Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường

109 2K 12
Giáo trình Điều tra thuỷ văn và môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA THỦY VĂN - MÔI TRƯỜNG Õ PGS.TS LÊ VĂN NGHINH PGS.TS LÊ ĐÌNH THÀNH GIÁO TRÌNH ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI 2002 2 MỤC LỤC Chương I. MỞ ĐẦU 5 I.1 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC. 5 I.2 NỘI DUNG MÔN HỌC 5 I.3 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA 6 I.4 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA 7 I.4-1 Nguyên tắc điều tra thủy văn m ôi trường 7 I.4-2 Các bước tiến hành điều tra. 8 I.5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA 9 1.5-1 Thu thập, nghiên cứu và xử lý các tài liệu đã có. 9 1.5-2 Lập kế hoạch khảo sát điều tra. 10 1.5-3 Biên chế tổ chức 11 1.5-4 Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và các vật dụng. 11 Câu hỏi chương 1: 12 Chương II. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THỦY VĂN MÔI TRƯƠNG 13 2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐỊA HÌNH ĐỊA MẠO 13 2.1-1 Xác định khoảng cách. 13 2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO SÂU TRONG SÔNG HỒ. 19 2.2-1 Dụng cụ và m áy do sâu 19 2.2-3 Chỉnh lý số liệu đo sâu. 23 2.3 LẬP TRẠM QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG. 24 2.3-1 Đặt lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn - môi trường 24 2.3-2. Quan trắc các yếu tố khí tượng. 24 2.3-3. Quan trắc mực nước. 25 2.3-4. Quan trắc độ dốc mặt nước. 25 2.3-5. Xác định lưu lượng và thiết lập quan hệ mực nước lưu lượng. 25 2.3-6. Nghiên cứu dòng chảy bùn cát và biến hình lòng sông. 26 2.3-7. Quan trắc các yếu tố m ôi trường 26 2.4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DÒ HỎI TRONG NHÂN DÂN 26 2.5 PHƯƠNG PHÁP HIỆU CHỈNH BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ GHI NHẬT KÝ THỰC ĐỊA. 27 2.5-1. Hiệu chỉnh bản đồ địa hình. 27 2.5-2. Ghi nhật ký thực địa. 27 2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 28 2-6.1 Các tài liệu nghiên cứu thu thập. 28 2-6.2 Các thông tin cần khảo sát, nghiên cứu lấy mẫu m ôi trường ngoài thực địa 28 2-6.3 Phương pháp điều tra khảo sát m ôi trường 29 2.7 PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 36 2.7-1 Phương pháp lấy mẫu nước. 36 2.7-2 Phương pháp lấy mẫu đất 37 2.8 ỨNG DỤNG VIỄN THÁM VÀ TTĐL TRONG ĐIỀU TRA TV VÀ MT. 37 2.8-1 Khái niệm chung 37 2.8-2 Ứng dụng Viễn thám và hệ thông tin địa lý trong điều tra tài nguyên thiên nhiên và môi trường 38 2.9 KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA. 39 Câu hỏi chương 2: 41 Chương III. ĐIỀU TRA TV PHỤC VỤ QH SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MỘT KHU VỰC, LVS 42 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 42 3.2. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 42 3.2-1 Vị trí địa lý địa hình 42 3.2-2 Mạng lưới sông ngòi kênh rạch 43 3.2-3 Điều tra địa chất thổ nhưỡng 43 3.2-4 Điều tra thảm p hủ thực vật 43 3.2-5 Điều tra sự ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên tới chế độ dòng chảy 44 3.2-6 Điều tra khảo sát thung lũng sông và vùng phụ cận. 44 3 3.2-7 Điều tra lòng sông 46 3.2-8 Điều tra hoạt động kinh tế của con người 48 1. Các hoạt động nông - lâm nghiệp 48 2. Các hoạt động thuỷ lợi 48 3.2-9 Tình hình nghiên cứu đo đạc khí tượng thuỷ văn lưu vực 49 3.3 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU, KHÍ TƯỢNG 49 3.3-1 Yếu tố mưa 50 3.3-2 Yếu bốc hơi 50 3.3-3 Các yếu tố khí tượng khác. 50 3.4 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN THỦY VĂN 51 3.4-1 Chế độ mực nước 51 3.4-2 Chế độ dòng chảy năm 51 3.4-3 Dòng chảy n hỏ nhất 51 3.4-4 Khảo sát chế độ bùn cát. 52 3.5 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ LŨ, TÌNH HÌNH ÚNG NGẬP 52 3.5-1 Khảo sát chế độ lũ. 52 3.5-2 Điều tra lũ lịch sử. 53 3.5-3 Điều tra tình hình úng ngập. 57 3.5-4 Điều tra lũ quét. 58 3.6 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT CỦA LŨ, LŨ QUÉT VÀ ÚNG NGẬP. 59 3.6-1. Điều tra các vị trí xói lở nghiêm trọng 59 3.6-2 Điều tra diễn biến vùng cửa sông. 60 3.6-3. Điều tra thiệt hại các công trình thủy lợi. 60 3.6-4 Điều tra đánh giá m ôi trường 61 3.7 TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC LŨ ĐIỀU TRA 61 3.7-1 Xác định lưu lượng đỉnh lũ theo quan hệ (H ~ Q) 61 3.7-2 Tính lưu lượng đỉnh lũ theo phương pháp độ dốc 62 3.7-3 Tính lưu lượng đỉnh lũ điều tra theo phương pháp đường cong mặt nước. 64 3.7-4 Lợi dụng địa hình đặc biệt hay công trình 66 3.8 ĐIỀU TRA NƯỚC NGẦM 68 1. Tìm kiếm 68 2. Điều tra sơ bộ 68 3. Điều tra tỷ mỉ 69 4. Đo vẽ địa chất thuỷ văn 69 3.9 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC 70 1. Thông số vật lý. 70 2. Thông số hoá học. 70 3. Thông số sinh học. 71 3.10 ĐIỀU TRA PHỤC VỤ QH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC. 71 3.10-1 Các thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguy ên lưu vực 71 3.10-2. Các thông tin về kinh tế xã hội 72 3.10-3 Các thông tin về m ôi trường. 72 3.11 ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG 73 3.11-1 Đánh giá mức độ tin cậy của số liệu điều tra. 73 3.11-2 Đánh giá trữ lượng các nguồn nước (nước mặt và nước ngầm) của toàn bộ khu vực. 73 3.11-3 Đánh giá chất lượng nguồn nước. 73 Câu hỏi chương 3: 73 Chương IV. ĐIỀU TRA TV - MT PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ VÀ XÃY DỰNG HỒ CHỨA 75 4.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 75 4.2 ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ KHO NƯỚC ĐÃ XÂY DỰNG 75 4.2-1 Điều tra thực trạng các kho nước. 75 4.2-2 Điều tra đánh giá cân bằng nước 76 4.2-3 Điều tra đánh giá tác động m ôi trường của kho nước 78 4.2-4 Kiến nghị sử dụng các kho nước đã xây dựng 79 4.3 ĐIỀU TRA PHỤC VỤ LẬP DỰ ÁN THIẾT KẾ KHO NƯỚC. 79 4 4.3-1 Khảo sát chế độ thuỷ văn khí tượng 79 4.3-2 Điều tra khảo sát chọn vị trí kho nước. 80 4.3-3 Điều tra khảo sát địa chất khu lòng hồ. 81 4.3-4 Điều tra khảo sát địa hình lòng hồ. 81 4.3-5 Điều tra khảo sát vị trí đường tràn lũ. 83 4.3-6 Điều tra khảo sát mạng lưới sông ngòi đổ vào kho nước. 83 4.4 ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MT. 84 4.4-1 Thu thập nghiên cứu tổng quan của dự án. 84 4.4-2 Điều tra về tài nguy ên môi trường khu vực dự án. 84 4.5 ĐIỀU TRA TV MT PHỤC VỤ KHAI THÁC KHO NƯỚC SAU KHI XÂY DỰNG. 86 Câu hỏi chương 4: 86 Chương V. ĐIỀU TRA THỦY VĂN VÙNG SÔNG ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU 88 5.1 ĐIỀU TRA GIỚI HẠN KHU VỰC ẢNH HƯỞNG THỦY TRIỀU. 88 5.2 ĐIỀU TRA CHẾ ĐỘ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN. 89 5.2-1 Chế độ khí tượng. 89 5.2-2 Chế độ thủy văn. 89 5.3 ĐIỀU TRA TC HOÁ HỌC CỦA NƯỚC VÀ SỰ THÂM NHẬP MẶN THEO DỌC SÔNG. . 91 5.3-1 Tính chất hoá học. 91 5.3-2 Sự thâm nhập nước mặn. 92 5.4 ĐIỀU TRA KHU GIÁP NƯỚC. 92 Câu hỏi và thảo luận: 93 Chương VI. ĐIỀU TRA TV MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ CÁC NGÀNH KINH TẾ KHÁC 95 6.1 ĐIỀU TRA TV PHỤC VỤ XD CÁC CÔNG TRÌNH TƯỚI TIÊU VÀ CẤP NƯỚC. 95 6.1-1 Điều tra thủy văn m ôi trường phục vụ tưới tiêu nông nghiệp 95 6.1-2 Điều tra thủy văn m ôi trường phục vụ cấp nước. 96 6.2 ĐIỀU TRA THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY. 97 6.3 ĐIỀU TRA THỦY VĂN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ GIAO THÔNG SẮT BỘ. 97 Câu hỏi và thảo luận: 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC 102 5 Chương I. MỞ ĐẦU I.1 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC. Ngày nay ở nước ra cũng như nhiều nước trên thế giới, sự phát triển nhanh chóng về thủy lợi và các ngành kinh tế quốc dân khác đòi hỏi phải quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có hiệu quả trong sự phát triển bền vững. Để đạt được mục đích đó cần phải có số liệu về nguồn nước và các yếu tố chi phối nguồn nước, song thực tế không phải ở đâu cũng có đầy đủ các số liệu. Để có số liệu cho quy hoạch, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ta cần phải tiến hành điều tra thủy văn m ôi trường. Với những số liệu điều tra thu thập được các nhà hoạch định kinh tế, các cơ quan quy hoạch, thiết kế và xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước sẽ giải quyết một cách hợp lý và có hiệu quả nhất những vấn đề chủ yếu đã đề ra. Như vậy thực hiện công tác điều tra thủy văn môi trường thúc đẩy việc giải quyết nhanh chóng và có hiệu quả nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế quốc dân có quan hệ mật thiết với việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước thiên nhiên hoặc nghiên cứu các biện pháp có hiệu quả để đối phó và hạn chế tới mức thấp nhất tác hại của thiên tai như lũ lụt, hạn hán Xuất phát từ ý nghĩa nêu trên nhiệm vụ của m ôn học là nghiên cứu các phương pháp tiến hành điều tra thủy văn môi trường, nắm được nội dung và các bước tiến hành điều tra khảo sát, thu thập, đánh giá và tính toán số liệu thủy văn môi trường cho từng đối tượng nghiên cứu vào từng bài toán cụ thể. I.2 NỘI DUNG MÔN HỌC Mục đích của điều tra thủy văn môi trường là thu thập được số liệu của đối tượng nghiên cứu nhằm p hục vụ cho thủy điện, tưới tiêu, giao thông thủy bộ, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp, cho bài toán sử dụng tổng hợp nguồn nước, bảo vệ nguồn nước và phòng chống thiên tai. Để sử dụng tổng hợp nguồn nước và xây dựng các công trình thủy lợi một cách hợp lý và có hiệu quả cao cần nghiên cứu hiện trạng khu vực và đối tượng nghiên cứu về chế độ thủy văn, khí tượng, địa chất thủy văn, về môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, dự đoán được khả năng biến đổi của chúng trong tương lai. Trong thực tế giải quyết vấn đề khả năng sử dụng nguồn nước vào các mục đích kinh tế khác nhau, cần phải có tài liệu m ô tả quy luật biến đổi khí tượng thủy văn, về địa chất và địa chất thủy văn, thổ nhưỡng, địa hình địa mạo, thảm phủ thực vật, về hiện trạng môi trường tự nhiên, môi trường đất, nước, Các tài liệu này có thể thu thập được ở các cơ quan có liên quan và có thể tiến hành điều tra khảo sát thực địa để thu thập. Nội dung điều tra thủy văn môi trường gồm các vấn đề sau: 1. Điều tra khảo sát đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực, lưu vực nghiên cứu bao gồm: địa hình địa mạo, địa chất thổ nhưỡng, thảm p hủ thực vật, địa lý thủy văn. 6 Phân tích đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện địa lý tự nhiên và hoạt động kinh tế của con ngươì tới chế độ khí tượng thủy văn. 2. Điều tra đặc điểm khí tượng thủy văn, bao gồm: Chế độ mực nước và lưu lượng trong sông, chế độ lũ và tình hình úng ngập, chế độ dòng chảy kiệt và tình hình khô hạn, chế độ bùn cát và bồi lắng, chế độ phân phối dòng chảy trong năm, về chất lượng các nguồn nước, chế độ mưa, gió, bốc hơi, chế độ nhiệt, chế độ ẩm và các hình thái thời tiết bất lợi như: giông, bão, mưa đá, sương muối v.v 3. Điều tra các nguồn nước của khu vực, ảnh hưởng của các công trình thủy lợi đã xây dựng hoặc sẽ xây dựng tới chế độ khí tượng thủy văn của khu vực. Điều tra các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước các biện pháp phòng chống nhiễm bẩn các nguồn nước. 4. Điều tra về hiện trạng môi trường tự nhiên, đất, nước, không khí, về hiện trạng kinh tế xã hội. 5. Đề xuất các kiến nghị sử dụng nguồn nước hợp lý trên cơ sở phân tích quy luật biến đổi của khí tượng thủy văn dựa vào số liệu đã điều tra được và trên cơ sở phát triển kinh tế xã hội của khu vực hay lưu vực nghiên cứu. I.3 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA Việc điều tra thủy văn môi trường sông suối, kho nước, hồ ao đầm lầy hay điều tra thủy văn môi trường tổng hợp cho một khu vực được tiến hành với các mục đích khác nhau như: để mô tả điều kiện địa lý thủy văn, quy luật biến đổi các đặc trưng thủy văn, để nghiên cứu cảnh quan địa lý sông ngòi, hồ ao đầm lầy, để quy hoạch sử dụng nguồn nước một cách hợp lý và có hiệu quả. Thường phân biệt điều tra thủy văn môi trường phục vụ cho sử dụng tổng hợp nguồn nước hay sử dụng cho từng ngành kinh tế riêng biệt. Để phân biệt các mục đích khác nhau có thể phân ra các loại điều tra sau: 1. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ xây dựng các hồ chứa; 2. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ tưới tiêu nông nghiêp; 3. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ giao thông thủy bộ; 4. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ xây dựng các tuyến đường dây tải điện, điện thoại, đặt đường ống, xây dựng cầu cống phục vụ giao thông đường sắt và đường bộ; 5. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản; 6. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ phòng chống sạt lở; 7. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ cấp nước sinh hoạt và công nghiệp; 8. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ du lịch và dịch vụ như: các khu nghỉ m át, tham quan du lịch và các công trình thể thao. Thông thường điều tra thủy văn môi trường phục vụ xây dựng thủy điện thường kết hợp với các mục đích khác như: tưới cho nông nghiệp, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du, giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản và du lịch dịch vụ. Nếu phân chia theo đối tượng thủy văn cần điều tra có thể phân chia: 1. Điều tra thủy văn môi trường một khu vực; 7 2. Điều tra thủy văn môi trường một lưu vực sông; 3. Điều tra thủy văn môi trường các hồ chứa; 4. Điều tra thủy văn môi trường vùng sông ảnh hưởng thủy triều. Theo giai đoạn công tác các công trình có thể chia ra: 1. Điều tra thủy văn môi trường giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi; 2. Điều tra thủy văn môi trường giai đoạn nghiên cứu khả thi; 3. Điều tra thủy văn môi trường giai đoạn thi công; 4. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ giai đoạn quản lý và sử dụng công trình. I.4 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA I.4-1 Nguyên tắc điều tra thủy văn môi trường Trong công tác điều tra thủy văn môi trường cần đảm bảo các nguyên tắc sau: 1- Lập đề cương điều tra. Việc lập đề cương điều tra càng cụ thể chi tiết càng giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ tốt. Nội dung điều tra thủy văn môi trường rất đa dạng và nhiều vấn đề, mỗi đối tượng điều tra nhằm phục vụ cho một nhiệm vụ nhất định và tài liệu điều tra phải nhằm phục vụ được cho nhiệm vụ đó. Trong công tác điều tra phải xác định được nội dung nào là chính, nội dung nào là thứ yếu. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn nước ngày càng tăng và đa dạng do vậy lúc điều tra cần phải chú ý đến yêu cầu của các ngành khác nhau một cách hợp lý, làm thế nào để giúp cho việc lợi dụng tổng hợp nguồn nước được nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Mặt khác công tác điều tra bao giờ cũng đi trước công tác quy hoạch thiết kế nên phải dự kiến được tất cả các điêù kiện và tài liệu khi cần thiết. 2. Tài liệu điều tra phải đảm bảo độ chính xác. Tài liệu điều tra thu thập được sẽ làm cơ sở cho việc quy hoạch, thiết kế sử dụng nguồn nước do đó tài liệu phải đảm bảo độ chính xác, phải đánh giá được mức độ tin cậy của số liệu. Bản thân tài liệu phải phản ánh đúng quy luật thay đổi của các đặc trưng khí tượng thủy văn điêù tra, đồng thời phản ánh đúng mối quan hệ của chúng với các nhân tố khác. Mức độ chính xác của tài liệu tuỳ theo yêu cầu sử dụng các tài liệu đó. Các tài liệu sau khi điều tra khảo sát cần phải phân tích tính chất hợp lý một cách đầy đủ và tỷ mỉ trong báo cáo điều tra để các cơ quan sử dụng tài liệu chính xác, tránh sai sót. 3. Đảm bảo nhanh, đầy đủ và kịp thời. Tài liệu điều tra phải đảm bảo độ chính xác đồng thời cũng phải nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho quy hoạch và thiết kế sử dụng nguồn nước. Thường việc điều tra thực địa rất tốn kém nên trong quá trình điều tra phải hết sức tiết kiệm chi phí, cố gắng giảm nhẹ chi phí về thiết bị và các phí tổn khác. 4. Không ngừng nâng cao kỹ thuật và kinh nghiệm điều tra. Nói chung yêu cầu về tài liệu thủy văn khí tượng của các ngành kinh tế quốc dân ngày càng bức xúc và đa dạng. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu đó phải ra sức không ngừng nâng cao và cải tiến kỹ thuật điều tra, cần đúc rút kinh nghiệm sau mỗi 8 lần đi thực địa. Trước hết cần cải tiến phương pháp , bỏ bớt các bước thừa không cần thiết, cố gắng vận dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật vào công tác điều tra khảo sát. Ví dụ như ứng dụng trắc lượng hàng không vũ trũ và viễn thám vào khảo sát địa hình địa mạo, vào sự biến đổi dòng sông, tình hình lũ lụt, úng ngập, các trận lũ lịch sử cực lớn, như ứng dụng siêu âm trong đo sâu Để nâng cao kỹ thuật điều tra sau mỗi đợt cần tiến hành đề xuất, hội thảo các phương pháp mới được ứng dụng. 5. Dựa vào nhân dân địa phương. Cần phải nắm vững nguyên tắc dựa vào nhân dân địa phương trong quá trình điều tra khảo sát thủy văn môi trường vì nhân dân địa phương là người trực tiếp nắm được tình hình diễn biến thủy văn khí tượng tại địa phương m ình một cách đầy đủ và tỷ mỉ. Cần phải biết dựa vào họ để triển khai công việc điều tra thu thập tài liệu được nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và có cơ sở thực tế. Khi điều tra dò hỏi trong nhân dân cần phải thu thập từ nhiều nguồn tin, phải cân nhắc, so sánh và phân tích tính chất hợp lý của số liệu điều tra. Ngoài các vấn đề trên chúng ta cần dựa vào nhân dân để họ tạo mọi điều kiện cho chúng ta hoàn thành nhiệm vụ. I.4-2 Các bước tiến hành điều tra. Tất cả các công việc nhiên cứu điều tra thủy văn môi trường được tiến hành tuần tự t heo ba bước sau: 1/ công việc chuẩn bị, 2/ công tác điều tra khảo sát trên thực địa và 3/ công tác nội nghiệp, tính toán, phân tích và viết báo cáo. 1. Công tác chuẩn bị Bao gồm công tác tổ chức và công tác nội nghiệp trước khi đi khảo sát điều tra trên thực địa. Trong công tác tổ chức cần xác định được khối lượng công tác để thành lập các đoàn, đội hoặc nhóm, lập kế hoạch và lịch trình điều tra, mức độ hoàn thành từng phần công việc, chuẩn bị trang thiết bị, máy móc, vật dụng cần thiết cho công việc điều tra và sinh hoạt. Công tác nội nghiệp trước khi đi khảo sát điều tra thực địa là tập hợp một cách có hệ thống các tài liệu đã nghiên cứu, điều tra và phân tích trước đâyđể phục vụ cho nhiệm vụ điều tra. 2. Công tác khảo sát điều tra thực địa. Nhằm hoàn thành tốt kế hoạch đề ra trong bước chuẩn bị ở trên thực địa. Trong bước này cần chỉnh lý số liệu quan trắc đo đạc nhằm mục đích phát hiện những sai sót có thể xẩy ra trong quan trắc đo đạc để có thể tiến hành quan trắc đo đạc lại ngay. Trong giai đoạn này có thể tiến hành các thí nghiệm, phân tích như phân tích các thành phần hoá học, lượng phù sa của nước để đánh giá sơ bộ chất lượng nước. Có thể tiến hành xác định tính chất cơ lý và cường độ thấm của các loại đất 3.Công tác nội nghiệp. Công tác này nhằm tập hợp tính toán, phân tích và viết báo cáo, là giai đoạn hoàn chỉnh kết quả nghiên cứu điều tra thủy văn môi trường. 9 I.5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA Công tác chuẩn bị bao giờ cũng đóng một vai trò rất quan trọng, nếu công tác chuẩn bị tốt thì công việc điều tra sẽ tiến hành tốt, hoàn thành đúng thời gian và có chất lượng cao, tránh được những sai sót có thể xẩy ra trong quá trình điều tra khảo sát thu thập tài liệu. Công tác chuẩn bị bao gồm các công việc sau: 1.5-1 Thu thập, nghiên cứu và xử lý các tài liệu đã có. Trước khi đi thực địa cần sưu tập một cách có hệ thống các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu, ghi chép có liên quan đến đối tượng điều tra và các vấn đề đặt ra trong đề cương đã có sẵn từ trước được lưu giữ trong các cơ quan. Cần thu thập các tài liệu đã có về trắc đạc, khí tượng thủy văn, địa chất thổ nhưỡng, địa chất thủy văn, thảm p hủ thực vật và những tài liệu khác sẽ giúp ta lập được chương trình kế họach điều tra đúng đắn, cụ thể, đồng thời nó sẽ làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá kết quả điều tra đo đạc trên thực địa và trong khi viết báo cáo tổng kết. Việc nghiên cứu thu thập những tài liệu trên còn có thể giúp ta đánh giá, giải thích hợp lý các hiện tượng đặc biệt quan trắc được trong quá trình điều tra khảo sát thực địa. Trong quá trình nghiên cứu thu thập các tài liệu đã có chúng ta sẽ nắm được những vấn đề trước kia đã điều tra khảo sát, mức độ tiến hành các vấn đề đó đến đâu, còn những vấn đề gì chưa giải quyết được, lý do tại sao?. Từ việc nghiên cứu này chúng ta có thể cắt bỏ bớt trong phần lập kế hoạch điều tra và đồng thời xác định những phương hướng khảo sát, nắm được những vấn đề nào là trọng tâm cần chú ý, vị trí nào trên thực địa là quan trọng cần tập trung khảo sát điều tra thu thập số liệu và nên khảo sát như thế nào để kết thúc nhanh chóng và có hiệu quả. Để có khái niệm rõ ràng về mức độ nghiên cứu các vấn đề khí tượng thủy văn, về đặc điểm địa lý tự nhiên và mức độ khai thác nguồn nước của các khu vực trong giai đoạn công tác này, theo các tài liệu đã có cần lập được các biểu bảng, các sơ đồ, hình vẽ, các phần m ô tả chi tiết các vấn đề sau: 1. Về địa hình. Cần thu thập được bản đồ địa hình, hành chính, giao thông, các bình đồ khu vực với các tỷ lệ khác nhau và các phần m ô tả phân tích địa hình. 2. Về địa lý thủy văn. Bản đồ hệ thống sông ngòi, kênh rạch của khu vực. Mạng lưới đo đạc khí tượng thủy văn. Lập được bảng thời gian quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn của từng trạm, các tập atlat về địa lý thủy văn đã có. 3. Tài liệu về địa chất thổ nhưỡng. Gồm các bản đồ và các báo cáo mô tả địa chất thổ nhưỡng kèm theo của khu vực. 4. Thảm phủ thực vật. Gồm bản đồ phân bố rừng, loại rừng, độ tuổi, các vùng canh tác nông nghiệp, các loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày. 10 5. Các số liệu về đặc trưng khí tượng thủy văn. Cần thu thập các tài liệu đã đo đạc chỉnh biên, tính toán từ trước của các trạm thủy văn khí tượng ở trong khu vực điều tra bao gồm: số liệu về nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, mưa, các hiện tượng thời tiết đặc biệt như: sương muối, mưa đá, lốc. Các đặc trưng dòng chảy như: dòng chảy năm , dòng chảy lũ, dòng chảy nhỏ nhất và dòng chảy bùn cát. 6. Các hệ thống mốc cao độ trên khu vực. Những tài liệu về vị trí và cao độ của các mốc hiện có ở khu vực điều tra. Chọn tài liệu của các mốc gần khu vực điều tra, mốc có vật chuẩn dễ phát hiện ngoài thực địa, tốt nhất là tìm được các mốc có hệ thống cao độ Quốc gia. Nếu mốc có hệ thống cao độ khác thì phải tìm hiểu chênh lệch với mốc cao độ Quốc gia là bao nhiêu để sau này hiệu chỉnh về một hệ thống cao độ thống nhất. 7. Các tài liệu về dân sinh, hoạt động kinh tế: Cần thu thập về tình hình dân sinh kinh tế, văn hoá, giao thông, thông tin liên lạc, y tế cộng đồng trên khu vực. Cần thu thập về hoạt động kinh tế, khai thác nguồn nước của khu vực điều tra, thu thập các bản đồ về hệ thống các hồ chứa nước, các trạm bơm tưới tiêu, hệ thống cầu cống mương m áng. Các tài liệu trên có thể thu thập ở các kho lưu trữ hồ sơ trung ương, địa phương, các cơ quan hữu quan như: các sở, phòng thủy lợi, các công ty, các trạm khí tượng thủy văn, hay trong các hồ sơ lưu trử ở uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan quân sự. Việc thu thập cần có kế hoạch chi tiết, dựa vào yêu cầu của công tác điều tra. 1.5-2 Lập kế hoạch khảo sát điều tra. Căn cứ vào các số liệu đã thu thập được, tiến hành lập chương trình kế hoạch cụ thể. Nội dung của kế hoạch gồm các phần: 1. Những vấn đề cần khảo sát điều tra thực địa Nêu rõ tuần tự từng vấn đề cần điều tra khảo sát, mức độ khảo sát (sơ bộ hay tỷ mỉ) yêu cầu về phạm vi và thời gian khảo sát từng vấn đề. 2. Tiến độ khảo sát. Vạch ra nội dung công tác trong thời gian nhất định, trình tự và thời gian khảo sát từng vấn đề đã nêu. Kế hoạch, tiến độ thời gian lập theo chương trình nghiên cứu và theo định mức đã quy định chung. Trong bước này cần lưu ý thêm về đặc điểm địa lý địa hình, kinh nghiệm khảo sát ở đội điều tra, về những trường hợp bất trắc có thể xẩy ra do thời tiết, do phương tiện vận chuyển đi lại. 3. Tuyến khảo sát. Tuyến khảo sát vạch ra phải hợp lý và tối ưu nhất. Cần nắm vững tuyến khảo sát sẽ đi qua những địa phương nào, vị trí nào cần lưu ý khảo sát tỷ mỉ, chỗ nào cần cả đoàn tập trung khảo sát dứt điểm, chỗ nào chỉ cần một bộ phận nhỏ. Cần có kế hoạch bố trí khảo sát để phối hợp giữa các tuyến, các nhóm được nhịp nhàng ăn khớp. 4. Kỹ thuật khảo sát. Để đảm bảo tính chính xác và thống nhất số liệu cần phải thống nhất kỹ thuật khảo sát. Nếu có quy phạm đã ban hành thì cần đưa vào vận dụng. Nếu chưa có cần [...]... theo các vấn đề: + Khảo sát điều tra điều kiện địa lý tự nhiên (địa hình địa mạo, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật, khí tượng thủy văn, ); + Khảo sát điều tra về hiện trạng kinh tế xã hội, nhân văn; + Khảo sát điều tra về các vùng mẫu làm khoá giải đoán cho tư liệu viễn thám, cả về lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và môi trường; + Khảo sát điều tra về hiện tượng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát... môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế tạo nên và hiện trạng quản lý môi trường trong vùng nghiên cứu, hiện trạng về vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng 28 + Khảo sát điều tra đánh giá tác động môi trường các thảm hoạ môi trường tự nhiên và nhân tạo Các thông tin mẫu cần thu thập ngoài hiện trường: + Thu thập mẫu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên, gồm: - Mẫu đất đá; - Mẫu nước (nước mặt,... nước giếng) + Thu thập mẫu về điều kiện môi trường, gồm: - Mẫu nước thải (đô thị, công nghiêp, nông thôn, bệnh viện, mỏ); - Mẫu rác thải (đô thị, công nghiệp); - Mẫu đất (trầm tích mỏ, nông nghiệp, công nghiệp , đô thị) 2-6.3 Phương pháp điều tra khảo sát môi trường Điều tra khảo sát môi trường là một trong các bước tiến hành đánh giá tác động môi trường Điêù tra khảo sát môi trường tiến hành theo các... phục vụ sức khoẻ Các máy móc trang thiết bị trước khi đi thực địa cần chuấn bị đầy đủ, kiểm nghiệm, kiểm tra chu đáo, tránh mang máy móc thiết bị đã hư hỏng không sử dụng được Về phương tiện đi lại vận chuyển phải hợp đồng cụ thể, đưa đón toàn đội đi về an toàn Câu hỏi chương 1: 1 Nguyên tắc điều tra thủy văn và môi trường 2 Các bước tiến hành điều tra thủy văn và môi trường 3 Trình bày nội dung thu thập,... trong bước chuẩn bị trước khi đi điều tra khảo sát thực địa 4 Trình bày nội dung vạch kế hoạh khảo sát điều tra trong bước chuẩn bị trước khi đi điều tra khảo sát thực địa 5 Tại sao trước khi di khảo sát thực địa phải chuẩn bị các máy móc, trang thiết bị và vật dụng? Đó là những thứ gỡ? 12 Chương II CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU THỦY VĂN MÔI TRƯƠNG Trong công tác khảo sát điều tra thực địa chúng ta cần đo đạc... và người ghi nhật ký phải chịu trách nhiệm về số liệu và những giải thích, minh hoạ trong nhật ký 27 2.6 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các tài liệu thực địa về môi trường có thể phục vụ cho công việc đánh giá tác động môi trường của các hoạt động phát triển, mặt khác các tài liệu này có thể phục vụ cho quy hoạch môi trường Yêu cầu về thông tin tư liệu phục vụ cho Quy hoạch môi trường. .. về hiện trạng môi trường và các tai biến tự nhiên trong khu vực 2-6.2 Các thông tin cần khảo sát, nghiên cứu lấy mẫu môi trường ngoài thực địa Trong các thông tin này cần điều tra thu thập bằng 4 phương pháp sau: - Khảo sát mô tả ngoài thực địa; - Lấy mẫu ngoài thực địa; - Kết hợp cả khảo sát điều tra và lấy mẫu; - Kết hợp cả khảo sát điều tra với thu thập số liệu thống kê; Khảo sát điều tra ngoài thực... lên) b/ Tiến hành điều tra khảo sát Bên cạnh việc lấy mẫu cần tiến hành điều tra khảo sát môi trường với nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo đối tượng và mục đích yêu cầu Tuy nhiên về mặt tổng thể có thể điều tra khảo sát các vấn đề sau: - Điều tra điều kiện kinh tế xã hội + Tình hình phân bố dân cư, mật độ, dân tộc, tôn giáo, + Tình hình cơ sở vật chất: giao thông, cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh... chung về tính chất công việc, 2- Kế hoạch điều tra khảo sát, 3- Thống nhất tiến độ điều tra khảo sát, lấy mẫu thực địa, 4- Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát môi trường 1/ Nhận định chung về tính chất công việc a/ Đối tượng, quy mô và các vấn đề cần khảo sát + Đối tượng điều tra khảo sát: hồ chứa, khu dân cư, sông ngòi, khu công nghiệp + Quy mô, vị trí điều tra khảo sát: loại hồ hay sông suối lớn nhỏ,... Lưu lượng bùn cát phần lớn đo đồng thời với việc đo đạc xác định lưu lượng và quan trắc mực nước của trạm 2.3-7 Quan trắc các yếu tố môi trường Tại trạm quan trắc khí tượng thủy văn - môi trường ngoài các yếu tố khí tượng thủy văn cần quan trắc nêu trên, cần tiến hành lấy mẫu và quan trắc các yếu tố môi trường Việc quan trắc môi trường nước tiến hành tại thủy trực ở chủ lưu trên sông, mẫu lấy ở độ sâu . ra các loại điều tra sau: 1. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ xây dựng các hồ chứa; 2. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ tưới tiêu nông nghiêp; 3. Điều tra thủy văn môi trường phục. 2. Điều tra thủy văn môi trường giai đoạn nghiên cứu khả thi; 3. Điều tra thủy văn môi trường giai đoạn thi công; 4. Điều tra thủy văn môi trường phục vụ giai đoạn quản lý và sử dụng công trình. . 3. Điều tra thủy văn môi trường các hồ chứa; 4. Điều tra thủy văn môi trường vùng sông ảnh hưởng thủy triều. Theo giai đoạn công tác các công trình có thể chia ra: 1. Điều tra thủy văn môi trường

Ngày đăng: 06/01/2015, 12:49

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I. MỞ ĐẦU

    • I.1 Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC.

    • I.2 NỘI DUNG MÔN HỌC

    • I.3 PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

    • I.4 NGUYÊN TẮC VÀ CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA

      • I.4-1 Nguyên tắc điều tra thủy văn môi trường

        • 1- Lập đề cương điều tra.

        • 2. Tài liệu điều tra phải đảm bảo độ chính xác.

        • 3. Đảm bảo nhanh, đầy đủ và kịp thời.

        • 4. Không ngừng nâng cao kỹ thuật và kinh nghiệm điều tra.

        • 5. Dựa vào nhân dân địa phương.

        • I.4-2 Các bước tiến hành điều tra.

          • 1. Công tác chuẩn bị

          • 2. Công tác khảo sát điều tra thực địa.

          • 3.Công tác nội nghiệp.

          • I.5 CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

            • 1.5-1 Thu thập, nghiên cứu và xử lý các tài liệu đã có.

              • 1. Về địa hình.

              • 2. Về địa lý thủy văn.

              • 3. Tài liệu về địa chất thổ nhưỡng.

              • 4. Thảm phủ thực vật.

              • 5. Các số liệu về đặc trưng khí tượng thủy văn.

              • 6. Các hệ thống mốc cao độ trên khu vực.

              • 7. Các tài liệu về dân sinh, hoạt động kinh tế:

              • 1.5-2 Lập kế hoạch khảo sát điều tra.

                • 1. Những vấn đề cần khảo sát điều tra thực địa

                • 2. Tiến độ khảo sát.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan