nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám

81 2.1K 4
nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện từ liêm, hà nội với sự trợ giúp của gis và viễn thám

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN PHẠM CHI MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2012 - 2 - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN PHẠM CHI MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM Chuyên ngành: Bản đồ, viễn thám và GIS Mã số: 60 44 76 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Nguyễn Đình Minh Hà Nội - Năm - 3 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÍ (GIS) VÀ VIỄN THÁM 10 1.1. Tổng quan về đất nghĩa trang 10 1.1.1. Khái niệm về đất nghĩa trang 10 1.1.2. Phân loại nghĩa trang 10 1.1.3. Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị 13 1.1.4. Khái niệm quy hoạch xây dựng nghĩa trang 14 1.1.5. Một số hình thức táng trên Thế giới 15 1.2. Tổng quan về hệ thông tin Địa lí (GIS) 16 1.2.1. Định nghĩa về hệ thông tin Địa lí (GIS) 17 1.2.2. Các thành phần cơ bản của hệ thông tin Địa lí (GIS) 17 1.2.3. Dữ liệu trong GIS 19 1.2.4. Chức năng của GIS 20 1.2.5. Ứng dụng GIS 22 1.3. Tổng quan về viễn thám 23 1.3.1. Khái quát chung về viễn thám 23 1.3.2. Phản xạ của một số đối tượng tự nhiên 24 1.3.3 Các lĩnh vực ứng dụng của viễn thám 26 1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang 30 CHƢƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI 33 2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Từ Liêm – Hà Nội 33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36 2.2. Phƣơng pháp thực tế 38 2.2.1. Thu thập dữ liệu 38 Trang - 4 - 2.2.2. Điều tra thực địa 38 2.2.3. Phân tích, xử lí số liệu 38 2.3. Ứng dụng hệ thông tin Địa lí (GIS) và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang 39 2.3.1. Ứng dụng GIS và viễn thám thành lập bản đồ lớp phủ 39 2.3.2. Ứng dụng GIS trong nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang 47 CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI 54 3.1. Vị trí các nghĩa trang 54 3.2. Quy mô các nghĩa trang 57 3.3. Một số chỉ tiêu về kinh tế - kĩ thuật 65 3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang của huyện Từ Liêm đến năm 2020 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - 5 - DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG Hình 1.1 Các thành phần cơ bản của HTTĐL Hình 1.2 Chức năng của GIS Hình 1.3 Các dải sóng chủ yếu sử dụng trong viễn thám. Hình 1.4 Đặc điểm phổ phản xạ của nhóm các đối tượng tự nhiên chính Hình 1.5 Hộp thoại Cemetery Plot Search Hình 2.1 Ảnh SPOT Từ Liêm (9/2012) Hình 2.2 Hộp thoại từ phần mềm ENVI 4.3 Hình 2.3 Hộp thoại GCP list Hình 2.4 : ảnh trước và sau khi nắn Hình 2.5 Hộp thoại từ ENVI 4.3 Hình 2.6 Hộp thoại từ ENVI Hình 2.7 Hộp thoại từ phần mềm ArcGIS 9.3 Hình 2.8 Hộp thoại Add XY Data Hình 2.9 Dữ liệu điểm nghĩa trang Hình 2.10 Hộp thoại một số vùng nghĩa trang Hình 2.11 Hop thoại Select By Attribute Hình 2.12 Hộp thoại Select By Location Hình 3.1 Nghĩa trang Xuân Đỉnh Hình 3.2: Nghĩa trang liệt sĩ xã Tây Mỗ - Đại Mỗ Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện diện tích nghĩa trang nhân dân và bình quân theo đầu người các xã huyện Từ Liêm Hình 3.4 Nghĩa trang nằm liền kề khu dân cư Hình 3.5: Nghĩa trang tự phát không có công trình kĩ thuật nào tại xã Minh Khai Hình 3.6: Biểu đồ đường giao thông vào các khu nghĩa trang Hình 3.7.: Kích thước và hướng của một số ngôi mộ - 6 - Hình 3.8 Nghĩa Trang Liệt sỹ Nhổn Bảng 2.1: Chú giải các đối tượng trên ảnh Bảng 2.2 Diện tích các nghĩa trang huyện Từ Liêm Bảng 3.1 : Thống kê nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm Bảng 3.2: Diện tích các nghĩa trang theo các xã của huyện Từ Liêm – Hà Nội Bảng 3.3: Bình quân diện tích đất nghĩa trang một số đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội (năm 2010). Bảng 3.4: Bình quân diện tích một số nghĩa trang huyện Từ Liêm – Hà Nội Bảng 3.5 Khoảng cách thích hợp khi lựa chọn nghĩa trang đô thị Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật các nghĩa trang (theo cấp xã) huyện Từ Liêm – Hà Nội so với TCVN 2007 - 7 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIS : Hệ thông tin địa lý QĐ-CP : Quyết định – Chính phủ UBND : Ủy ban nhân dân NT : Nghĩa trang TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thị trấn Cầu Diễn CSDL : Cơ sở dữ liệu - 8 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia. Trong xã hội hiện nay đất đai đang chịu sức ép của gia tăng dân số và sự phát triển của kinh tế, xã hội. Đề tài về đất nghĩa trang hiện nay đang là một trong những vấn đề nóng bỏng của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự lỏng lẻo trong quản lý đã dẫn tới tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đặc biệt là đất nghĩa trang. Sử dụng đất nghĩa trang là nhu cầu chính đáng của mỗi người, là nơi thể hiện đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của người sống đối với người đã khuất. Từ Liêm là huyện nằm ở phía phía Tây cửa ngõ thủ đô Hà Nội, giáp với các quận, huyện như: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ Hà Đông, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Trì. Hiện nay dân số của huyện là 434.382 người (năm 2010), tỉ lệ tử ngày càng cao, trong đó năm 2007 cả huyện có 815 người chết, năm 2008 có 1122 người chết. Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, tỉ lệ sinh cao đã gây một sức ép lớn đối với đất nghĩa trang. Hệ thống thông tin Địa lí (GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho đến nay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có tài nguyên đất. Trong những năm gần đây, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức ứng dụng trong việc nghiên cứu nông nghiệp đặc biệt là trong đánh giá sử dụng đất đai. Viễn thám ngày nay có ứng dụng to lớn, phục vụ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Viễn thám ngoài việc tách lọc thông tin từ ảnh máy bay, còn áp dụng các công nghệ hiện đại trong thu nhận và xử lý thông tin ảnh số. Viễn thám được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau như quân sự, địa chất, địa lý, môi trường… Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn luận văn: “Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn thám” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ lớp phủ huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó tính toán khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất. - 9 - - Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó kết hợp với các dữ liệu về dân số của huyện dự đoán nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang của huyện trong thời gian tới. - Sử dụng các dữ liệu trong GIS, kết hợp đi thực địa kiểm tra tính thực tế trong quy hoạch đất nghĩa trang của huyện. Từ đó đưa ra những nhận định, biện pháp quản lý phù hợp. 3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu trên, tác giả tập trung nghiên cứu vào những nội dung như sau: - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội theo định hướng quy hoạch đất nghĩa trang ở Nghị định 35/2008-NĐCP Về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang. - Sử dụng công cụ GIS và viễn thám phục vụ nghiên cứu hiện trạng đất nghĩa trang của huyện. - Dự đoán nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, bản đồ huyện Từ Liêm… tại phòng Tài nguyên và Môi trường – UBND huyện Từ Liêm – Hà Nội; thu thập các tài liệu liên quan đến đất nghĩa trang nói chung, huyện Từ Liêm – Hà Nội nói riêng, lập phiếu điều tra về nghĩa trang huyện Từ Liêm. Điều tra thực địa: tới địa điểm nghiên cứu tìm hiều, ghi nhận một số thông tin và chụp hình tại khu vực nghiên cứu. Qua những hình ảnh thực tế bước đầu giải đoán bằng mắt thường. Sử dụng máy GPS xác định vị trí các nghĩa trang - Phương pháp so sánh: với phương pháp này, tác giả so sánh thực trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với các tiêu chí trong Nghị định 35/2008 về “Quản lý, sử dụng đất nghĩa trang” và Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế nghĩa trang đô thị (2007). - 10 - - Phương pháp dự báo: dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang căn cứ vào tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, gia tăng tự nhiên của huyện và quy chuẩn về sử dụng đất nghĩa trang do Nhà nước ban hành. - Phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS để thành lập các bản đồ chuyên đề, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu hiện trạng sử dụng, quản lý đất nghĩa trang. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn tác giả căn cứ vào những tài liệu sưu tập được, ảnh vệ tinh và những nghiên cứu của bản thân đưa ra những nhận xét về hiện trạng sử dụng, quản lý đất nghĩa trang trên địa bàn huyện Từ Liêm. Do kinh nghiệm, thời gian của bản thân Luận văn chỉ dừng lại ở nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang ở thời điểm hiện tại trong mối quan hệ với quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang theo Nghị định 35/2008-NĐCP và TCVN (2007), bao gồm các đặc điểm sau: - Khoảng cách khu dân cư tới điểm nghĩa trang gần nhất (theo đường chim bay) - Hình thức táng chủ yếu, hướng các mộ - Diện tích trung bình cho mỗi phần mộ hung táng, cát táng - Một số chỉ tiêu kỹ thuật như: tỉ lệ đường giao thông, tỉ lệ cây xanh, ranh giới, hàng rào, nhà quản trang… Cùng đó là dự báo nhu cầu sử dụng đất nghĩa trang trong tương lai. Không gian nghiên cứu: địa bàn huyện Từ Liêm. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đất nghĩa trang, hệ thông tin địa lý và viễn thám; Chương 2: Ứng dụng GIS và viễn thám nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội; Chương 3: Hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội. [...]... Chí Minh), nghĩa trang Thủy An (Huế),… - Nghĩa trang cát táng (chỉ chôn cất xương cốt) như: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà Tây), nghĩa trang Nghi Phú (Vinh), - Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần, nghĩa trang hung táng và cát táng, như: nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội) , nghĩa trang Truông Bồng Bông (Thủ Dầu Một),… Nghĩa trang địa táng và kết hợp hoả táng: nghĩa trang Văn Điển (Hà Nội) , nghĩa trang Bình... thực hiện thông qua sử dụng nhiều lĩnh vực thông tin, ví dụ: Hình 1.5 Hộp thoại Interment Infomation Hình 1.6 Hộp thoại Information Search Báo cáo được xuất ra sau khi có đầy đủ thông tin Cemetery Plot Search Hình 1.7 Hộp thoại Reports - 30 - Chƣơng 2 ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI 2.1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Từ Liêm, Hà Nội. .. trong GIS 1.4 Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang Tích hợp đa tiêu chuẩn mô hình và hệ thống thông tin địa lý lựa chọn địa điểm nghĩa trang (một nghiên cứu trường hợp của thành phố Sanandaj, Iran) Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm một nơi mới cho các nghĩa trang trong thành phố Sanandaj mà nơi đó chịu tác động tiêu cực ít nhất về môi trường, kinh tế xã hội Trong nghiên cứu. .. QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ VIỄN THÁM 1.1 Tổng quan về đất nghĩa trang 1.1.1 Khái niệm về đất nghĩa trang Nghĩa trang (nghĩa địa) là nơi mà thi thể người chết và di hài sau khi hỏa táng được chôn cất Trong tiếng Anh, từ nghĩa trang là cemetery, xuất xứ từ tiếng Hy Lạp là κοιμητήριον: nơi an nghỉ) ngụ ý vùng đất đó dành riêng cho cho việc chôn cất (1) Ở phương Tây, nghĩa trang. .. Hoa thành lập và quản lý như: Nghĩa trang Chùa nghệ sĩ (TP Hồ Chí Minh), nghĩa trang của các bang hội người Hoa (bang Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông ) - Loại hình nghĩa trang thuộc sở hữu tư nhân do người dân tự thành lập và quản lý trên phần đất được giao quyền sử dụng như: các nghĩa trang gia đình, nghĩa trang dòng họ, Phân loại theo công nghệ táng: Nghĩa trang địa táng: nghĩa trang Yên Kỳ (Hà. .. các nghĩa trang nhân dân đô thị đã khảo sát, hiện tại tỷ lệ sử dụng diện tích đất dùng cho mai táng là khá cao, lên tới 60 – 90% tổng diện tích đất nghĩa trang Diện tích đất dùng cho giao thông nội bộ hiện thường chiếm từ 9,35 – 20,07%, diện tích đất dành cho cây xanh là từ 0 – 16% Diện tích sử dụng đất các mộ hung táng và chôn cất một lần thường chiếm từ 8 – 12m2 và có nơi là 16 m2, riêng tại thành... Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội, nằm giữa 105º43’ và 105º51’Đ, nằm giữa 20º58’ và 21º06’B Huyện tiếp giáp với các khu vực khác như sau: - Phía Bắc giáp huyện Đông Anh và quận Tây Hồ - Phía Nam giáp quận Thanh Xuân và thành phố Hà Đông - Phía Đông giáp 3 quận Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức và huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây Huyện Từ. .. như của đất song giá trị tuyệt đối thường cao hơn Sự biến động của giá trị phổ phản xạ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của đá: mức độ chứa nước, cấu trúc, cấu tạo, thành phần khoáng vật, tình trạng bề mặt… 1.3.3 Các lĩnh vực ứng dụng của viễn thám Viễn thám được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung vào những ứng dụng thực tế rất cụ thể : ứng dụng viễn thám trong nông lâm nghiệp , ứng dụng. .. nhập và thành lập bản đồ , ứng dụng trong bảo vệ môi trường và phòng trống thiên tai a Trên thế giới Adam Johnson tiến hành nghiên cứu lập bản đồ bề mặt lớp phủ, hiện trạng sử dụng đất khu vực miền nam Mississippi dựa vào cặp ảnh Landsat 5 (TM) năm 1990 và landsat 7 (ETM) năm 2000 Trong nghiên cứu tác giả đã sử dụng chỉ số thực vật và khảo sát biến động dựa trên phân tích chỉ số thực vật NDVI Nghiên cứu. .. 1990 và 2000 và phân tích chồng xếp dữ liệu Nghiên cứu sự biến động đô thị thông qua việc thành lập bản đồ sử dụng đất tại các thời điểm năm 1959, 1969 và 1978 tại Delhi, Ấn Độ bằng công nghệ viễn thám đa thời gian của Gupta D M và Menshi M.K - 27 - Nghiên cứu của J.G.Masek, F.E Lindsay và S.N.Goward về sự phát triển đô thị giai đoạn 1973 - 1996 ở thủ đô Oasinton từ dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat Nhóm nghiên . Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất nghĩa trang huyện Từ Liêm, Hà Nội với sự trợ giúp của GIS và viễn thám 2. Mục tiêu nghiên cứu - Ứng dụng GIS và viễn thám để thành lập bản đồ lớp phủ huyện. thám 26 1.4. Ứng dụng GIS và viễn thám trong nghiên cứu đất nghĩa trang 30 CHƢƠNG 2: ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN TỪ LIÊM – HÀ NỘI 33 2.1. Điều kiện. GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHAN PHẠM CHI MAI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NGHĨA TRANG, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA GIS VÀ VIỄN THÁM

Ngày đăng: 07/01/2015, 12:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC HÌNH, CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NGHĨA TRANG, HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS) VÀ VIỄN THÁM

  • 1.1 Tổng quan về đất nghĩa trang

  • 1.1.1 Khái niệm về đất nghĩa trang

  • 1.1.2 Phân loại nghĩa trang

  • 1.1.3 Thực trạng sử dụng đất nghĩa trang tại các đô thị

  • 1.1.4 Khái niệm quy hoạch xây dựng đất nghĩa trang

  • 1.1.5 Một số hình thức táng trên thế giới

  • 1.2 Tổng quan về hệ thông tin địa lý (GIS)

  • 1.2.1 Định nghĩa về hệ thông tin địa lý (GIS)

  • 1.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ thông tin địa lý (GIS)

  • 1.2.3 Dữ liệu trong GIS

  • 1.2.4 Chức năng của GIS

  • 1.2.5 Ứng dụng GIS

  • 1.3 Tổng quan về viễn thám

  • 1.3.1 Khái quát chung về viễn thám

  • 1.3.2 Phản xạ của một số đối tượng tự nhiên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan