nghiên cứu cấu trúc kiến tạo và tiềm năng dầu khớ tầng oligoxen mỏ bạch hổ

59 590 0
nghiên cứu cấu trúc kiến tạo và tiềm năng dầu khớ tầng oligoxen mỏ bạch hổ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Mở đầu Khóa luận tốt nghiệp nằm trong chương trình đào tạo bắt buộc của Khoa Địa Chất Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên-Đai Học Quốc Gia Hà Nội. Với chương trình đào tạo của bộ môn địa chất dầu khí, đề tài khóa luận này chọn hướng nghiên cứu trong lĩnh vực dầu khí. Công nghiệp dầu khí nước ta là một nghành công nghiệp non trẻ, nhưng nó là một ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Tháng 11 năm 2001 vừa qua, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro đã khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu trên thềm lục địa Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong nền công nghiệp dầu khí nước nhà cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Trong suốt hơn 20 năm hoạt động, ngành dầu khí đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam một nguồn ngoại tệ lớn và là ngành công nghiệp trọng điểm được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển. Nhiệm vụ của ngành công nghiệp dầu khí hết sức nặng nề là phải tăng cường hoạt động tìm kiếm thăm dò để gia tăng trữ lượng dầu khí 50 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn 2001-2005. Chính vì vậy, công tác thăm dò và nghiên cứu dầu khí không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất to lớn trong việc đẩy mạnh và phát triển công nghiệp dầu khí đạt hiệu quả cao. Tóm lại, cùng với sự phát triển của các ngành trong cả nước, ngành công nghiệp dầu khí đã và đang đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân từ vai trò thực tế của sản phẩm từ dầu khí, sự thu hút lao động, đầu tư từ nước ngoài, đến việc điều hoà kinh tế các vùng, điều hoà cán cân thương mại và làm tăng GDP của đất nước, vì vậy chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp dầu khí. Nội dung-mục đích ý nghĩa thực tiễn của khoá luận http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Cấu trúc khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm hai phần: Phần I Địa chất khu vực: Bể Cửu Long ChươngI: Đặc điểm địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu ChươngII: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Chương III:Đặc điểm địa chất khu vực Phần II Chuyên đề Cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Chương IV: Hệ các phương pháp nghiên cứu cơ bản Chương V: Đặc điểm cấu trúc-kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ trên cơ sở phân tích bản đồ đẳng dày sử dụng các phần mềm chuyên dụng GIS và CPS-3. Mục đích của khoá luận nhằm nghiên cứu cấu trúc kiến tạo trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng dầu khí và xây dựng các tiền đề định hướng cho việc tìm kiếm thăm dò và khai thác sản phẩm có hiệu quả. Việc khai thác nguồn dầu khí thiên nhiên nhờ có phương pháp nghiên cứu hợp lý sẽ là mục đích và thành công của ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên ngành dầu khí. Công việc khai thác luôn đòi hỏi tính hiệu quả, nên việc nắm vững về cấu trúc kiến tạo của các vùng mỏ là cần thiết. Song việc http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ nghiên cứu về cấu trúc kiến tạo mỏ cần được kết hợp với nghiên cứu tướng đá cổ địa lý, tiến hoá môi trường trầm tích trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng dầu khí thì sẽ đưa ra đuợc phương pháp nghiên cứu hợp lý đảm bảo cho công việc khai thác có hiệu quả cao. Khoá luận chưa giải quyết được vấn đề nêu trên do thời gian thực tập và nguồn thu thập tài liệu còn hạn chế, nhưng cũng đã nêu được một số khía cạnh. http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Phần I địa chất khu vực: bể cửu long chương I đặc điểm địa lý tự nhiên KHU VựC nghiên cứu I. Vị trí địa lý Mỏ Bạch Hổ nằm trong đới nâng Trung Tâm thuộc bể Cửu Long ở phần Đông Nam thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Bể Cửu Long có dạng hình oval với diện tích trên 200.000 km 2 giới hạn trong toạ độ địa lý: 9 0 -11 0 vĩ độ Bắc và 106 0 30- 109 0 kinh độ Đông. Phía Tây được bao quanh bởi đường bờ từ Cà Ná-Phan Thiết, vũng Tàu đến Bạc Liêu, Cà Mau. Phía Nam và Đông Nam có một đới nâng ngầm Côn Sơn chạy dọc theo các đảo nhô cao hiện đại như Hòn Khoai, Hòn Trứng, Côn Sơn ngăn cách bể Cửu Long với Bể Nam Côn Sơn. Phíâ Bắc giáp bể Phú Khánh, phía Tây Nam là bể Malay-Thổ chu. II. Điều kiện địa lý tự nhiên 1. Địa hình địa mạo Phần viết này sinh viên dựa vào tài liệu của Tổng Công Ty Dầu Khí và tham khảo một số khóa luận tốt nghiệp của các năm trước. Khu vực nghiên cứu thuộc thềm lục địa phía Nam Việt Nam, kéo dài từ bờ biển Phan Thiết đến Hà Tiên, bao gồm một phần của biển Đông và một phần của Vịnh Thái Lan. Ở Đông Bắc và phía Đông đảo Phú Quý thì thềm lục địa đặc trưng bởi độ dốc lớn, chiều rộng hẹp, ở phía Tây thềm lục địa có nơi chiều rộng đạt hơn 100 km trên đường đẳng sâu nước 20 m. Đặc Biệt ở đới cắt Tuy Hoà, Đông Nam có đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam chặn bởi đới nâng Korat Natuna. Trên nền thềm lục địa bằng phẳng, thỉnh thoảng xuất hiện một số đảo nhỏ tạo ra sự phân cắt địa hình mạnh. Thềm lục địa Nam Việt Nam hội tụ nhiều con sông, lớn nhất là sông Cửu Long có lưu lượng nước 228.10 4 m 3 /phút, cho lượng phù sa 0.25 kg/m 3 . Mỏ http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Bạch Hổ là mỏ dầu lớn đầu tiên được phát hiện và đưa vào khai thác từ năm 1986 đến nay, nằm trong kiểu địa hình này. Vùng trung tâm thềm lục địa Việt Nam có đáy biển đa dạng nhất, được ngăn cách ở phía Tây Nam bởi đảo Côn Sơn và Đông Bắc bởi đảo Phú Quý, còn phía Đông Nam là vùng chuyển tiếp và vùng thềm ngoài. Vùng cửa sông giáp biển, địa hình đáy bồn trũng bao gồm các rãnh sông ngầm, bãi cát ngầm, doi cát và các đảo rải rác. Vùng cửa sông giáp biển phía Tây Nam phát triển nhiều khối nhô của đáy biển. Còn phía Tây Bắc cửa sông giáp biển bao gồm nhiều rãnh ngầm kéo dài và các đập chắn ngầm, các rãnh lòng sông ngầm thường không được thể hiện do đã bị tác động của thuỷ triều san bằng. Trong khi đó các dòng xoáy tiếp tục xoáy sâu tạo nên những lõm không tách biệt kế tiếp nhau tạo thành những lõm hẹp kéo dài dạng thung lũng. Ở phía Tây Nam bể Cửu Long, từ độ sâu 40 m đến 600 m đã phát hiện thấy đảo san hô ngầm có chiều dài tới 13 km, rộng 8 km nhô cao cách đáy biển một vài chục mét. Phần lớn ám tiêu san hô thể hiện trên địa hình đáy biển tập trung ở phần Đông Nam của cấu tạo đới Trung Tâm Bạch Hổ và Rồng (hình 1.1) 2. Khí hậu Khí hậu đặc trưng cho vùng xích đạo chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) và mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 9). Nhiệt độ trung bình trên bề mặt vào mùa mưa là 27 0 -28 0 C, mùa khô là 29 0 -30 0 C. Tại độ sâu 20 m nước, vào mùa mưa nhiệt độ trung bình là 26 0 -27 0 C và mùa khô là 28 0 -29 0 C. Nhìn chung khí hậu khô ráo, độ ẩm trung bình 60%. Bể Cửu Long có hai chế độ gió mùa. Chế độ gió mùa Đông đặc trưng bởi gió mùa Đông Bắc từ đầu tháng 11 năm trước đến cuối tháng 3 năm sau với ba hướng gió chính: Đông Bắc, Đông và Đông Đông Bắc. Vào tháng 12 và tháng 1, hướng gió Đông Bắc chiếm ưu thế, còn tháng 3 thì hướng gió Đông chiếm ưu thế. Đầu mùa tốc độ gió trung bình và cực đại thường nhỏ, sau đó tăng dần lên và lớn nhất vào tháng 1 và tháng 2. Gió mùa hè đặc trưng bởi gió mùa Tây Nam, kéo dài từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 9 với các hướng gió ưu thế là Tây Nam và Tây Tây http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Nam. Ngoài ra, còn hai thời kỳ chuyển tiếp từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 (chuyển từ chế độ gió mùa Đông Bắc sang chế độ gió mùa Tây Nam) và từ tháng 9 đến đầu tháng 11 và 12 có nhiều khả năng xảy ra bão. Bão thường di chuyển về hướng Tây hoặc Tây Nam. Tốc độ gió mạnh nhất trong vòng bão đạt tới 50 m/s. Trong 80 năm qua chỉ xẩy ra bốn cơn bão (trong đó cơn bão số 5 năm 1997 gần đây nhất). 3. Chế độ hải văn Chế độ sóng ở khu vực này mang tính chất sóng gió rõ rệt. Giữa mùa Đông, hướng sóng Đông Bắc chiếm ưu thế gần tuyệt đối với độ cao sóng đạt giá trị cao nhất trong cả năm. Tháng 1 năm 1984, độ cao của sóng đạt cực đại tới 8 m ở khu vực vòm Trung Tâm mỏ Bạch Hổ. Mùa Đông hướng sóng ưu thế Đông Bắc, Bắc Đông Bắc và Đông Đông Bắc. Mùa hè, hướng sóng chính là Tây Nam, hướng Tây và Đông Nam cũng xuất hiện với tần xuất tương đối cao. Dòng chảy đựoc hình thành dưới tác động của gió mùa ở vùng biển Đông. Hướng và tốc độ dòng chảy xác định được bằng hướng gió và sức gió. Nhìn chung khu vực bể Cửu Long có địa hình phức tạp, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Đây là một khu vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí quan trọng, có mật độ dày đặc nhất và hiệu suất cao nhất. Ngày nay, bể Cửu Long đã hình thành nên một quần thể khai thác dầu khí lớn nhất Việt Nam bao gồm các mỏ như Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby, với sản lượng khai thác chiếm 96% sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam. http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Từ những năm sáu mươi đến nay trong số các bể trầm tích ở thềm lục địa Việt Nam, bể Cửu Long là nơi mà công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí được mở đầu sớm nhất và cũng là nơi đánh dấu thành quả lớn nhất của ngành dầu khí Việt Nam. Lịch sử nghiên cứ, thăm dò tìm kiếm dầu khí tại mỏ Bạch Hổ nói riêng bể Cửu Long nói chung bị chi phối trực tiếp của công cuộc cách mạng giải phóng miền Nam của dân tộc ta. Vì vậy, chúng ta có thể lấy mốc là năm 1975, một mốc son chói lọi nhất của cách mạng Việt Nam, thời điểm thống nhất đất nước, từ đó có thể chia lịch sử nghiên cứu dầu khí bể Cửu Long ra thành 2 giai đoạn, giai đoạn trước năm 1975 và giai đoạn sau năm 1975 (theo tài liệu của Tổng Công Ty Dầu Khí). Lịch sử nghiên cứu của khu vực có thể chia ra làm 2 thời kỳ: I. Giai đoạn trước năm 1975 Năm 1973 - 1974, bằng phương pháp khảo sát địa chấn phản xạ trên các lô 15, 09, 16 ở thềm lục địa Nam Việt Nam, các Công ty dầu khí của Mỹ là Pecten và Mobil đã phát hiện đới nâng trung tâm trũng Cửu Long trong đó có cấu tạo Bạch Hổ, Rồng. Năm 1974, công ty Mobil đã phát hiện dòng dầu công nghiệp đầu tiên ở thềm lục địa Việt Nam. Như vậy, từ trước năm 1975, bể Cửu Long mới chỉ được nghiên cứu và thăm dò trên mặt mà chưa đưa vào khai thác. II. Giai đoạn từ 1975 đến nay Sau khi Miền Nam được giải phóng, ngày 03/09/1975, chính phủ ra nghị định thành lập Tổng Cục Dầu Khí Việt Nam. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước toàn bộ tài nguyên dầu khí cả nước, tổ chức tìm kiếm thăm dò khai thác, chế biến và thực hiện hợp tác với nước ngoài. http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ Năm 1976: công ty địa vật lý CCG (Pháp) đã tiến hành khảo sát nhằm liên kết địa chát từ các lô 09, 16, 17 vào đất liền thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1978: công ty địa vật lý GECO (Nauy) đã khảo sát mạng lưới tuyến 8x8km, 4x4km và chi tiết hơn trên các lô 09 và 17 với mạng 2x2km, 1x1km. Năm 1979: công ty DENIMEX đã phủ mạng lưới tuyến 3.5x3.5km và đã khoan kiểm tra trên bốn cấu tạo Trà Tân (15_A_1X), Sông Ba (15_B_1X), Cửu Long (11_6_1X) và Đồng Nai (15_G_1X). Trong giếng khoan 15_A_1X đã phát hiện dầu khí ở độ sâu 2307-2313 m. Ngày 19/06/1981, chính phủ Việt Nam ký hiệp định liên chính phủ với Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô Viết thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Dầu Khí Việt Xô (Vietsovpetro). Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển mới của ngành công nghiệp dầu khí còn non trẻ của Việt Nam. Vietsovpetro đã thực hiện khảo sát địa chấn trên thềm lục địa Việt Nam, khoan thăm dò và phát hiện dầu ở các cấu tạo: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Tam Đảo, Ba Vì và Sói. Năm 1986: Mỏ Bạch Hổ bắt đầu đi vào khai thác. Năm 1988 : Vietsovpetro phát hiện dầu nằm trong đá móng nứt nẻ granit, granodiorit ở mỏ Bạch Hổ. Cho tới nay, đá móng nứt nẻ trở thành đối tượng chính trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam. Trữ lượng và tiềm năng dự báo khoảng 700-800 triệu m 3 dầu, chủ yếu tập trung trong đá móng. Từ khi có luật đầu tư nước ngoài (1988), công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí được thúc đẩy mạnh mẽ, phạm vi và đối tượng tìm kiếm cũng được mở rộng. Tổng Công Ty Dầu Khí đã ký 37 hợp đồng với tổng diện tích các lô ký hợp đồng khoảng 250.000km 2 chiếm gần 50% diện tích thềm lục địa Việt Nam tính tới độ sâu 200m nước, một số nơi tới 1000m tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn. Cho đến nay, bể Cửu Long đã có thêm ba mỏ nữa được đưa vào khai thác: mỏ Rồng (12/1994), Rạng Đông (1998), Ruby (10/1998). Sản lượng dầu khai thác http://tailieuhay.com Nghiên c u c u trúc-ki n t o v ti m n ng d u khí t ng Oligoxen m ứ ấ ế ạ à ề ă ầ ầ ỏ B ch Hạ ổ của bể Cửu Long chiếm tới 96% sản lượng dầu thô trong cả nước. Khoảng 100 giếng khoan khai thác dầu từ móng của mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Ruby cho lưu lượng giếng hàng trăm tấn/ngày đêm, có giếng đạt tới 1000 tấn/ngày đêm, đã và đang khẳng định móng phong hoá là đối tượng chính cần được quan tâm hơn nữa trong công tác tìm kiếm và thăm dò dầu khí trong tương lai của bể Cửu Long và các vùng kế cận. Các bẫy phi cấu tạo trong trầm tích (play2) cũng là đối tượng tìm kiếm quan trọng trong thời gian tới. Năm 2001, Vietsovpetro đã kỷ niệm khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu. Đây là một dấu ấn quan trọng trong bước tién của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, ngành dầu khí đã đạt được những thành tựu to lớn đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên trong thời gian tới nhiệm vụ đặt ra cho ngành hết sức quan trọng là phải đẩy mạnh công tác thăm dò nhằm phát hiện gia tăng trữ lượng làm cơ sở cho việc quy hoạch khai thác dầu khí. Song song với công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí hàng loạt các công trình nghiên cứu bể Cửu Long của các tác giả trong và ngoài nước ra đời. Các công trình này đã góp phần đắc lực phục vụ cho công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, tính toán trữ lượng dầu khí ở Việt Nam. Năm 1997, đề tài nghiên cứu “Điều kiện lắng đọng trầm tích-cổ địa lý các tầng chứa dầu khí trong trầm tích Oligoxen hạ mỏ Bạch Hổ thuộc bồn trũng Cửu Long” của Nguyễn Đình Dỹ và nnk là công trình nghiên cứu hoàn chỉnh đầu tiên về tướng đá cổ địa lý ở vùng mỏ Bạch Hổ. Năm 2001 luận án tiến sĩ địa chất của Hoàng Phước Sơn “Đặc điểm thành tạo, quy luật phân bố và phát triển các tầng trầm tích chứa dầu khí Oligoxen dưới khu vực Đông Nam bồn trũng Cửu Long” đã đề cập đến đặc điểm cổ địa hình, cổ địa mạo, điều kiện lắng đọng trầm tích ở khu vực Đông Nam bể Cửu Long góp phần làm sáng tỏ tướng đá cổ địa lý giai đoạn Oligoxen hạ. Năm 2001-2002, đề tài “Nghiên cứu tướng đá cổ địa lý và chuẩn hoá địa tầng Kainozoi ở mỏ Rồng và Bạch Hổ” của Trần Nghi và nnk đã nghiên cứu một http://tailieuhay.com [...]... kính cát hay có các mặt chắn kiến tạo ở các vùng phát triển đứt gãy lớn của móng xuyên qua hệ tầng trầm tích http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Phần II: Cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng oligoxen mỏ bạch hổ Chương IV: Hệ Các phương pháp nghiên cứu cơ bản Trong nghiên cứu các bể trầm tích nói chung, bể dầu khí nói riêng, do số lượng.. .Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ cách cụ thể về đặc điểm tướng đá cổ địa lý giai đoạn Oligoxen- Mioxen và liên kết tỷ mỉ các tầng chứa giai đoạn này ở mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu cấu trúc kiến tạo cũng như nghiên cứu tướng đá cổ địa lý, tiến hoá môi trường trầm tích trong bể Cửu Long nói riêng và các bể trầm tích Đệ... loại I và II nên tạo dầu là chính Cửa sổ tạo dầu ở độ sâu 2950m đến 4200m, pha tạo dầu mạnh nhất xảy ra cách đây khoảng 21 triệu năm, nghĩa là vào thời kỳ Mioxen giữa 2 Đá chứa Theo nghiên cứu thì trong mỏ Bạch Hổ đã phát hiện được các loại đá chứa sau: Khối đá nóng nứt nẻ phong hoá http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Trầm tích cát kết Oligoxen, ... trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Chương III: đặc điểm địa chất khu vực I Địa tầng khu vực nghiên cứu 1 Đặc điểm về địa tầng Địa tầng của khu vực nghiên cứu được thành lập dựa vào kết quả phân tích mẫu vụn, mẫu lõi, tài liệu carota và tài liệu phân tích cổ sinh từ các giếng khoan... trên (bồn trầm tích Mioxen) Tầng cấu trúc lớp phủ thềm lục địa Pliocen - Đệ tứ http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ 2.1.2.1 Tầng cấu trúc Oligocen Bao gồm hai hệ tầng trầm tích: Các đá hệ tầng Trà Cú thuộc hệ Oligocen dưới và các đá hệ tầng Trà Tân thuộc phụ hệ Oligocen trên Trầm tích Oligocen dưới thay đổi đáng kể và chiều dày có giá trị lớn... 6000m Đới trũng Bắc Bạch Hổ là cấu trúc lớn và sâu nhất của mặt móng, phát triển theo hướng đứt gãy Đông Bắc - Tây Nam, kéo dài 80km và rộng 20km, chiều dày mặt cắt trầm tích đạt tới 8km http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Các đới nâng là các cấu trúc dương tương phản với các đới trũng trong bể Cửu Long Chúng thường là các kiến tạo kế thừa các... Paleozoi và Mesozoi, cấu trúc lớp phủ bao gồm các thành tạo Kainozoi từ Eocen đến Đệ tứ là các trầm tích lục nguyên, lục nguyên vôi http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ 2 Thời kỳ Oligocen (tạo bồn trầm tích) Đây là thời kỳ tách giãn và tạo thành các địa hào, bán địa hào dọc theo các đứt gãy và tựa vào khối plutonic Lấp đầy các địa hào và bán... cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ 2 Đặc điểm về cấu trúc 2.1 Cấu trúc đứng Qua phân tích các mặt cắt địa chất, địa chấn- địa vật lý cùng các bình đồ cấu trúc thì sự thành tạo các khối nâng Bạch Hổ, Rồng là do chuyển động nâng lên của móng, đặc điểm cấu trúc của bể Cửu Long thể hiện rõ hai thành phần riêng biệt: Cấu trúc móng trước Kainozoi Cấu trúc lớp phủ Kainozoi... tỏ sự pelit hoá mạnh mẽ của khoáng vật http://tailieuhay.com Nghiên cứu cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ fenspat và sự tái sắp xếp của các hạt thạch anh đã tạo ra lỗ rỗng và các hang hốc lớn Độ rỗng trong đá móng mỏ Rồng dao động trong phạm vi rất lớn từ 1 - 2 % đến 20 - 25% Ở khu vực mỏ Bạch Hổ, kết quả nghiên cứu trong không gian đá móng cho ta thấy độ rỗng nứt nẻ không... Việt Nam và các vùng kế cận IV Tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ Qua các tài liệu sinh, chứa, chắn và các dạng bẫy, tiềm năng dầu khí mỏ Bạch Hổ được khái quát như sau: 1 Đá mẹ Qua kết quả phân tích địa hoá ở các giếng khoan, trầm tích Oligoxen của mỏ Bạch Hổ có hàm lượng cacbon hữu cơ (TOC) từ 0,6% (ở GK-15A-1X) đến 2,4% (GK-BH-1) và trung bình khoảng 2% Đó chính là tầng đá mẹ có khả năng sinh dầu và khí . đề Cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ Bạch Hổ Chương IV: Hệ các phương pháp nghiên cứu cơ bản Chương V: Đặc điểm cấu trúc- kiến tạo và tiềm năng dầu khí tầng Oligoxen mỏ. đoạn này ở mỏ Rồng và mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu cấu trúc kiến tạo cũng như nghiên cứu tướng đá cổ địa lý, tiến hoá môi trường trầm tích trong bể Cửu Long nói riêng và các bể trầm. đoạn Oligoxen hạ. Năm 2001-2002, đề tài Nghiên cứu tướng đá cổ địa lý và chuẩn hoá địa tầng Kainozoi ở mỏ Rồng và Bạch Hổ của Trần Nghi và nnk đã nghiên cứu một http://tailieuhay.com Nghiên

Ngày đăng: 05/01/2015, 21:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mở đầu

  • Phần I

  • địa chất khu vực: bể cửu long

  • chương I

  • đặc điểm địa lý tự nhiên KHU VựC nghiên cứu

    • I. Vị trí địa lý

    • II. Điều kiện địa lý tự nhiên

      • 1. Địa hình địa mạo

      • 2. Khí hậu

      • 3. Chế độ hải văn

      • Chương II: Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực

        • I. Giai đoạn trước năm 1975

        • II. Giai đoạn từ 1975 đến nay

        • Chương III: đặc điểm địa chất khu vực

          • I. Địa tầng khu vực nghiên cứu

            • 1. Đặc điểm về địa tầng

              • 1.1. Móng trước Kainozoi

              • 1.2. Trầm tích Kainozoi

              • Phụ thống Oligocen dưới

              • Phụ thống Oligocen trên

                • Phụ thống Miocen dưới

                  • Hệ tầng Bạch Hổ (N11bh)

                  • Hệ tầng Côn Sơn (N12cs)

                  • Hệ tầng Đồng Nai (N13đn)

                  • Thống Pliocen

                  • 2. Đặc điểm về magma trong Pliocen - Đệ tứ

                  • II. Cấu trúc - kiến tạo khu vực

                    • 1. Vị trí kiến tạo bể Cửu Long

                    • 2. Đặc điểm về cấu trúc

                      • 2.1. Cấu trúc đứng

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan