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Những vấn đề luận án đề cập, giải quyết góp phần làm sáng tỏ việc nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Nho giáo và sự ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Luận án sau khi hoàn thiện có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về đạo đức Nho giáo và đạo đức Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 8 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Nh󰗰ng công trình nghiên c󰗪u v󰗂 󰖢o 󰗪c Nho giáo Nho giáo ra đời trong bối cảnh đất nước Trung Hoa có nhiều biến động và tự thân Nho giáo đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử. Mục đích của Nho giáo là mong muốn xây dựng một xã hội thái bình, thịnh trị có trật tự kỷ cương, nề nếp. Nho giáo chủ trương lấy Đức trị làm phương thức cai quản đất nước, vì vậy, Nho giáo đã xây dựng được hệ thống các phạm trù đạo đức, đề cao việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, xây dựng các mối quan hệ phù hợp với những chuẩn mực đạo đức. Đạo đức Nho giáo, bên cạnh một số yếu tố tích cực, vẫn chứa đựng không ít những yếu tố tiêu cực mà cho đến nay còn ảnh hưởng khá nặng nề trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nước ta. Trong nhiều năm trở lại đây, Nho giáo và đạo đức Nho giáo đã được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, được đánh dấu bởi các công trình nghiên cứu sau: “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998; “Nho giáo” của Trần Trọng Kim, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà 4 Nội, 2001; “Khổng giáo và phê bình tiểu luận” của Đào Duy Anh; “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân Huy, Nxb Văn học, 1995 (do Nguyễn Huệ Chi soạn, chú và giới thiệu); “Bàn về đạo Nho” của Nguyễn Khắc Viện, Nxb Thế giới mới, 1993; “Các bài giảng về tư tưởng phương Đông” của Trần Đình Hượu; “Nho giáo xưa và nay” của Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, HN 1991; “Nho giáo tại Việt Nam” của Lê Sỹ Thắng (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, HN, 1994; “Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” của GS. Phan Đại Doãn (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1999, Nhìn chung, các công trình đã luận giải về nguồn gốc, nội dung của Nho giáo và hệ thống những yêu cầu đạo đức của Nho giáo; bên cạnh việc phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của Nho giáo nói chung và đạo đức Nho giáo nói riêng, các công trình trên đã đặt ra vấn đề kế thừa và phát triển những giá trị tích cực của nó nhằm khắc phục những mặt tiêu cực, góp phần xây dựng đạo đức mới ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên nội dung của việc kế thừa đó mới chỉ dừng lại ở những nghiên cứu bước đầu. Đây là những tư liệu có giá trị tham khảo để tác giả kế thừa, khái quát, làm cơ sở về mặt lý luận cho việc triển khai, phân tích các nội dung nghiên cứu của luận án. 1.2. Những công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đã nhiều tác giả bàn luận đến, có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại”, của Vũ Khiêu (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Thành Duy (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; “Nho giáo và phát triển ở Việt Nam” của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học Xã hội, HN, 1997; “Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh”, của Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1997; “Thử tìm mối quan hệ giữa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tư tưởng đạo đức Nho giáo” của Nguyễn Bình Yên, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Số 5, 1996; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Bình (2001) với đề tài “Quan niệm Nho giáo về các mối quan hệ xã hội. Ảnh hưởng và ý nghĩa của nó đối với xã hội ta ngày nay”; “Nâng cao đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân” của Nguyễn Khánh Bật (chủ nhiệm), Hoàng Trang, Trần Minh Trưởng (2004), Báo cáo tổng quan đề tài KX 03.01; -“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức”, của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, HN, 2005, Mỗi công trình đều được các tác giả truyền tải những nội dung khác nhau về: nguồn gốc hình thành và đặc điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; về Hồ Chí Minh với các giá trị và tinh hoa đạo đức của nhân loại; về sự tiếp thu và vận dụng những kinh nghiệm đạo đức Nho giáo của Hồ Chí Minh vào việc giáo dục đạo đức và phát động tinh thần của nhân dân; về giá trị trường tồn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận dụng tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức của Người trong bối cảnh xã hội hiện nay; Trên cơ sở những nghiên cứu của các học giả, luận án sẽ 5 tiếp tục phân tích, lý giải dưới góc độ triết học về sự kế thừa có chọn lọc một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu: Tổng quan các công trình nghiên cứu có thể thấy, cho đến nay, dưới góc độ triết học, không có nhiều công trình nghiên cứu sâu và toàn diện về mặt lý luận vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chưa có các công trình nghiên cứu toàn diện, hay các luận văn, luận án hướng vào luận bàn trực tiếp, phân tích, tìm hiểu, làm rõ một cách có hệ thống tính khác biệt trong sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong khi đó, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thực hành theo đạo đức của Người đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên do Đảng ta phát động sâu rộng trong Đảng cũng như trong nhân dân. Vì vậy, rất cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo những tinh hoa văn hóa nhân loại trong tư tưởng đạo đức của Người, mà những phạm trù đạo đức Nho giáo là một trong những tinh hoa đó. Trên cơ sở kế thừa những giá trị của các công trình đã công bố, luận án sẽ tiếp tục triển khai nghiên cứu các nội dung sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Trung Quốc và Việt Nam. Thứ hai, phân tích, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng và nội dung chủ yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra sự khác biệt trong việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức của Người. Thứ ba, phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đức, lối sống cho cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay Tiểu kết chương 1 Cho đến nay, dưới góc độ triết học, không có nhiều công trình nghiên cứu sâu và toàn diện về mặt lý luận vấn đề kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Đặc biệt, chưa có các công trình nghiên cứu lớn, hay các luận văn, luận án hướng vào luận bàn trực tiếp, phân tích, tìm hiểu, làm rõ một cách có hệ thống tính khác biệt trong sự kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong khi đó, nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và thực hành theo đạo đức của Người đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên do Đảng ta phát động sâu rộng trong Đảng cũng như trong nhân dân. Vì vậy, rất cần thiết phải có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về sự kế thừa có chọn lọc và phát triển sáng tạo những tinh hoa văn hóa nhân loại trong tư tưởng đạo đức của Người, mà những phạm trù đạo đức Nho giáo là một trong những tinh hoa đó. 6 Chương 2 MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO 2.1. N󰗚i dung m󰗚t s󰗒 ph󰖢m trù c b󰖤n c󰗨a 󰖢o 󰗪c Nho giáo 󰗠 Trung Qu󰗒c Nho giáo đã xây dựng được một cách có hệ thống các phạm trù đạo đức rất đa dạng và tương đối hoàn chỉnh về Cương Thường, tam tòng tứ đức, tiết hạnh Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ bàn đến một số phạm trù đạo đức cơ bản sau: 2.1.1. Phạ m trù Nhân, Nghĩa , Lễ , Trí, Tín Phạm trù Nhân: Trong đạo đức làm người, đức Nhân được Khổng Tử đặt lên hàng đầu và coi là tiêu chuẩn cao nhất. Đức nhân hay con người có đức nhân được biểu hiện bởi: Nhân cách: đó là phải xác định được chủ thể của mình trong mối quan hệ xã hội, phát huy được phẩm chất chủ thể ấy đối với mọi người xung quanh, đó là xác định tư cách của người có đức nhân; Nhân ái: Là lòng thương yêu người. Thân ái yêu thương người như thể thương thân, mình thành công cũng giúp cho người thành công, điều gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải muốn; Nhân an: Là lòng yêu thương người phải tự nhiên không khiên cưỡng. Nhân và an quan hệ mật thiết với nhau. An là cái đức tính tốt của người có nhân, lúc nào cũng tự nhiên, làm việc gì cũng thung dung trúng đạo, ứng ra làm việc gì cũng phù hợp với tính thiện. Có an mới nhân được; Nhân hậu: Là chung thuỷ, trước sau như một, đã hứa là phải giúp, phải thực hiện. Nho giáo dạy Nhân là gốc lớn của sự sinh hoá trong trời đất và lấy Nhân làm cái tông chỉ duy nhất trong học thuyết của mình. Nho giáo dạy Nhân là gốc mở đầu của đạo đức. Điều trọng yếu cốt ở đức nhân. Nhân là đích tu dưỡng quan trọng. Ai đạt bậc nhân thì làm việc gì cũng được lòng người, có ích cho đời. Vì đức Nhân to lớn và sâu xa như vậy, nên cái học của Nho giáo chủ yếu ở đức Nhân. Bởi bao nhiêu hành vi đạo đức là căn bản ở Nhân cả. Phạ m trù Nghĩa: Theo quan niệm của Nho giáo, Nghĩa là hợp lý, hợp với đạo nghĩa. Nghĩa bao gồm sự trả nghĩa, trả cái ân huệ mà người khác đã vô tư giúp đỡ mình qua hoạn nạn, không tiếc thân mình giữ lấy điều nghĩa với chủ tướng, với bạn bè, với nghĩa cả. Nghĩa gắn liền với Nhân. Nhân thể hiện tình cảm sâu sắc, thì Nghĩa là nghĩa vụ thực hiện tình cảm đó; Nghĩa gắn liền với lợi, người ta sinh ra sống bằng nghĩa và lợi, lợi để nuôi thân thể, nghĩa để nuôi cái tâm. Những điều cản trở làm việc nghĩa là phú quý, uy lực, bần tiện. Nên muốn thực hiện điều nghĩa thì phải phú quý bất chính không ham muốn, uy vũ không khuất phục, không vì nghèo khó mà bị chuyển lay. Phạ m trù Lễ : Lễ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nhân nghĩa vào trong cuộc sống hàng ngày, đưa nhân nghĩa trở thành quy tắc, đi sâu vào tâm lý con người, giáo dục con người tự nguyện tuân theo để duy trì kỷ cương xã hội. Lễ tiết là qui củ, chuẩn mực của con người. Không nên khiếm khuyết cũng không nên thái quá; Lễ là toàn bộ những quy tắc ứng xử, mang tính nghi thức và nội dung văn hoá mà Nho giáo đòi hỏi mọi người nhất thiết phải tuân theo. Trong xã hội Nho 7 giáo, những hoạt động lễ coi như những hành vi chính trị, vì thế gọi là Lễ trị. Lễ trị có tác dụng nhiều mặt đối với con người: Lễ gây tình cảm thiện mỹ; Lễ tiết chế sống có đức độ; Lễ giúp con người giữ đúng đạo phải trái, trật tự trên dưới; Lễ còn dạy con người định rõ thân sơ, quyết sự hiềm nghi, làm sáng rõ phải trái, biện bạch những điều bí ẩn đề phòng giữ cho dân, trên dưới có bậc, làm cho dân có lòng khoan dung, nhường nhịn Lễ của Nho giáo là đạo lý, là phép tắc, là hành vi chính trị, qua đó giúp con người duy trì, phân rõ tôn ti trật tự trong gia đình, ngoài xã hội, quốc gia. Sự giáo hoá của lễ có ý nghĩa rất lớn trong xã hội Nho giáo xưa, ngăn cấm điều lâm nguy khi chưa xảy ra, giúp con người gần điều thiện. Xét về ý nghĩa tích cực, Lễ đã đạt tới mức độ sâu sắc, đã trở thành tiêu chuẩn đánh giá và thước đo phẩm giá của con người. Sự giáo dục con người theo Lễ của Nho giáo đã tạo thành hiệu ứng xã hội rộng lớn, giúp con người biết quý trọng lễ và khinh ghét người vô lễ. Xét về ý nghĩa tiêu cực, Lễ là sợi dây ràng buộc, làm cho suy nghĩ và hành động của con người trở nên cứng nhắc theo một khuôn phép cũ, bất di bất dịch và do đó Lễ kìm hãm sự phát triển của xã hội, làm cho xã hội trở nên trì trệ. Phạ m trù Trí: Khổng Tử quan niệm: Trí là sự minh mẫn, sáng suốt trong con người để phân biệt được kẻ chính, người tà. Muốn có Trí thì phải học vì Trí không phải tự nhiên mà có, nó là một quá trình không ngừng học hỏi. Theo sự phát triển sau này của Nho giáo, Trí đã có sự phân biệt rạch ròi giữa các tầng lớp người trong xã hội. Sự phân biệt này mang màu sắc tiêu cực, nó nhằm trọng dụng cái trí của tầng lớp có địa vị, quyền hành trong xã hội như bậc thánh nhân, người quân tử, kẻ sĩ. Còn cái trí của những tầng lớp dưới mà Tuân Tử gọi là kẻ tiểu nhân, đứa dịch phu là cái trí không được trọng dụng. Với nghĩa này, Trí của Nho giáo còn nhiều hạn chế. Phạ m trù Tín: Theo thứ tự thì phạm trù Tín được xếp xuống hàng thứ năm trong đạo đức Nho giáo, song không phải vì thế mà hạ thấp chữ tín. Bởi đức tín là hệ quả của bốn đức trên. Có nhân, nghĩa, lễ, trí mới gây được lòng tin, mới thực hiện được chữ tín. Người không có đức tín thì mất hết đức nhân, nghĩa, lễ, trí, là người bỏ đi. Nội dung của phạm trù Tín, theo Khổng Tử là phải có lòng tin tuyệt đối vào chính đạo, vào đạo lý của thánh hiền, vào mối quan hệ giữa vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bằng hữu. Muốn thực hiện đức Tín phải giữ đúng lễ, chính danh, đủ lợi. Đúng lễ là đủ hiểu biết để thực hiện điều nhân nghĩa. Chính danh là quan hệ đối xử đúng phân vị. 2.1.2. Phạ m trù Trung, Hiế u Phạ m trù Trung: Với nghĩa ban đầu của đạo đức Nho giáo, Trung là cái gốc của trời đất, là cái gốc lớn nhất của thiên hạ, con người ta sinh ra ai cũng bẩm sinh có cái “trung” để làm tính thường. Theo được đạo trung là rất khó, mỗi người phải giữ cái tâm của mình cho tinh thuần và chuyên nhất thì mới có thể giữ được. Cùng với sự phát triển của lịch sử, phạm trù Trung ngày càng được mở rộng. Nho giáo coi “Tam cương, Ngũ thường” là nội dung cốt lõi của Trung. Từ quan niệm “đâu cũng là đất của vua, ai cũng là dân của vua”, đất nước chỉ là vật sở hữu của vua. 8 Nho giáo cho rằng: trung với vua là yêu nước. Hay nói cách khác, muốn thể hiện lòng yêu nước, trước hết phải trung với vua, phục tùng vua. Nhà vua và triều thần đều cần đến người bề tôi tuyệt đối phục tùng vua, trung thành với vua một cách vô điều kiện theo kiểu “quân vi thần cương” (nhà vua là cương lĩnh của bề tôi). Trung ở đây là tuyệt đối nghe theo, phục tùng và trung thành với vua mà mình theo. Tính chất trung đó được đạo đức và pháp luật xác nhận và trở thành cơ sở tư tưởng cho việc đánh giá đạo đức và xây dựng pháp luật, đảm bảo sự trung thành với một ông vua. Mục đích cao nhất của Trung là nhằm phục vụ cho lợi ích của triều đại phong kiến, phục vụ cho quyền lợi của vua quan trong xã hội đó. Nó không mang lại quyền lợi cho nhân dân và đất nước. Đó chính là hạn chế của Nho giáo về “trung”. Bên cạnh nghĩa cơ bản trên, Trung của nho giáo còn được thể hiện ở nghĩa trung thứ. Trung : là hết lòng hết dạ, thành tâm thật ý. Thứ: là suy lòng ta ra lòng người, thương mình như thương người, việc gì mình không muốn chớ làm cho người khác. Với nghĩa trên, Trung của nho giáo lại mang sắc thái tích cực, có đóng góp nhất định cho xã hội sau này. Phạ m trù Hiế u: Nho giáo quan niệm, cái gốc của đạo nhân là ái và kính, bởi vậy Nho giáo lấy ái và kính làm cơ sở cho chữ Hiếu. Theo đạo đức Nho giáo, Hiếu có nội dung nhiều mặt. Trước hết, trong gia đình con cái phải có trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ khi về già và tế tự khi bố mẹ mất. Tiếp đến, người con trong gia đình phải có khả năng và điều kiện để kế tục sự nghiệp của cha. Có như thế mới là nhà có phúc. Cha có con trai thì con cũng phải có con trai, nghĩa là ông phải có cháu trai, nếu không được như thế là nhà vô phúc và người con trai đó bị coi là bất hiếu đối với cha mẹ. Điều này thể hiện, do quá chú trọng đến dòng dõi tông tộc, cộng với sự quá kém cỏi trong việc hiểu biết sinh lý con người nên có nhận định mang tính hà khắc, chủ quan.Thứ nữa, phận làm con trong gia đình không được phép làm trái lời cha mẹ. Trong sự hiếu của đạo đức Nho giáo, có hai điều được đặc biệt chú ý đó là vô vi và vô cải. Vô vi là xử cảnh thường, thờ cha mẹ không trái lễ. Vô cải là xử cảnh biến, là không đổi ngay cái đạo của cha mẹ. Cả hai điều ấy, đều hàm ý là phục tùng, nhưng là phục tùng theo đạo phải, chứ không phục tùng một cách thụ động, không biết phân biệt điều hay, lẽ phải. Như vậy, về cơ bản, nội dung phạm trù Hiếu trong đạo đức Nho giáo mang một ý nghĩa tích cực, bắt nguồn từ tình cảm xa xưa nhất đó là phận làm con phải có hiếu với cha mẹ. Đó cũng là truyền thống đạo đức phù hợp với mọi dân tộc, trước hết là các dân tộc phương Đông trong đó có Việt Nam. 2.1.3. Phạ m trù Cầ n, Kiệ m, Liêm, Chính Không giống như các phạm trù đạo đức Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Trung, Hiếu, được Nho giáo đặc biệt bàn luận nhiều. Cụm phạm trù đạo đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính chỉ xuất hiện lẻ tẻ trong các tác phẩm của nhà nho. Về Cầ n: được đề cập tới với hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là tận tâm, tận lực. Nghĩa thứ hai là đối xử trọng hậu. Cần tức là “làm việc, làm lụng”, là chỉ sự siêng năng, chăm chỉ, làm việc với năng suất cao. Cần là đặc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của loài người. Những ai xa cách với cần, khinh thị chữ cần, quay lưng với 9 cần thì những kẻ ấy cũng sẽ đi ngược với đức tính căn bản của loài người. Cần trong lao động sản xuất, xưa gọi là “cần lao”; Cần trong việc học hành xưa gọi là “cần học”; Cần trong việc hành chính, cai trị, xưa gọi là “cần chính”; Cần trong nghề nghiệp, chức trách, xưa gọi là “cần nghiệp”. Về Kiệ m: phạm trù Kiệm trong thư tịch cổ vốn có nghĩa là “ước”, tiết chế để không lãng phí. Sách “Nhan thị gia huấn” nói: kiệm là lấy dè sẻn làm điều lễ. Người biết giữ mình cẩn trọng, tiết kiệm tiêu dùng để nuôi dưỡng cha mẹ, như thế là biết đạo hiếu đễ, biết trọng lễ nghĩa. Nhìn chung, Nho giáo khi bàn về việc sử dụng tiền của thường dạy cho con người phải kiệm, ước. Về Liêm: Nho giáo quan niệm Liêm là một phẩm chất cần có của người làm quan, không dựa vào quyền thế, địa vị để bòn rút của công và vơ vét của dân. Về Chính: Chính nghĩa là thẳng, là chính trực, chính đáng, đúng với chức vụ, không thiên lệch. 2.2. N󰗚i dung m󰗚t s󰗒 pham trù c b󰖤n c󰗨a 󰖢o 󰗪c Nho giáo 󰗠 Vi󰗈t Nam 2.2.1. Nhữ ng nhân tố chủ yế u làm biế n đổ i nộ i dung mộ t số phạ m trù cơ bả n củ a đạ o đứ c Nho giáo ở Việ t Nam Thứ nhất, truyền thống lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam thể hiện qua lăng kính Tổ quốc và làng xã. Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc, bằng con đường xâm lược và giao lưu văn hoá, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. Khi được truyền bá vào Việt Nam, Nho giáo không còn ở dạng nguyên sơ thuở ban đầu, nó đã trải qua một quá trình biến đổi, được Đổng Trọng Thư đời Hán cải tạo cho thích hợp với bộ máy Nhà nước quan liêu phong kiến tại Việt Nam lúc bấy giờ. Khi vào tới Việt Nam, Nho giáo đã chịu sự chi phối bởi một loạt các yếu tố của nền văn hóa cổ truyền Việt Nam với đặc trưng văn hóa xóm làng và văn hóa dân gian. Tất cả những nét văn hóa truyền thống đó đã tạo nên một tinh thần dân tộc riêng biệt của người Việt Nam. Tinh thần dân tộc của người Việt, đóng vai trò chủ yếu trong việc bảo vệ dân tộc khỏi bị họa diệt vong, bảo vệ nền văn hóa dân tộc để nó giữ được sắc thái riêng, không để cho nền văn hóa nào thay thế. Xuất phát từ tinh thần dân tộc trên, trong quan hệ xã hội, cha ông ta có những quan niệm riêng không hoàn toàn giống đạo lý của Nho giáo. Nếu bóc tách vỏ Nho giáo phủ bên ngoài để tìm cái cốt lõi bên trong thì chúng ta dễ nhận thấy trong mối quan hệ như cha me, anh em, vợ chồng, làng xóm… người Việt Nam chúng ta lấy tình thương yêu làm cơ sở cho cách xử thế ở đời và coi đó là triết lý sống. Người Việt thường khen ngợi và đề cao những tấm gương vì nghĩa, lên án những kẻ ác nhân, không tha thứ cho kẻ bạc tình, bạc nghĩa. Tình thương yêu con người đã trở thành nếp nghĩ, hành động phổ biến của người dân Việt. Thứ hai, cơ tầng bản địa Đông Nam Á với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là hạt nhân. Nho giáo khi vào Việt Nam đã chịu sự tiếp biến của cơ tầng bản địa Đông Nam Á của người Việt. Nếu làm phép so sánh nhỏ, ta sẽ nhận thấy: nước Việt Nam xưa nằm ở lưu vực sông Hồng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất phù sa nâu do sông 10 bồi, nông nghiệp tưới nước, ăn cơm xôi, ở nhà sàn, đi lại bằng thuyền bè…, với đặc trưng là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, trọng tĩnh, lấy gia đình là hạt nhân và mang tinh thần nhân văn sâu sắc. Còn Trung Quốc nằm ở lưu vực sông Hoàng Hà, khí hậu đại lục, mùa đông băng giá, đất hoàng thổ do gió cuốn, đất nông nghiệp nửa khô hạn nên nông nghiệp trồng khô, ăn bánh cháo, ở nhà hầm, đi lại trên bộ bằng ngựa…, với đặc trưng là văn minh du mục, trọng động và mang tính quyết liệt hơn. Nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Từ xa xưa, nơi ở của người Việt là miền sông nước, gắn trồng trọt với chài lưới, thuyền bè đã trở thành một phương tiện giao thông quan trọng trong nếp sinh hoạt hàng ngày. Làm ruộng, trồng lúa thì mối quan tâm hàng đầu cũng là nước. Thế cho nên, tâm thức người Việt, từ lâu đã không thể không bận lòng vì nước. Người Việt đã đồng nhất không gian xã hội, cộng đồng lãnh thổ, Tổ quốc với nước. Nước, qua quá trình ‘‘nghiệm sinh và nội tâm hóa” của người Việt đã trở thành lòng khoan dung, đại lượng như cách ứng xử với kẻ thù của những vị vua lịch sử Việt Nam. Triết lý sống ‘‘nước chảy đá mòn ” là lý giải biện chứng cho: nhu có thể thắng cương, yếu có thể chống mạnh, ít có thể địch nhiều… đó chính là bản sắc văn hóa Việt. Bản sắc văn hóa này là một trong những nhân tố làm thay đổi nội dung của những phạm trù đạo đức cơ bản của Nho giáo mà tác giả sẽ trình bày ở phần sau. Thứ ba, chủ nghĩa yêu nước (tư tưởng yêu nước) Việt Nam. Đối với dân tộc Việt Nam, yêu nước là tư tưởng hàng đầu như sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc. Từ truyền thuyết Thánh Gióng đến phong trào Cần Vương và các cuộc cách mạng sau này, tư tưởng yêu nước luôn chói sáng không bao giờ tắt. Tư tưởng yêu nước Việt Nam luôn được bảo tồn, củng cố, không để bị sát nhập hay đồng hoá bởi dân tộc nào, dù dân tộc đó có nền văn hoá lớn, từng xâm lược Việt Nam nhiều lần và thống trị rất lâu dài nhiều thế kỷ. Tư tưởng yêu nước Việt Nam là tư tưởng chiến đấu hết sức kiên trì, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn Tư tưởng yêu nước Việt Nam là hiếu sinh không hiếu sát, kiên quyết chiến tranh để nhằm mục đích hoà bình, xây dựng đất nước. Tư tưởng yêu nước Việt Nam là “lấy dân làm gốc”, thời chiến thì nhờ vào nhân dân để bảo vệ nền độc lập, thời bình thì nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hờn. Tình yêu nước của nhân dân Việt Nam giản dị như không khí và ánh sáng. Nó thấm vào máu thịt của mỗi người. Suốt mấy nghìn năm lịch sử, tinh thần yêu nước được coi là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá đạo đức của con người. Bởi vậy, khi Nho giáo vào Việt Nam, văn hoá Việt Nam đã tiếp biến Nho giáo Trung Quốc, kết hợp với văn hoá Việt hình thành một loại Nho giáo lấy “Nghĩa” làm trọng. Chính vì được sinh ra trong một hoàn cảnh như vậy, cho nên người Việt đề cao chữ Nghĩa, là một phạm trù đạo đức của Nho giáo, trong đó nhấn mạnh sự đoàn kết tương thân tương ái và nhấn mạnh cả kỷ cương trong quan hệ giữa cộng đồng và cá nhân. [...]... điểm đạo đức của Nho giáo và đạo đức Hồ Chí Minh đều coi đạo đức là gốc của con người và đều xem trọng tu dưỡng đạo đức Thứ hai, trong tư tưởng đạo đức Nho giáo và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đều coi tu dưỡng đạo đức là một quá trình khó khăn, gian khổ Bên cạnh những điểm chung nổi bật trên, khi tiếp thu tinh hoa, hạt nhân hợp lý trong tư tưởng đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã vạch ra những hạn chế của. .. văn hóa của dân tộc Các phạm trù đạo đức Nho giáo không còn giữ nguyên bản như lúc ban đầu Đó cũng chính là điểm khác biệt giữa Nho giáo Trung Quốc và Nho giáo Việt Nam Chương 3 3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 3.1.1 Môi trư ờ ng gia đình - quê hư ơ ng Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo... TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 4.1.1 Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển một số phạm trù đạo đức Nho giáo điển hình, quen thuộc, phổ biến; quá trình kế thừa, phát triển là quá trình chọn lọc, 20 gìn giữ những giá trị cốt lõi, bổ sung làm mới những nội dung cụ thể cho phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam 4.1.2 Trong quá trình kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh. .. gắn liền với các đối tư ng cụ thể để xác định nội dung cho phù hợp 4.1.3 Xuyên suốt quá trình kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, đặc biệt nhấn mạnh đến lợi ích cộng đồng 4.1.4 Kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo ở Hồ Chí Minh là bài học mẫu mực về sự kết hợp giữa cái cũ... trình du nhập Nho giáo vào Việt Nam và đạo đức Nho giáo ở Việt Nam, có thể nêu một số nét riêng của đạo đức Nho giáo Việt Nam so với đạo đức Nho giáo Trung Quốc như sau: Thứ nhất, các nhà tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu đạo đức Nho giáo thời Hán và thời Tống, nhưng đạo đức Nho giáo Việt Nam không mang tính khắt khe, nghiêm ngặt như Hán Nho Người Việt tiếp thu đạo đức Nho giáo trên nền tảng đạo đức truyền... nhà Nho, nhưng khác với các nhà Nho là Hồ Chí Minh đã hướng nội dung Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng về với dân, với nước, với sự nghiệp cách mạng Cho nên, từ những nội dung đạo đức cũ, Hồ Chí Minh đã chuyển hoá thành nội dung đạo đức mới, đạo đức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Chương 4 Ý NGHĨA RÚT RA TỪ VIỆC KẾ THỪA, PHÁT TRIỂN MỘT SỐ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC NHO GIÁO TRONG TƯ TƯỞNG... nước”, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cuộc cách mạng trong quan hệ về đạo đức nói chung, về chủ nghĩa yêu nước nói riêng Thứ ba, là tính mục đích của nội dung tư tưởng đạo đức trung với nước Ở đây, Hồ Chí Minh đã hiện thực hoá phạm trù trung với nước, gắn lý luận với thực tiễn, chuyển hoá đạo đức cũ thành tư tưởng đạo đức mới - đạo đức cách mạng mà bản thân Người là tấm gương tiêu biểu cho tư tưởng đạo đức. .. nghĩa thực tiễn của một số phạm trù cơ bản trong đạo đức Nho giáo được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển đối với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay 4.2.1 Mộ t số vấ n đề đặ t ra về đạ o đứ c, lố i số ng củ a độ i ngũ cán bộ , đả ng viên ở nư ớ c ta hiệ n nay Trong những năm đổi mới, về thực trạng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên đang phát triển theo hai... thực hành đạo 19 đức cách mạng nói đi đôi với làm Có thể nói rằng, cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng Tấm gương đó còn sáng mãi cho muôn đời con cháu học tập và noi theo Qua phân tích việc kế thừa và phát triển một số phạm trù cơ bản trên của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, có thể rút ra những điểm chung nổi bật sau: Thứ nhất, trong hệ... việc giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân Sử dụng các khái niệm, phạm trù đạo đức Nho giáo, nhưng không sử dụng hệ thống tư tưởng của nó, đó là điều chúng ta thấy rất rõ ở Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh khai thác mặt tích cực nhất làm thay đổi về bản chất khái niệm khác với cách hiểu của nhà Nho trong xã hội phong kiến, khiến cho những phạm trù đạo đức của Nho giáo trở nên thích hợp với nội dung đạo đức . yếu của việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Từ đó chỉ ra sự khác biệt trong việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của. của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức của Người. Thứ ba, phân tích ý nghĩa rút ra từ việc kế thừa, phát triển một số phạm trù cơ bản của đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. đức Nho giáo; các công trình nghiên cứu về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và sự kế thừa, phát triển đạo đức Nho giáo trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. - Phân tích, làm rõ một số phạm trù cơ bản

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan